Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng

73 377 1
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN 3 HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT 3 CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM 3 1.1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 3 1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM 7 1.2. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của ngân hàng thương mại 15 1.2.1. Quan niệm phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 15 1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 18 CHƯƠNG 2 26 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT 26 THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB HẢI PHÒNG 26 2.1. Khái quát về VCB HP 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 27 2.1.3. Kết quả một số hoạt động của VCB HP thời gian qua 27 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP 34 2.2.1. Quy trình thanh toán XNK của VCB 34 2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo L/C tại VCB HP. 39 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP. 49 Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.3.1. Kết quả đạt được 49 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 50 CHƯƠNG 3 59 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT 59 THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB HP 59 3.1. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C của VCB HP 59 3.1.1. Đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT 59 3.1.2. Điều chỉnh cơ cấu tài trợ thương mại trong định hướng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng 60 3.1.3. Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán LC 61 3.1.4. Tăng cường hoạt động Marketing trong thanh toán quốc tế 62 3.1.5. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế 64 3.2. Kiến nghị phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VCB HP 65 3.2.1. Kiến nghị đối với VCB TW 65 3.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước 66 KẾT LUẬN 69 Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP L/C TDCT TTQT : : : : Ngân hàng thương mại cổ phần Thư tín dụng thương mại Tín dụng chứng từ Thanh toán quốc tế VCB TW : Hội sở chính Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam VCB HP : Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng XNK : Xuất nhập khẩu Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn 2008-2012 28 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2012 29 Bảng 2.3: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2008-2012 30 Bảng 2.4: Doanh số cho vay-thu nợ- dư nợ giai đoạn 2008-2012 31 Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo ngành của VCB HP 32 Bảng 2.6: Doanh số TTQT giai đoạn 2008-2012 33 Bảng 2.7: Các hoạt động kinh doanh khác giai đoạn 2008-2012 33 Bảng 2.8 : Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu 40 tại VCB HP giai đoạn 2008-2012 40 Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu 42 tại VCB HP giai đoạn 2008-2012 42 Bảng 2.10 : Tỷ trọng TTQT theo L/C VCB HP 43 trong hệ thống VCB giai đoạn 2008-2012 43 Bảng 2.11 : Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C 44 tại VCB HP so với toàn hệ thống từ năm 2008-2012 44 Bảng 2.12: Loại hình L/C sử dụng trong TT XNK 45 tại VCB HP năm 2006-2010 45 Bảng 2.13 : Thị phần hoạt động TTQT theo L/C của VCB HP từ năm 2006-2010. 46 Bảng 2.14 : Số liệu thu phí thanh toán TTQT theo L/C 48 VCB HP giai đoạn 2008- 2012 48 Sơ đồ 1.1. Quy trình thư tín dụng 14 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức VCB HP 27 Sơ đồ 2.2: Quy trình TT L/C xuất khẩu 36 Sơ đồ 2.3 Quy trình TT L/C nhập khẩu 37 Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam đang từng bước hội nhập thế giới. Nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát triển. Điều này tất yếu phát sinh các nghĩa vụ tiền tệ, nhu cầu thanh toán chi trả giữa các chủ thể trong và ngoài nước. Vì vậy, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. VCB HP là một chi nhánh ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực thương mại quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng… trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây thị phần của VCB HP trong lĩnh vực này đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C đang có xu hướng giảm sút do phải chia sẻ với các ngân hàng thương mại khác. Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, VCB HP sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà cả các ngân hàng nước ngoài với tiềm năng về vốn, công nghệ ngân hàng phát triển, thủ tục làm việc nhanh gọn, thông thoáng, các sản phẩm thanh toán quốc tế hàng đầu Điều này đòi hỏi VCB HP phải có các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế theo L/C nói riêng của mình. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, em đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Phòng”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM. - Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra một số giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP. Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, diễn giải, quy nạp 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP. Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM 1.1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.” – (PGS. Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến, 2007 Trích cẩm nang TTQT bằng L/C) Hoạt động thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và hoạt động phi kinh tế. Tại các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế được phân thành hai lĩnh vực là thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng và nhận cung ứng với nước ngoài theo giá cả thoả thuận giữa hai bên trên thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước 1.1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến * Phương thức chuyển tiền Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hàng được gọi là người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người khác được gọi là người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Ngân hàng chuyển tiền thường thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Phương thức chuyển tiền có lợi cho nhà nhập khẩu, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, thuận tiện. Trong phương thức này ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán đơn thuần, không ràng buộc về việc thanh toán. Chi phí chuyển tiền thấp. Phương thức chuyển tiền có nhược điểm là không đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người mua và người bán. Đối với trường hợp chuyển tiền sau khi giao hàng, quyền lợi của bên bán không được đảm bảo, việc chuyển tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng thì bên mua có thể gặp rủi ro không nhận được hàng như đã ký trong hợp đồng. Chính vì vậy, phương thức thanh toán thường được áp dụng trong các trường hợp bên mua và bên bán tin tưởng lẫn nhau, hợp đồng áp dụng phương thức thanh toán này thường có giá trị nhỏ như chuyển vốn đầu tư từ tài khoản này sang tài khoản khác, chi phí bảo hiểm, vận chuyển, bồi thường thiệt hại, thanh toán mậu dịch… • Phương thức ghi sổ Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó người bán mở tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ cho người mua sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ đến từng định kỳ thanh toán người mua mới tiến hành trả tiền cho người bán. Phương thức này thực chất là phương thức tín dụng thương mại (mua bán chịu) không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. Phương thức này chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên, nếu người mua cùng mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy thường chỉ là tài khoản để theo đó theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa các bên. Phương thức này thường được áp dụng khi hai bên có mối quan hệ thực sự tin cậy lẫn nhau và dùng cho hình thức mua bán hàng đổi hàng thường xuyên, nhiều lần theo định kỳ nhất định. Thường dùng cho thanh toán các loại phí dịch vụ như: Phí Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng bảo hiểm, phí hoa hồng môi giới, phí vận tải, lãi cho vay… Khi sử dụng phương thức này nhà nhập khẩu có lợi là chưa phải trả tiền cho đến khi nhận hàng hoá và chấp nhận hàng hoá và giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm. Đối với nhà xuất khẩu phương thức này có ưu điểm là sử dụng đơn giản, chi phí thấp. Tuy nhiên, người bán chịu rủi ro khi việc thanh toán tiền hàng phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của người mua. • Phương thức nhờ thu. Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ thì uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu do mình ký phát ra. Dựa trên cở sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt hai hình thức nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn (sử dụng hối phiếu trơn): Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ giao hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu phiếu trơn đơn giản, trách nhiệm của ngân hàng thấp, phi sử dụng dịch vụ thấp. Với phương thức này quyền lợi của người bán không được đảm bảo, sự trả tiền và nhận hàng tách rời không có ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng nhưng có thể trì hoãn việc trả tiền. Phương thức này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán mà hai bên trong nội bộ công ty, có quan hệ lâu dài, hoặc liên doanh liên kết, có quan hệ chặt chẽ. Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn có thể sử dụng để thanh toán phí như phí bảo hiểm, cước vận chuyển, vận tải hàng hoá dịch vụ trong kinh doanh xuất nhập khẩu không có chứng từ rắc rối đi kèm. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập ngay một bộ chứng từ kèm theo hối phiếu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu với điều kiện người mua trả tiền (đối với nhờ thu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền (đối với nhờ thu chấp nhận) thì ngân hàng mới trao cho người mua bộ chứng từ Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D 5 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng để đi nhận hàng. So với phương thức nhờ thu phiếu trơn và phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người bán hơn vì ngân hàng ngoài đòi hộ tiền hối phiếu còn giữ hộ bộ chứng từ do đó người bán không sợ mất hàng nếu không đòi được tiền. Hạn chế của phương thức này là thời gian thanh toán lâu hơn, khi chờ ngân hàng khống chế bộ chứng từ, người bán không thể buộc người mua trả tiền mà chỉ khống chế quyền định đoạt của người mua, không khống chế được việc thanh toán. • Phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng được gọi là người xin mở thư tín dụng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba được gọi là người hưởng lợi hay chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình được cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã đề ra trong thư tín dụng. So với phương thức thanh toán nhờ thu và chuyển tiền, phương thức này người nhập khẩu được đảm bảo quyền lợi hơn, ngân hàng đứng ra trả tiền nhà xuất khẩu do đó đảm bảo thanh toán hơn, việc thanh toán không phụ thuộc vào thiện chí của người mua và không sợ mất quyền sở hữu hàng hóa vì có ngân hàng đứng ra khống chế bộ chứng từ hàng hóa đó. Nếu như phương thức thanh toán trước nếu một bên có lợi, một bên bị thiệt thì phương thức này người nhập khẩu cũng có lợi, không phải trả tiền ngay, tận dụng được khoản tín dụng nhận được từ ngân hàng. Trong thực tế, khi ngân hàng và nhà nhập khẩu chưa có quan hệ lâu dài, chưa tin cậy, một số ngân hàng yêu cầu ký quỹ mở thư tín dụng một số tiền nhất định tuỳ thuộc vào giá trị hợp đồng, mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu và ngân hàng. Theo phương thức thanh toán này, ngân hàng sẽ giúp nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá do đó độ tin cậy được bảo đảm hơn. Người nhập khẩu chỉ trả tiền ngân hàng khi nhận bộ chứng từ phù hợp, đảm bảo hàng hoá đúng như hợp Nguyễn Thị Dung Lớp: LTĐH8D 6 [...]... xuất khẩu) 1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của NHTM 1.1.2.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C) một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C, theo đó ngân hàng phát hành cam kết... Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tạo điều kiện gia tăng cho hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng, góp phần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương. .. viện Ngân hàng khẩu thanh toán hay làm ngân hàng đại lý, ngân hàng chi t khấu trong phương thức tín dụng chứng từ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển hỗ trợ vô cùng hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C, vì qua hoạt động này nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng cho hoạt động thanh toán quốc tế được cung cấp đầy đủ, hạn chế được rủi ro xảy ra do tỷ giá, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh. .. hành TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Tuỳ từng trường hợp cụ thể và yêu cầu của người xin mở thư tín dụng và tuỳ vào sự uỷ nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng mà trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ có sự tham gia của bao nhiêu Ngân hàng: Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng chi t khấu, Ngân hàng xác nhận… Quy trình của một thư tín dụng thông thường là: Ngân hàng mở... nghiệp 24 Học viện Ngân hàng Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển đòi hỏi sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng mà trong đó có phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức chủ yếu Ngày nay không ai phủ nhận tầm quan trọng của các quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế, việc sử dụng đồng tiền nước ngoài trong thanh toán quốc tế là phổ biến, rộng... ngân hàng không lớn và vì thế ngân hàng khó có khả năng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mình Tương tự như vậy, khi một ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay nhập khẩu thì hoạt động thanh toán xuất khẩu sẽ không phát triển được Định hướng hoạt động của ngân hàng không những tác động đến quy mô hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C mà còn ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng ổn định của hoạt động. .. vậy, phát triển hoạt động thanh toán quôc tế theo phương thức TDCT được hiểu là sự tăng lên về quy mô hoạt động cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C Nó bao gồm sự tăng trưởng ổn định của hoạt động này qua các năm bao gồm sự gia tăng về quy mô thể hiện trên các mặt: doanh số thanh toán theo L/C (trị giá thanh toán và số món), doanh thu từ hoạt động TTQT theo L/C (phí thu từ thanh toán. .. yêu cầu của thư tín dụng, xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán (6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu Nếu thấy không phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu (7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người... tốt nghiệp 7 Học viện Ngân hàng đồng ký kết Song phương thức này cũng có thể gặp phải rủi ro khi chứng từ và hàng hóa không phù hợp trùng khớp Phương thức này có mức độ phức tạp cao, chi phí cao, nhà nhập khẩu chịu phí là phần lớn khi sử dụng phương thức thanh toán này Hiện nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế vì sự an toàn và... trọng của phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 1.2.2.1 Đối với ngân hàng Phát triển hoạt động TTQT theo L/C là mảng hoạt động có vai trò quan trọng đối với mỗi ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng Thứ nhất, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng Phát triển hoạt động này là tiền đề quan . tài: phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức. luận về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM. - Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB. thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB HP. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (2) Phát hành L/C

  • Mức độ sinh lời từ hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C phản ánh qua số phí thu được từ hoạt động này. Trong giai đoạn 2008 - 2012 tổng phí VCB HP thu được trong hoạt động thanh toán L/C chưa cao và tăng trưởng không ổn định qua các năm. Theo số liệu bảng trên, tổng phí thanh toán theo L/C chiếm trung bình 56% trong tổng phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế. Tỷ lệ này thể hiện doanh số hoạt động của hoạt động này chưa cao.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan