Những ưu điểm của hệ thống kế toán hợp tác xã nông nghiệp theo Thông tư số

3 1.1K 3
Những ưu điểm của hệ thống kế toán hợp tác xã nông nghiệp theo Thông tư số

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO THÔNG TƯ SỐ 24/2010/TT-BTC SO VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1017/TC/QĐ/CĐKT ThS. HUỲNH NHƯ QUANG ự phát triển của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm, song luôn là mục tiêu mang tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Để tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp tổ chức và quản lý tốt các hoạt động sản xuất dịch vụ, nhiều văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của HTX nông nghiệp đã được ban hành như: Luật HTX 2003, Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết thi hành Luật HTX, Nghị định số 88/2005/NĐ- CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, Thông tư số 74/2008/TTLT/BTC- BNN ngày 14/8/2008 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính HTX nông nghiệp… và gần đây là Thông tư số 24/2010/TT- BTC (ngày 23/02/2010), hướng dẫn kế toán áp dụng cho HTX Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối. S Dưới đây là một số điểm mới liên quan tới tính đầy đủ và hợp lý của hệ thống tài khoản kế toán trong chế độ kế toán HTX nông nghiệp theo Thông tư số 24/2010/TT-BTC so với chế độ kế toán HTX nông nghiệp theo Quyết định số 1017/TC/QĐ/CĐKT. Số lượng tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán mới hoàn chỉnh hơn với 43 tài khoản trong bảng được phân thành 9 loại và 8 tài khoản ngoài bảng. Về cơ bản, hệ thống tài khoản này đã khắc phục được hạn chế của hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 1017/TC/QĐ/CĐKT (với 22 tài khoản cấp 1 trong bảng và 3 tài khoản ngoài bảng) trong việc đảm bảo hạch toán các nghiệp vụ kinh tế cần thiết theo yêu cầu quản lý và chế độ quản lý tài chính hiện hành. Với hệ thống hệ thống tài khoản kế toán mới, các nghiệp vụ kinh tế có tính chất, ý nghĩa khác nhau được theo dõi cụ thể hơn, phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính HTX. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn được theo dõi trên 2 tài khoản khác nhau là TK Đầu tư tài chính ngắn hạn và TK Đầu tư tài chính dài hạn, thay vì phải sử 33 dụng chung tài khoản đầu tư tài chính như trước đây. Điều này phù hợp với yêu cầu quản lý vì đầu tư tài chính dài hạn phải dùng vốn cố định, còn đầu tư tài chính ngắn hạn là dùng vốn lưu động. Tương tự, các đối tượng vật liệu và dụng cụ không còn gộp chung theo dõi trên cùng một tài khoản; sản phẩm, hàng hóa trong kho và sản phẩm hàng hóa gửi đi bán cũng được hạch toán riêng. Điều này đáp ứng được nhu cầu hạch toán của các HTX nông nghiệp có hoạt động kinh doanh đa dạng chứ không chỉ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều. Hoạt động dịch vụ tín dụng nội bộ là một hoạt động đặc thù và phổ biến của nhiều HTX nông nghiệp, trong đó HTX sử dụng một bộ phận vốn tự có của mình và huy động thêm từ các đối tượng trong và ngoài HTX để cho các xã viên của mình vay, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ. Trong hệ thống tài khoản kế toán trước đây, không có các tài khoản chuyên biệt để theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động này, các HTX thường hạch toán các khoản huy động vốn và cho vay vốn trong hoạt động tín dụng nội bộ như các khoản phải trả, phải thu khác. Điều này đã không thể hiện đúng mức vai trò của hoạt động tín dụng nội bộ đối với HTX, và làm hạn chế sự kiểm soát đối với hoạt động này. Với hệ thống kế toán mới, HTX nông nghiệp có các tài khoản chuyên biệt để hạch toán, theo dõi hoạt động dịch vụ tín dụng nội bộ. Đó là các tài khoản cấp 1 và cấp 2 sau: TK 122 - Cho xã viên vay, TK 322- Tiền gửi của xã viên, TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nội bộ, TK 5152 - Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ, TK 6352 - Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ. Để đánh giá kết quả và hiệu quả của các hoạt động sản xuất dịch vụ, trước HTX chỉ có 2 tài khoản theo dõi chi phí (TK 631- Chi phí sản xuất kinh doanh và TK 642- Chi phí quản lý) và 1 tài khoản theo dõi doanh thu (TK 511- Doanh thu ). Việc hạch toán lãi, lỗ được thực hiện trực tiếp trên tài khoản 511- Doanh thu. Điều này đã làm sai lệch ý nghĩa và bản chất của tài khoản doanh thu. Với tài khoản kế toán mới, các khoản doanh thu, chi phí từ các loại hoạt động là: hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính và tín dụng nội bộ; hoạt động khác (hoạt động bất thường) được theo dõi riêng. Đặc biệt, việc tính toán lãi, lỗ được thực hiện trên tài khoản trung gian là TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. Nhờ đó, việc khai thác các thông tin kế toán cần thiết cho quản lý tài chính sẽ được thuận lợi hơn. Trước đây, các khoản chi phí dở dang được thể hiện trên tài khoản chi phí (TK 631- Chi phí sản xuất kinh doanh), và khoản giá vốn hàng bán được 34 phản ánh vào bên nợ của tài khoản doanh thu. Quá trình luân chuyển vốn lưu động từ khâu dự trữ đến sản xuất và lưu thông không được tách biệt rõ ràng. Với hệ thống tài khoản mới, việc bổ sung tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tài khoản 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (trong đó chia ra bán cho xã viên và bán cho người bên ngoài HTX) là phù hợp với yêu cầu quản lý vốn theo sự luân chuyển của nó trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá ở HTX hiện cũng có tài khoản chuyên biệt để hạch toán (TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu) chứ không hạch toán trực tiếp vào tài khoản 511 doanh thu như trước đây. Điều này giúp HTX làm tốt hơn việc theo dõi và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng về các loại sản phẩm cung cấp (thường là nông sản thu mua để làm dịch vụ tiêu thụ từ các hộ xã viên), từ đó cải thiện công tác quản lý. Ngoài việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nội bộ, các HTX cũng đã có thể thống nhất sử dụng tài khoản 159- Các khoản dự phòng để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi. Điều này đã giúp các HTX giải tỏa được những băn khoăn và lúng túng trong việc trích các khoản dự phòng này theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 74/2008/TTLT/BTC-BNN. Đối với các loại nguồn vốn của HTX: Nguồn vốn kinh doanh của HTX được theo dõi chi tiết hơn với sự bổ sung tài khoản cấp 2 “Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước” (TK 4114); đây là nguồn vốn phát sinh khá nhiều ở các HTX nông nghiệp có khó khăn về vốn trong thời gian qua (trước đây, khoản vốn này được ghi chung với nguồn vốn khác). Các quỹ khen thưởng, phúc lợi được ghi vào nợ ngắn hạn, tách biệt hẳn với các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, nhằm giúp HTX tránh nhầm lẫn khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trên đây là một số nội dung chính yếu thể hiện những ưu điểm của hệ thống tài khoản kế toán mới theo Thông tư số 24/2010/TT-BTC dành cho các HTX nông nghiệp. Cho đến nay, theo khảo sát thực tế của chúng tôi, đa số các HTX nông nghiệp tại các địa phương đã và đang triển khai áp dụng chế độ kế toán này. Tuy nhiên, do thời gian áp dụng chưa lâu, nên cũng chưa thể kết luận về mức độ hiệu quả của hệ thống tài khoản kế toán mới. Trong thời gian tới, chắc chắn chúng ta cần có thêm những khảo sát, đánh giá để phát hiện những vấn đề, nếu có, liên quan tới công tác kế toán HTX, nhằm đảm bảo vai trò tích cực của kế toán với tư cách là công cụ hữu ích và giúp cho công tác quản lý tài chính của các đơn vị kinh doanh nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng./. 35 . NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO THÔNG TƯ SỐ 24/2010/TT-BTC SO VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1017/TC/QĐ/CĐKT ThS và hợp lý của hệ thống tài khoản kế toán trong chế độ kế toán HTX nông nghiệp theo Thông tư số 24/2010/TT-BTC so với chế độ kế toán HTX nông nghiệp theo Quyết định số 1017/TC/QĐ/CĐKT. Số lượng. những ưu điểm của hệ thống tài khoản kế toán mới theo Thông tư số 24/2010/TT-BTC dành cho các HTX nông nghiệp. Cho đến nay, theo khảo sát thực tế của chúng tôi, đa số các HTX nông nghiệp tại các địa

Ngày đăng: 08/04/2015, 17:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan