Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật

71 6.4K 32
Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật, phần mở đầu, tổng quan về cơ sở thực tế, các kiến thức và kỹ năng được ứng dụng trong đợt thực tế, nhân diện vấn đề thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề thân chủ, quy trình giải quyết vấn đề thân chủ, đề xuất các hoạt động can thiệp, báo cáo quan sat, báo cáo vấn đàm, đề xuất, kiến nghị và kết luận

Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 PHẦN A 5 BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ 5 HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 5 I. PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN: 5 II. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC: 5 III. NỘI DUNG THU HOẠCH: 6 1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tế: 6 1.1. Nhận thức: 6 1.2. Mục đích: 7 1.3. Mục tiêu: 7 1.4. Nội dung: 7 1.5. Nhiệm vụ: 8 2. Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế: 8 2.1. Thuận lợi: 9 2.2. Khó khăn: 9 3. Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế: 10 3.1. Môn Tham vấn: 10 3.2. Môn Nhập môn công tác xã hội: 12 3.3. Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển: 14 3.4. Môn An sinh xã hội: 14 3.5. Môn Chính sách xã hội: 15 3.6. Môn Công tác xã hội với cá nhân: 15 3.7. Môn Điều tra xã hội học: 22 3.8. Môn Hành vi con người và môi trường xã hội: 23 5. Những kinh nghiệm thu được sau quá trình thực tế: 30 5.1. Chọn địa điểm thực tế: 30 5.2. Xác định đối tượng thân chủ: 30 5.3. Kiến thức kỹ năng và phương pháp: 30 5.4. Mối quan hệ trong quá trình thực tế: 30 IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 31 1. Kết luận: 31 2. Khuyến nghị: 31 PHẦN B 32 BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ 32 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ THÂN CHỦ: 32 II. QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN THÂN CHỦ VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ: 32 1. Những phương pháp và kỹ năng đã được vận dụng khi tiếp cận thân chủ: 32 1.1 Các kỹ năng: 32 1.2. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình: 34 2. Tóm tắt quá trình tiếp cận: 36 3. Những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận với thân chủ 37 1 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 3.1. Thuận lợi: 37 3.2. Khó khăn: 37 III. NHẬN DIỆN THÂN CHỦ: 38 1. Hoàn cảnh gia đình của thân chủ: 38 2. Các mối quan hệ của thân chủ: 38 3. Tình trạng sức khỏe: 40 4. Khả năng nhận thức: 40 5. Những đặc điểm tâm lý và các biểu hiện tâm lý của thân chủ: 41 6. Những biểu hiện cơ bản của hành vi: 41 7. Điểm mạnh, điểm hạn chế của thân chủ: 41 8. Các chế độ mà thân chủ đã và đang được hưởng: 42 9. Các chế độ mà thân chủ chưa được hưởng: 42 10. Các vấn đề của thân chủ: 42 11. Vấn đề ưu tiên cần giải quyết: 43 12. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: 43 12.1. Tên kế hoạch: Cân bằng tâm lý cho thân chủ 43 12.2. Mục đích của kế hoạch: 43 12.3. Nội dung của kế hoạch: 43 12.4. Mục tiêu tổng quát: 44 12.5. Mục tiêu cụ thể: 44 12.6. Các phương pháp thực hiện 45 12.7. Các kỹ năng sử dụng 46 12.8. Các nguồn lực hỗ trợ 47 12.9. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong quá trình can thiệp: 47 13. Lượng giá kết quả: 48 IV. ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP: 49 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 50 1. Kết luận: 50 2. Khuyến nghị: 51 PHẦN C 52 PHỤ LỤC I 52 BÁO CÁO QUAN SÁT 52 HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁC NHÂN 52 1. Quan sát lần thứ nhất: 52 2. Quan sát lần thứ hai: 53 3. Quan sát lần thứ ba: 54 4. Kết quả quan sát: 55 PHỤ LỤC II 57 VẤN ĐÀM 57 PHỤ LỤC III 70 BẢNG TỰ LƯỢNG GIÁ 70 THỰC TẾ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN 70 2 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân LỜI CẢM ƠN “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em là những chồi non của gia đình của đất nước, nhũng chồi non ấy cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, cần có một môi trường tốt để phát triển. Nhưng hiện nay có rất nhiều trẻ em không được quan tâm chăm sóc và không được may mắn như những người khác. Các em bị thiệt thòi, các em sinh ra đã mang trên mình những khuyết tật, những khiếm khuyết, làm cho các em không thể phát triển được, các em mang sự mặc cảm, tự ti. Tại “Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên” là môi trường để cho các em thiệt thòi sống và học tập. Những mảnh đời bất hạnh như vậy hằng ngày mong lắm nhưng tấm lòng nhân ái, sự giúp đỡ từ cộng đồng. Chúng tôi - những Nhân viên công tác xã hội tương lai đang gắng sức giúp đỡ các em, cố gắng khơi gợi tiềm năng cho các em để các em có thể vượt qua được khó khăn, thiệt thòi, mặc cảm, tự ti. Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “Thực hành công tác xã hội với cá nhân” tôi đã thực tế tại Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên. Qua làm việc tại trường tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các cán bộ nhân viên tại trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện các hoạt động thực tế của mình. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến kiểm huấn viên của mình là cô giáo Hoàng Thị Bích Hằng , đã hướng dẫn, giúp đỡ,chia sẻ những kinh nghiệm, cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết liên quan tới thân chủ của tôi. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô bộ môn chuyên ngành Công tác xã hội, đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên ngành để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong đợt thực tập này. Tôi cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Lê Văn Cảnh và cô Nguyễn Thị Ngọc Mai đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo. Xin cảm ơn các bạn trong nhóm thực tế 2 đã luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn. Đợt thực tế này giúp tôi có cơ hội được tiếp xúc với các em ở trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên, tôi bày tỏ sự cảm thông chân thành cho hoàn cảnh của các em ở đây. Tuy các em chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em ở đây luôn có tấm lòng yêu thương nhau, đoàn kết, thân thiện và cố gắng vượt lên số phận… những 3 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 điều đó đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi. Cảm ơn các em đã cho tôi những bài học đầy tình người, những tấm gương về sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Hai tháng thực tế qua, với sự nỗ lực của bản thân trong đợt thực tế tôi đã thu được một số kết quả như trong báo cáo. Vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức thực tế nên bản báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! 4 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân PHẦN A BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN I. PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN: - Họ và tên : Ngô Thị Ly - Mã sinh viên : DTZ1056130035 - Sinh ngày : 01/01/1991 - Sinh viên trường : Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên - Chuyên ngành : Công tác xã hội - Sinh viên năm : Thứ 3 - Quê quán : Thanh Lâm - Lục Nam - Bắc Giang II. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC: - Tên cơ sở thực tế: Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái nguyên. - Địa chỉ: 146 Đường Minh Cầu - Phường Phan Đình Phùng -Tp.Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. - Chức năng, nhiệm vụ: Giáo dục chuyên nghiệp kiến thức, cách giao tiếp, kỹ năng sống và dạy nghề cho các đối tượng tại trường. Đồng thời chăm sóc và nuôi dưỡng: Ăn, ở tại trường với các đối tượng như: Mồ côi, khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động), trầm cảm, tự kỷ, hoặc đa tật… - Quá trình hình thành và phát triển: Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ năm 1995, là mô hình giáo dục đặc biệt cho các em bị khuyết tật. 17 năm kể từ khi được thành lập trường đã cố gắng phát triển để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hàng năm trường tiếp nhận từ 200 đến 230 học sinh khuyết tật khác nhau như: Khiếm thính, khiếm thị, trí tuệ chậm phát triển, khuyết tật vận động, đa tật… + Tới nay thì trường có tổng số 249 em học sinh gồm 18 lớp: Khối THCS là 5 lớp (51 học sinh). Khối tiểu học: 13 lớp (198 học sinh). Can thiệp và hỗ trợ: có 19 học sinh, trong đó: Học sinh khiếm thính (câm điếc) là 120, khiếm thị (mù, nhìn kém) là 16 em, học sinh tật vận động là 6 em. Học sinh đa tật là 19 em. + Tổng số cán bộ giáo viên là 57 người: Cán bộ quản lý có 2 người ( Hiệu trưởng, Hiệu phó), giáo viên trực tiếp đúng lớp là 30 người. Nhân viên hành chính phục vụ là 25 người. 5 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 + Chi bộ có 20 đảng viên. + Chi đoàn có 18 đoàn viên. + Cơ sở vật chất của trường: Có khu nhà điều hành gồm phòng chức năng phục cho các đối tượng học sinh khuyết tật,có 18 phòng học và 10 phòng nội trú, khu nhà ăn cho học sinh rộng rãi,đảm bảo đủ chỗ ngồi ăn cho học sinh toàn trường. Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên III. NỘI DUNG THU HOẠCH: 1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tế: 1.1. Nhận thức: - Thực tế chuyên môn là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo Cử nhân công tác xã hội. Đây là một quá trình hoạt động mang tính chuyên môn, rất thiết thực và hữu ích đối với sinh viên ngành công tác xã hội, nó là cơ hội để sinh viên có thể tiếp xúc với môi trường thực tế, và có thể làm việc trực tiếp với thân chủ. Đồng thời vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn để giải quyết vấn đề cho thân chủ của mình. Không những vậy, khi đi thực tế chuyên môn I còn giúp chúng tôi - những nhân viên công tác xã hội tương lai - hiểu hơn về nghề nghiệp của mình về các công việc mà một nhân viên công tác xã hội cần làm, để thấy gắn bó và yêu ngành học của mình hơn. 6 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân 1.2. Mục đích: - Giúp tôi vận dụng được các kiến thức đã học qua các môn như: Nhập môn công tác xã hội, tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển, an sinh và các chính sách xã hội, tham vấn, công tác xã hội với cá nhân… vào quá trình tiếp cận và nhận diện thân chủ, biết cách thiết lập và xây dụng mối quan hệ nghề nghiệp. - Giúp tôi hiểu rõ được vai trò của người làm công tác xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc. Từ đó hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp và chuyên môn công tác. - Tạo cơ hội để tôi vận dụng các kiến thức và kỹ năng, phương pháp trong công tác xã hội với cá nhân vào quá trình can thiệp vấn đề cụ thể cho thân chủ. 1.3. Mục tiêu: - Đạt được các kỹ năng làm việc với cá nhân và phát triển sự tự tin làm việc với cá nhân. - Tạo được mối quan hệ tốt với cơ sơ thực tế để có thể nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ và thầy cô tại trường. - Tạo mối quan hệ tốt với tất cả các đối tượng trong trung tâm, góp một phần công sức của mình để giúp đỡ các em và tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em. - Trong đợt thực tế này mỗi sinh viên phải tiếp xúc và làm việc với một thân chủ cụ thể do mình lựa chọn qua đó vận dụng cá kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội với cá nhân để thu thập thông tin, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề cho thân chủ. - Xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp và tạo được sự tin tưởng với thân chủ và rút kinh nghiệm trong quá trình thực tế, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác xã hội với cá nhân. - Rèn luyện và phát triển tác phong chuyên nghiệp của một nhân viên công tác xã hội khi làm việc với thân chủ. 1.4. Nội dung: - Trong đợt thực tế này sinh viên phải hiểu được chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình với tư cách là một nhân viên công tác xã hội có lúc nhân viên công tác xã hội là nhà tham vấn, có lúc là nhà giáo dục, là người trung gian kết nối hoặc có lúc là người biện hộ…Sinh viên phải ý thức được rằng nhân viên công tác xã hội không phải người làm từ thiện, người làm thay, làm hộ mà nhân viên công tác xã hội là người hỗ trợ, là chất xúc tác, là cầu nối giúp thân chủ nhận ra vấn đề của mình và thấy được các tiềm năng để tự giải quyết vấn đề của mình. 7 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 - Vận dụng các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng để tạo được sự tương tác và thiết lập được mối quan hệ với thân chủ, thông qua đó để thu thập các thông tin của thân chủ. Đồng thời cũng thông qua đó để thiết lập mối quan hệ với những người liên quan tới thân chủ để hiểu rõ và hiểu chính xác hơn về tình trạng của thân chủ. Để từ đó xem xét các vấn đề của thân chủ để lên kế hoạch giải quyết. - Luôn thực hiện các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, phải tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ, đảm bảo bí mật riêng tư cho thân chủ… - Tiếp xúc giao lưu với tất cả các đối tượng ở trường, cùng trò chuyện, tổ chức trò chơi cho các em, tham gia văn nghệ và thể thao với các em, tổ chức Trung thu cho các em… - Phải nỗ lực hết sức, phải có ý thức trong quá trình thực tế, phải làm việc như một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình trong quá trình thực tế. 1.5. Nhiệm vụ: - Lựa chọn cho mình một thân chủ cụ thể để có thể tác nghiệp: sau khi ra mắt ban giám hiệu nhà trường và trình bày các mục đích, mục tiêu của đợt thực tế lần này và được sự đồng ý của cô Hiệu trưởng trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên thì chúng tôi đã làm quen va thiết lập mối quan hệ với các đối tượng, chọn đối tượng tác nghiệp cho mình, thiết lập mối quan hệ với thân chủ của mình. - Thu thập các thông tin về thân chủ, nhận diện vấn đề của thân chủ, phân tích các vấn đề mà thân chủ gặp phải, cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề và thực hiện kế hoạch đó cùng thân chủ. - Lượng giá kết quả, xem những gì đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút kinh nghiệm cho mình. 2. Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế: Trước khi đi thực tế thì tôi băn khoăn lo lắng không biết mình đi thực tế sẽ thế nào? Có tốt không? Mình có tiếp xúc và làm việc được với thân chủ không? Khi đến cơ sở thực tế thì tôi lại suy nghĩ không biết các thầy cô tại trường có giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình không? Mình có tạo được mối quan hệ với cơ sở thực tế không, có thiết lập được mối quan hệ với các em tại trường không? Có chọn được đối tượng để làm việc không? Tôi luôn băn khoăn suy nghĩ không biết mình có thể áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế không? Có đạt được mục tiêu đề ra không? Và kết quả thực tế đã chứng minh điều đó, tôi đã hoàn thành đợt thực tế với cá 8 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân nhân tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên.Tuy nhiên trong 2 tháng thực tế ấy thì tôi đã gặp rất nhiều vấn đề cả khó khăn lẫn thuận lợi như sau: 2.1. Thuận lợi: - Trường nuôi dạy và giáo dục trẻ em thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho chúng tôi tới thực tế. Quan tâm và chỉ bảo tận tình, giới thiệu rất kỹ cho chúng tôi biết về chức năng nhiệm vụ, quá trình phát triển của trường. - Trường cũng tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia các hoạt động cùng với các em để hiểu hơn các em và thiết lập được mối quan hệ với thân chủ và các em trong trường như các hoạt động: Hoạt động trao quà cho các của đoàn thanh niên Tổng công ty bảo hiểm BIDV, tổ chức hoạt động Trung thu, văn nghệ và cùng tham gia lao động dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ cho các em. - Kiểm ứng viên đã hướng dẫn tận tình chúng tôi trong suốt quá trình thực tế tại trường, khi gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận thân chủ thì kiểm huấn viên luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi. - Nhà trường cũng cung cấp hồ sơ và các thông tin liên quan tới thân chủ cho chúng tôi. - Cán bộ tại trường thì cũng rất thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ khi chúng tôi gặp khó khăn. - Các em trong trường thì luôn vui vẻ, hòa đồng và rất yêu quý chúng tôi, luôn tạo không khí vui vẻ, thân mật, đầy yêu thương. - Thân chủ cũng rất thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với tôi. - Thân chủ vẫn có khả năng nhận thức và có thể giao tiếp bình thường, nên việc tiếp xúc và thu tập thông tin cũng thuận lợi - Các thầy cô hướng dẫn thì tận tình và có trình độ chuyên môn cao. - Công tác tiền trậm thì được nhà trường liên hệ và trợ giúp. - Chúng tôi được trng bị các kiến thức và kỹ năng đầy đủ và vững vàng , sẵn sàng vận dụng vào quá trình tiếp xúc thân chủ. 2.2. Khó khăn: - Vì phương tiện đi lại hơi khó khăn nên đôi khi tôi có tới không đúng giờ. - Vì tình trạng sức khỏe không tốt nên nhiều buổi thực tế tôi phải nghỉ và phải đi bù vào buổi khác. - Quy định tại trường rất nghiêm ngặt nên chúng tôi phải tuyệt đối chấp hành. 9 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 Mỗi buổi sáng tới thực tế chúng tôi phải tới trước giờ làm việc 30 phút để dọn dẹp và lao động. - Lịch học của thân chủ bị lệch với lịch đi thực tế nên tôi phải tận dụng thời gian buổi tối để tiếp xúc với thân chủ. - Cơ chế phòng vệ của thân chủ khá lớn nên thân chủ chưa chia sẻ thật với tôi, Tôi phải mất nhiều thời gian để có kiểm chứng thông tin. 3. Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế: Các kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã được tôi vận dụng vào quá trình thực tế như sau: 3.1. Môn Tham vấn: Đây là môn học đã được tôi vận dụng khá hiệu quả. Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có trình độ chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình. Hoạt động tham vấn bao gồm việc lắng nghe đối tượng trình bày vấn đề của họ, làm cho họ thấy dễ chịu, giúp họ nhận biết vấn đề và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. * Các kỹ năng: - Kỹ năng thấu cảm: Là kỹ năng quan trọng nhất trong tham vấn, thấu cảm là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm nhận. Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc, biết chính xác thế giới của thân chủ. Đây là kỹ năng mà tôi vân dụng vào quá trình thực tế rất tốt. Tôi đã đặt mình vào địa vị của thân chủ là một người bị khuyết tật đang trong độ tuổi đầu của trưởng thành nhưng mới học lớp 8 và để có thể hiểu được tâm tư tình cảm của thân chủ. Tôi không chỉ cảm nhận những điều thân chủ nói và hiểu cảm xúc của thân chủ qua lời nói mà mà còn thông qua cả cử chỉ và hành động đặc biệt là ánh mắt của thân chủ. Khi tiếp xúc, thu thập thông tin và thực hiện cuộc vấn đàm với thân chủ thì tôi luôn cố gắng lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được điều mà thân chủ đã và đang trải qua đồng thời quan sát hành động cử chỉ, ánh mắt, nét mặt của thân chủ nhất là khi thân chủ nói về gia đình mình về anh trai của mình thì khuôn mặt rạng rỡ, luôn cười rất tươi và tôi hiểu thân chủ rất yêu quý anh trai mình. Khi nói về các hoạt động của mình thì giọng thân chủ trầm xuống và cúi mặt xuống thì tôi hiểu thân chủ cảm thấy 10 [...]... triển lệnh lạc các chức năng xã hội) thông qua mối quan hệ 1-1 ( giữa nhân viên công tác xã hội với thân chủ) Đây là môn học được tôi sử dụng trong suốt quá trình làm việc với thân chủ Các kiến thức, kỹ năng mà tôi đã sử dụng đó là: 3.6.1 Các nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân: Trong quá trình thực tế tôi đã thực hiện đúng các nguyên tắc hoạt động của Công tác xã hội cá nhân và thu được... cho thấy khả năng tôn trọng thân chủ 1.2 Các phương pháp được sử dụng trong quá trình: - Phương pháp công tác xã hội với cá nhân Đây là phương pháp quan trọng mà tôi đã sử dụng trong quá trình tiếp cận thân chủ Bởi tôi đang thực hành công tác xã hội với cá nhân, làm việc với em Hoàng Thị Hằng là người bị khuyết tật mọi mặt Phương pháp công tác xã hội với cá nhân là phương pháp can thiệp đầu tiên của... bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt Tôi đã vận dụng kiến thức của 14 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân môn học này như sau: - Đối tượng của an sinh xã hội là những người gặp rủi ro trong cuộc sống, những người ốm đau bệnh tật, khuyết tật, già cả, thai sản…Tôi đã vận dụng điều và biết thân chủ của tôi là bị thiệt thòi bị đa tật, bị khuyết tật vận... phân tích các vấn đề và cùng lên kế hoạch giải quyết các vấn đề đó, cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đã đề ra và cuối cùng là chúng tôi tiến hành lượng giá kết quả 25 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 26 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân 27 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 - Với kiểm huấn viên: + Làm quen và mong nhận được sự giúp đỡ của kiểm huấn viên + Trao đổi với kiểm huấn... được hưởng các chính sách gì và các chính sách đó như thế nào? 3.6 Môn Công tác xã hội với cá nhân: Đây là môn học quan trọng nhất và phải vận dụng nhiều nhất vào quá trình thực tế Đây cũng là môn học mà tôi vận dụng thành công nhất Công tác xã hội cá nhân vừa là một quá trình vừa là một phương pháp can thiệp, giúp đỡ từng cá nhân có vấn 15 Lò Văn Bích – Công tác xã hội K10 đề về chức năng (bị mất,... thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý người Ngoài phương pháp công tác xã hội với cá nhân thì tôi còn sử dụng thêm phương pháp công tác xã hội với nhóm Tuy nhiên việc sử dụng chưa nhiều, nó chỉ là phương pháp bổ trợ thêm cho phương pháp công tác xã hội với cá nhân Tôi đã dùng phương pháp này để làm việc với nhóm, và tạo sự tác động của nhóm tới thân chủ của mình như : Tác động của lớp học tới thân chủ,... Giúp các thầy cô và các em kê bàn ghế, hội trường và sân khấu để chuẩn bị cho buổi đón Đoàn thanh niên của Tổng công ty BIDV + Cùng tham gia Trung thu, và tặng quà Trung thu cho tất cả các em, và tham gia rước đèn cùng các em + Trang trí lớp học cho các em và phòng ở cho các em + Kẻ sân thể dục cho các em 28 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân Các hoạt động bổ trợ cho quá trình thực. .. - Với các thầy cô hướng dẫn Phải tôn trọng các thầy cô và thực hiện đúng nguyên tắc mà thầy cô đề ra Thường xuyên liên hệ, trao đổi về các hoạt động thực tế với thầy cô - Với kiểm huấn viên Tôn trọng kiểm huấn viên, thoải mái chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ của họ Phải tạo được thiện cảm với họ ngay từ đầu và tranh thủ sự nhiệt tình của họ 30 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân - Với. .. một Nhân viên xã hội thực sự mà còn làm cho mọi người (thân chủ, gia đình thân chủ, cán bộ tại cơ sở thực tế, các đối tượng tại cơ sở thực tế ) hiểu hơn về Công tác xã hội và vai trò của Nhân viên công tác xã hội 2 Khuyến nghị: - Với khoa chủ quản: Nên quan tâm sát xao hơn nữa tới sinh viên, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở sinh viên để sinh viên tích cực hơn nữa và nên cho sinh viên thực tế vào dịp hè... lễ nhận quà của Đoàn thanh niên Tổng công ty bảo hiểm BIDV + Tham gia Trung thu và rước đèn ra ngoài đường với các em trong trường và thân chủ, tặng món quà nhỏ cho em nhân dịp Trung thu + Thực hiện 3 cuộc vấn đàm với em để thu thập thông tin và cung cấp các 24 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân thông tin về chính sách cho người khuyết tật + Thực hiện 3 lần quan sát biểu hiện . sống. Hai tháng thực tế qua, với sự nỗ lực của bản thân trong đợt thực tế tôi đã thu được một số kết quả như trong báo cáo. Vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức thực tế nên bản báo cáo còn nhiều. thức, kỹ năng vào thực tế không? Có đạt được mục tiêu đề ra không? Và kết quả thực tế đã chứng minh điều đó, tôi đã hoàn thành đợt thực tế với cá 8 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã. kiến cho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! 4 Báo cáo chuyên môn I Thực hành Công tác xã hội với cá nhân PHẦN A BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ HỌC PHẦN CÔNG

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN A

  • BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ

  • HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

  • I. PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN:

  • II. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC:

  • III. NỘI DUNG THU HOẠCH:

  • 1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tế:

  • 1.1. Nhận thức:

  • 1.2. Mục đích:

  • 1.3. Mục tiêu:

  • 1.4. Nội dung:

  • 1.5. Nhiệm vụ:

  • 2. Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế:

  • 2.1. Thuận lợi:

  • 2.2. Khó khăn:

  • 3. Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế:

  • 3.1. Môn Tham vấn:

  • 3.2. Môn Nhập môn công tác xã hội:

  • 3.3. Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan