SKKN Phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực

19 1.8K 6
SKKN Phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC" PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên, vừa lý thuyết vừa thực hành, đây là một đặc trưng riêng của bộ môn Hoá học. Trong các phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông mà các thầy cô giáo đang truyền thụ cho học sinh qua các bài dạy: truyền thụ kiến thức mới, củng cố bài giảng, ôn tập , thì ngoài các phương pháp như đặt vấn đề, thuyết trình các thầy cô giáo còn sử dụng các thiết bị thí nghiệm làm minh chứng thêm cho bài giảng Qua nghiên cứu các loại bài dạy Hoá học và thực tiễn của quá trình dạy học, thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm trong mỗi bài dạy là rất cần thiết, có thể vận dụng ở trên lớp hoặc trong các phòng thí nghiệm của các Nhà trường. Dạy học kết hợp với sử dụng thí nghiệm một cách thành công theo đúng mục đích càng phát huy tính tích cực, trực quan sinh động, chủ động học tập của học sinh, gây ra không khí học tập sôi nổi và đạt hiệu quả cao trong dạy học. Để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về tính chất hoá học của chất đòi hỏi phải sử dụng thí nghiệm hoá học. Nếu không sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy hoá học thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đặc trưng bộ môn. Đồng thời không đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ôn tập, tổng kết). Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc, sâu sắc. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực”. PHẦN B . NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Trong dạy học hoá học, phương pháp thí nghiệm là phương pháp dạy học mang tính đặc thù của khoa học hoá học - khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn cho học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học hoá học. 1. Bản chất của phương pháp thí nghiệm Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo những mục đích khác nhau để giúp học sinh thu thập và xử lí thông tin nhằm hình thành khái niệm, tính chất của các chất vô cơ, hữu cơ cụ thể. Thí nghiệm hoá học có thể do giáo viên biểu diễn hoặc thí nghiệm do học sinh thực hiện, giúp học sinh tìm hiểu tính chất hoá học, hình thành khái niệm hoặc thực hành vận dụng những tính chất hoá học đã học. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều cách sử dụng thí nghiệm hoá học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Có các trường hợp sử dụng thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm nghiên cứu do nhóm học sinh thực hiện để phát hiện tính chất hoá học mới. - Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu giúp học sinh quan sát, nhận xét rút ra kết luận. - Thí nghiệm kiểm chứng nhằm kiểm tra dự đoán, những suy đoán lí thuyết. - Thí nghiệm đối chứng nhằm rút ra kết luận đầy đủ chính xác hơn về một qui tắc, tính chất của chất. - Thí nghiệm nêu vấn đề (giúp học sinh phát hiện vấn đề). - Thí nghiệm giải quyết vấn đề… 2. Qui trình thực hiện Khi sử dụng thí nghiệm hoạt động của giáo viên và học sinh cần chú ý: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Giáo viên chọn thí nghiệm đảm bảo: + Đạt mục tiêu của bài học. + Dễ thành công. + An toàn. - GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận. - Biết được mục đích của thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất. - Tiến hành thí nghiệm theo đúng hướng dẫn của giáo viên. - Nêu hiện tượng, giải thích. - Rút ra kết luận. 3. Sử dụng thí nghiệm trong bài lí thuyết Sử dụng thí nghiệm được coi là tích cực khi thí nghiệm là nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm kiếm kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuỳ theo cách sử dụng mà thực hiện ở những phương pháp thí nghiệm khác nhau. Những thí nghiệm thực hiện theo hướng chứng minh cho lời giảng của giáo viên là ít tích cực hơn là những thí thí nghiệm được sử dụng theo hướng nghiên cứu. - Mức 1 (ít tích cực): Giáo viên thực hiện thí nghiệm biểu diễn. Học sinh quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra, hoặc một tính chất, một qui luật mà giáo viên nêu ra. - Mức 2 ( Tích cực ): Học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên hoặc một học sinh biểu diễn: + Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm + Quan sát mô tả thí nghiệm + Giải thích hiện tượng + Học sinh rút ra kết luận. - Mức 3 ( Rất tích cực ): Nhóm học sinh trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm: + Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm + Học sinh làm thí nghiệm + Học sinh quan sát hiện tượng + Giải thích hiện tượng + Rút ra kết luận. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Hiện nay, trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp nêu vấn đề dạy học theo quan điểm thuyết trình hoặc sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu mang lại hiệu quả nhất định. Nếu có sử dụng thí nghiệm dạy học thì chủ yếu sử dụng thông qua các thí nghiệm trình chiếu mà ít sử dụng thí nghiệm trực quan, các thí nghiệm trực quan do giáo viên hoặc học sinh chủ yếu sử dụng trong các tiết có bài thực hành, chính vì vậy cũng chưa mang tính thuyết phục cho học sinh vì Hóa học là bộ mộn vừa có lý thuyết và thực hành kiểm chứng III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực là thí nghiệm cung cấp kiến thức, phương tiện để học sinh khai thác, tìm tòi theo phương pháp kiểm chứng, phương pháp nghiên cứu…. Các cách sử dụng thí nghiệm: Cách 1: Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm các giả thuyết, dự đoán trong phương pháp nghiên cứu. Cách 2: Dùng thí nghiệm để kết luận. Sau đây là một số trường hợp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực: 1. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực vì nó giúp học sinh nắm vững kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tế. Khi sử dụng phương pháp này học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giải thuyết khoa học, dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động như sau: - Học sinh hiểu và nắm vững vẫn đề cần nghiên cứu. - Cho học sinh nêu các giả thuyết, dự đoán trên cơ sở lí thuyết đã biết. - Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết. - Chuẩn bị hoá chất dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giải thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi làm thí nghiệm. - Xác nhận giải thuyết đúng thông qua kết quả thí nghiệm. - Giải thích hiện tượng, viết các phương trình hóa học và rút ra kết luận. Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Ví dụ 1: Thí nghiệm nghiên cứu phản ứng thế ở vòng bezen của phenol. Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính axit gây ra phản ứng bởi nhóm OH, phenol còn có tính chất nào khác nữa ? Hãy nghiên cứu phản ứng của phenol với dung dịch nước brom. Quan sát cấu trúc phân tử phenol, dự đoán xem khi nhỏ dung dịch phenol vào nước Br 2 có phản ứng xảy ra hay không ? Hiện tượng xảy ra như thế nào ? Chất tạo thành là gì ? - Học sinh dự đoán: + Phản ứng không xảy ra vì vòng benzen chỉ tác dụng với Br 2 hơi, khan có t 0 , Fe làm xúc tác. + Phản ứng xảy ra theo hướng: Br 2 + H 2 O → ¬ HBr + HBrO C 6 H 5 OH + HBr → C 6 H 5 Br + H 2 O + Phản ứng xảy ra theo hướng nguyên tử Br thế nguyên tử H trong nhân thơm. - Giáo viên làm thí nghiệm nhỏ dung dịch phenol vào dung dịch Br 2 . - Hiện tượng: Dung dịch Br 2 mất màu, có kết tủa trắng xuất hiện. - Giáo viên cung cấp thông tin: Bằng thực nghiệm xác định chất kết tủa có công thức C 6 H 3 OBr 3 tên gọi là 2, 4, 6 – tribromphenol, hãy viết công thức cấu tạo của sản phẩm, viết phương trình hóa học xảy ra và xác định dự đoán nào đúng. - Giáo viên đặt vấn đề tiếp theo: + Hãy so sánh phản ứng thế brom của phenol và phản ứng của bezen với brom. + Vì sao phenol thực hiện phản ứng thế dễ hơn benzen? Tại sao nguyên tử brom lại thế nguyên tử H ở vị trí ortho và para ? Ta hãy xem ảnh hưởng của nhóm OH đến khả năng phản ứng thế vào nhân thơm và ngược lại. Sự kết hợp biểu diễn thí nghiệm và sự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của học sinh theo phương pháp nghiên cứu sẽ tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực hơn. Ví dụ 2: Khi dạy về phần nhận biết ion nirat - Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra khi: + TN 1: Cho Cu vào dung dịch NaNO 3 , đun nóng nhẹ. + TN 2: Cho Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch NaNO 3 , đun nóng nhẹ . Học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra và giải thích ? Học sinh: + TN 1: Không có hiện tượng gì xảy ra. + TN 2: Xuất hiện dung dịch màu xanh, khí không màu bay lên sau đó hoá nâu trong không khí. Giải thích: 3Cu + 8H + + 2 3 NO − → 3Cu 2+ + 2NO + 4H 2 O 2NO + O 2 → 2NO 2 Không màu màu nâu đỏ Ion 3 NO − trong môi trường trung tính không có tính oxi hoá nhưng trong môi trường axit lại có tính oxi hoá. - Học sinh tự rút ra kết luận về nhận biết ion 3 NO − : + Thuốc thử: Cu và dung dịch H 2 SO 4 + Hiện tượng: Xuất hiện dung dịch màu xanh, khí không màu bay lên sau đó hoá nâu trong không khí. Qua thí nghiệm này càng củng cố thêm cho học sinh về tính chất hoá học của ion 3 NO − . 2. Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm - Qui trình thí nghiệm hóa học để kiểm chứng kiến thức: + Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện, quan sát trạng thái, màu sắc. Dự đoán phản ứng có xảy ra không, lý do. Quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học. + Giáo viên hoặc học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng trong đó yêu cầu học sinh nêu hiện tượng thí nghiệm. + Giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến thức cho học sinh. Ví dụ 1: Khi dạy về tính chất hoá học của 3 Fe + Giáo viên đặt vấn đề: Fe 3+ có phản ứng với Cu hay không ? Lập kế hoạch giải với các giả thuyết: [...]... IV- KIỂM NGHIỆM KẾT QUẢ Trong năm học 2012-2013, tôi được nhà trường giao gảng dạy 4 lớp : 2 lớp khối 12 và 2 lớp khối 11 với mặt bằng học sinh các lớp tương đối đồng đều Nhận thấy khi giảng dạy một lớp không sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh bị hạn chế, một lớp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh tích cực, học sinh... C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua việc sử dụng phương pháp trên, tôi thấy việc dạy học hoá học theo hướng tích cực đem lại hiệu quả khá cao, học sinh hứng thú say mê học tập Bởi vì dạy học hoá học không chỉ là quá trình dạy truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin kiến thức cho học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động tích cực của học sinh để đạt các mục đích cụ... bài, chương cụ thể Trong một bài dạy không thể chỉ dùng một phương pháp duy nhất là có thể phát huy tính tích cực của học sinh Nhưng kết hợp nhiều phương pháp mà không hợp lý sẽ không đạt được kết quả mong muốn Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả mong muốn Học sinh không chỉ hứng thú với tiết học, tiếp thu bài nhanh hơn mà còn... phụ tá thí nghiệm qua bằng cấp và kỹ năng làm việc, nên tổ chức thi phụ tá thí nghiệm Giỏi thông qua thi cụm huyện hoặc thi cấp tỉnh Khuyến khích phụ tá thí nghiệm viết SKKN về phụ tá từng môn như Hóa, Lý, Sinh… - Các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần bổ sung kịp thời theo từng tháng, học kỳ và trong năm học - Hàng tháng phụ tá thí nghiệm báo cáo các tiết dạy, số lượng và chất lượng giảng dạy thí nghiệm. .. do đó cân bằng dịch chuyển theo toả nhiệt (chiều thuận) tạo ra N 2O4, nồng độ của NO2 giảm nên màu nâu nhạt đi 4 Dùng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề Quy trình của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thường được sử dụng là: + Đặt vấn đề, giới thiệu thí nghiệm + Tổ chức cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan + Học sinh dự đoán thí nghiệm xảy ra, những thí nghiệm để kiểm tra những dự... SO2 3 Dùng thí nghiệm để đối chứng Để hình thành khái niệm hoá học giúp học sinh rút học sinh rút ra kết luận một cách đầy đủ, chính xác hơn về một qui tắc, tính chất của một chất ta cần sử dụng thí nghiệm ở dạng đối chứng Trong quá trình sử dụng thí nghiệm đối chứng ở một mức độ tích cực, giáo viên cần tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh để các em được hoạt động như người nghiên cứu Ví dụ 1:... Phòng chuẩn bị thí nghiệm và phòng thí nghiệm cần đạt chuẩn, trong phòng Thí nghiệm cần lắp đặt đầy đủ hạng mục công nghệ thông tin, máy chiếu… các thiết bị tủ hốt, hệ thống nước, vệ sinh… - Do phần kinh phí mua sắm dụng cụ thí nghiệm đạt chuẩn lớn mà kinh phí của các Nhà trường hạn hẹp, nên cần có phương án xã hội hóa như trong một học kỳ thì tính toán số tiền chi phí để một học sinh làm thí nghiệm hết... chọn các thí nghiệm: * Về tính chất của oxit axit: - Cho học sinh làm thí nghiệm: Hoà tan SO 2 vào trong nước, sau đó nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được thấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ Yêu cầu học sinh giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra ? SO2 + H2O → H2SO3 * Về tính khử: Cho học sinh làm thí : Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 bị nhạt màu Học sinh quan sát và giải thích:... xảy ra các phương trình hóa học xảy ra như sau: 3NH3 + 3H2O + FeCl3  → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4Cl 3NH3 + 3H2O + AlCl3  → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl 2NH3 + 2H2O + CuCl2  → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl Cu(OH)2 + 4NH3  → [Cu(NH3)4](OH)2 Kết luận: Cu(OH)2 tạo phức với dung dịch NH3 5 Sử dụng thí nghiệm trong bài luyện tập Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp lại những thí nghiệm đã biểu... màu Al2O3 ghi mọc dài giống như tan thuốc lá Ví dụ 2: Hãy làm thí nghiệm hóa học xác nhận Cu hoạt động hóa học kém hơn Zn và Fe, nhưng hoạt động hóa họa mạnh hơn Ag? Trong phòng thí nghiệm có đầy đủ hóa chất và dụng cụ thí nghiệm * Học sinh suy nghĩ tìm hiểu việc chứng minh kim loại hoạt động thì có những cách nào? Cách 1: Kim loại tác dụng với hợp chất của kim loại kia (có thể dùng muối), có đẩy kim . sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh bị hạn chế, một lớp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh tích cực, học. Dùng thí nghiệm để kết luận. Sau đây là một số trường hợp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực: 1. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo. phương pháp thụ động. Trong dạy học hoá học, phương pháp thí nghiệm là phương pháp dạy học mang tính đặc thù của khoa học hoá học - khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan