SKKN LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC “KỸ NĂNG SỐNG” CHO HỌC SINH THCS ĐẠT HIỆU QUẢ

33 1.2K 2
SKKN  LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC “KỸ NĂNG SỐNG”  CHO HỌC SINH THCS ĐẠT HIỆU QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC “KỸ NĂNG SỐNG” CHO HỌC SINH THCS ĐẠT HIỆU QUẢ I.MỞ ĐẦU 1/ Bối cảnh của vấn đề: Năm học 2010 – 2011 là năm Đảng và Nhà nước và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đến giáo dục học sinh. Với chủ đề năm học của Bộ Giáo dục – Đào tạo là “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học”, “Dạy thật Học thật - Thi thật - Chất lượng thật”, cùng với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục. Khi mà thế giới đang còn quá nhiều mâu thuẫn có những cách giải quyết hợp lý, giáo dục tự nó trở nên có vai trò quan trọng trong việc giúp con người có thái độ hòa bình, tôn trọng các nền văn hóa, các giá trị tinh thần. Phải giáo dục cho học sinh có hiểu biết về tính đa dạng của các dân tộc, làm cho các em có thái độ tôn trọng sự khác nhau đó, biết cảm thông và chia sẻ người khác, với dân tộc khác, học cách tranh luận và đối thoại với người khác trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng nhau vì mục đích chung. Theo “Bài kỹ năng sống” ngày 25/11/2009 có ghi: trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống, 76,4% cho biết rất cần tập huấn kiến thức kỹ năng sống và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong đời sống. 2/ Lý do chọn đề tài: Theo công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Dương về vấn đề đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, yêu cầu lồng ghép chương trình kỹ năng sống ở các môn học như: Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn …nhưng khi áp dụng giáo viên còn nhiều lúng túng, không biết lồng ghép như thế Trang 1 nào, bằng cách nào. Bởi vì nội dung giảng dạy của các môn học trên trong phân phối chương trình quá nhiều. Một bài học mà phải lồng ghép rất nhiều nội dung nào như giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, sức khỏe sinh sản… làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và hạn chế về thời gian, khi dạy trên lớp. Nhận thấy sự khó khăn lúng túng của giáo viên trong việc soạn giảng nên Ban giám hiệu trường THCS Bình Thắng mạnh dạn đưa Kỹ năng sống vào giảng dạy và trở thành một môn học riêng. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: Làm thế nào để giáo dục “Kỹ năng sống” cho học sinh THCS đạt hiệu quả. 3/ Mục đích của đề tài: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày ( Tổ chức UNESCO). Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Trong giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa(WHO). Cũng theo WHO, Kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết trong chương trình giáo dục của nhà trường. Theo tôi, đây là môn học thú vị nhằm dạy cho học sinh những kiến thức về cuộc sống. Tuy nhiên chương trình dạy và học ở nhà trường dường như không được các học sinh quan tâm, cách truyền đạt nội dung kiến thức cũng như chương trình giảng dạy quá nhiều, Trang 2 học lý thuyết mà không có cơ hội để thực hành. Vì vậy dạy Kỹ năng sống cho học sinh rất cần thiết, có thể đưa Kỹ năng sống trở thành một môn học riêng. Và cách dạy thường là tổ chức theo sinh hoạt nhóm hoặc thực hành trên lớp để học sinh được phép nói lên quan điểm sống của mình về cùng một sự việc, sự kiện. Chương trình giáo dục của ta hiện nay quá nặng, học rất nhiều môn làm cho học sinh mệt mỏi, chán chường. Vì vậy, đưa kỹ năng sống vào giảng dạy không tính điểm mà chỉ là chương trình ngoại khóa để giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia. Nhằm giáo dục các em có vốn kỹ năng trong cuộc sống đời thường. Dạy kỹ năng sống cần phải biết lựa chọn chương trình dạy theo kiểu mở, để học sinh tham gia như người trong cuộc, chủ yếu đưa ra các tình huống để có biện pháp xử lý các tinh huống đó. 4/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu; Đây là một môn học mới có tính giáo dục mà chưa có trường nào thực hiện. Học sinh học kỹ năng sống với tinh thần thoải mái, giáo dục kỹ năng sống là giáo dục học sinh về các kỹ năng trong cuộc sống, trong giao tiếp. Giáo dục kỹ năng sống cần khơi gợi và phát huy sự tham gia của học sinh chứ không phải là sự áp đặt. Giáo viên dạy cũng phải là giáo viên có kiến thức tâm lý chuyên về giáo dục tâm lý, kỹ năng sống, chứ không nên kiêm nhiệm hay dạy theo ngẫu hứng và quan trọng hơn hết là cần có sự phối hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. - Trường THCS Bình Thắng mới thành lập với tổng số 376 học sinh, gồm 11 lớp, thuộc địa bàn xã Bình Thắng giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Đồng Nai, nơi đây là địa bàn rất phức tạp về giao thông và tệ tạn xã hội, học sinh đa số là con em dân nhập cư cho nên các em rất nhút nhát, thiếu tự tin trong học tập cũng như các giao tiếp trong cuộc sống.Với Trang 3 vai trò là Phó Hiệu Trưởng tôi nhận thấy cần có kế hoạch cụ thể giúp các em có lòng tự tin, tính tự làm chủ bản thân. Trong hoạt động hè năm học 2009-2010 Ban giám hiệu bàn bạc và quyết định thử nghiệm đưa môn giáo dục Kỹ năng sống vào chương trình sinh hoạt hè. - Qua thời gian sinh hoạt hè và áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh có thái độ tích cực, mạnh dạn tham gia các phong trào, biết xử lý các tình huống, có tinh thần tự quản tự giác, biết yêu thương, biết chia sẻ, tự tin khi đứng trước tập thể. Kết quả thử nghiệm rất khả quan nên vào năm học 2010-2011 Ban giám hiệu nhà trường quyết định đưa môn Kỹ năng sống vào chương trình môn học ngoại khóa. 2. Thực trạng: Xã hội phát triển, con người phải tiếp xúc với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, tư duy nhanh, thích ứng tốt mọi hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Đây là một điều đáng phấn khởi. Nhưng thực tế đáng lo ngại tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng đã lan tràn khắp nơi len lỏi vào trong tư tưởng học sinh. Hiện nay, các em chỉ biết sống cho riêng mình, thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh. Hiện tượng đó là do các em thiếu kiến thức về kỹ năng sống. Tình trạng đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều hơn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là nhận thức, ý thức và vấn đề cơ bản là do các em thiếu hiểu biết về kỹ năng sống. Đây là vấn đề nóng bỏng được ngành giáo dục và xã hội vô cùng quan tâm. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. a. Thuận lợi: Được sự cho phép của UBND huyện, PGD - ĐT Dĩ An Trường THCS Bình Thắng tổ chức cho học sinh học hai buổi - bán trú. Đây là ngôi trường THCS đầu tiên của huyện Dĩ An thực hiện mô hình bán trú. Buổi sáng dạy theo phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục, buổi chiều học tăng Trang 4 tiết môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh dạy nâng cao cho các lớp khá giỏi, dạy ôn tập củng cố kiến thức cho các lớp trung bình - yếu. Nên học sinh có điều kiện học tập, vui chơi sinh hoạt tập thể, tránh được tình trạng học sinh đến trường một buổi còn một buổi rong chơi lêu lổng vào chơi điện tử. Mô hình tổ chức này được đại đa số phụ huynh hoan nghênh, ủng hộ. Năm học 2010-2011 trường được UBND Tỉnh cho phép mở lớp tạo nguồn lớp 6 (90 học sinh). Học sinh trường THCS Bình Thắng rất ngoan, lễ phép, chăm học, tích cực tham gia các phong trào thi đua, phụ huynh rất quan tâm. Vì thế chúng tôi có điều kiện áp dụng dạy kỹ năng sống cho học sinh cấp THCS. b. Khó khăn: Dạy kỹ năng sống là một chương trình mới mẻ mang tính giáo dục. Bộ giáo dục đưa vào chương trình lồng ghép ở một số môn học. Giáo viên chưa được tập huấn nên khi áp dụng vào giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay Bộ Giáo Dục – Đào Tạo chưa ban hành ra một tài liệu cũng như chương trình để giáo viên căn cứ vào đó giảng dạy. Mỗi trường, mỗi giáo viên dạy theo một cách, chưa có sự đồng bộ còn mang tính chất lồng ghép. Cách dạy này còn nặng thuyết giảng kết hợp hỏi đáp chưa đi vào thực tế cuộc sống. Trước thực trạng trên, Ban giám hiệu trường THCS Bình Thắng mạnh dạn đưa kỹ năng sống vào giảng dạy và trở thành một môn học. Nhằm giúp học sinh có nhiều kiến thức về cách cư xử đúng phù hợp. Để thực hiện môn Kỹ năng sống vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông THCS quả là một điều không dễ. Thứ nhất là không thể xếp môn này vào thời khóa biểu chính qui. Thứ hai là không có giáo viên được đào tạo chuyên môn. Thứ ba là không có tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Trang 5 c. Biện pháp thực hiện: Mặc dù có khó khăn nhưng trường chúng tôi cố gắng khắc phục, quyết tâm đưa môn Kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy của nhà trường. - Môn Kỹ năng sống trở thành môn học ngoại khóa học buổi chiều, một lớp học 1 tiết/ 1tuần - Hợp đồng Thầy Nguyễn Chí Trung (ĐT: 0978201936) và Nguyễn Đình Hiếu (ĐT: 0937999147) Công ty dịch vụ du lịch Sự kiện 408 Lô G cư xá Thanh Đa P27 quận Bình Thạnh TPHCM về dạy Kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Bình Thắng. - Các chương trình nội dung giảng dạy đều được Ban giám hiệu phê duyệt. - Đề ra kế hoạch tham quan thực tế. Một năm tổ chức cho học sinh tham quan thực tế bốn lần vào tháng 11, tháng 1, tháng 3, tháng 5. Mỗi đợt đi thực tế gắn liền với nội dung chương trình giáo dục. Trong học kỳ một năm học 2010-2011 trường tổ chức hai lần đi tham quan: Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, tham quan nhà tù Phú Lợi - khu du lịch Đại Nam Văn hiến. Số lượng học sinh tham gia trên 80%. Học sinh chuẩn bị dâng hoa lên đền Hùng Trang 6 - Mục đích tham quan thực tế gắn liền với nội dung giảng dạy. Vào ngày 6/11/2010 vừa qua, nhà trường tổ chức cho học sinh đi thực tế tham quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh. Qua lần đi thực tế, chúng tôi giáo dục học sinh tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn” hướng về cội nguồn dân tộc , tự hào dân tộc mình là “ Con rồng cháu tiên”, Tinh thần tập thể, đoàn kết chia sẻ những khó khăn trong sinh hoạt tập thể. Khi đến Đền dâng hương các em đều có ý thức tập thể giữ gìn trật tự, lắng nghe và ghi chép truyền thống 1000 năm văn hiến, lịch sử xây dựng Đền. Các em giao lưu với các cô chú quản lý khu di tích. Hàng tre được trồng hai bên đường dẫn lên đền Hùng Tham quan hàng tre, với thuyết trình của cô hướng dẫn viên du lịch, giúp học sinh hiểu ý nghĩa của hàng tre. Hàng tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Hàng tre gợi nhớ đến vị anh hùng Thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc cứu nước: “ Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi” Trang 7 Bia tưởng niệm về công lao của các vị vua Hùng Giáo dục học sinh có tính tự quản, tính tự lập, tổ chức cho học sinh tập dựng lều trại. Học sinh cùng với thầy cô phụ trách dựng lều trại Trang 8 Những hoạt động học tập – vui chơi tích cực thân thiện của thầy vào trò trường THCS Bình Thắng. Lần hai vào ngày 11/01/2011 đi tham quan nhà tù Phú Lợi - Đại Nam Văn Hiến. Học sinh tìm hiểu tội ác của Đế quốc Mỹ ở trên chiến trường miền Nam vào cuối những năm thập niên 60 và đầu thập niên 70 Học sinh lắng nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử hình thành nhà tù Phó Lợi và tội ác của Đế quốc Mỹ. Trang 9 Đây là những câu thơ của Tố Hữu ghi lại tội ác của Đế quốc Mỹ Nơi gian cầm trên 6000 tù nhân Nơi giam cầm tù nhân Trang 10 [...]... tạo khơng khí sơi động ● Trò chơi Tơi bảo: rèn luyện sự tập trung và khả năng phản xạ cho học sinh 2 GIỚI THIỆU VỀ LỚP HỌC ● giới thiệu về người đứng lớp ● giới thiệu về nội dung lớp học 3 CÁC NGUN TẮC LỚP HỌC ● Giới thiệu các ngun tắc lớp học, đề nghị học sinh lưu ý và ghi nhớ ● Giới thiệu bảng đánh giá kết quả học tập của học sinh 4 BÀI TẬP VỀ NHÀ ● Ghi tất cả các hoạt động tập thể mà mình đã từng... nào có khả năng, sẽ thể hiện bản thân (khơng G Viên sẽ mời theo Bức Tranh như… hát, múa…) 4 ĐƯA BÀI VỀ NHÀ ● Vẽ sơ đồ tư duy 2 nhánh Muốn – Cần Trang 20 5 ĐỌC TỰ KỶ TRƯỚC KHI KẾT THÚC TIẾT HỌC ● MICKEY – KIMCHI ● TƠI LÀ NGƯỜI VUI TÍNH – TƠI LÀ NGƯỜI DỄ THƯƠNG III/ KẾT LUẬN 1 Những bài học kinh nghiệm - Qua một học kỳ thực hiện chun đề: Làm thế nào để giáo dục “ Kỹ năng sống” cho học sinh THCS đạt hiệu. .. Kỹ năng sống Kết quả khảo sát sở thích 100 học sinh ở các mức Phiếu khảo sát về học mơn Kỹ năng sống: Em hãy đánh X vào một các ơ sau - Thích học : - Khơng thích học : Trang 21 - Bình thường: Kết quả: có 50 học sinh thích học Kỹ năng sống, 25 học sinh khơng thích học, 25 bình thường Với kết quả trên Ban giám hiệu cũng hơi lo lắng nhưng bằng lòng quyết tâm chúng tơi vẫn duy trì giảng dạy mơn kỹ năng. .. dạy mơn kỹ năng sống Cuối học kỳ I tơi tiếp tục làm phiếu khảo sát với nội dung như phiếu trước Kết quả có thay đổi 90% học sinh trả lời thích học , 10% học sinh trả lời bình thường Nghĩa là kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS có phần thành cơng Học sinh rất mạnh tự tin khi tham gia các kỳ thi Vừa qua huyện Dĩ An có tổ chức thi giải “Sao Khê” khối 7,8 Trường THCS Bình Thắng vinh dự nhận... 18: Bài học: Làm bài thu hoạch Tiết 19 : Bài học: ● ● ● ● Trả bài thu hoạch Nhận xét bài kết quả học tập Tổng kết học kì 1 của lớp Các nhắc nhở liên quan Trang 17 ● Tun dương tặng q cho các học sinh có nhiều tiến bộ cũng như có thái độ học tập tích cực HỌC KỲ II Tiết 1 : Bài học: Lăng xê bản thân, bắt đầu xây dựng “Thương Hiệu cho cá nhân Tiết 2: Bài học: Nói chuyện trước đám đơng Tiết 3 : Bài học: Lắng... bullding” Tiết 16 : Làm bài thu hoạch cuối khố học Tiết 17: Tổng kết lớp học Tun dương khen thưởng các học sinh xuất sắc Những nhắc nhở, dặn dò, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng sống Trang 18 * Đây là giáo án tham khảo: GIÁO ÁN Tiết 1 Bài học: Giao lưu giữa người đứng lớp và học sinh, giới thiệu nội dung lớp học, các ngun tắc lớp học 1 HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ ● Vỗ tay theo nhịp: Tạo sự làm việc tập thể,... mà học sinh tự ● Các giải pháp khắc phục hạn chế trong q trình thực hiện đặt Tiết 11: Bài học: ● ● Kỹ năng sinh hoạt tập thể Vai trò của cá nhân khi tham gia sinh hoạt tập thể Tiết 12 : Bài học: ● ● Kỹ năng sinh hoạt tập thể Vai trò của cá nhân khi tham gia sinh hoạt tập thể Tiết 13: Bài học: Cùng hành động vì ngày nhà giáo Việt Nam Tiết 14: Bài học: ● ● ● Tổng kết chun đề lòng biết ơn Tổng kết kỹ năng. .. khen ngợi học sinh, để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh Ví dụ Tiết 13: Bài học: Cùng hành động vì ngày nhà giáo Việt Nam Nhà trường tổ chức phong trào làm báo tường để các em bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy cơ Trang 14 Hoạt động làm báo tường của học sinh nhân ngày 20-11-2010 Trang 15 - Sau đây là chương trình dạy mơn Kỹ năng sống mà chúng đã áp dụng trong năm học 2010-2011 Tuy... riêng, hãy tận dụng và phát huy nó ● quả Nhà trường tổ chức cho các lớp sinh hoạt giao lưu, tạo điều kiện cho các em nói lên những ước mơ, sở trường, những suy nghĩ của mình Trang 12 * Ví dụ: Khi dạy Tiết 11: Bài học: Kỹ năng sinh hoạt tập thể ● Vai trò của cá nhân khi tham gia sinh hoạt tập thể Người giáo viên phải tổ chức kỹ năng sinh hoạt cho các em, tạo điều ● kiện cho các em phát huy vai trò cá nhân... kết quả nghiên cứu II NỘI DUNG 1/Cơ sở lý luận 2/Thực trạng 3/Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4 /Hiệu quả III/ KẾT LUẬN 1/Những bài học kinh nghiệm Trang 27 2/Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 3/Khả năng ứng dụng, triển khai SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DĨ AN TRƯỜNG THCS BÌNH THẮNG Đề tài: Trang 28 Người viết Tổ Chức vụ Năm học : Phạm Hồng Sáng : Văn : Phó Hiệu . tranh Nh m 2 hợp tác H nh nh các em cùng nhau thực hiện vẽ bức tranh. Mỗi cá nh n đóng góp công sức vào để hoàn th nh bức tranh. Vẽ tranh xong nh m cử một bạn đứng trước lớp thuyết tr nh. tr nh bức tranh của nh m m nh, giáo viên nh n xét khen ngợi học sinh, để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Ví dụ Tiết 13: Bài học: Cùng h nh động vì ngày nh giáo Việt Nam Nh trường. nh n là một chủ thể tham gia vào sinh hoạt, giúp các em biết di chuyển đội h nh theo yêu cầu (tùy ý thích). H nh nh học sinh đang tham gia chương tr nh sinh hoạt tập thể. Trang 13 Nh m

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan