Luận Văn phân tích mối liên hệ giữa 2 trụ cột lớn của ASEAN là Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN với Cộng đồng

3 1.4K 6
Luận Văn phân tích mối liên hệ giữa 2 trụ cột lớn của ASEAN là Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN với Cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. LỜI MỞ ĐẦU Nếu ví ASEAN như một ngôi nhà thì Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC); Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) là ba trụ cột của ngôi nhà ASEAN. Nếu ngôi nhà ASEAN không có cả ba trụ cột này thì ngôi nhà sẽ bị sụp đổ hoàn toàn, còn nếu thiếu một trong ba trụ cột này ngôi nhà ASEAN cũng sẽ thiếu vững chắc, không đảm bảo độ an toàn đặc biệt là không đúng với thiết kế của một ngôi nhà ASEAN hoàn hảo. Chính vì vậy, ba trụ cột của ASEAN nói chung và giữa trụ cột APSC với AEC nói riêng có mối quan hệ với nhau, gắn bó chặt chẽ và không thể tách rời. Trong phạm vi của một bài tập kì em xin được đi phân tích mối liên hệ giữa 2 trụ cột lớn của ASEAN là Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN với Cộng đồng kinh tế ASEAN. II. NỘI DUNG 1. Khái quát về Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cơ sở pháp lí cho việc hình thành APSC và AEC là Tuyên bố hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003. Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN là liên kết chính trị - an ninh của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng và duy trì một khu vực ASEAN ổn định, hòa bình và an ninh toàn diện. Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. 2. Mối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế. Mối liên hệ giữa cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế là mối liên hệ 2 chiều, chúng luôn song song tồn tại, thúc đẩy và kìm hãm nhau. 2.1. Sự phát triển của AEC dựa trên nền tảng hòa bình, ổn định của APSC. Thực tế trên thế giới đã cho thấy nếu một nước xảy ra nội chiến hay chiến tranh thì khiến cho tình hình chính trị trở lên căng thẳng. Việc đầu tư phát triển kinh tế (gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài) hầu như là không có do vậy sẽ kéo theo sự chậm phát triển về kinh tế. Đối với các quốc gia ASEAN cũng vậy, sự phát triển kinh tế phải dựa trên nền tảng hòa bình, cũng như chỉ có hòa bình mới có thể phát triển kinh tế. Điều này giải thích cho việc tại sao nước Mỹ trở thành cường quốc số 1 trên thế giới và cũng vì sao Thái Lan là một trong các nước đứng “top đầu” về kinh tế ở Đông Nam Á. 1 Nếu tạo ra được một nền hòa bình ổn định thì việc thu hút đầu tư trở lên dễ dàng hơn rất nhiều, Nhà nước có thể tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cộng đồng kinh tế ASEAN với vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, Cộng đồng an ninh chính trị ASEAN giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình trong khu vực. Chính bởi mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế và hòa bình ổn định đã tạo nên mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại giữa APSC và AEC. 2.2. Liên kết kinh tế trong AEC tạo sự tùy thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế dẫn tới thúc đẩy các thành viên phải giải quyết xung đột thông qua các biện pháp hòa bình tạo ra sự ổn định cho APSC. Chính vì điều này mà, Cộng đồng kinh tế ASEAN, không chỉ có các mục tiêu kinh tế cụ thể mà còn mang các mục tiêu chính trị với tính chất là “một quyết tâm chính trị cả gói trong Cộng đồng ASEAN”. Một trong các mục tiêu mà Tuyên bố hòa hợp ASEAN II đưa ra là “đưa hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên bình diện cao hơn nhằm bảo đảm cho các quốc gia trong khu vực cùng sống hòa bình, dân chủ và hài hòa, bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác kinh tế”. Đông Nam Á là một khu vực đa sắc tộc, các vấn đề về thể chế chính trị, văn hóa, xã hội hết sức phức tạp. Chính vì vậy, để các quốc gia liên kết tạo thành một cộng đồng an ninh - chính trị cũng là một điều hết sức khó khăn. Để hợp tác được về an ninh - chính trị thì các nước cần có sự hiểu hết, tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ nào đó. Sự hiểu biết này được tiến hành thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế. Vì lợi ích kinh tế các nước ASEAN tham gia vào Cộng đồng kinh tế. Kinh tế được coi như tiền đề, chất keo để gắn kết các nước ASEAN với nhau. Cũng chính vì 2 chữ “lợi ích” mà trước hết là lợi ích kinh tế các nước ASEAN hạn chế xung đột với nhau về an ninh – chính trị để tránh sự hiểu lầm, ảnh hưởng đến sự tin tưởng và lợi ích kinh tế đạt được từ việc liên kết với nhau. Thay bằng việc giải quyết các tranh chấp bao gồm cả tranh chấp kinh tế và tranh chấp chính trị bằng xung đột vũ trang thì nhờ có mối liên hệ mật thiết giữa trụ cột APSC và AEC mà các bên sẽ giải quyết các tranh chấp của mình bằng các biện pháp hòa bình. III. KẾT LUẬN Giữa các trụ cột của ASEAN luôn có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại. Việc xây dựng thành công cộng đồng này là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công cộng đồng khác. Do vậy, nếu muốn xây dựng thành công một cộng đồng ASEAN vào năm 2015 thì không còn cách nào khác là phải cố gắng gìn giữ và phát triển 3 trụ cột này và đặc biệt là phải hiểu được mối liên hệ giữa các trụ cột để khai thác tốt nhất những giá trị sẵn có của nó. 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng, Pháp luật cộng đồng ASEAN, 2011. 2. Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba li II) năm 2003. 3. http: //www.aseansec.org 4. http: //www.aseanrefionalforum.org 5. http: //www.mofa.gov.vn 6. Hiến chương ASEAN năm 2007. 7. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN năm 2009. 8. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế năm 2007. 9. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – nội dung và lộ trình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. 3 . vi của một bài tập kì em xin được đi phân tích mối liên hệ giữa 2 trụ cột lớn của ASEAN là Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN với Cộng đồng kinh tế ASEAN. II. NỘI DUNG 1. Khái quát về Cộng đồng. ĐẦU Nếu ví ASEAN như một ngôi nhà thì Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC); Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) là ba trụ cột của ngôi nhà ASEAN. Nếu ngôi. được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 20 03. Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN là liên kết chính trị - an ninh của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp

Ngày đăng: 11/04/2015, 19:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan