Nghiên cứu khoa học Nhận thức của người dân ven biển về thu gom và xử lý rác thải (huyện Quảng Xương)

53 995 0
Nghiên cứu khoa học Nhận thức của người dân ven biển về thu gom và xử lý rác thải (huyện Quảng Xương)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khoa học Nhận thức của người dân ven biển về thu gom và xử lý rác thải (huyện Quảng Xương). MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 6 1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 1.4. Mô tả mẫu nghiên cứu 1.5. Mô tả địa bàn nghiên cứu 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.8. Kế hoạch triển khai nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2. Lý thuyết áp dụng 1.3. Khung phân tích và giả thuyết 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Chương 2: Thực trạng bảo vệ môi trường của người dân 2.1. Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân 2.2. Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân Chương 3: Đánh giá nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường 3.1. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Chương 3: Kết luận PHẦN III: GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI 1. Công tác tập huấn và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng 2.1. Rác thải sinh hoạt 2.2. Tác hại của xử lý rác thải không hợp vệ sinh 2.3. Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 2.4. Hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình 2. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn hiện nay  

CUỘC THI KHKT DÀNH CHO HỌC SINH TH CẤP TỈNH Tên đề tài: NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN VỀ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI (Nghiên cứu tại địa bàn 03 xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa) Tác giả: Dương Thị Lan Anh - Trần Thị Lan Giáo viên HD: Lê Trọng Việt Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Page 1 of 53 Tóm tắt đề tài Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, đồng thời phát triển các công nghệ xử lý rác thải, nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Có hành vi tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ được tận hưởng một môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là mối quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường; đặc biệt là ô nhiễm môi trường ven biển; Trong đó, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý thích hợp của người dân và chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến vấn đề môi trường và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đa số người dân tại ba xã Quảng Hùng, Quảng Đại và Quảng Vinh chưa thật sự chú ý đến việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt và việc xử lý rác của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến và tập huấn cho người dân vẫn chưa được các cơ quan quản lý địa phương chú trọng. Cần thiết phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ đó thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng mỹ quan của địa phương. Việc giải quyết rác thải sinh hoạt là một yêu cầu bức thiết, quan Page 2 of 53 trọng cần sự tham gia của tất cả mọi người, đồng thời cần sự phối hợp của cơ quan chức năng (sở giao thông công chánh, sở tài nguyên môi trường…). Page 3 of 53 LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên đã hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu. Chúng tôi xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn Lê Trọng Việt và các thầy cô đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình triển khai và thực hiện đề tài. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND và người dân xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh đã tích cực hợp tác trong suốt thời gian triển khai các hoạt động nghiên cứu tại cộng đồng . Nhóm tác giả cũng chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm và góp ý kiến giúp cho đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn. Nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Page 4 of 53 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 6 1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 1.4. Mô tả mẫu nghiên cứu 1.5. Mô tả địa bàn nghiên cứu 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.8. Kế hoạch triển khai nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2. Lý thuyết áp dụng 1.3. Khung phân tích và giả thuyết 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Chương 2: Thực trạng bảo vệ môi trường của người dân 2.1. Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân 2.2. Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân Chương 3: Đánh giá nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường 3.1. N hận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt Chương 3: Kết luận PHẦN III: GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Page 5 of 53 1. Công tác tập huấn và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng 2.1. Rác thải sinh hoạt 2.2. Tác hại của xử lý rác thải không hợp vệ sinh 2.3. Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 2.4. Hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình 2. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn hiện nay Page 6 of 53 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực tế cho chúng ta thấy, khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người. Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý. Kết quả khảo sát tại 40 xã tại khu vực ven Hà Nội cho kết quả 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất i . Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu đô thị. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn về ý thức và sự tham gia bảo vệ môi trường. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn thực hiện một nghiên cứu, đánh giá nhận thức và mức độ tham gia của người dân tại ba xã giáp biển, bao gồm: xã Quảng Hùng, xã Quảng Đại và xã Quảng Vinh thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, từ kết quả nghiên cứu chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp, kế hoạch hành động nhằm nâng cao ý thức, thúc đẩy sự i Báo cáo kết quả khảo sát về tình trạng ô nhiễm môi trường của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường năm 2013. Page 7 of 53 thma gia và thay đổi hành vi của người dân trong công cuộc chung tay bảo vệ môi trường. 1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của người dân ven biển trong việc phân loại, thu gom và xủ lý rác thải sinh hoạt Khách thể nghiên cứu: Người dân đang sinh sống tại ba xã: Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá nhận thức của người dân tại xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Qua đó nhóm tác giả muốn chứng minh việc nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải là một điều rất cần thiết và cấp bách. Xây dựng những giải pháp nhằm cải thiện vấn đề. Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nhóm tác giả chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều khía cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ. Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai. 1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu  Đề tài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá nhận thức của người dân trong vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.  Xây dựng mô hình xử lý rác thải phù hợp với điều kiện địa phương, cung cấp phân bón hữu cơ cho phát triển nông nghiệp tại chỗ. Page 8 of 53 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu 1: Đánh giá nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.  Mục tiêu 2: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải của người dân.  Mục tiêu 3: Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ba xã Quảng Hùng, Quảng Vinh, Quảng Đại.  Mục tiêu 4: Xây dựng mô hình xử lý rác thải phù hợp với địa phương, cung cấp phân bón hữu cơ tại chỗ cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phương. 1.4. Mô tả về mẫu Nguyên tắc chọn mẫu định lượng Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo của người trả lời và thu nhập gia đình. Biến số phụ thuộc: Những biểu hiện về nhận thức, mức độ tham gia về tình hình phân loại, thu gom rác trong gia đình của người trả lời thể hiện trong nội dung nghiên cứu. Nguyên tắc chọn mẫu định tính : Chọn mẫu phi xác suất theo chỉ tiêu. Từ đó các mẫu được chọn như sau: ∗ Mẫu chính: 60 hộ gia đình ∗ Mẫu phụ: 15 hộ gia đình ∗ Đề tài khảo sát 03 xã ven biển: Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Page 9 of 53 ∗ Mỗi xã chọn 20 hộ gia đình (trong đó 20 hộ thuộc mẫu chính và 05 hộ thuộc mẫu phụ) Theo các tiêu chí sau: ∗ Gia đình công nhân viên chức (làm trong các công ty, tổ chức nhà nước…) 05 hộ ∗ Gia đình trí thức: 05 hộ ∗ Gia đình làm nghề tự do: 05 hộ ∗ Gia đình hưu trí: 05 hộ ∗ Về phỏng vấn sâu: Chọn ngẫu nhiên trong 03 xã: - 02 cán bộ môi trường; - 02 nhân viên vệ sinh môi trường (là nhân viên thu gom rác do xã thuê); - 06 hộ gia đình trong đó: 02 hộ là công nhân viên chức (trí thức), 02 hộ làm kinh tế tự do, 02 hộ gia đình công nhân. - 03 chủ tịch xã. Như vậy số lượng mẫu được khảo sát trong ba xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh là 75 mẫu; phỏng vấn sâu: 13 mẫu Để đánh giá nhận thức, sự tham gia của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại 03 xã ven biển, bao gồm: Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Trong đó, tác giả đề tài chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình để làm mẫu nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các đặc điểm về nghề nghiệp. Số liệu trong bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài của nhóm tác giả: Bảng 1.1 : Giới tính của người tham gia phỏng vấn Giới tính N Tỷ lệ Nam 30 50 Nữ 30 50 Tổng 60 100 Page 10 of 53 [...]... Bàng Anh Tuấn trong đề tài “Sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập và hệ thống quản lí rác thải ở Tp.HCM”, năm 2002 Bằng phương pháp phương pháp quan sát, nghiên cứu tư liệu, báo cáo, phân tích tổng hợp Nghiên cứu này đã tập trung vào các điểm chính sau: Những thu n lợi và khó khăn của hệ thống thu gom rác dân lập, quá trình tổ chức thu gom rác dân lập tại một số quận, phường ở Tp.HCM, cải thiện... trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc xử lý, thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt của người dân hiện nay Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt Cho thấy được ý thức cộng Page 16 of 53 đồng của người dân hiện nay qua nhận thức và mức độ tham gia của người dân về việc phân loại, thu gom và xử... nhiều người dân chưa cao Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế Việc thành lập được các đội thu gom rác dân lập của xã tuy có hơi muộn so với tình hình chung và nhu cầu thu gom rác trong các tổ dân phố... lĩnh vực quản lý và thu gom rác của xã, tạo điều kiện chủ động hơn trong việc thu gom rác của các hộ dân cư trong từng khu phố Từ đó sẽ tạo được nhiều thu n lợi trong việc nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường sống thông qua việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền... vào nghiên cứu, tập trung vào các hoạt động, chính sách liên quan đến lực lượng thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt, đồng thời đã phần nào đề cập đến nhận thức của người dân trong việc phân loại thu gom và xử lý rác thải hàng ngày Tuy nhiên các đề tài trên chỉ đi sâu vào nghiên cứu về lực lượng thu gom rác, các chính sách thể chế hoá hay môi trường xanh đô thị nên đóng góp của các đề tài về nghiên. .. 2: Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân 2.3 Thực trạng việc thu gom rác thải sinh hoạt của người dân Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi... dân về ô nhiễm môi trường chỉ ở mức độ tổng quát và sơ bộ Như vậy trong nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ kế thừa những thành quả khoa học từ các cuộc nghiên cứu trước; Đồng thời trong nghiên cứu sẽ cố gắng đi sâu vào thực trạng thái độ, nhận thức và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường hiện nay với các phương pháp và cách tiếp cận lý thuyết khác hơn 1.2 Lý thuyết áp dụng Page 20 of 53 Đề tài nghiên. .. khoa học cấp bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học phù hợp với điều kiện ở Việt Nam) Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý Do đó người dân thường trực tiếp tham gia vào công việc phân loại và thu gom rác thải của gia đình còn công việc xử lý rác sau khi phân loại và thu gom là nhiệm vụ của... giả thuyết NHẬN Mô hình khung phân tích THỨC RÁC THẢI NHẬN THỨC RÁC THẢI HÀNH VI Phân loại rác thải Thu gom rác thải Tác hại rác thải Xử lý rác thải Page 23 of 53 1.4.2 1.4.3 Câu hỏi nghiên cứu - Hiện trạng nhận thức về rác thải sinh hoạt của nhân dân tại ba xã nghiên cứu ở mức độ nào? - Rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý như thế nào? - Giải pháp nào nhằm hạn chế và giải quyết hiện trạng Giả thuyết... Giả thuyết nghiên cứu - Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý - rác thải của người dân còn nhiều hạn chế Hiện trạng rác thải sinh hoạt chưa được phân loại và giải - quyết triệt để Công tác quản lý chưa tốt, tuyên truyền về vệ sinh môi trường tại địa phương chưa hiệu quả dẫn đến lượng rác thải chưa - được thu gom, phân loại và xử lý hiệu quả Lượng rác thải không được thu gom sẽ nhiều . Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa) Tác giả: Dương Thị Lan Anh - Trần Thị Lan Giáo viên HD: Lê Trọng Việt Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Page 1 of 53 Tóm. Quảng Xương và xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa. ∗ Phía bắc giáp các xã Quảng Thọ và Quảng Châu, huyện Quảng Xương. ∗ Diện tích: 4,7 km2 ∗ Dân số: 8. 301 người Xã Quảng Vinh gồm các làng: Làng. cuối thế kỉ 19 là xã Trường Lệ, tổng Cung Thượng; năm 1964 là hợp tác xã Thanh Minh, gồm 6 xóm là Quang, Minh, Thanh, Hùng, Hải và Sơn; năm 1981 xóm Sơn chuyển về thị xã Sầm Sơn mới thành

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 1.1 – Rác thải hữu cơ dễ phân hủy

  • Hình 1.2 – Rác thải khó phân hủy

  • Hình 2.1 – Đốt rác thải hỗn tạp

  • Hình 2.2 – Rác thải vứt bừa bãi

  • Hình 3.1 – Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

  • Hình 3.2 – Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan