Nghiên cứu so sánh 2 thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ từ 18 tháng đến 7 tuổi tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế

93 1K 16
Nghiên cứu so sánh 2 thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ từ 18 tháng đến 7 tuổi tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, hiện có khoảng 300 triệu người trên thế giới đang hứng chịu bệnh hen phế quản. Gần 250.000 người phải chết sớm mỗi năm vì bệnh, trong khi hầu hết những cái chết này có thể phòng tránh được [22]. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do hen phế quản có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở trẻ em. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thống kê trong 20 năm (1980 – 2010) cho thấy, số trẻ em mắc hen phế quản đã tăng lên gấp 3 – 4 lần [9]. Hơn 50% số trẻ vào cấp cứu vì cơn hen phế quản cấp ở độ tuổi trước tuổi đi học [28]. Sự đánh giá đầy đủ mức độ nặng cơn hen phế quản cấp quan trọng trong bước đầu quản lý bệnh nhân cũng như cho biết mức độ đáp ứng với điều trị trên lâm sàng. Tuy nhiên, điều đó khó hơn khi đánh giá ở trẻ. Bằng kinh nghiệm lâm sàng của người thầy thuốc thường không đủ để quyết định mức độ tắc nghẽn đường thở, mà cần phải có những công cụ khách quan như phế dung kế và lưu lượng đỉnh kế hỗ trợ thêm. Hướng dẫn quốc gia về điều trị cơn hen phế quản cấp của Mỹ cũng cho rằng, đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEFR - Peak Expiratory Flow Rate) hay các phương pháp thăm dò chức năng hô hấp khách quan khác, đo lường mức độ tắc nghẽn đường thở giá trị hơn sự thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, các phương pháp này luôn khó đạt được trong cơn hen phế quản cấp, đặc biệt càng khó hơn khi áp dụng ở trẻ nhỏ, hoặc các trẻ xa lạ với kỹ thuật đo lưu lượng đỉnh hay phế dung kế này, vì trẻ khó lĩnh hội, do đó thiếu khả năng phối hợp. Mặt khác, các phương tiện này không sẵn có thường xuyên tại phòng cấp cứu và việc sử dụng chúng phải do những người đã được huấn luyện thực hiện. Những lý do trên càng củng cố thêm cho việc cần có một thang điểm lâm sàng để quản lý bệnh nhi cũng như để phục vụ trong nghiên cứu lâm sàng [39], [40]. Với sự thiếu vắng một tiêu chuẩn khách quan và được chuẩn hoá, trên thế giới đã có nhiều thang điểm khác nhau được triển khai để đánh giá mức độ nặng cơn hen phế quản cấp. Trong các thang điểm đó, chúng tôi tìm thấy hai thang điểm được công nhận có hiệu lực, có thể áp dụng trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ nhỏ, là: thang điểm đánh giá hô hấp trẻ trước tuổi đi học (Preschool Respiratory Assessment Measure - PRAM) và thang điểm đánh giá mức độ nặng hen phế quản trẻ em (Pediatric Asthma Severity Score - PASS). Đã có nhiều công trình trong nước nghiên cứu về các mặt khác nhau của bệnh hen phế quản nói chung cũng như về cơn hen phế quản cấp nói riêng. Trong đó, hướng dẫn của Chương trình hành động toàn cầu về hen phế quản – GINA (Global Initiative for Asthma) được sử dụng như cẩm nang đầu tay bởi hầu hết các tác giả. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về áp dụng thang điểm trong đánh giá mức độ nặng cơn hen phế quản cấp ở trẻ, đặc biệt ở nhóm trẻ nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu so sánh 2 thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ từ 18 tháng đến 7 tuổi tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế”, nhằm hai mục tiêu: 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thang điểm PRAM, thang điểm PASS trong cơn hen phế quản cấp ở trẻ 18 tháng - 7 tuổi vào điều trị tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế. 2.So sánh và đối chiếu mức độ phù hợp của 2 thang điểm PRAM và PASS với cách phân loại của GINA trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ 18 tháng - 7 tuổi vào điều trị tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HỒ LÝ MINH TIÊN NGHIÊN CỨU SO SÁNH 2 THANG ĐIỂM PRAM VÀ PASS TRONG ĐÁNH GIÁ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 7 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CỦA BÁC SỸ NỘI TRÚ HUẾ - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HỒ LÝ MINH TIÊN NGHIÊN CỨU SO SÁNH 2 THANG ĐIỂM PRAM VÀ PASS TRONG ĐÁNH GIÁ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 7 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Chun ngành: NHI KHOA Mã số: NT 60 72 16 55 LUẬN VĂN THẠC SỸ CỦA BÁC SỸ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS.BS. BÙI BỈNH BẢO SƠN HUẾ - 2014 Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Y Dược Huế - Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Hồ sơ y lý - Bệnh viện Trung Ương Huế - Ban chủ nhiệm và quý Thầy Cô Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Dược Huế - Ban chủ nhiệm và tập thể cán bộ Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế - Tập thể cán bộ Phòng Nhi hô hấp và Nhi cấp cứu – Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế - Tập thể cán bộ thư viện trường Đại học Y Dược Huế Đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Từ đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Bộ môn Nhi Trường Đại hoc Y Dược Huế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức, quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn tất cả các bệnh nhi và gia đình bệnh nhi đã nhiệt tình hợp tác, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Nhi hô hấp và Nhi cấp cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS. TS. Bùi Bỉnh Bảo Sơn, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Quý bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, sẻ chia. Cuối cùng, với những tình cảm thân thương nhất, tôi xin kính cám ơn Ba Mẹ đã luôn hy sinh, thương yêu, che chở và động viên tôi trong cuộc sống. Xin cám ơn chị, em và gia đình nhỏ thân yêu đã luôn chia sẻ, sát cánh bên tôi, giúp tôi thêm nghị lực hoàn thành luận văn này. Tôi sẽ không bao giờ quên. Huế, ngày 27 tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Hồ Lý Minh Tiên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trên bất kì công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai trái, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Huế, tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Hồ Lý Minh Tiên CÁC CHỮ VIẾT TẮT GPQ : Giãn phế quản LLĐ : Lưu lượng đỉnh TKMP : Tràn khí màng phổi BC : Bạch cầu BCTT : Bạch cầu trung tính TB : Trung bình WHO : World Health Organisation ROC : Receiver Operating Characteristic AUC : Area under the ROC curve IMCI : Integrated Management of Childhood Illness MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về hen phế quản 3 1.2. Giới thiệu thang điểm PRAM và PASS 16 1.3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3. Xử lý số liệu 37 2.4. Đạo đức nghiên cứu 38 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 39 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cơn hen phế quản cấp 42 3.3. Đặc điểm thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá cơn hen phế quản cấp . 49 3.4. Mức độ phù hợp giữa PRAM và PASS với gina trong đánh giá mức độ nặng cơn hen phế quản cấp 53 Chương 4: BÀN LUẬN 57 4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 57 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cơn hen phế quản cấp 58 4.3. Đặc điểm thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá CHPQC 62 4.4. Mức độ phù hợp giữa PRAM và PASS với GINA trong đánh giá mức độ nặng cơn hen phế quản cấp 66 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, hiện có khoảng 300 triệu người trên thế giới đang hứng chịu bệnh hen phế quản. Gần 250.000 người phải chết sớm mỗi năm vì bệnh, trong khi hầu hết những cái chết này có thể phòng tránh được [22]. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do hen phế quản có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở trẻ em. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thống kê trong 20 năm (1980 – 2010) cho thấy, số trẻ em mắc hen phế quản đã tăng lên gấp 3 – 4 lần [9]. Hơn 50% số trẻ vào cấp cứu vì cơn hen phế quản cấp ở độ tuổi trước tuổi đi học [28]. Sự đánh giá đầy đủ mức độ nặng cơn hen phế quản cấp quan trọng trong bước đầu quản lý bệnh nhân cũng như cho biết mức độ đáp ứng với điều trị trên lâm sàng. Tuy nhiên, điều đó khó hơn khi đánh giá ở trẻ. Bằng kinh nghiệm lâm sàng của người thầy thuốc thường không đủ để quyết định mức độ tắc nghẽn đường thở, mà cần phải có những công cụ khách quan như phế dung kế và lưu lượng đỉnh kế hỗ trợ thêm. Hướng dẫn quốc gia về điều trị cơn hen phế quản cấp của Mỹ cũng cho rằng, đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEFR - Peak Expiratory Flow Rate) hay các phương pháp thăm dò chức năng hô hấp khách quan khác, đo lường mức độ tắc nghẽn đường thở giá trị hơn sự thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, các phương pháp này luôn khó đạt được trong cơn hen phế quản cấp, đặc biệt càng khó hơn khi áp dụng ở trẻ nhỏ, hoặc các trẻ xa lạ với kỹ thuật đo lưu lượng đỉnh hay phế dung kế này, vì trẻ khó lĩnh hội, do đó thiếu khả năng phối hợp. Mặt khác, các phương tiện này không sẵn có thường xuyên tại phòng cấp cứu và việc sử dụng chúng phải do những người đã được huấn luyện thực hiện. Những lý do trên càng củng cố thêm cho việc cần có một thang điểm lâm sàng để quản lý bệnh nhi cũng như để phục vụ trong nghiên cứu lâm sàng [39], [40]. Với sự thiếu vắng một tiêu chuẩn khách 2 quan và được chuẩn hoá, trên thế giới đã có nhiều thang điểm khác nhau được triển khai để đánh giá mức độ nặng cơn hen phế quản cấp. Trong các thang điểm đó, chúng tôi tìm thấy hai thang điểm được công nhận có hiệu lực, có thể áp dụng trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ nhỏ, là: thang điểm đánh giá hô hấp trẻ trước tuổi đi học (Preschool Respiratory Assessment Measure - PRAM) và thang điểm đánh giá mức độ nặng hen phế quản trẻ em (Pediatric Asthma Severity Score - PASS). Đã có nhiều công trình trong nước nghiên cứu về các mặt khác nhau của bệnh hen phế quản nói chung cũng như về cơn hen phế quản cấp nói riêng. Trong đó, hướng dẫn của Chương trình hành động toàn cầu về hen phế quản – GINA (Global Initiative for Asthma) được sử dụng như cẩm nang đầu tay bởi hầu hết các tác giả. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về áp dụng thang điểm trong đánh giá mức độ nặng cơn hen phế quản cấp ở trẻ, đặc biệt ở nhóm trẻ nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu so sánh 2 thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ từ 18 tháng đến 7 tuổi tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế”, nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thang điểm PRAM, thang điểm PASS trong cơn hen phế quản cấp ở trẻ 18 tháng - 7 tuổi vào điều trị tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế. 2. So sánh và đối chiếu mức độ phù hợp của 2 thang điểm PRAM và PASS với cách phân loại của GINA trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ 18 tháng - 7 tuổi vào điều trị tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ HEN PHẾ QUẢN 1.1.1. Một số định nghĩa về hen phế quản - Theo Chương trình hành động toàn cầu về hen phế quản (Global Initiative for Asthma - GINA) năm 2012: Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý viêm đường thở mạn tính, trong đó có nhiều tế bào và thành phần tế bào tham gia. Quá trình viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng phản ứng đường thở gây ra những đợt khò khè, hụt hơi, tức ngực, và ho, đặc biệt về đêm hay sáng sớm, tái diễn. Các giai đoạn này thường kết hợp với tình trạng tắc nghẽn đường thở lan tỏa, nhưng biến thiên, và thường có khả năng phục hồi tự nhiên hay sau điều trị. Cơn hen phế quản cấp (CHPQC) là những đợt xấu đi trong việc kiểm soát triệu chứng, đủ để gây kiệt sức hoặc nguy hại đến sức khỏe mà cần phải nhập viện hay điều trị với corticoids toàn thân [37]. - Theo Tổ chức đồng thuận quốc tế (International Consensus - ICON) về hen phế quản trẻ em: HPQ là sự rối loạn viêm mạn tính liên quan với sự tắc nghẽn biến thiên khí lưu thông và đáp ứng quá mức của phế quản. Biểu hiện với những đợt ho, khò khè, hụt hơi và tức ngực tái diễn. CHPQC là một đợt cấp hoặc bán cấp trong việc tiến triển triệu chứng HPQ, cùng với sự tắc nghẽn khí lưu thông [50]. 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học hen phế quản HPQ thường phát triển vào giai đoạn sớm của tuổi ấu thơ. Hơn 3/4 trẻ có triệu chứng HPQ xuất hiện trước 7 tuổi thì không còn triệu chứng lúc 16 tuổi [41]. Bệnh tương đối nặng hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn. Khoảng 70% người mắc HPQ có kèm theo dị ứng. Tính chung, HPQ gặp ở nữ 4 (13,5%) nhiều hơn nam (12,2%). Nếu tính theo tuổi, HPQ gặp ở bé trai (16%) nhiều hơn bé gái (11%) [42]. Dù CHPQC xảy ra quanh năm, nhưng đỉnh vào chớm thu (tháng 9), liên quan với việc trở lại trường của trẻ cũng như sự trỗi dậy nhiễm khuẩn hô hấp do virus [52]. 1.1.2.1. Tình hình bệnh trên thế giới GINA định khu những vùng đang phát triển trên thế giới và có độ lưu hành bệnh HPQ ở đó cũng đang gia tăng, là Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, Châu Á, và lòng chảo Thái Bình Dương. Theo thống kê năm 2011, có khoảng 40 triệu người mắc HPQ ở Trung và Nam Mỹ, những con số mới được báo cáo là Peru (13%), Costa Rica (11,9%), Brazil (11,4%), và Ecuador (8,2%). Khoảng hơn 50 triệu người được cho là mắc HPQ ở Châu Phi, trong đó Nam Phi chiếm nhiều nhất. Tại Anh, HPQ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhập viện, với hơn 75000 trường hợp phải vào cấp cứu được báo cáo hàng năm. Ở Bắc Mỹ, số liệu thống kê về HPQ cũng đang ở mức báo động. Canada và Mỹ nằm trong số những nước có độ lưu hành triệu chứng và chẩn đoán HPQ cao nhất trên thế giới. Cứ trong 10 người Bắc Mỹ thì có 1 người mắc HPQ. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, theo thống kê của AIRIAP (Asthma Insights and Reality in Asia - Pacific) tỷ lệ mắc HPQ ở trẻ trong 10 năm (1984 - 1994) tăng lên đáng kể: Philippin từ 6% lên 18,8%, Nhật Bản từ 0,7% lên 8%, Thái Lan từ 3,1% lên 12%, Chi phí cho bệnh HPQ vượt quá của lao và HIV cộng lại, bởi chi phí trực tiếp cho thuốc men, chữa trị và gián tiếp do giảm tính sản xuất vì phải nghỉ học, nghỉ làm; mà nguyên nhân phần nhiều là do kiểm soát bệnh chưa tốt. Theo báo cáo của WHO năm 2009, khoảng 180.000 trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn thế giới được quy do HPQ. Hầu hết những trường hợp tử vong này xảy ra ở các quốc gia có thu nhập trung bình - thấp [13], [42]. 1.1.2.2. Tình hình bệnh trong nước Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học toàn quốc: “Thực [...]... đánh giá độ nặng CHPQC ở trẻ [59] 1.3 .2 Trong nước Hiện chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào trong nước nghiên cứu 23 về vấn đề này 24 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 120 trẻ 18 tháng - 7 tuổi được chẩn đoán cơn hen phế quản cấp vào điều trị tại phòng Nhi hô hấp và Nhi cấp cứu - Trung Tâm Nhi Khoa – Bệnh viện Trung Ương Huế, từ tháng 6/ 20 13 đến tháng 1/ 20 14... bằng thang điểm PRAM Liên quan - Nhẹ - Vừa - Nặng - Doạ ngưng thở Đo SpO2 ± Lấy khí máu Mô tả: - Lâm sàng - Cận lâm sàng Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Liên quan Đánh giá bằng thang điểm PASS 26 2. 2 .2 Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: n = Z2(1 - α /2) Trong đó: n: Số bệnh nhi tối thiểu, từ 18 tháng đến 7 tuổi, vào viện vì CHPQC, để nghiên cứu Z2(1 - α /2) : Hệ số giới hạn... đó, thang điểm PRAM được xem có tính hiệu quả trong đánh giá CHPQC, nhưng nhược điểm là mới chỉ nghiên cứu ở nhóm trẻ 3 - 6 tuổi Xuất phát từ những lý do trên, vào năm 20 03, Ducharme và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thuần tập, áp dụng thang điểm PRAM cho tất cả 7 82 trẻ từ 2 đến 17 tuổi vào cấp cứu vì CHPQC 17 Kết quả cho thấy, PRAM không những đánh giá tốt tình trạng CHPQC ở nhóm trẻ trước tuổi. .. toàn trong 6 – 12 giờ (xem trên): Cân nhắc chuyển hồi sức nếu không cải thiện trong 6 - 12 giờ Cải thiện 16 Sơ đồ 1.1 Phác đồ xử trí cơn hen phế quản cấp tại phòng cấp cứu [15] 1 .2 GIỚI THIỆU THANG ĐIỂM PRAM VÀ PASS 1 .2. 1 PRAM (Preschool Respiratory Assessment Measure) 1 .2. 1.1 Sự ra đời của thang điểm PRAM Thang điểm PRAM được đưa ra đầu tiên bởi Chalut và cộng sự vào năm 20 00 Nhằm xây dựng một thang điểm. .. thời gian nửa năm (7 – 10 /20 03) ở 411 trẻ trên 2 tuổi vào cấp cứu vì CHPQC Điểm PASS được quyết định ở thời điểm ngay khi trẻ mới vào Kết quả của nghiên cứu có điểm PASS chỉ dao động từ 0 - 4 (tối đa 6 điểm) với điểm càng cao phản ánh mức độ bệnh càng nặng, đa số có điểm PASS 0 – 1 (79 %) tương ứng mức độ nặng của bệnh rất thấp Thời gian nằm lại cấp cứu trung bình là 151 phút, điểm PASS càng cao thì... α = 0,05, Z2 (1 - α /2) = 1,96 p: Tỷ lệ trẻ mắc HPQ Theo Phạm Lê Tuấn (20 05) tỷ lệ HPQ ở trẻ dưới 15 tuổi là 10, 42% [21 ] => p ≈ 0,11 q=1-p d: sai số mong muốn, 5% => n ≈ 80 Số bệnh nhi tối thiểu cần nghiên cứu là 80 2. 2.3 Biến số nghiên cứu Bảng 2. 1 Biến số nghiên cứu Tên biến a Đặc điểm chung - Tuổi - Giới - Địa dư b Lâm sàng - Tiền sử HPQ, dị ứng - Triệu chứng toàn thân: + Tri giác + Thở nhanh + Mạch... giãn phế quản trước đó • Các nguyên nhân khò khè khác (viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi có khò khè, suy tim, dị vật đường thở, trào ngược dạ dày - thực quản, lao nội mạc phế quản, hạch lao chèn ép phế quản, ) 25 2. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, cắt ngang - Hỏi bệnh sử, tiền sử Khám lâm sàng Chẩn đoán CHPQC Phân độ CHPQC theo GINA Liên quan Đánh giá bằng thang điểm. .. trường Kinh tế, tâm lý - xã hội - Dị nguyên - Nghèo đói - Nhi m khuẩn hô hấp - Đông đúc - Chất gây mẫn cảm từ nghề - Mẹ < 20 tuổi nghiệp - Khói thuốc - Trình độ văn hóa mẹ dưới cấp trung học phổ thông - Ô nhi m không khí trong /ngoài - Dịch vụ y tế thiếu thốn nhà - Bố mẹ hoặc trẻ có bệnh tâm căn - Chế độ ăn - Có vấn đề gia đình - Thay đổi thời tiết - Lạm dụng rượu hoặc các chất [ 12] , - Thuốc (Aspirin,... Severity Score) 1 .2. 2.1 Sự ra đời của thang điểm PASS Nhằm phát triển một thang điểm mới sử dụng trong đánh giá lâm sàng CHPQC, có hiệu lực trên một quần thể bệnh nhân rộng lớn và đa dạng, vào năm 20 02, Gorelick và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cohort trên tổng số 8 52 bệnh nhi từ 1 đến 18 tuổi vào cấp cứu vì CHPQC Mục tiêu của nghiên cứu là phác thảo chi tiết một thang điểm sử dụng bộ công cụ ít yếu... được đơn giản hóa của thang điểm PI (Pulmonary Index) Thang điểm PI được Becker và cộng sự đưa ra vào năm 1984 Nhằm xây dựng một thang điểm lâm sàng sử dụng tại phòng cấp cứu để đánh giá các trẻ vào vì CHPQC, Becker và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên tổng cộng 40 trẻ từ 6 – 17 tuổi vào cấp cứu vì CHPQC Với 4 dấu hiệu: khò khè, TST, tỉ I/E (thời gian thở vào/thời gian thở ra), và sử dụng cơ hô hấp . NGHIÊN CỨU SO SÁNH 2 THANG ĐIỂM PRAM VÀ PASS TRONG ĐÁNH GIÁ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 7 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Chun ngành: NHI KHOA. nặng cơn hen phế quản cấp ở trẻ, đặc biệt ở nhóm trẻ nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu so sánh 2 thang điểm PRAM và PASS trong đánh giá cơn hen phế quản cấp ở trẻ từ 18 tháng. cấp ở trẻ 18 tháng - 7 tuổi vào điều trị tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Trung Ương Huế. 2. So sánh và đối chiếu mức độ phù hợp của 2 thang điểm PRAM và PASS với cách phân loại của GINA trong

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan