tình huống tội chiếm đoạt tài sản

10 992 2
tình huống tội chiếm đoạt tài sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tình huống tội chiếm đoạt tài sản

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………… 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………………… 1 1. Hành vi của A cấu thành tội gì? 1 2. Trường hợp C và D biết là sung giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thếnào……………………………………………………………….… 4 3. E có phạm tội không? 6 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ………………………………………………………8 1 A.ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế thị trường của nước ta với nhiều thành phần kinh tế đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dưới tác động của nó tình hình tội phạm ở nước ta thời gian gần đây là vô cùng phức tạp và có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Các tội xâm phạm sở hữu ở nước ta như: tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản,…cũng không nằm ngoài xu thế tác động đó. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng đi vào xem xét tình huống sau: A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? 3. E có phạm tội không? Tại sao? 2 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì Hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự (BLHS). Tội cướp tài sảntội có các dấu hiệu pháp lý sau: Về khách thể, khách thể là một trong những điểm đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản. Tội này không chỉ xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản mà còn xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm vào tính mạng, sức khỏe của công dân. Về mặt khách quan của tội phạm, theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản. - Hành vi dùng vũ lực: Được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công người có trách nhiệm đối với tài sản. Dùng vũ lực đối với người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc đối với bất kỳ người nào ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản, có thể là: đánh, đấm, đá, trói,…kèm theo sử dụng các công cụ, phương tiện như: dao, súng, gậy. Việc dùng vũ lực có thể được thực hiện một cách công khai hoặc bí mật hoặc công nhiên để cho người bị tấn công biết bất luận là người đó có biết hay không. - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là đe dọa dùng ngay tức thì sức mạnh vật chất nếu người bị tấn công không chịu khuất phục (Ví dụ: giơ sung lên dọa bắn, rút dao ra dọa chém,…) để buộc người bị tấn công sợ và tin rằng nếu không để cho người phạm tội lấy tài sản thì tính mạng, sức khỏe sẽ bị nguy hại. Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thông thường được kết hợp giữa hành vi dùng lời nói, cử chỉ, thái độ hung bạo để tạo cảm giác cho người bị tấn công tin rằng người phạm tội sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, tại chỗ và họ khó 3 hoặc không có điều kiện tránh khỏi việc bị giết chết hoặc bị gây thương tích nên buộc phải giao tài sản cho người phạm tội. Việc xác định thế nào là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tương đối phức tạp nhưng lại rất cần thiết vì đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa tội cướp tài sảntội cưỡng đoạt tài sản. Do đó, ngoài lời khai của người phạm tội còn phải căn cứ vào các tình tiết của vụ án như: không gian, thời gian, hoàn cảnh lúc xảy ra sự việc, công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng… đặc biệt cảm nhận của người bị tấn công trong hoàn cảnh đó là rất quan trọng. - Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Ở đây, khẳng định người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, song bằng mọi cách thức, thủ đoạn người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản và người phạm tội không bị một trở ngại nào trong việc thực hiện hành vi chiếm đoạt như là việc dùng ete, chất độc dược hoặc các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi thiếu không khí gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; dùng dây căng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản. Về chủ thể của tội phạm, là chủ thể thường chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đạt độ tuổi luật định. Về mặt chủ quan của tội phạm, tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội khi thực hiện hành vi cướp tài sản nhận thức rõ được rằng hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả xảy ra do hành vi mà mình thực hiện, đồng thời cũng mong muốn thực hiện hành vi đó tới cùng để hậu quả xảy ra – người phạm tội đạt được mục đích. 4 Qua những phân tích trên, áp dụng vào tình huống trên ta thấy hành vi của A và B thỏa mãn các dấu hiệu về mặt khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan và chủ thể. Hành vi của A và B đã xâm phạm tới quyền sở hữu đối với tài sản của C và D là chiếc xe máy, ngoài ra hành vi của A, B còn đe dọa xâm phạm tới tính mạng của C, D. Mặc dù là súng nhựa nhưng A, B đã doạ C, D như thể là súng thật làm cho C, D nhầm tưởng nên rất lo lắng cho tính mạng của mình. Về chủ thể, A và B là những người có năng lực TNHS đầy đủ và đạt độ tuổi luật định theo quy định tại điều 12 BLHS. Lỗi của A và B trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. A và B nhận thức rõ được rằng hành vi của mình là nguy hiểm mặc dù là súng nhựa – đồ chơi của trẻ em nhưng A, B đã dọa C, D làm cho C và D tưởng nhầm là sung thật nên rất lo lắng và đành để mặc cho A và B lấy xe máy mang đi. Biết trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình nhưng với ý định chiếm đoạt tài sản A và B vẫn thực hiện hành vi tới cùng. Trong mặt khách quan, A và B đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi này được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Cử chỉ, lời nói này của A với thái độ rất hung bạo điều đó làm cho C và D rất hoảng sợ vì không biết đó là súng nhựa. Qua cử chỉ, thái độ đó A đã tạo cho C, D cảm giác tin rằng nếu không đưa tài sản – xe máy cho chúng thì chúng sẽ có hành động bắn làm xâm hại đến tính mạng của mình. Ngoài ra, hành vi phạm tội này của A và B cũng diễn ra trong không gian là bờ sông (nơi hóng mát) thường là vắng vẻ không đông người. Từ tất cả những chi tiết, phân tích trên việc khẳng định hành vi của A và B phạm tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 BLHS là có cơ sở chính đáng. 5 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì TNHS của A và B được giải quyết như thế nào. Trường hợp này A và B vẫn phải chịu TNHS về tội cướp tài sản. Khoản 1 điều 133 tội cướp tài sản quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”. Theo như quy định này thì tội cướp tài sảntội có cấu thành tội phạm (CTTP) hình thức. CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nghĩa là, chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội, dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP này. Tội cướp tài sản thời điểm hoàn thành được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi thuộc mặt khách quan, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là đã phạm tội mà không cần bắt buộc hậu quả xảy ra là như thế nào. Trong tình huống này, chúng ta thấy rằng A, B phạm tội cướp tài sản (điều 133BLHS), A và B đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc trong đó A đã rút súng ra dọa C và D: “ngồi im không tao bắn chết”, dù C, D biết là súng giả chống cự lại làm A và B không lấy được tài sản, hậu quả ở đây chưa xảy ra. Tuy nhiên, phải thấy rằng A và B đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với C, D. Do đó, trong trường hợp này C, D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì A và B vẫn phải chịu TNHS về tội cướp tài sản theo điểm d, khoản 2, điều 133 BLHS: “sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”. 6 Vũ khí theo quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành theo nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ) bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và vũ khí thô sơ. + Vũ khí quân dụng: là các loại súng trường, súng ngắn, súng liên thanh, các loại pháo, giàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ quan dụng, hỏa cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng – an ninh. + Vũ khí thể thao: là các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ, các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên. + Vũ khí thô sơ: là dao găm, kiếm, giáo mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do bộ công an quy định. Do súng nhựa chỉ là vũ khí giả nên khi người phạm tội sử dụng súng nhựa vào mục đích chiếm đoạt tài sản thì không thuộc trường hợp cướp có sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS theo điểm d, khoản 2, điều 133 BLHS nhưng thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác. Như vậy, A và B có ý định chiếm đoạt tài sản và đã sử dụng súng giả đe dọa để C và D phải giao tài sản cho chúng dù chưa chiếm được tài sản vì C và D chống cự lại thì A và B vẫn phải chịu TNHS về tội cướp tài sản theo điểm d, khoản 2 điều 133 với tình tiết “sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác”.=> Khung hình phạt tù được áp dụng đối với A và B là từ 7 năm đến 15 năm. 3. E có phạm tội không. Ở đây, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất: E mua xe máy của A và B mang bán nhưng giữa A,B và E không có sự hứa hẹn trước. 7 Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Dù người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bao nhiêu lần nhưng không có hứa hẹn trước thì cũng không coi là đồng phạm với người khác do phạm tội mà có tài sản đó. => Do đó, trong trường hợp này E sẽ không đồng phạm với A và B trong tình huống trên. Mặc dù E là người quen của A,B nhưng E cũng không đồng phạm và phạm tội theo điều 250 BLHS vì giữa họ không có sự hứa hẹn trước rằng A,B phạm tội cướp được xe máy rồi mang bán cho E. Trường hợp thứ hai: E hứa hẹn trước với A,B sẽ mua xe máy do A, B do phạm tội mà có được thì E phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại điều 250 BLHS Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại điều 250 BLHS có các dấu hiệu pháp lý sau: Về khách thể, tội xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Hành vi tiêu thụ chiếc xe máy do A và B phạm tội mà có của E là hành vi đã xâm phạm đến trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa của nước ta. Về mặt chủ quan của tội phạm, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Trường hợp này E biết hành vi của mình là trái pháp luật không được phép thực hiện nhưng E vẫn cố ý thực hiện hành vi đó tới cùng – mua chiếc xe máy của A và B cướp được. Về mặt chủ thể của tội phạm, là người có năng lực TNHS đầy đủ và đạt độ tuổi luật định. E trong tình huống này là người có năng lực TNHS đầy đủ và đủ tuổi có khả năng nhận thức rõ được hành vi của mình. Về mặt khách quan của tội phạm, hành vi chứa chấp, tiêu thu tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó được thực hiện mà không có sự thoả thuận, hứa hẹn trước. Mặt khác, người phạm tội cũng biết rõ rằng tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. 8 Trong trường hợp này, E và A,B không có sự thỏa thuận, hứa hẹn trước điều gì về việc E sẽ mua chiếc xe máy do A, B bán. Tuy nhiên, E biết chiếc xe máy mà A, B đem bán cho mình là xe máy do A, B phạm tội mà có nhưng E vẫn tiêu thụ. =>Như vậy, hành vi của E đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS. Khoản 1 điều 250 quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Do đó, hành vi của E trong trường hợp mua chiếc xe máy do A, B bán không có sự hứa hẹn trước và E biết xe máy đó là do A và B phạm tội mà có thì có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản (điều 133BLHS). Nếu A và B sử dụng súng giả C và D biết chống cự lại dẫn đến A và B không lấy được tài sản thì A và B vẫn phải chịu TNHS về tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 BLHS. Hành vi của E cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 250 BLHS) trong trường hợp E không hứa hẹn trước mà tiêu thụ tài sản do A, B phạm tội mà có. Các tội xâm phạm sở hữu và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất phức tạp. Vì vậy, Nhà nước ta phải luôn coi trọng đến vấn đề này và các nhà làm luật cần phải có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn để việc áp dụng luật trong thực tế được chính xác và công bằng. 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,tập 1, NXB Công an nhân dân – 2007. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân – 2007. 3. Bộ luật hình sự Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) – NXB Lao động – xã hội. 4. TS. Trần Minh Hưởng, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 – NXB Lao động. 5. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm – NXB Tổng hợp TPHCM. 10 . chóng. Các tội xâm phạm sở hữu ở nước ta như: tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, …cũng không nằm ngoài xu thế tác động đó. Để . trọng để phân biệt giữa tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Do đó, ngoài lời khai của người phạm tội còn phải căn cứ vào các tình tiết của vụ án

Ngày đăng: 04/04/2013, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan