TÌM HIỂU ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC

38 799 0
TÌM HIỂU ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH TÍNH TOÁN LƯỚI TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC GVHD: PGS.TS. NGUYỄN PHI KHỨ HỌC VIÊN: HUỲNH THỊ MỸ HỒNG MÃ SỐ: CH1101086 - KHÓA: 6 Tp. Hồ Chí Minh – 07/ 2013 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 2 1.3.1. Đặc tính 4 1.3.2. Thành phần 5 1.3.3. Các mô hình triển khai 6 1.3.4. Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây 7 1.3.5. Công nghệ ảo hóa 7 1.3.6. Công nghệ Web Service 7 Chương 2: CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 9 3.1. Ứng dụng trong giáo dục 12 3.2.2. Mô hình điện toán đám mây trong doanh nghiệp 15 3.3.1. Sự hỗ trợ địa chỉ IP ảo an toàn, thích hợp 19 3.3.2. Sử dụng đám mây đính kèm tập tin Gmail 21 3.3.3. Ứng dụng trên hệ thống Camera IP 21 3.3.4. Điện toán đám mây và ứng dụng trong Ngành Lưu trữ 22 Chương 4: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM 28 4.4. Xu hướng điện toán đám mây tại Việt Nam 33 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt và hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,… Ngoài ra, họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Từ một bài toán điển hình như vậy, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Thuật ngữ “cloud computing” còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi thứ như dữ liệu, phần mềm, tính toán,… lên trên mạng Internet. Chúng ta sẽ không còn trông thấy các máy PC, máy chủ của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà chỉ còn một số các “máy chủ ảo” tập trung ở trên mạng. Các “máy chủ ảo” sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi phí cho lượng sử dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm nhiều đến công nghệ. Xu hướng này sẽ giúp nhiều cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ để lưu trữ, quản lý dữ liệu tốt. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. NGUYỄN PHI KHỨ đã tận tình hướng dẫn chúng em môn học bổ ích và đầy ý nghĩa này. Bên cạnh đó, em cũng không thể không nhắc đến công lao trợ giúp không mệt mỏi của các chuyên gia cố vấn qua mạng thuộc Trung tâm phát triển CNTT – ĐH Quốc gia TP.HCM và toàn thể các bạn bè học viên trong lớp. Do quá trình nghiên cứu cũng như kiến thức và tài liệu còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, chưa được đầy đủ. Chúng em mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài viết được thực sự hoàn chỉnh hơn. 2 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1. Bối cảnh ra đời Trong gần hết kỷ nguyên máy tính cá nhân (PC), những nội dung mà con người cần để làm việc được lưu giữ trong ổ cứng (hard disk) của PC hay trong các ổ cứng gắn ngoài và USB. Trước khi có internet, các thông tin, dữ liệu trong mỗi chiếc máy tính PC sử dụng độc lập, không liên kết với nhau. Mạng internet ra đời đã gắn kết các hệ thống máy tính với nhau, các thông tin được dùng chung một cách có hiệu quả hơn, tuy nhiên chi phí hoạt động còn rất cao. Nhờ sự phát triển của các mạng di động, mạng viễn thông, đặc biệt là mạng thông tin băng rộng và sự xuất hiện của “các phần mềm mô phỏng” đã tập trung được năng lực tính toán và năng lực lưu trữ của các máy tính lại với nhau thành một thể thống nhất và đưa vào “mạng”. Khi cần khai thác sử dụng thì lại thông qua “mạng” mà lấy ra, từ đó đã thúc đẩy sự ra đời của điện toán đám mây. Công nghệ điện toán đám mây là một thành tựu khoa học tương đương thành tựu của các công nghệ tính toán nhưng nó khác ở chỗ: công nghệ đám mây còn là mô hình dịch vụ mới. Điện toán đám mây cung cấp phương tiện để chia sẻ phần cứng, phần mềm cơ sở hạ tầng lưu trữ, theo một gói phần mềm tiện dụng và phổ biến. Chúng ta có thể truy cập và sử dụng đến các dịch vụ CNTT tồn tại trong “đám mây”. Cấu trúc bên trong các “đám mây” là những cơ sở hạ tầng như phần cứng, phần mềm, mạng, phương thức lưu trữ, bảo trì, backup, được duy trì để cung cấp các dịch vụ đảm bảo khả năng sẵn sàng cao. Đó là các “trang trại server” (server farm) lớn do Amazon, Google và các công ty khác quản lý, nơi một lượng dữ liệu cực lớn được tồn trữ để người dùng có thể lấy về tại bất cứ nơi nào trên thế giới. 1.2. Điện toán đám mây (cloud-computing) là gì? Trong những năm trở lại đây, điện toán đám mây (cloud-computing) đang trở thành một trong những thuật ngữ mà ngành công nghệ thông tin trên toàn thế giới quan tâm nhất. Nhiều tổ chức lớn bắt đầu quan tâm đến việc khai thác và nghiên cứu triển khai công nghệ này để giảm thiểu chi phí trong việc quản lý và cơ sở hạ tầng như Google, IBM và Amazon. 3 Hình 1.1: Đám mây điện toán Thuật ngữ điện toán đám mây được ra đời có thể là do cộng đồng IT thường sử dụng đám mây mô tả các mạng máy tính lớn như là Internet trong đó chúng ta không quan tâm chuyện gì đang xảy ra trong internet, mà chỉ quan tâm đến việc gửi và nhận dữ liệu một cách an toàn tin cậy. Một cách đơn giản, điện toán đám mây cung cấp cho người sử dụng tài nguyên công nghệ thông tin (CNTT) như các dịch vụ trên các đám mây trên internet. Với điện toán đám mây, chúng ta có thể truy cập và sử dụng đến các dịch vụ CNTT tồn tại trong “đám mây”. Dĩ nhiên, bên trong các đám mây này là những cơ sở hạ tầng như phần cứng, phần mềm, mạng, phương thức lưu trữ, bảo trì, backup, đang được duy trì để cung cấp các dịch vụ này bởi các nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo các tính năng như khả năng sẵn sàng cao, an ninh và chất lượng. Tuy nhiên, đó không phải là điều người sử dụng dịch vụ trên đám mây cần quan tâm và lo lắng. Người sử dụng không cần biết bằng công nghệ, bằng hình thức nào và bằng phương thức quản lý như thế nào để tạo ra và duy trì các dịch vụ đó, mà chỉ quan tâm làm sao có thể truy cập sử dụng dịch vụ và mức độ an toàn, tin cậy của dịch vụ được cung cấp có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không. Cần phải chú ý ở đây điện toán đám mây là một khái niệm hoàn chỉnh nhưng không mới. Hiện nay có nhiều dịch vụ về quản lý thông tin cho doanh nghiệp mà người dùng đều có thể khai thác như thư điện tử Yahoo mail, Gmail, dịch vụ hosting cho website công ty, Các doanh nghiệp không cần phải mua máy chủ riêng, duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính để chứa các dữ liệu của công ty, mua bản quyền các phần mềm, … Thay vào đó, công ty chỉ cần sử dụng dịch vụ cài đặt tại một trung tâm điện toán nào đó, đánh giá dịch vụ đó có đáp ứng nhu cầu của công ty mình hay không và trả tiền dịch vụ đó (cho một số dịch vụ không miễn phí). Nhà cung cấp dịch vụ Doanh nghiệp chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có các nhà cung cấp dịch vụ lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay thế họ. Google, IBM, Microsoft nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ 4 ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các điện toán đám mây. 1.3. Giới thiệu một số công ty làm dịch vụ (cung cấp) điện toán đám mây Các công ty tiên phong như Amazon đã xây dựng “hệ sinh thái dựa vào đám mây” (cloud-based ecosystem) để làm cho các nội dung như sách điện tử có sẵn với mọi người. Các công ty khác cũng phát triển “hệ sinh thái” riêng của mình. Mới đây Google đã mua Motorola Mobility (công ty chuyên sản xuất máy tính bảng, smartphone và các công cụ khác) với giá 12,5 tỉ USD mà mục tiêu là cho ra một loạt các công cụ di động mới tốt nhất sử dụng các dịch vụ đám mây. Apple cũng có dịch vụ “iCloud”, trong đó cho phép người dùng tồn trữ đến 5GB nội dung không tính phí và nhiều hơn nếu đồng ý trả phí. iPhone 4S vừa trình làng có một số cải tiến trên dịch vụ tồn trữ và đồng bộ (storage-and- sync) iCloud của Apple. iCloud cải tiến (sẽ được đưa vào các sản phẩm Apple mới chạy trên hệ điều hành iOS 5) được xem là đối thủ của Amazon. Các công ty phần mềm nhỏ cũng tận dụng lợi ích của điện toán đám mây như Dropbox cho phép người dùng upload hình ảnh, văn kiện và các nội dung khác lên trang web có giao diện đơn giản của nó rồi load lại chúng từ các công cụ khác thông qua tài khoản đăng ký. Đa số công ty đều cung cấp miễn phí phần cơ bản của dịch vụ và chỉ tính phí ở phần nâng cao. Dropbox miễn phí 2GB nội dung upload. Các công cụ di động có khả năng đặc biệt và điện toán đám mây là hai trong ba cột trụ cơ bản tạo ra cuộc cách mạng điện toán cá nhân. Nhưng cột trụ thứ ba – sự phổ biến của internet dải rộng - đã tăng tốc độ cho nó. 1.3.1. Đặc tính Nói chung khách hàng không cần sở hữu cơ sở hạ tầng, họ sẽ chỉ phải trả cho những gì họ sử dụng. Việc chia sẻ giữa nhiều người thuê giúp tận dụng nguồn tài nguyên máy tính và giảm phí tổn. Một số nhà cung cấp bao gồm Amazon, Google và Yahoo. Gần đây, Microsoft cũng giới thiệu dịch vụ điện toán đám mây mới là Windows Azure. Những dịch vụ này có thể được truy cập nhờ Microsoft Visual Studio bằng cách cài đặt Windows Azure SDK và Windows Azure Tools cho Visual Studio. Điện toán đám mây có những đặc điểm chính bao gồm: tránh phí tổn cho khách hàng; độc lập thiết bị và vị trí; cho phép khách hàng truy cập hệ thống từ bất kỳ nơi nào hoặc bằng bất kỳ thiết bị gì; nhiều người sử dụng: giúp chia sẻ tài nguyên và giá thành, 5 cho phép tập trung hóa cơ sở hạ tầng, tận dụng hiệu quả các hệ thống; phân phối theo nhu cầu sử dụng; quản lý được hiệu suất; tin cậy; khả năng mở rộng; cải thiện tài nguyên; khả năng duy trì. 1.3.2. Thành phần Về cơ bản, “điện toán đám mây” được chia ra thành 5 lớp riêng biệt, có tác động qua lại lẫn nhau: 1.3.2.1. Client (lớp khách hàng) Lớp Client của điện toán đám mây bao gồm phần cứng và phần mềm, để dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám mây. Chẳng hạn máy tính và đường dây kết nối Internet (thiết bị phần cứng) và các trình duyệt web (phần mềm). 1.3.2.2. Application (lớp ứng dụng) - Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm vụ phân phối phần mềm như một dịch vụ thông qua Internet, người dùng không cần phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sửa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ. - Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ở phía khách hàng (lớp Client), cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Website. - Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản vá lỗi, download phiên bản mới,… bởi chúng sẽ được thực hiện từ các “đám mây”. 1.3.2.3. Platform (lớp nền tảng) Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên nền tảng đó. Nó giảm nhẹ sự tốn kém khi triển khai các ứng dụng khi người dùng không phải trang bị cơ sở hạ tầng (phần cứng và phần mềm) của riêng mình. 6 1.3.2.4. Infrastructure (lớp cơ sở hạ tầng) Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi trường nền ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm, trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối,… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu hoặc thậm chí là miễn phí. Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server). 1.3.2.5. Server (lớp server - máy chủ) Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của đám mây. Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng của số lượng đông đảo các người dùng và các nhu cầu ngày càng cao của họ. 1.3.3. Các mô hình triển khai Có 4 mô hình triển khai cho các dịch vụ đám mây với những phương án dẫn xuất giải quyết những yêu cầu đặc thù. 1.3.3.1. Đám mây riêng Hạ tầng đám mây được làm cho sẵn sàng cho công chúng nói chung hoặc một nhóm công nghiệp lớn và được một tổ chức bán các dịch vụ đám mây sở hữu. 1.3.3.2. Đám mây cộng đồng Hạ tầng đám mây được vận hành chỉ cho một tổ chức duy nhất. Nó có thể được tổ chức hoặc một bên thứ 3 quản lý và có thể tồn tại trong nhà hoặc ngoài nhà. 1.3.3.3. Đám mây công cộng Hạ tầng đám mây được vài tổ chức chia sẻ và hỗ trợ một cộng đồng đặc biệt chia sẻ cùng những mối quan tâm (như nhiệm vụ, các yêu cầu về an ninh, chính sách, hoặc các cân nhắc tuân thủ). Nó có thể được các tổ chức hoặc một bên thứ 3 quản lý và có thể tồn tại trong nhà hoặc ngoài nhà. 1.3.3.4. Đám mây lai Hạ tầng đám mây là một sự kết hợp của 2 hoặc nhiều đám mây (riêng, cộng đồng hoặc công cộng) mà vẫn giữ các thực thể duy nhất nhưng ràng buộc cùng với nhau bằng công nghệ hoặc được tiêu chuẩn hóa hoặc sở hữu độc quyền, cho phép tính khả chuyển của các dữ liệu và ứng dụng (như việc bùng nổ các đám mây đối với việc cân bằng tải giữa các đám mây). 7 1.3.4. Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây theo NIST xác định 5 tác nhân chính: - Người sử dụng đám mây. - Nhà cung cấp đám mây. - Nhà kiểm toán đám mây. - Nhà môi giới đám mây. - Nhà vận chuyển đám mây. 1.3.5. Công nghệ ảo hóa 1.3.5.1. Khái niệm ảo hóa Công nghệ ảo hóa đang làm thay đổi bộ mặt của thế giới điện toán bằng các công cụ có khả năng được triển khai và quản lý máy ảo đơn giản, hiệu quả. Bằng việc tối ưu sử dụng các nguồn tài nguyên hệ thống và chi phí triển khai ban đầu thấp, ảo hóa đem lại cho các doanh nghiệp khả năng nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. 1.3.5.2. Phân loại ảo hóa - Ảo hóa hệ thống máy chủ - Ảo hóa hệ thống lưu trữ - Ảo hóa hệ thống mạng - Ảo hóa ứng dụng 1.3.5.3. Các môi trường ảo hóa Ảo hóa máy chủ là một hình thức ưu thế trong ảo hóa được sử dụng hiện nay. Có hai môi trường máy chủ ảo hóa đó là ảo hóa toàn phần (Full virtualization) và ảo hóa một nữa (Paravirtualization). 1.3.6. Công nghệ Web Service Kiến trúc hướng dịch vụ SOA - Khái niệm kiến trúc hướng dịch vụ SOA SOA - viết tắt của thuật ngữ Service Oriented Architecture (kiến trúc hướng dịch vụ) là “Khái niệm về hệ thống trong đó mỗi ứng dụng được xem như một nguồn cung cấp dịch vụ”. - Nguyên tắc thiết kế của SOA SOA dựa trên hai nguyên tắc thiết kế quan trọng: + Mô-đun: đó là tách các vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn. 8 + Đóng gói: che đi dữ liệu và lô-gic trong từng mô-đun đối với các truy cập từ bên ngoài. - Cơ chế hoạt động của Web Service Cơ chế hoạt động của Web Service yêu cầu phải có 3 thao tác đó là: Find, Public, Bind. Hình 1.2: Cơ chế hoạt động của Web Service - Kiến trúc phân tầng của Web Service + Tầng Discovery. + Tầng Desciption. + Tầng Packaging. + Tầng Transport. [...]... ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC 3.1 Ứng dụng trong giáo dục 3.1.1 Lợi thế của điện toán đám mây trong giáo dục Trong ngành giáo dục thường xuyên phải sử dụng nhiều đến các cơ sở dữ liệu cùng với các phép tính toán với chi phí không nhỏ Điện toán đám mây có thể cung cấp cho các cơ sở giáo dục một phương pháp nhằm giúp người học một công cụ tính toán đầy tiềm năng Thông qua điện toán đám. .. Windows Azure Compute và OrangeScape 2.3 Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) Trong mô hình SaaS, nhà cung cấp dịch vụ đám mây cài đặt và vận hành phần mềm ứng dụng bên trong đám mây và những người sử dụng điện toán đám mây truy cập các phần mềm từ các khách hàng của dịch vụ đám mây Những người sử dụng điện toán đám mây không quản lý cơ sở hạ tầng đám mây và nền tảng mà trên đó các ứng dụng đang chạy Điều... trên các máy tính cá nhân 4.3 Thách thức của điện toán đám mây Điện toán đám mây là một mô hình điện toán mới mở ra cánh cửa đến với những cơ hội lớn Trong đám mây điện toán, các tài nguyên và dịch vụ công nghệ thông tin được tách khỏi cơ sở hạ tầng và được cung cấp theo nhu cầu, phù hợp với quy mô trong một môi trường đa người dùng Điện toán đám mây đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng, có ý nghĩa... thể sử dụng Internet hoặc các carrier cloud (dành cho các mạng riêng ảo) 10 Để triển khai các ứng dụng của họ, các người dùng điện toán đám mây cài đặt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng của họ trên cơ sở hạ tầng đám mây Trong mô hình này, người dùng sẽ vá lỗi và bảo trì hệ thống phần mềm ứng dụng của họ Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường tính phí dịch vụ IaaS trên cơ sở điện toán thành... quốc nhằm kích hoạt và thử nghiệm dịch vụ thông qua các phần mềm, điện thoại di động tương tác, các công cụ và phương pháp điện toán đám mây mới North Carolina State University (NCSU) đã sử dụng điện toán đám mây trước khi thuật ngữ này được đưa vào sử dụng phổ biến từ năm 2003 và bắt đầu cung cấp dịch vụ đám mây trong năm 2004 NCSU đã thực hiện một giao diện web mà học sinh có thể sử dụng để truy cập... phải giải hoàn chỉnh Một bài toán rất nhiều thách thức nhưng thú vị 4.4 Xu hướng điện toán đám mây tại Việt Nam Hiện trạng phát triển công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ” song khái niệm điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam” IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với... được tổ chức theo mô hình dịch vụ điện toán đám mây Mô hình dịch vụ điện toán đám mây được hiểu là người dùng không cần phải mua các giải pháp ứng dụng Họ chỉ trả tiền cho việc sử dụng giải pháp ứng dụng qua Internet Còn giải pháp ứng dụng được cài đặt, làm việc và bảo trì ở nơi nhà cung cấp dịch vụ bằng các thiết bị của nhà cung cấp Nhà cung cấp bảo đảm các giải pháp ứng dụng chạy liên tục suốt ngày đêm,... triệu VNĐ) với 2 ổ cứng 2TB chế độ RAID1 Chỉ cần gia nhập hệ thống là được thừa hưởng ngay tất cả các ứng dụng Đám mây riêng: điện toán đám mây hiện nay có thể cho phép cấu hình những đám mây riêng (đám mây lưu trữ) có hiệu quả cao và có thể chia sẻ đám mây (cho các cơ quan, tổ chức nhà nước khác) Đám mây có thể được phát triển từng bước, nở dần trên 25 chiều ngang theo nhu cầu và dung lượng có thể... ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu và máy chủ web Nhà phát triển ứng dụng có thể phát triển và chạy các giải pháp phần mềm của họ trên một nền tảng điện toán đám mây mà không cần tốn chi phí và sự phức tạp của việc mua và quản lý phần cứng cơ bản và các lớp phần mềm Với một số gói PaaS, máy tính cơ bản và các nguồn lực lưu trữ tự động thay đổi quy mô để phù hợp với nhu cầu ứng dụng qua đó người dùng không... Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT) Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm 34 Điện toán đám mây không còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây Từ năm 2008 đến nay, ngày . VNO). 12 Chương 3: ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC 3.1. Ứng dụng trong giáo dục 3.1.1. Lợi thế của điện toán đám mây trong giáo dục Trong ngành giáo dục thường xuyên phải sử dụng nhiều. THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH TÍNH TOÁN LƯỚI TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC GVHD: PGS.TS. NGUYỄN PHI KHỨ HỌC VIÊN: HUỲNH THỊ MỸ HỒNG MÃ SỐ: CH1101086 - KHÓA: 6 Tp các dữ liệu và ứng dụng (như việc bùng nổ các đám mây đối với việc cân bằng tải giữa các đám mây) . 7 1.3.4. Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây theo NIST

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

    • 1.3.1. Đặc tính

    • 1.3.2. Thành phần

    • 1.3.3. Các mô hình triển khai

    • 1.3.4. Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây

    • 1.3.5. Công nghệ ảo hóa

    • 1.3.6. Công nghệ Web Service

    • Chương 2: CÁC MÔ HÌNH DỊCH VỤ CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

    • 3.1. Ứng dụng trong giáo dục

      • 3.2.2. Mô hình điện toán đám mây trong doanh nghiệp

      • 3.3.1. Sự hỗ trợ địa chỉ IP ảo an toàn, thích hợp

      • 3.3.2. Sử dụng đám mây đính kèm tập tin Gmail

      • 3.3.3. Ứng dụng trên hệ thống Camera IP

      • 3.3.4. Điện toán đám mây và ứng dụng trong Ngành Lưu trữ

      • Chương 4: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM

      • 4.4. Xu hướng điện toán đám mây tại Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan