BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT

31 357 0
BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 1 (07J1) 1.Phan Thị Thùy Duyên 2.Đặng Thanh Huyền 3.Lê Thị Ngọc 4.Nguyễn Thị Thu Trang 1 HA NOI, 2011 Chương 1: Những quy định chung Điều 1: Bộ luật này có mục đích nhằm góp phần duy trì và đảm bảo sức khỏe của người dân, tuân thủ các quy chế sao cho người dân được hưởng chế độ khám chữa bệnh hiệu quả, thích hợp, chất lượng cũng như bảo vệ lợi ích của người được khám chữa bệnh thông qua các điều khoản cần thiết nhằm hỗ trợ người bệnh có sự lựa chọn thích hợp, các điều khoản cần thiết nhằm đảm bảo an toàn khám chữa bệnh, các điều khoản cần thiết liên quan đến xây dựng, quản lý và nâng cấp cơ sở vật chất bệnh viện, khu khám chữa bệnh, khu hộ sinh cũng như các điều khoản cần thiết để duy trì mối liên kết giữa nghiệp vụ và trách nhiệm chức năng giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Điều 1 mục 2: Y tế (khám chữa bệnh) phải được đặt trên quan điểm giữ vững sự tôn trọng cá nhân và sinh mạng mỗi con người, phải được tiến hành phù hợp với tình trạng thể chất cũng như tinh thần của người được khám chữa bệnh dựa trên mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa người được khám chữa bệnh và các y bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá cũng như bác sĩ điều trị. Công tác khám chữa bệnh phải hợp lý không chỉ đơn thuần chữa bệnh mà đòi hỏi phải có chất lượng với các biện pháp thích hợp sao cho bệnh nhân hồi phục sớm nhất. 2 Khám chữa bệnh phải lấy sự nỗ lực mong muốn được khỏe mạnh của chính người dân làm nền tảng trên quan điểm tôn trọng hoàn toàn ý muốn của chính người bệnh. Tại các cơ sở khám chữa bệnh, các nhà thuốc kê đơn, các viện dưỡng lão, khu khám chữa bệnh hay bệnh viện (dưới đây được gọi chung là “các cơ sở khám chữa bệnh”) hoặc ngay tại tư gia những người được khám chữa bệnh, việc khám chữa bệnh phải phù hợp với chức 2 năng của chính các cơ sở phục vụ khám chữa bệnh đó (dưới đây gọi chung là “chức năng y tế”) và phải có được mối liên kết hiệu quả giữa các dịch vụ phúc lợi và các dịch vụ liên quan khác,. Điều 1 mục 3: Dựa vào quy định nêu tại điều trước, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng tại các địa phương phải nỗ lực nhằm đảm bảo quy chế giúp cho người dân được khám chữa bệnh một cách hiệu quả, chất lượng và phù hợp. Điều 1 mục 4 : Theo quy định nêu tại điều 1 mục 2, những người đảm nhiệm công việc của bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá hay bác sĩ điều trị phải phối hợp nhằm thực hiện công tác chữa bệnh một cách chất lượng và hợp đối với các bệnh nhân điều tri. 2 Khi điều trị cho bệnh nhân, những người đảm nhiệm công việc của y bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá hay bác sĩ điều trị phải phối hợp giải thích tình hình chữa bệnh sao cho đạt được lòng tin từ phía người bệnh. 3 Tại các cơ sở khám chữa bệnh, để có thể đóng góp vào việc liên kết giữa công việc và chia sẻ chức năng giữa các cơ sở khám chữa bệnh với nhau, các bác sĩ và nha sĩ chuyên làm công tác khám bệnh phải giới thiệu bệnh nhân đến những cơ sở khám chữa bệnh khác khi cần thiết. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, họ phải cung cấp thông tin liên quan đến việc khám chữa bệnh của bệnh nhân hay liên quan đến thuốc men cho các y bác sĩ, nha sĩ hay dược sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh khác, đồng thời phối hợp chặt chẽ để đưa ra các biện pháp phù hợp. 4 Trong trường hợp những bệnh nhân sắp xuất viện cần phải tiếp tục dưỡng bệnh nghỉ ngơi, người quản lí bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh phải phối hợp với những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức 3 khỏe hay dịch vụ bảo hiểm và phải cân nhắc sao cho bệnh nhân có thể tiếp tục nghỉ ngơi với điều kiện tốt nhất. 5 Để có thể góp phần vào việc phổ biến các kĩ thuật chữa bệnh hay cung cấp các biện pháp chữa bệnh có hiệu quả, người thiết lập hay quản lí các cơ sở khám chữa bệnh phải cân nhắc sao cho các y bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá hay những người làm công tác chữa bệnh không làm việc tại cơ sở có thể sử dụng phòng khám cũng như các của cơ sở khám chữa bệnh đó trong công tác nghiên cứu. Điều 1 mục 5 : Bộ luật này quy định: “bệnh viện” là nơi mà các y bác sĩ hoặc các nha sĩ làm công tác liên quan đến y tế hay nha khoa và là nơi có các trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh để có thể tiếp nhận trên 20 bệnh nhân nhập viện cùng một lúc. Bệnh viện phải được thành lập và hoạt động với mục đích chính là cung cấp những phương tiện để người bệnh có thể được điều trị một cách khoa học và thích hợp. 2 Pháp luật này có nêu: “ cơ sở khám chữa bệnh” là nơi các y bác sĩ hoặc nha sĩ làm công tác liên quan đến y tế hay nha khoa nhằm phục vụ quần chúng hay một số người nhất định nào đó. Cơ sở khám chữa bệnh là nơi không có các trang thiết bị để phục vụ khi có bệnh nhân nhập viện hoặc là nơi có các trang thiết bị có thể tiếp nhận tối đa 19 bệnh nhân nhập viện cùng một lúc. Điều 1 mục 6: Bộ luật này quy định: “viện dưỡng lão” là nơi chăm sóc sức khỏe cho người già theo quy định nêu tại luật chăm sóc y tế ( số 123 – pháp luật ban hành năm 1997) 4 Điều 2: Bộ luật này quy định: “nhà hộ sinh” là nơi bác sĩ hộ sinh làm nghiệp vụ cho chăm sóc cho người dân hay những người được chỉ định ( ngoại trừ những nghiệp vụ được tiến hành tại bệnh viện hay phòng khám ) 2 Nhà hộ sinh phải có các thiết bị có thể chăm sóc khoảng trên 10 sản phụ hay người mang bầu cùng một lúc. Điều 3 : Đối với những nơi thực hiện công tác khám chữa bệnh (bao gồm cả công tác hộ sinh) mà không phải là bệnh viện hoặc phòng khám thì không được đặt những tên dễ gây nhầm lẫn hoặc giống với tên của các bệnh viện, bệnh viện khu vực, bệnh viện phụ sản, viện điều dưỡng, phòng khám, bệnh xá, y viện và các bệnh viện hay phòng khám khác. 2 Phòng khám không được đặt những tên dễ gây nhầm lẫn hoặc giống với tên của các bệnh viện, các bệnh viện khu vực, và các bệnh viện phụ sản khác. 3 Nếu không phải là nhà hộ sinh thì không được đặt tên dễ gây nhầm lẫn hoặc giống với nơi tiến hành nghiệp vụ đó của các bác sỹ phụ sản khác. Điều 4: Đối với những bệnh viện được thành lập theo quyết định của bộ trưởng bộ y tế lao động theo quy định nêu tại khoản 1 mục 2 điều 42 và những cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng được những điều kiện cần thiết có liên quan đến công tác hỗ trợ khám chữa bệnh tại các cấp trung ương, tại các tỉnh thành phố hay các thôn xã nêu dưới đây được phép đặt tên là “ bệnh viện hỗ trợ 5 khám chữa bệnh tại địa phương ” sau khi có được sự chấp thuận của người đứng đầu địa phương đó. 1. Các thể chế nhằm giúp các y bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, nha sĩ, y tá không làm việc tại bệnh viện có thể khám chữa bệnh cho những bệnh nhân được giới thiệu từ các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời để giúp họ có thể sử dụng một phần hay toàn bộ các thiết bị, máy móc và thậm chí toà nhà của bệnh viện khi chữa bệnh hiện đang được điều chỉnh. 2. Có khả năng điều trị cho những trường hợp khẩn cấp. 3.Có năng lực tổ chức đào tạo nhằm nâng cao tư chất cho nhân viên y tế khu vực. 4. Có đủ trang thiết bị cho bệnh nhân nhập viện trong trường hợp vượt quá người được quy định tại Luật y tế lao động. 5. Có đầy đủ cơ sở vật chất quy định từ số 2 đến số 8, số 10 đến số 12 khoản 1 điều 21 và từ số 4 đến số 9 khoản 1 điều 22. 6. Các trang thiết bị phải phù hợp với những điều kiện cần thiết theo quy định của bộ Lao động thương binh và xã hội dựa trên những quy định nêu tại tại khoản 1 điều 21 và điều 22. 2 Lãnh đạo các tỉnh thành phố phải sẵn sàng lắng nghe ý kiến của hội đồng tư vấn y tế khi quyết định chấp nhận các điều khoản trên. 3 Nếu không phải là bệnh viện hỗ trợ khám chữa bệnh tại địa phương thì không được đặt tên là bệnh viện hỗ trợ khám bệnh tại địa phương hoặc đặt những tên dễ gây nhầm lẫn. 6 Điều 4 mục 2: Những bệnh viện đáp ứng được những yêu cầu dưới đây sẽ được Bộ Lao động thương binh và xã hội cho phép lấy tên là Viện chức năng đặc biệt: 1. Có khả năng khám chữa bệnh bằng các phương pháp tiên tiến. 2. Có khả năng đánh giá và cung cấp kĩ thuật khám chữa bệnh hiện đại. 3. Có khả năng tiến hành nghiên cứu về khám chữa bệnh bằng các phương pháp tiên tiến. 4. Có khoa chẩn đoán theo quy định của bộ Lao động thương binh và xã hội. 5. Có đủ trang thiết bị chữa bệnh cho số lượng lớn người nhập viện, ngay cả khi vượt quá số lượng quy định theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội. 6. Nhân viên bệnh viện phù hợp với những điều kiện cần thiết do Bộ lao động thương binh xã hội quy định tại mục 2 điều 22. 7. Có đầy đủ trang thiết bị theo quy định nêu từ số 2 đến số 8, số 10 đến số 12 khoản 1 điều 21 và số 2, số 5, số 6 mục 2 điều 22. 8. Các trang thiết bị đó phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội nêu tại khoản 1 điều 21 và mục 2 điều 22. 2 Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội phải sẵn sàng lắng nghe ý kiến của hội đồng tư vấn y tế khi quyết định chấp nhận các điều khoản trên. 3 Nếu không phải là bệnh viện chức năng đặc biệt thì không được lấy tên là bệnh viện chức năng đặc biệt hoặc lấy những tên dễ gây nhầm lẫn. 7 ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 2 (07J1) 1. Nguyễn Thị Duyên Anh 2. Nguyễn Thị Mai Hương 3. Lê Thị Huyền 4. Nguyễn Ngọc Thùy 5. Đinh Thị Yến 8 HA NOI, 2011 Điều 5: Trong trường hợp bác sĩ hoặc bác sĩ nha khoa tham gia chữa trị tận nhà cho từng cá nhân hay cho nhiều người đi công tác, thì theo quy định khoản 5 và khoản 7 điều 6, điều 8 và điều 9, bác sĩ hộ sinh phải coi mỗi địa điểm đó như là nơi chữa trị hoặc nhà hộ sinh. 2. Trong trường hợp tỉnh trưởng, tổ trưởng ở các khu vực hoặc thị trưởng của thành phố (dưới đây gọi là “thành phố xây dựng trung tâm y tế”) được quy định trong bộ luật dựa trên quy định ở khoản 1 điều 5 (số 101 bộ luật 1948) của bộ luật y tế khu vực xác nhận là cần thiết thì có thể đưa ra các thông báo cần thiết, hoặc phải nộp hồ sơ đăng kí chữa bệnh, đăng kí hộ sinh, sổ sách và các giấy tờ khác để kiểm tra đối với bác sĩ hộ sinh, bác sĩ nha khoa hay bác sĩ được quy định ở khoản trước. Điều 6: Đối với các bệnh viện, phòng khám, phòng hộ sinh của Nhà nước thành lập, việc áp dụng các quy định của bộ luật này được quy định cụ thể tại Nghị định Chương 2: Hỗ trợ lựa chọn liên quan đến y tế Phần 1: Cung cấp thông tin liên quan đến y tế Điều 6 khoản 2: Nhà nước và chính quyền địa phương phải nỗ lực để có những biện pháp cần thiết để những người nhận sự chăm sóc y tế có thể nắm được những thông tin cần thiết lien quan đến việc lựa chọn bệnh viện, phòng khám hay phòng hộ sinh 2. Các nhà quản lý cũng như nhà thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải cung cấp thông tin một cách chính xác và phù hợp về việc chăm sóc y tế cung cấp bởi các cơ sở chăm sóc sức khỏe thích hợp, đồng thời nỗ lực đáp ứng một cách thỏa đáng ý kiến từ phía bệnh nhân và người nhà để những người nhận sự chăm sóc y tế có thể lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp Điều 6 khoản 3: 1. Căn cứ theo quy định đưa ra trong chỉ thị của bộ Y tế và Lao động; cán bộ quản lý bệnh viện, phòng khám bệnh, phòng hộ sinh (dưới đây sẽ gọi chung là bệnh viện) phải thông báo cho tỉnh trưởng của các tỉnh thành, khu 9 vực sở tại về các khoản mục được quy định bằng chỉ thị của bộ Y tế Lao động, coi như là thông tin cần thiết để người đến khám chữa bệnh chọn lựa bệnh viện cho phù hợp, đồng thời phải thông qua những văn bản ghi chép đầy đủ các điều khoản hợp lý phù hợp cho các đối tượng bệnh viện. 2. Căn cứ theo quy định đưa ra trong chỉ thị của bộ Y tế và Lao động; Cán bộ quản lý của bệnh viện phải nhanh chóng thông báo cho tỉnh trưởng các tỉnh thành, khu vực sở tại của bệnh viện khi phát sinh thay đổi về các điều khoản đã được thông báo trong quy định trên, cũng như phải thay đổi các văn bản quy định trong điều khoản đó. 3. Căn cứ theo quy định đưa ra trong chỉ thị của bộ Y tế và Lao động; Cán bộ quản lý bệnh viện ngoài việc thông qua các quy định văn bản ở khoản 1; có thể cung cấp các điều khoản khuyến khích được ghi chép bằng văn bản phù hợp theo các quy định của bộ Y tế Lao động bằng những phương pháp sử dụng các cấu trúc xử lý thông tin điện tử, cũng như các phương pháp khác sử dụng kỹ thuật về thông tin và truyền thông. 4. Các tỉnh trưởng các tỉnh thành, khu vực khi cần phải xác nhận nội dung thông báo theo quy định của khoản 1 hoặc khoản 2 có thể yêu cầu văn phòng thành phố, thị trấn, thị xã cung cấp thông tin cần thiết về bệnh viện trong khu vực sở tại. 5. Căn cứ theo quy định đưa ra trong chỉ thị của bộ Y tế và Lao động; các tỉnh trưởng các tỉnh thành, khu vực phải công bố các điều khoản được thông báo theo quy định của khoản 1 và khoản 2. 6. Nếu cán bộ quản lý bệnh viện không thông báo hoặc thông báo sai sự thật theo như khoản 1 hoặc khoản 2; các tỉnh trưởng các tỉnh thành, khu vực có thể ra quyết định lại về thời gian, tìm người quản lý phù hợp và tiến hành thông báo quyết định mới này. Điều 6 khoản 4 Người quản lí bệnh viện hoặc phòng khám khi cho bệnh nhân nhập viện, theo điều luật của bộ lao động và y tế phải yêu cầu bác sĩ hay nha sĩ chịu trách nhiệm khám chữa cho bệnh nhân có liên quan tiến hành thực hiện trên văn bản những mục ghi dưới đây hơn nữa phải cấp giấy và giải thích thấu đáo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.Nhưng,không giới hạn trường 10 [...]... tế thực hành nha khoa, y tế thực hành có khả năng vi phạm những quy định tại các mục và các điều khoản trước như mục 4, mục 3, mục 1 khoản 5 điều 6 thì ban hành thông báo đối với những người làm quảng cáo, có thể tiến hành điều tra các hiện vật, cũng như văn bản có liên quan đến quảng cáo đó,tại văn phòng những người thực hiện quảng cáo 2 Người đứng đầu các tỉnh , thành phố hay thị trưởng của các thành... viện, phòng khám liên quan; mối liên quan giữa bệnh viện, phòng khám liên quan và người cung cấp dịch vụ điều trị hay người cung cấp dịch vụ phúc lợi 12 ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 3 (07J1) 1 Nguyễn Thị Quỳnh Nga 2 Nguyễn Thị Hằng 13 3 Đỗ Thùy Linh 4 Lưu Đức Hạnh HA NOI, 2011 10 Cung cấp các thông tin... ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 4 (07J1) 1 Nguyễn Hồng Anh 2 Hoàng Thị Thu Phương 20 3 Đồng Bích Quỳnh 4 Vương Ngọc Tú 5 Đồng Thị Thanh Nhàn HA NOI, 2011 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM CHỮA BỆNH, NHÀ HỘ SINH Điều 7: 1 Bác sĩ đã hoàn thành chương trình đào tạo lâm sàng có ý muốn xây dựng bệnh viện phải là những... tế và lao động Nhật Bản, người thành lập phải đệ trình bản báo cáo về tài chính lên cho Bộ trưởng bộ y tế và lao động 2 Theo Thông tư bộ y tế và lao động Nhật Bản đã quy định, Bộ trưởng bộ y tế và lao động phải công khai nội dung của bản báo cáo đó ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 5 (07J1) 1.Bùi Thị Phong... công việc của những người hộ sinh và y tế thực hành nha khoa, y tế thực hành có khả năng vi phạm những quy định tại mục 3 hoặc mục 1 các điều khoản trước hay mục 4 hoặc mục 1 khoản 5 điều 6 thì có thể ra lệnh xét duyệt lại toàn bộ nội dung quảng cáo ,trì hoãn các quảng cáo đó hoặc quy định kì hạn đối với những người thực hiện quảng cáo 17 3 Những nhân viên tiến hành điều tra khám xét theo quy đinh tại... thành phố, các khu vực đặc biệt có cơ sở y tế phải nỗ lực tiến hành các biện pháp cần thiết khác liên quan đến việc đảm bảo y tế , cung cấp kiến thức, thực hiện tập huấn, cung cấp các thông tin liên quan đến an toàn y tế Khoản 10 điều 6: Người quản lý của các bệnh viện, phòng khám, và các trung tâm phụ sản cần phải tiến hành đào tạo đội ngũ nhân viên, coi việc đảm bảo an toàn y tế là kim chỉ nam hành. .. tổ chức giúp đỡ khi cần thiết để đảm bảo an toàn y tế tại các khu vực hành chính Các đơn vị hành chính khi thành lập các trung tâm hỗ trợ an toàn y tế theo như các quy định đã được nêu ở trên cần phải công bố tên gọi và địa điểm xây dựng Các đơn vị hành chính có thể ủy thác công việc cho các trung tâm hỗ trợ an toàn y tế hay các tập đoàn pháp nhân, các quỹ hỗ trợ pháp nhân hay đối với các cá nhân theo... bộ lao động và y tế 3 Người quản lí bệnh viện hoặc phòng khám khi cho bệnh nhân nhập viện phải viết thành văn bản hoặc cấp giấy hoặc giải thích phù hợp về các dịch vụ điều trị và dịch vụ phúc lợi phục vụ điều dưỡng sau khi bệnh nhân xuất viện 4 Người quản lí bệnh viện hoặc phòng khám, theo như văn bản đã viết ở mục 1, phải phản ánh một cách đầy đủ về sự hiểu biết của bác sĩ , nha sĩ , dược sĩ, y tá... sự việc cho người đứng đầu tỉnh, thành phố nơi sở tại Phần 2: Quản lý Điều 10: 1 Người sáng lập các bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh phải trao quyền quản lý cho bác sỹ đã hoàn thành các khóa chuyên tu lâm sàng trong trường hợp cơ sở đó hành nghề khám chữa bệnh; hoặc trao quyền quản lý cho nha sỹ đã hoàn thành các khóa chuyên tu lâm sàng trong trường hợp cơ sở đó hành nghề nha khoa 2 Trong trường... lí , vận hành bệnh viện và phòng khám liên quan khác 9 Mục thông báo về : tên bệnh viện , phòng khám được phép giới thiệu, tên của người cung cấp dịch vụ điều trị , dịch vụ phúc lợi ; tình hình sử dụng chung cơ sở hạ tầng, trang thiết bị , dụng cụ y tế giữa người cung cấp dịch vụ kể trên và bệnh viện, phòng khám liên quan; mối liên quan giữa bệnh viện, phòng khám liên quan và người cung cấp dịch vụ . NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 1 (07J1) 1.Phan Thị Thùy Duyên 2.Đặng Thanh Huyền 3.Lê Thị Ngọc 4.Nguyễn. NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 2 (07J1) 1. Nguyễn Thị Duyên Anh 2. Nguyễn Thị Mai Hương 3. Lê Thị Huyền 4 NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG BỘ MÔN TIẾNG NHẬT BÀI TẬP THỰC HÀNH DỊCH VIẾT Nhóm 3 (07J1) 1. Nguyễn Thị Quỳnh Nga 2. Nguyễn Thị Hằng 13 3. Đỗ Thùy Linh 4.

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan