Xây dựng hệ chuyên gia về định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em

21 705 0
Xây dựng hệ chuyên gia về định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ CNTT QUA MẠNG __________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG Đề tài: Xây dựng hệ chuyên gia về định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH.Hoàng Kiếm Sinh viên thực hiện: Tôn Thất Hoàng Minh Mã số: CH1101103 TP HCM, năm 2012 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG Mục lục TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 2/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG Lời nói đầu Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của các nền kinh tế, một lượng lớn dữ liệu và thông tin được cập nhật hàng ngày. Để phục vụ cho đời sống con người ngày một tốt đẹp, hoàn thiện hơn, chúng ta đã phân tích những dữ liệu, thông tin đó để tìm ra các quy luật, chuyển thành các mô hình tính toán phục vụ cho các nhu cầu cần thiết, ứng dụng chúng trong đời sống hằng ngày. Việc phân tích nghiên cứu đó gọi là công nghệ tri thức. Trong nội dung bài thu hoạch nhỏ này, em xin trình bày khái quát về các hệ cơ sở tri thức, các phương pháp suy diễn và lập luận, các hệ chuyên gia đồng thời áp dụng những phương pháp đó để xây dựng hệ chuyên gia về định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em. Chúng em xin chân thành cám ơn GS. TSKH Hoàng Kiếm, giảng viên môn học Công nghệ tri thức và ứng dụng, người đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô giá về các hệ cơ sở tri thức cũng như những ứng dụng trong thực tiễn đời sống, giúp chúng em hiểu rõ hơn về cách giải quyết các vấn đề dựa vào những dữ liệu khổng lồ mà chỉ có thể khai phá bằng cách tìm ra các luật ẩn sâu bên trong nó. Bên cạnh đó, là sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong trường Đại học CNTT- ĐHQG TP HCM cùng các bạn bè đã giúp chúng em hoàn thành tốt môn học này. TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 3/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG I. Tổng quan về công nghệ tri thức và ứng dụng 1. Tri thức: Tri thức được định nghĩa trong từ điển Oxford là: i. Sự tinh thông và các kỹ năng mà con người thu được thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục. ii. Những gì được biết đến trong một lĩnh vực cụ thể hoặc tổng thể, các sự kiện và thông tin. iii. Nhận thức hoặc sự hiểu biết thu được bằng kinh nghiệm của một sự kiện hay tình huống. Tri thức có hai loại chính đó là dạng tri thức ẩn và tri thức hiện: i. Tri thức ẩn: là những tri thức được con người tiếp nhận từ những trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường tồn tại ẩn trong mỗi người và rất khó mã hóa hay chuyển giao cho người khác. Ví dụ như khả năng hội họa của các họa sỹ tài ba, hay cả năng sáng tác nhạc của các nhạc sỹ lừng danh. Những tri thức này không thể mã hóa thành sách vở mà chỉ có thể hình thành từ tiềm năng và quá trình luyện tập của mỗi người. ii. Tri thức hiện: là những tri thức có thể được giải thích, mã hóa dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, phim … thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và có thể chuyển giao, tiếp nhận thông qua các hệ thống giáo dục hoặc sách báo. Dựa vào cách phân loại tri thức, các hình thức chia sẻ tri thức được phân làm 4 loại: i. Ẩn - Ẩn: Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví dụ: giảng bài, chia sẻ kinh nghiệm…), thì việc làm như vậy là tiếp nhận từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn. ii. Ẩn – Hiện: Khi một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức hiện hữu khác thì đó là quá trình tri thức từ ẩn ( trong đầu người đó) thành tri thức hiện( văn bản, phim, ảnh …) iii. Hiện - Ẩn: Tri thức từ dạng hiện trở thành dạng ẩn. Ví dụ cho quá trình này là việc đọc sách, xem phim giáo dục …Tri thức hiện từ sách báo, phim ảnh trở thành tri thức ẩn trong đầu người tiếp nhận nó. TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 4/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG iv. Hiện – Hiện: Tập hợp các tri thức hiện để tạo thành những tri thức hiện khác. Các ví dụ cho quá trình này là việc sao lưu sách vở, phim ảnh … 2. Cơ sở tri thức: Cơ sở tri thức là một tập các tri thức ( thường trong cùng một lĩnh vực) được tập hợp lại nhằm mục đích phân tích tìm ra các luật trong một lĩnh vực cụ thể hoặc biến đổi thành các mô hình tính toán phục vụ cho mục đích cần thiết. 3. Động cơ suy diễn Động cơ suy diễn là các phương pháp phân tích lập luận dựa trên các cơ sở tri thức có sẵn trong hệ thống, các tri thức bên ngoài để đưa ra các tri thức mới. Động cơ suy diễn thường thay đổi theo độ phức tạp của cơ sở tri thức. Có hai kiểu suy diễn chính trong động cơ suy diễn là suy diễn tiến và suy diễn lùi. 4. Hệ cơ sở tri thức Hệ cơ sở tri thức là hệ thống hoạt động dựa vào hai khối chính. Khối tri thức hay còn gọi là cơ sở tri thức và khối điều khiển hay còn gọi là động cơ suy diễn. Với các hệ thống phức tạp, bản thân động cơ suy diễn cũng có thể là một hệ cơ sở tri thức chứa các siêu tri thức ( tri thức về việc sử dụng các tri thức khác). Việc tách biệt khối tri thức ra khỏi các cơ chế điều khiển giúp ta dễ dàng thêm vào các tri thức mới trong quá trình phát triển một chương trình. Đây là điểm tương tự của động cơ suy diễn trong một hệ cơ sở tri thức và não bộ của con người, là không đổi cho dù hành vi của cá nhân có thay đổi theo kinh nghiệm và kiến thức mới nhận được. 5. Các hệ chuyên gia Hệ chuyên gia là một loại hệ cơ sở tri thức được thiết kế cho một lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Dạng phổ biến nhất của hệ chuyên gia là một chương trình gồm một tập luật phân tích thông tin ( thường được cung cấp bởi người sử dụng hệ thống) về một lớp vấn đề cụ thể, cũng như đưa ra các phân tích về các vấn đề đó, tùy theo thiết kế chương trình mà đưa ra lời khuyên về trình tự các hành động cần được thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là một hệ thống sử dụng các khả năng lập luận để đạt tới kết luận. Hệ chuyên gia là các ứng dụng máy tính nhằm cụ thể hóa chuyên môn không giải quyết bằng thuật toán để giải quyết một loại vấn đề. Ví dụ, hệ TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 5/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG thống chuyên gia được sử dụng trong các ứng dụng chuẩn đoán phục vụ cả người và máy móc. Ví dụ như máy tính chơi cờ vua, ra các quyết định về tài chính, các hệ thống giám sát thời gian thực, các chính sách bảo hiểm và nhiều dịch vụ khác mà trước đó yêu cầu chuyên môn của con người. Hệ chuyên gia là một hệ thống tin học có thể mô phỏng năng lực quyết đoán và hành động của một chuyên gia. Hệ chuyên gia sử dụng các tri thức của các chuyên gia để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực cụ thể. Hệ chuyên gia gồm các thành phần cơ bản sau: i. Bộ giao tiếp ngôn ngữ tự nhiên ii. Động cơ suy diễn iii. Cơ sở tri thức iv. Cơ chế giải thích WHY-HOW v. Bộ nhớ làm việc vi. Tiếp nhận tri thức Bộ phận giải thích sẽ trả lời hai câu hỏi WHY và HOW. Câu hỏi WHY nhằm mục đích cung cấp các lý lẽ để thuyết phục người sử dụng đi theo con đường suy diễn của hệ chuyên gia. Câu hỏi HOW nhằm cung cấp các giải thích về con đường mà hệ chuyên gia sử dụng để mang lại kết quả. 6. Hệ hỗ trợ ra quyết định Khái niệm hệ hỗ trợ ra quyết định được đề xuất bởi Michael Scott Morton vào những năm 1970. Hệ hỗ trợ ra quyết định có: i. Phần mềm máy tính ii. Chức năng hỗ trợ ra quyết định iii. Làm việc với các bài toán có cấu trúc yếu iv. Hoạt động theo cách tương tác với người dùng v. Được trang bị nhiều mô hình phân tích và mô hình dữ liệu Hệ hỗ trợ quyết định có các tính chất: i. Hướng đến các quyết định cấp cao của các nhà lãnh đạo ii. Tính uyển chuyển, thích ứng với hoàn cảnh và phản ứng nhanh iii. Do người dùng khởi động vào kiểm soát iv. Ngoài việc cung cấp các dạng hỗ trợ quyết định thường gặp, hệ quyết định còn được trang bị khả năng trả lời các câu hỏi để giải quyết các tình huống dưới dạng câu hỏi “if-then” 7. Hệ giải bài toán Mạng tính toán là một dạng biểu diễn tri thức, mỗi mạng tính toán là một mạng ngữ nghĩa chứa các biến và những quan hệ có thể cài đặt và sử dụng được cho việc tính toán. Mạng tính toán gồm một tập hợp các biến TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 6/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG cùng với một tập các quan hệ ( chẳng hạn các công thức) tính toán giữa các biến. Trong ứng dụng cụ thể mỗi biến và giá trị của nó thường gắn liền với một khái niệm cụ thể về sự vật, mỗi quan hệ thể hiện một sự tri thức về sự vật. Nhờ mạng tính toán có thể biểu diễn tri thức tính toán dưới dạng các đối tượng một cách tự nhiên và gần gũi đối với cách nhìn và nghĩ của con người khi giải quyết các vấn đề tính toán liên quan đến một số khái niệm về các đối tượng, chẳng hạn như tam giác, tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật… Sau đó phát triển các thuật giải trên mạng tính toán để hỗ trở tiến trình giải các bài toán. 8. Tiếp thu tri thức Nhu cầu tìm kiếm các tri thức từ dữ liệu của một lĩnh vực cụ thể là một nhu cầu bắt buộc khi xây dựng các hệ cơ sở tri thức. Một số bài toán đã có sẵn tri thức tuy vậy có nhiều lĩnh vực rất khó phát hiện tri thức. Do vậy cần phải phát triển các kỹ thuật cho phép tiếp nhận tri thức từ dữ liệu. Máy học là một trong những phương pháp nghiên cứu giúp tạo ra tri thức từ dữ liệu. 9. Tích hợp các hệ CSTT và các hệ quản trị CSDL Có thể áp dụng cơ chế cơ sở tri thức và cơ chế lập luận để nâng cao các khả năng cung cấp thông tin của các cơ sở dữ liệu hiện có. Một ví dụ tiêu biểu là trong cơ sở dữ liệu về hành trình của các máy bay xuất phát từ sân bay. Dựa vào các thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về ngày giờ xuất phát, các quy luật khí động học cùng hệ thống dự báo thời tiết, ta có thể rút ra được vị trí của máy bay khi nó gặp nạn. Điều này rõ ràng không thể làm được bằng các câu lệnh SQL truyền thống. Nhờ đó, khi đưa thêm các luật suy diễn vào cơ sở dữ liệu, có thể dễ dàng tạo sinh thêm thông tin dựa trên các sự kiện cung cấp, các dữ liệu đang được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và các luật, cơ chế suy diễn trong cơ sở tri thức. 10. Hệ thống điều khiển mờ Các chuyên gia sử dụng các lập luận một các tự nhiên để giải quyết các bài toán. Các tri thức này thường là các tri thức không rõ ràng và rất khó diễn tả bằng các hệ thống logic truyền thống. Từ năm 1920, Lukasiewicz đã nghiên cứu các diễn đạt toán học khái niệm mờ. Năm 1965, Lotfi Zadeh đã phát triển lý thuyết khả năng và đề xuất hệ thống logic mờ (fuzzy logic). Hiện nay, logic mờ đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các hệ thống điều khiển mờ. Ví dụ như máy giặt tự động, máy bơm nước tự động… TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 7/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG II. Các kỹ thuật suy diễn và lập luận. 1. Mở đầu Để giải bài toán trong trí tuệ nhân tạo, tối thiểu cần thiết việc thể hiện tri thức, rồi cần có hệ thống suy lý trên các tri thức. Trong hệ thống như hệ chuyên gia, việc suy lý thể hiện thông qua kỹ thuật suy diễn và các chiến lược điều khiển. Các kỹ thuật suy diễn hướng dẫn hệ thống theo cách tổng hợp tri thức từ các tri thức đã có trong cơ sở tri thức và từ sự kiện ghi lại trong bộ nhớ. Các chiến lược điều khiển thiết lập đích cần đến và hướng dẫn hệ thống suy lý. 2. Suy lý Con người giải bài toán bằng cách kết hợp các sự kiện với các tri thức. Họ dùng các sự kiện riêng về bài toán và dùng chúng trong ngữ cảnh hiểu tổng thể về lĩnh vực của bài toán để rút ra các kết luận logic. Quá trình này gọi là suy lý. Như vậy suy lý là quá trình làm việc với tri thức, sự kiện, và các chiến lược giải bài toán để rút ra kết luận. Hiểu cách con người suy lý và cách họ làm việc với thông tin về loại bài toán đã cho, cộng với kiến thức của họ về lĩnh vực này sẽ đảm bảo hiểu rõ các bước đi trong quá trình xử lý tri thức trong hệ thống tri thức nhân tạo. 2.1 Suy lý theo cách suy diễn Con người suy lý suy diễn để rút ra thông tin mới từ các thông tin đã biết. Các thông tin này có quan hệ logic với nhau. Suy lỹ suy diễn dùng các sự kiện của bài toán gọi là các tiên đề và các kiến thức chung có liên quan ở dạng các luật gọi là các kéo theo. Suy lý suy diễn là một trong các kỹ thuật phổ biến nhất. Suy diễn là dùng modus ponens là loại cơ bản của suy lỹ suy diễn. Khi có A  B và A đúng thì rút ra được B đúng. 2.2 Suy lý quy nạp Con người dùng suy lý quy nạp để rút ra kết luận tổng quát từ một tập các sự kiện theo cách tổng quát hóa. Thực chất của suy lỹ quy nạp là đẹp cái thiểu số áp dụng cho đa số. Năm 1988 Fỉebaugh mô tả quá trình như sau: ”Cho tập các đối tượng X= { a,b,c … }, nếu tính chất P đúng với a, và nếu tính chất P cũng đúng với b và c thì tính chất này đúng với tất cả X. 2.3 Suy lý giả định Suy diễn là suy lý chính xác từ các sự kiện và thông tin đã biết. Suy lý giả định (abductive) là một loại suy diễn có vẻ hợp lý. Điều này có nghĩa câu kết luận có thể đúng, nhưng cũng có thể không đúng. TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 8/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG 2.4 Suy lý tương tự, loại suy Người ta tạo ra một mô hình của một vài khái niệm thông qua kinh nghiệm của họ. Họ dùng mô hình này để hiểu một vài hoàn cảnh và đối tượng tương tự, họ vạch ra điểm tương tự giữa hai vật đem ra so sánh, rút ra sự giống nhau và khác nhau nhằm hướng dẫn việc suy lý của họ. 2.5 Suy lý theo lẽ thường Nhờ kinh nghiệm, con người có thể giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Họ sử dụng lẽ thông thường (common sense) để nhanh chóng rút ra kết luật. Suy hướng theo lẽ thường có khuynh hướng thiên về phán xét sự đúng đắn hơn là suy lý chính xác về logic. 2.6 Suy lý không đơn điệu Đối với nhiều trường hợp, người ta suy lý trên các thông tin tĩnh. Các thông tin này không thay đổi trạng thái trong quá trình giải bài toán. Loại suy lý này được gọi là suy lý đơn điệu. Do việc theo dõi sự thay đổi của thông tin không mấy khó khăn, khi có sự kiện nào thay đổi người ta có thể đưa vào nhiều sự kiện phụ thuộc khác để thu được kết luận như mong muốn. Loại suy lý như vậy gọi là suy lý không đơn điệu. Hệ thống có thể suy lý không đơn điệu nếu nó có hệ thống quản lý giá trị chân lý. Hệ thống này quản lý dữ liệu về “nguyên nhân” để sự kiện được khẳng định. Do vậy, khi nguyên nhân thay đổi, sự kiện cũng thay đổi theo. 3. Suy diễn Hệ thống trí tuệ nhân tạo mô hình hóa quá trình suy lý của con người nhờ kỹ thuật gọi là “suy diễn”. Việc suy diễn là quen thuộc trong hệ chuyên gia. Như vậy: “Quá trình dùng trong hệ chuyên gia để rút ra thông tin mới từ các thông tin cũ được gọi là suy diễn”. Người ta quan tâm về một số khía cạnh của suy diễn, cũng như cách thức thực hiện của mô tơ suy diễn. Trong hệ thống, phần mô tơ suy diễn thường được coi là kín, ít thấy tường minh. Tuy nhiên cần biết: i. Câu hỏi nào sẽ được chọn để người sử dụng trả lời? ii. Cách tìm kiếm trong cơ sở tri thức? iii. Làm sao chọn được luật thực hiện trong số các luật có thể? Các vấn đề này sẽ được làm rõ khi ta xem xét kỹ thuật suy diễn tiến và lùi. 3.1 Modus ponens Suy lý logic đã được giới thiệu qua các luật suy diễn đơn giản gọi là “modus ponens”. TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 9/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG Luật logic khẳng định rằng nếu biết A là đúng và A kéo theo B thì có thể cho B là đúng”. Modus ponens làm việc với các tiên đề (các câu đúng) để suy ra các sự kiện mới. Chẳng hạn có tiên đề với dạng E1  E2, và các tiên đề khác E1 thì về logic suy ra E2, tức E2 đúng. Các tiên đề này có thể dịch thành danh sách, trong đó tiên đề 3 có được do tiên đề 1 và tiên đề 2. 1. E1 2. E1  E2 3. E2 Nếu có tiên đề khác, có dạng E2  E3 thì E3 được đưa vào danh sách. Dựa trên các tập kéo theo, tức là các luật, và các dữ liệu ban đầu, luật modus ponens tạo nên một dãy các khẳng định. Quá trình suy diễn được tiến hành nhờ một dãy các thông tin đã được khẳng định. Loại suy diễn này là cơ sở của suy diễn dữ liệu hay của hệ chuyên gia suy diễn tiến. 3.2 Suy diễn tiến Suy diễn tiến là chiến lược giải bài toán xử lý dữ kiện hay dữ liệu; nó thiên về quá trình suy diễn lặp đi lặp lại từ tiên đề hay giả thuyết di chuyển về phía trước, từ giả thuyết về phía kết luận. Suy diễn tiến có mặt trái của nó là khi các dữ liệu thừa cứ sinh ra có thể càng tiếp tục suy diễn càng không đi tới trạng thái đích mong muốn. Quá trình giải đối với vài vấn đề bắt đầu bằng việc thu thập thông tin. Thông tin này suy lý để suy ra kết luận. Điều này cũng như bác sĩ bắt đầu chuẩn đoán bằng một loạt các câu hỏi về triệu chứng của bệnh nhân. Loại suy diễn này được mô hình hóa trong hệ chuyên gia có tìm kiếm dữ liệu với tên “suy diễn tiến” Suy diễn tương tự như modus ponens. Chiến lược suy diễn bắt đầu bằng tập sự kiện đã biết, rút ra các sự kiện mới nhờ dùng các luật mà phần giả thuyết khớp với sự kiện đã biết, và tiếp tục quá trình này cho đến khi thấy trạng thái đích, hoặc cho đến khi không còn luật nào khớp được các sự kiện đã biết hay được sự kiện suy diễn. Ứng dụng đơn giản nhất của hệ thống suy diễn tiến hoạt động như sau: - Trước tiên hệ thống này lấy các thông tin về bài toán từ người sử dụng và đặt chung vào bộ nhớ làm việc. - Suy diễn quét các luật theo dãy xác định trước; xem phần giả thiết có trùng khớp với nội dung trong bộ nhớ. - Nếu phát hiện một luật như mô tả ở trên, bổ sung kết luận của luật này vào bộ nhớ. Luật này gọi là cháy. TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 10/21 [...]... CH1101103 16/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG IV Ứng dụng các phương pháp suy diễn để xây dựng hệ chuyên gia định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em 1 Mô tả chương trình: Trẻ em thường không biết sau này mình sẽ làm gì Vì thế cha mẹ là người quyết định định hướng tương lai cho các em sau này Vì vậy với mong muốn xây dựng một hệ chuyên gia giúp các bậc cha mẹ định hướng đúng sở thích của con em vào đúng ngành... từ khi còn nhỏ, giúp các em sau này đạt được ước mơ đúng với sở thích của mình Em xin làm một ví dụ nhỏ mô phỏng hệ chuyên gia trong việc định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em Trẻ em có hai loại: i ii Nam: thường thích các trò chơi võ thuật, game, … Nữ: thường thích may vá, thêu thùa, … Vậy nên ta có các tập câu hỏi để định hướng các em vào đúng ngành mà sở thích của các em phù hợp như sau: i Nhóm... phục Hệ chuyên gia 1 Khái niệm hệ chuyên gia Theo E Feigenbaum: Hệ chuyên gia (Expert System) là một chương trình máy tính thông minh sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy luận (inference procedures) để giải những bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi những chuyên gia mới có thể giải quyết được.” Hệ chuyên gia là một hệ thống tin học có thể mô phỏng năng lực quyết đoán và hành động của một chuyên. .. và hành động của một chuyên gia TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 12/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG Hệ chuyên gia sử dụng các tri thức của các chuyên gia để giải quyết các vấn đề thuộc mọi lĩnh vực Tri thức trong hệ chuyên gia phản ánh sự tinh thông được tích từ sách vở, tạp chí, từ các chuyên gia hay các nhà bác học 2 Hệ chuyên gia hoạt động như thế nào Một hệ chuyên gia bao gồm ba thành phần chính... cơ bản của một hệ chuyên gia: i Hiệu quả cao (high performance): khả năng trả lời với mức độ tinh thông bằng hoặc cao hơn so với chuyên gia (người) trong cùng lĩnh vực ii Thời gian trả lời thoả đáng (adequate response time): thời gian trả lời hợp lý, bằng hoặc nhanh hơn so với chuyên gia (người) để đi đến cùng một quyết định Hệ chuyên gia là một hệ thống thời gian thực (real time system) TÔN THẤT HOÀNG... HOÀNG MINH – CH1101103 17/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG vii Nhóm Hội họa: + Con bạn có thích xem phim hoạt hình không? + Con bạn có thích vẽ tranh không? viii Nhóm Âm nhạc: + Con bạn có thích nghe nhạc không? + Con bạn có thích hát không? 2 Sử dụng ngôn ngữ lập trình Prolog và Suy diễn lùi ta viết được demo hệ chuyên gia về định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em như sau: Yêu cầu chạy chương trình... của hệ chuyên gia dựa trên tri thức được minh họa như sau: Cơ sở tri thức Hệ thống giao tiếp (User Interface) (Knowledge Base) Người sử dụng (User) Máy suy diễn (Interface Engine) Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực vấn đề (problem domain) nào đó, như y học, tài chính, khoa học hay công nghệ ,… mà không phải cho bất cứ một lĩnh vực vấn đề nào 3 Các đặc trưng của hệ chuyên gia Có 4 đặc trưng... như các luật suy diễn và hệ chuyên gia Qua đó em đã hiểu rõ hơn về các luật suy diễn cũng như các hệ chuyên gia trong lý thuyết cũng như thực hành Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này TÔN THẤT HOÀNG MINH – CH1101103 20/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG VI Tài liệu tham khảo [1] GS.TSKH Hoàng Kiếm, Bài giảng các hệ cơ sở tri thức [2] GS.TSKH... và hệ thống giao tiếp với người sử dụng (user interface) Cơ sở tri thức chứa các tri thức để từ đó, máy suy diễn tạo ra câu trả lời cho người sử dụng thông qua hệ thống giao tiếp Người sử dụng cung cấp sự kiện (fact) là những gì đã biết, đã có thật hay những thông tin có ích cho hệ chuyên gia, và nhận được những câu trả lời là những lời khuyên hay những gợi ý đúng đắn (expertise) Hoạt động của hệ chuyên. .. một vấn đề Một nhu cầu đặt ra trong các hệ thống tri thức là sự hợp tác giữa các chuyên gia Trên phương diên tổ chức hệ thống, ta có thể sử dụng một cấu trúc được gọi là bảng đen, dùng để liên kết thông tin giữa các luật tách biệt, thông qua các module với các nhiệm vụ tách biệt Dạng hệ thống này được Erman đưa ra lần đầu tiên vào năm 1980 áp dụng cho hệ chuyên gia hiểu biết tiếng nói HEARSAY-II 4.3 . về các hệ cơ sở tri thức, các phương pháp suy diễn và lập luận, các hệ chuyên gia đồng thời áp dụng những phương pháp đó để xây dựng hệ chuyên gia về định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em. . CH1101103 16/21 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG IV. Ứng dụng các phương pháp suy diễn để xây dựng hệ chuyên gia định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em. 1. Mô tả chương trình: Trẻ em thường không biết. còn nhỏ, giúp các em sau này đạt được ước mơ đúng với sở thích của mình. Em xin làm một ví dụ nhỏ mô phỏng hệ chuyên gia trong việc định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em. Trẻ em có hai loại: i.

Ngày đăng: 10/04/2015, 16:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • I. Tổng quan về công nghệ tri thức và ứng dụng

    • 1. Tri thức:

    • 2. Cơ sở tri thức:

    • 3. Động cơ suy diễn

    • 4. Hệ cơ sở tri thức

    • 5. Các hệ chuyên gia

    • 6. Hệ hỗ trợ ra quyết định

    • 7. Hệ giải bài toán

    • 8. Tiếp thu tri thức

    • 9. Tích hợp các hệ CSTT và các hệ quản trị CSDL

    • 10. Hệ thống điều khiển mờ

    • II. Các kỹ thuật suy diễn và lập luận.

      • 1. Mở đầu

      • 2. Suy lý

      • 2.1 Suy lý theo cách suy diễn

      • 2.2 Suy lý quy nạp

      • 2.3 Suy lý giả định

      • 2.4 Suy lý tương tự, loại suy

      • 2.5 Suy lý theo lẽ thường

      • 2.6 Suy lý không đơn điệu

      • 3. Suy diễn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan