Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn luyện kỹ năng sống cho HS Tiểu học năm học 2012-2013

29 596 1
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn luyện kỹ năng sống cho HS Tiểu học năm học 2012-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết rằng kĩ năng sống là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Tuy nhiên kĩ năng sống không phải tự nhiên mà có. Kĩ năng sống là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi con người. Ở tất cả các bậc học, giáo dục kĩ năng sống đều cần phải được quan tâm giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống. Nó giúp trẻ có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống. Từ năm học 2007-2008, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ đã phát động toàn ngành hưởng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Trong đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được ngành đặc biệt quan tâm. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi luôn mong muốn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục thiết thực đối với các em học sinh. Kĩ năng sống là một trong những nội dung tôi đã trăn trở rất nhiều và càng quan tâm hơn khi được dự lớp tập huấn "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại Phòng Giáo dục và Đào tạo vào ngày 29 tháng 3 năm 2011. Từ những nội dung tập huấn rất cụ thể về công tác "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và nhất là những nội dung về rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh do thầy giáo Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo; tôi rất tâm đắc và từ chỗ hưởng ứng phong trào một cách thụ động, từ năm học 2010 - 2011, tôi đã hưởng ứng một cách chủ động và có nhiều biện pháp tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng và đạt kết quả khá cao. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học". Đề tài này được áp dụng trong phạm vi Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ và được thực hiện từ năm học 2010 - 2011 đến nay III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chúng ta đã biết: Bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Theo UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 tru cột của giáo dục đó là: - Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như là phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, - Họcđể làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu, - Học để cùng chung sống: gồm kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, - Học để làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên đinh, Từ quan điểm này, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2 2013 đã xác định nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bao gồm ba nội dung sau: - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quan và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011- 2012, 2012 - 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD&ĐT Tam Kỳ nêu rõ: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chú trọng các hoạt động: - Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. - Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. - Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn để học sinh chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Từ năm học 2007-2008, hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do các cấp phát động, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung mà trường tôi đặc biệt quan tâm. Tôi đã đã xây dựng kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên toàn trường thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học học sinh làm trung tâm phát huy tối đa trí lực và khả năng chiếm lĩnh kiến thức của các em. Đặc biệt, tôi luôn lưu ý giáo viên quan tâm đến việc tích hợp giáo dục một số kĩ năng cần thiết cho các em trong các tiết học: kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc với nhau theo nhóm, Đối với Ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cũng đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động để tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho các em như: Sinh hoạt ngoại khóa chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; Tổ chức truyền thông về giữ gìn sức khỏe và vệ sinh môi trường; Múa hát tập thể; Thi kể chuyện theo sách; Giao lưu Olympic tiếng Anh, Theo dõi các em thông qua các hoạt động tại trường, tôi nhận thấy rằng một số em cũng đã dần hình thành cho mình một số kĩ năng cơ bản như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, làm việc theo nhóm, tham gia các hoạt động tập thể tại trường Tuy nhiên khi đưa các em đi tham gia các hoạt động giao lưu với học sinh các trường trên địa bàn thành phố và tham quan, học tập ở những khu Di tích Lịch sử, Văn hóa địa phương tôi lại nhận ra rằng học sinh mình chưa thành thạo lắm một số kĩ năng cần thiết như: tự tin tham gia giao lưu trước tập thể, giữ vệ sinh nơi công cộng, lên xuống xe an toàn, xử lí các tình huống bất ngờ, Các em chưa mạnh dạn, tự tin nơi đông người. Khi tham gia các hoạt động cấp thành phố, được người dẫn chương trình mời hát hoặc giao lưu với khán giả, các em chưa dám xung phong. Nếu được mời tham gia thì các em nói chưa trôi chảy, 4 Đến các nơi công cộng một số em chưa thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung. Ăn bánh hoặc uống nước xong các em vứt ngay vỏ dưới chân mình. Đến tham quan tại khu các Di tích Lịch sử Văn hóa địa phương, các em còn hay sờ tay vào hiện vật được trưng bày Là trường có gần 90% học sinh bán trú. Các em đến và ở lại trường từ 7 giờ đến 17giờ. Việc học tập, sinh hoạt, ăn nghỉ buổi trưa tại trường của các em đã được thầy cô giáo và nhân viên nhà trường hướng dẫn, giúp đỡ tận tình. Qua theo dõi, tôi nhận thấy đa số các em đã biết tự phục vụ, chăm sóc bản thân mình (vệ sinh cá nhân, ăn uống ). Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thực hiện tốt được việc này. Với thực tiễn như trên, là người người cán bộ quản lý nhà trường, tôi đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ tìm các biện pháp khắc phục bằng cách nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp để giúp các em có được một số kĩ năng sống cần thiết nhằm phát triển toàn diện bản thân đồng thời góp phần hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Từ thực tiễn nêu trên, tôi đã cùng bàn bạc, tham mưu với Hiệu trưởng và tiến hành một số biện pháp như sau : 1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Xác định việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, thầy cô chính là cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình học sinh. Vì vậy, tôi đã triển khai, quán triệt lại trong hội đồng sư phạm các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ về những nội dung và hướng dẫn thực hiện 5 phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Qua việc giới thiệu 5 nội dung của phong trào này, chúng tôi đã cung cấp, phân tích cho cán bộ giáo viên một số khái niệm về kĩ năng sống, các loại kĩ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đó là : - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thác thức của cuộc sống. - Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì trạng thái khỏe mạnh về tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. - Kĩ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi tâm lý xã hội này. - Cũng theo WHO, kĩ năng sống được chia thành 2 loại là kĩ năng tâm lý xã hội và kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Tôi đã nhấn mạnh với các thầy cô giáo sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục, hình thành lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối 6 nước và các tệ nạn xã hội. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công trong đời. Và vì sao cần phải giáo dục ki năng sống cho học sinh tiểu học? Đó là : - Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân. - Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội - Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước. Tôi cũng đã lưu ý với các thầy cô giáo việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Vì vậy chúng tôi cũng đã xác định với các thầy cô giáo : Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong công việc …. Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng về học tập và rèn luyện cho học sinh noi theo. Để thực hiện được việc này, tôi đã xây dựng kế hoạch tham mưu cho Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường phát động toàn thể nhà giáo, người lao động của trưởng hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" do ngành phát động bằng việc đăng ký những nội dung học tập cụ thể. Chúng tôi cũng đã tổ chức cho các tổ chuyên môn theo dõi , đánh giá, góp ý cụ thể từng thành viên của tổ mình để kịp thời giúp nhau khắc phục kịp thời những tồn tại của bản thân. 7 2. Lựa chọn những kĩ năng thiết yếu, phù hợp với lứa tuổi để tổ chức rèn luyện cho học sinh Như tôi đã nêu trong biện pháp 1, kĩ năng sống của con người thì rất đa dạng. Vì vậy, để tập trung thực hiện có hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, việc làm đầu tiên là tôi lựa chọn một số kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với thực tế của học sinh mình để tổ chức rèn luyện chứ không thực hiện dàn trải. Qua theo dõi và lập phiếu khảo sát, tôi đã chọn ra một số kĩ năng cần tập trung đó là: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm; kĩ năng chia sẻ, cảm thông; kĩ năng làm các công việc lao động đơn giản; kĩ năng thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng; kĩ năng tham gia giao thông an toàn; kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích. Và tôi tiến hành lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với từng kĩ năng. 3. Tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học Xác định “ Đổi mới phương pháp dạy học – Rèn kĩ năng sống cho học sinh ” là một trong những mục tiêu lớn mà việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới, tôi đã có nhiều biện pháp để chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng khả năng làm việc theo nhóm, tạo được hứng thú trong việc học của các em. Như chúng ta đã biết những yêu cầu cơ bản để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học ( ĐMPPDH) là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất 3.1 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học : Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị . Xác định được vị trí của điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị có tầm quan trọng có tính quyết định để thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã tích cực cùng với Hiệu trưởng tham mưu cho lãnh đạo địa 8 phương, cho ngành và phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường ưu tiên đầu tư một số trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc đầu tiên là tôi cùng với các đồng chí lãnh đạo nhà trường quan tâm sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất phù hợp để khai thác tối đa số trang thiết bị hiện có. Từ năm học 2009-2010, được sự quan tâm đầu tư của thành phố, trường tiểu học Trần Quốc Toản chúng tôi đã có 30 phòng học, 08 phòng chức năng và 01 Nhà đa năng. Đây là một điều kiện mà không phải trường nào cũng có được. Tuy nhiên, chỉ như thế thôi thì cũng chưa đủ. Tôi xác định nếu như trước đây, bảng đen, phấn trắng, bàn ghế thông thường và cuốn giáo án viết tay là những công cụ phổ biến để dạy và học. Thì nay, không gian lớp học – nơi diễn ra quá trình dạy và học phải thay đổi . Không chỉ là những dãy bàn ghế kê thẳng hàng tăm tắp mà là sự linh hoạt tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên tiến hành, cốt làm sao để việc dạy và học đều trở nên tích cực. Không chỉ là phấn trắng bảng đen mà còn có sự phối hợp với máy tính xách tay, bảng tương tác, máy chiếu…Hoạt động trong lớp học không còn là sự độc diễn của giáo viên với những thuyết trình dài dằng dặc triền miên mà còn là sự tương tác tích cực của học sinh, để quá trình tiếp thu kiến thức không còn thụ động nữa. Nhà trường không chỉ khang trang về khuôn viên xây dựng, cảnh quan mà còn có thêm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học theo hướng đổi mới. Để giúp cho giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học, tôi cũng đã đã cùng với các đồng lãnh đạo nhà trường suy nghĩ, tính toán việc sử dụng 08 phòng chức năng thật hiệu quả, đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực của giáo viên và học sinh. Và chúng tôi đã bố trí 02 phòng có lắp tivi màn hình lớn và kết nối interrnet để giáo viên thực hiện các tiết dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, chúng tôi trang bị thêm một đèn chiếu và màn hình, 02 ti vi màn hình lớn di động để giáo viên luân phiên sử dụng. 9 Trong 08 phòng chức năng, chúng tôi còn ưu tiên bố trí cho giáo viên và học sinh 02 phòng đọc với 08 máy vi tính có kết nối interrnet để giúp thầy cô, học sinh truy cập lấy thông tin… Đến năm 2010, nhờ tích cực tham mưu với các cấp, trường chúng tôi đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam trang bị thêm một bảng tương tác thông minh nên việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhà trường vào việc đổi mới phương pháp dạy học càng thuận lợi hơn. Chính từ sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất quyết liệt của nhà trường nên số tiết ứng dụng công nghệ thông tin năm sau luôn tăng hơn năm trước và số lượng giáo viên thực hiện cũng tăng lên. Tất cả các sản phẩm ƯDCNTT của thầy cô đã tạo nên thành công cho Ngày hội ứng dụng CNTT được chúng tôi tổ chức trong năm học 2011 - 2012 và được lãnh đạo ngành đánh giá rất cao. Hiện nay trường chúng tôi đã có một kho tư liệu dùng chung với rất nhiều giáo án tốt, bài giảng có ƯDCNTT hay, là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Ngoài những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, những đồ dùng dạy học thủ công truyền thống cũng được tôi đặc biệt quan tâm. Tôi đã chỉ đạo cho giáo viên nhà trường khai thác tối đa những đồ dùng dạy học được cấp và tăng cường làm đồ dùng dạy học . Để kích thích sự say mê, sáng tạo của giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học để phục vụ các tiết dạy, hằng năm tôi đều xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi Đồ dùng dạy học tự làm. Điểm khác của tôi là không phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học vào một thời điểm dự thi mà phát động giáo viên đăng ký tham gia tất cả những đồ dùng dạy học mà mình đã làm và sử dụng trong suốt một năm học. Những đồ dùng dạy học chất lượng, hiệu quả sử dụng tốt sẽ được nhà trường hỗ trợ kinh phí và nhân điển hình để giáo viên trong trường học tập. Chính từ hoạt động này 10 [...]... đồng toàn liên đội học tập và làm theo tâm gương đạo đức của Người Và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy là việc làm thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các em Các em thực hiện tốt được 5 điều Bác dạy thì kĩ năng sống của các em cũng tốt hơn rất nhiều Để giúp các em rèn kĩ năng Học tập tốt, lao động tốt", bên cạnh việc rèn kĩ năng tự học cho các em (chúng tôi đã mở chuyên đề này) thì rèn cho các em tham... trường, các em học sinh lớp 3, 4, 5 cũng đã biết tự phục vụ bản thân mình và cùng cô giáo tổ chức ăn, nghỉ đúng giờ qui định của nhà trường… VII KẾT LUẬN Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được, tôi thấy rằng để thực hiện tốt nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh góp phần Xây dựng thành công trường học thân thiện, học sinh tích cực, người cán bộ quản lý cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau... viên về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh 2 Lựa chọn những kĩ năng thiết yếu, phù hợp với lứa tuổi để tổ chức rèn luyện cho học sinh 2 Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy đồng thời bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp 25 vụ tay nghề nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy trí lực của học sinh... thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 3 Kế hoạch số 342/KH-PGD-ĐT, ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ về việc triển khai thực hiện cuộc vân động Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 4 Công văn số 455/HD-PGD&ĐT ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp tiểu học. .. vật chất, để thực hiện tốt mục tiêu “ Đổi mới phương pháp dạy học - Rèn kĩ năng sống cho học sinh”, tôi đã tập trung nâng cao trách nhiệm, và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ Để làm được việc này, hằng năm tôi cùng các đồng chí lãnh đạo nhà trường đã tập trung chỉ đạo các tổ chuyên môn làm tốt việc đánh giá giáo viên theo Quyết định 14 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học để từ đó... hướng phát huy trí lực của học sinh 3 Tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học 4 Chỉ đạo giáo viên đầu tư nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội – Sao 5 Chỉ đạo Ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục gắn với nội dung rèn kĩ năng sống cho học sinh 6 Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo... chơi nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đồng thời theo dõi, động viên, nhân điển hình một số mô hình tổ chức của các trường trên địa bàn để các trường cùng nhau học tập Tam Kỳ, ngày 08 tháng 4 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Thanh Nga 26 IX PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1: Một số hình ảnh minh hoạ: Thể hiện trong nội dung đề tài 2 Phụ lục 2: Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của nhà trường... chủ nhiệm thường giao cho một em làm suốt 5 năm của cấp học 14 5 Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Song song với việc “ Đổi mới phương pháp dạy học - Rèn kĩ năng sống cho học sinh”, tôi cũng đã nghiên cứu tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp các em có môi trường rèn luyện kĩ năng cho mình 5.1 Tổ chức chương trình Tiếng hát đầu tuần Để tạo điều kiện cho nhiều em được ca... đảm bảo trật tự ATGT năm 2012 và giành giải Nhất toàn đoàn Hội thi tìm hiểu ATGT cấp tiểu học thành phố Tam Kỳ - Năm học 2012-2013 6 Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh Để đạt được mục tiêu tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tôi đã tích cực tranh thủ sự phối hợp của phụ huynh học sinh Tất cả các... tham quan học tập, tuyên truyền, vận động nhằm giáo dục được nhiều kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng chia sẻ, cảm thông cũng là một trong những kĩ năng chúng tôi cũng đã chọn để giáo dục cho các em Bởi lẽ, theo chúng tôi, giáo dục cho các em biết vui với niềm vui của người khác, buồn với nổi buồn của bạn bè, người thân cũng chính là giáo dục cho các em một nhân cách sống Vì sự ích kỉ sẽ làm cho tâm hồn . " ;Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học& quot;. Đề tài này được áp dụng trong phạm vi Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ và được thực hiện. I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết rằng kĩ năng sống là nhân tố quan trọng để con người. mới phương pháp dạy học – Rèn kĩ năng sống cho học sinh ” là một trong những mục tiêu lớn mà việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới, tôi đã có nhiều biện pháp để chỉ đạo thực hiện tốt việc

Ngày đăng: 08/04/2015, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan