tình huống về tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản

9 11K 88
tình huống về tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tình huống về tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản

Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 I.GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG Xã hội ngày một phát triển, cùng với sự phát triển đó thì đời sống của con người cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là xã hội càng phát triển thì số lượng tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó phải kể đến các tội phạm về sở hữu như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản . không chỉ gia tăng về số lượng, thủ đoạn phạm tội cũng ngày một đa dạng và xảo quyệt hơn, tinh vi hơn. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này chúng ta hãy cùng xem xét một tình huống cụ thể sau: A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy đi. C và D không có phản ứng gì. A đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. Hỏi: 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? 3. E có phạm tội không? Tại sao? Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 1 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? Hành vi của A, B cấu thành tội cướp tài sản theo điều 133 Bộ luật hình sự (BLHS). Bởi vì hành vi của A, B thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau cảu tội cướp tài sản: Khách thể của tội phạm: Tội cướp tài sản mặc dù là tội thuộc vào chương các tội phạm xâm hại sở hữu. Tuy nhiên, hành vi cướp tài sản lại xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. người phạm tội bằng hành vi của mình xâm hại trước tiên đến thân thể, đến quyền tự do của con người để qua đó xâm hại được sở hữu. Trong tình huống trên mặc dù C và D chưa bị thương tích gì, song hành vi của A, B mang tính đe dọa, cưỡng ép, đã xâm phạm đến quyền tự do định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình đối với C và D, qua đó đã chiếm đoạt chiếc xe máy của C và D. Hành vi của A, B đã một lúc xâm hại đến khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của tội phạm: Theo quy định của pháp luật thì tội cướp tài sản hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong ba hành vi sau: - Hành vi dùng vũ lực: Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặ làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực ở đây trước hết là phải nhằm vào con người và người bị tấn công ở đây có thể là chủ tài sản, người quản lý hay bảo vệ tài sản hoặc cũng có thể là bất kì ai mà người phạm tội cho rằng có thể cản trở việc chiếm đoạt của mình Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 2 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 - Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Đây là trường hợp người phạm tội bằng cử chỉ hoặc lời nói (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa có thể là nhằm vào chính người bị đe dạo cũng có thể là nhằm vào người khác có quan hệ với người bị đe dọa. Dấu hiệu “ngay tức khắc” ở đây có ý nghĩa quan trọng để phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản với hành vi dọa (sẽ) dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sảntính chất mãnh liệt làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ sảy ra ngay làm cho họ không thể hoặc khó tránh khỏi. sự đe dọa này làm cho ý chí của người khác bị tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân hoặc có khả năng làm cho nạn nhân không thể kháng cự được. Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi họ phải thực sự có ý định dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có điều kiện để dùng vũ lực ngay tức khắc. - Hành vi khác làm cho nạn nhân không lâm vào tình trạng không thể kháng cự được: Hành vi này tuy không phải là dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhưng những hành vi này lại có khả năng làm cho người bị tấn công mất đi khả năng chống cự môt phần hoặc hoàn toàn vì vậy họ không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Các hành vi này có thể là dùng thuốc mê, đầu độc… Trong tình uống trên A và B đã có hành vi dùng súng (mặc dù là súng giả) đe dọa C, D là “ngồi im không tao bắn chết” hành vi này thỏa mãn dạng hành vi thứ hai của một trong ba dạng hành vi cấu thành tội cướp tài sản đó là Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Trong tình huống trên A, B đã có hành vi đe dọa đối với C, D mặc dù A và B dùng súng giả và trong thực tế thì A và B không có đủ điều kiện để thục hiện hành vi mà mình đã đe dọa Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 3 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 đó là “bắn”. Tuy nhiên hành vi đe dọa của A, B lại làm cho C và D là tưởng đây là súng thật, C và D cũng nghĩ rằng việc A và B dùng súng bắn họ là điều có thể xảy ra ngay tức khắc và họ không thể tránh khỏi. Hành vi này làm tê liệt hoàn toàn sức phản kháng của C và D, từ đó A, B đã dễ dàng lấy được chiếc xe máy của C và D. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường, chỉ đòi hỏi chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đạt độ tuổi luật định. Trong tình huống trên A và B là người có năng lực TNHS và đã đủ độ tuổi luật định. Mặt chủ quan của tội phạm: khi xét đến mặt chủ quan của tội cướp tài sản cần chú ý đến hai yếu tố sau: Thứ nhất về mặt lỗi: lỗi của người phạm tội trong tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hành vi dùng vũ lực hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc biết mình sẽ làm cho người bị tấn công mất đi khả năng kháng cự và lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Người phạm tội mong muốn đè bẹp ý chí kháng cự của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống trên, A và B đã có hành vi dùng súng (súng giả) đe dọa C và D. Khi thực hiện hành vi trên, A, B biết rõ là hành vi của mình có khả năng đè bẹp ý chí kháng cự của C và D, đây cũng là điều mà A, B mong muốn. Chính vì vậy A, B đã lùng sục khắp nơi để mua súng và khi không mua được súng thì chúng lại phải dùng hạ sách là dùng súng giả nhằm thực hiện tới cùng mục đích của mình là cướp tài sản. Qua phân tích trên ta thấy rõ ràng A, B biết trước hậu quả của hành vi mà mình gây ra mà vẫn cố gắng thực hiện bằng mọi cách. Vì vậy. lỗi mà A, B phạm phải là lỗi cố ý trực tiếp, thỏa mãn mặt chủ quan của tội cướp tài sản. Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 4 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 Thứ hai về mục đích chiếm đoạt: Trong các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản thì yếu tố mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu huộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản. việc thực hiện hành vi khách quan kể trên chỉ cấu thành tội cướp tài sản khi các hành vi khách quan kể trên được thực hiên nbhawmf mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống trên, việc A, B lung sục khắp nơi mua súng và thực hiện hành vi đe dọa C, D là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà C và D là nạn nhân trực tiếp cảu A và B. A, B đã có hành vi đe dọa C, D nhằm chiếm đoạt tài sản và trên thực tế thì A, B đã làm được điều đó, chúng đã chiếm đoạt được tài sản của C và D đó là chiếc xe máy.  Từ các phân tích trên ta thấy, mặc dù hành vi của A, B chỉ là dùng súng giả đe dọa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng hành vi của A, B đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản. Chính vì vây, hành vi của A, B cấu thành tội cướp tài sản theo điều 133 BLHS và A, B sẽ phải chịu TNHS về tội phạm mà mình đã thực hiện. 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? Khoản 1 điều 133 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm”. Theo như quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì tội cướp tài sảntội có CTTP hình thức. CTTP hình thức là loại tội phạm mà chỉ riêng hành vi hành vi nguy hiểm cho xã hội dã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội không bắt buộc phải sảy ra. Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 5 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 Chính vì vậy, trong trường hợp trên cho dù C và D biết đó là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì TNHS của A, B vẫn không thay đổi, A, B vẫn phải chịu TNHS về tội cướp tài sản theo điều 133 BLHS. Bởi vì: tội cướp tài sảntội có CTTP hình thức, tội phạm hoàn thành ngay từ khi người phạm tội tực hiện một trong các hành vi sau: Hành vi dùng vũ lực,hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong trường hợp trên, nếu giả sử C và D biết là sung gải, chống cự là và dù không lấy được tài sản của C và D nhưng A, B đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc dối với C và D nhằm chiếm đoạt tài sản, ngay từ thời điểm A, B có hành vi đe dọa C và D là “ngồi im không tao bắn chết” thì tội cướp tài sản mà A, B thực hiện đã hoàn thành mà không cần thiết là A, B phải chiếm được tài sản của C và D. 3. E có phạm tội không? Tại sao? Trong tình huống trên E phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS. Vì hành vi của E thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý sau của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khac phạm tội mà có: Thứ nhất: hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chứa chấp hoăc hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong đó tài sản phạm tội được hiểu là tài sản đang được chiếm giữ một cách bất hợp pháp và tài sản đó là tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội trước đó mà có. Hành vi chứa chấp tài sản được hiểu là hành vi giữ tài sản (có thể là trực tiếp giữ hoặc nhờ người khác giữ) hoặc tạo điều kiện về địa điểm cho việc cất giữ tài sản. Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu là hành vi có tính chất làm “dịch chuyển” tài sản từ người khác phạm tội sang người khác. Những hành Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 6 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 vi này có thể là hành vi mua tài sản hoặc hành vi tạo điều kiện cho việc mua bán trao đổi tài sản đó. Trong tình huống trên thì E đã thực hiện một hành vi đó là mua lại chiếc xe máy do A, B phạm tội mà có. Hành vi của E được hiểu là hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Hành vi trên của E đã thỏa mãn dấu hiệu về mặt hành vi khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Thứ hai:lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ tính chất của tài sản là mình chứa chấp là do phạm tội mà có. Trong tình huống trên tài sản là chiếc xe máy của C, D nhưng A, B lại đem bán cho E. như ta đã biết chiếc xe máy là thuộc sở hữu của C, D vì vậy chiếc xe máy khi A, B đem đi bán sẽ có giấy tờ đăng kí sở hữu mang tên C hoặc D chính vì vậy khi A, B mang đến bán cho E thì E sẽ biết chắc chắn rằng đây không thể là tào sản của A, B vì giấy tờ sở hữu không mang tên A, B. Mặt khác nếu cho rằng A, B mua lại chiếc xe của C, D chẳng hạn thì A, B cũng phải có giấy tở thỏa thuận mua bán giữa họ với C, D. => Khi A, B mang xe đến bán, E biết rõ đây không phải là tài sản thuộc sở hữu của A và B nhưng vẫn mua, vì vậy lỗi mà A phạm phải trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp Thứ ba: tính chất của hành vi khách quan, khoản 1 điều 250 BLHS quy định: “người nào không hứa hện trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Theo như quy định của luật hình sự thì hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải thỏa mãn điều kiện là không hứa hẹn trước thì mới cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do nười khác phạm tội mà có, nếu người nào hứa hẹn trước thì sẽ không Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 7 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 phải là chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nữa mà sẽ cấu thành một tội khác được quy định trong BLHS. Trong tình huống trên việc E mua chiếc xe máy do A, B bán là hành vi khách quan độc lập với hành vi cướp tài sản của A, B. Việc E tiêu thụ tài sản mà A, B phạm tội mà có là không hề có hứa hẹn trước. Vì vậy đủ điều kiện để kết luận hành vi của E không cấu thành một tội khác mà chỉ cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS III KẾT LUẬN Hành vi của A, B trong trường hợp trên đã cấu thành tội cướp tài sản theo điều 133 BLHS, trường hợp nếu C, D biết là A, B dùng súng giả, chống cự lại, A, B không lấy được tài sản thì tội danh của A, B vẫn không thay đổi. Trong tình huống trên không chỉ hành vi của A, B cấu thành tội phạm mà hành vi của E cũng cấu thành tội phạm – tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS. Trên đây là cách giải quyết của em cho tình huống trên, do kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 8 Bài tập lớn học kỳ. Môn Luật hình sự modul 2 MỤC LỤC Trang I.GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG ………………………………………… 1 II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ………………………………………. 2 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? ……………………… 2 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? …………………………………………………………… 5 3. E có phạm tội không? Tại sao? ……………………………………… 6 III KẾT LUẬN …………………………………………………………. 8 Sinh viên thực hiện: Cao Thị Khuyên. MSSV 352257 9 . số lượng tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó phải kể đến các tội phạm về sở hữu như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản. ... cảu tội cướp tài sản: Khách thể của tội phạm: Tội cướp tài sản mặc dù là tội thuộc vào chương các tội phạm xâm hại sở hữu. Tuy nhiên, hành vi cướp tài sản

Ngày đăng: 04/04/2013, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan