SKKN Biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

20 3.9K 17
SKKN Biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS" A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. I/ Mục đích yêu cầu: Xã hội càng phát triển thì yêu cầu đối với sự nghiệp giáo duc ngày càng cao. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế và văn hóa thế giới, bên cạnh sự phát triển trên nhiều lĩnh vực thì mặt trái của nó có tác động không nhỏ tới đời sống vật chất, tinh thần của quân chúng nhân dân và nhất là đối tượng trong độ tuổi học sinh. Nhưng làm sao để giáo dục đạo đức cho các em có hiệu quả trong khi ngoài xã hội có nhiều điểm mà lứa tuổi của các em rất yêu thích như: Vào quán Internet, xem phim, xem truyền hình, các tệ nạn xã hội…Đó là vấn đề đang được rất nhiều giáo viên quan tâm cũng là vấn đề mà tôi luôn trăn trở khi mà các tệ nạn xã hội len lõi vào học đường và đạo đức của học sinh chúng ta đang có chiều hướng đi xuống. Làm sao để các em yêu trường, yêu lớp không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài xã hội thì ngoài vấn đề dạy kiến thức cũng cần trang bị cho các em những hiểu biết về văn hóa, nhân văn, đạo đức của người học sinh để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Qua nhiều năm công tác và qua thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở - vấn đề mà tôi đề cập trong bài viết này. II/ Thực trạng ban đầu: Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn nảy sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL giáo viên chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Về cá nhân. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người QLGD. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. III/ Giải pháp đã sử dụng: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn,giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân và mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt, giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì Hồ chủ tịch đã nêu: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ để thực hiện khi có tình hình phức tạp cũng như những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện cũng được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng - người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất. Vai trò cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. Giáo dục đạo đức không dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó còn được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động hiện có trong nhà trường. Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẻ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉt đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường,gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh,nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trước đây giáo dục học sinh của nhà trường chỉ chú ý nhiều đến học tập mà chưa chú ý giáo dục toàn diện cho học sinh .Năm học 2006-2007 hạnh kiếm học sinh trong trường đạt được: Số lượng học sinh Đạo đức tốt Khá Trung Bình Yếu 295 180 85 27 3 Từ thực trạng trên tôi nhận thấy do chúng ta chưa có phương pháp,kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp nên vẫn còn tồn tại nhiều học sinh có đạo đức trung bình và yếu. Nguyên nhân: Vì giáo viên chưa nhiệt tình trong việc giáo dục các em, chưa uốn nắn các em mọi lúc nếu thấy các em vi phạm, chưa lồng ghép trong chương trình vào việc giáo dục đạo đức học sinh, còn khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm. Đối với học sinh ở lứa tuổi ham chơi chưa suy nghĩ chín chắn dễ bị các phần tử xấu lợi dụng, dụ dỗ. Nếu không được uốn nắn kịp thời các em rất dễ bị sa ngã.Về phía gia đình chưa quan tâm hoạc quan tâm chưa đúng mức tới con em mình. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I/ Cơ sở lý luận: Đạo đức là một hình thái ý thữc xã hội bao gồm nhứng nguyên tắc và chẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người, con người với tự nhiên. Chức năng đạo đức: Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội. mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy đạo đức có chức năng to lớn tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: Chức năng giáo dục Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Chức năng phản ánh. II/ Cơ sở thực tiễn: 1. Về phía giáo viên: Có thể nói giáo viên là lực lượng có tri thức, kết hợp lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn gương mẫu trong đạo đức và công việc, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đa số giáo viên tận tụy với nghề, xem trường học là ngôi nhà thứ hai của mình, xem học sinh như những đứa con thân yêu của mình nên ngoài việc dạy những giờ chính khóa trên lớp giáo viên còn phải nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của trường, kết hợp giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện giáo dục đạo đức đối với giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Trong trường đa số giáo viên còn trẻ, mới ra trường chưa có kinh nghiệm, công việc soạn giảng còn quá nặng nề đối với giáo viên. Các giáo viên còn nuôi con nhỏ nên việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em còn ít, chưa quan tâm nhiều đến hoàn cảnh của từng em trong lớp. Đồng thời việc kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giáo dục đạo đức các em ở một số giáo viên còn chưa quan tâm. 2. Về phía học sinh: Đa số học sinh đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiếu động, ham vui, ham học hỏi kiến thức và kinh nghiệm nên các em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách hào hứng và sôi nổi. Một số em rất có năng khiếu trong sinh hoạt tập thể được phát huy khả năng của mình nên các em rất nhiệt tình và vận động các buổi sinh hoạt tập thể đã đưa ra những ý kiến rất hay truyền đạt cho bạn mình học hỏi, giúp các em mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn và ngày càng xích lại gần nhau hơn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều em học sinh ngỗ nghịch, ham chơi, trong các buổi học, sinh hoạt tập thể thường phá phách, gây gỗ, đánh nhau và bỏ sinh hoạt đi chơi… Nên quản lý các em là việc làm rất khó đòi hỏi giáo viên phải sâu sát học sinh. III/ Giả thuyết: Để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả thì người thầy, người CBQL phải thay đổi cách giáo dục bằng lý thuyết như trước đây mà giáo dục bằng hành động cụ thể mọi lúc, mọi nơi, kết hợp hài hòa giữ gia đình, nhà trường, xã hội. Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt vui chơi hướng về cội nguồn dể giáo dục các em biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Từ đó giúp các em có nhân cách ngày càng tốt hơn. III/ Quá trình thử nghiệm: 1/ Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hình thành cho học sinh ý thức, các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội, giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức quy định. - Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện. - Bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, tính tích cực và bền vững các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. - Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. - Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhay của con người. - Giáo dục hs trong thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của học sinh, đưa những thực tiễn đó vào những giừo lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em hs. - Giáo dục theo nguyên tắc tập thể. Nguyên tắc này thể hiện ở cả ba nội dung: Dìu dắt hs trong tập thể để giáo dục, giáo dục bằng sức mạnh tập thể, giáo dục hs tinh thần vì tập thể. Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẻ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho hs. Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành. Để thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường phải tổ chức tốt các tập thể lớp, nhà trường phải cùng với đoàn, đội xây dựng các chi đội mạnh trong trường. Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của hs chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt. Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, có tình thương yêu hs, không thể làm qua loa cho xong việc. mọi đòi hỏi của hs phải giải thích cặn kẻ, tỉ mỉ cho các em hiểu. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm. Đặc điểm tâm lý của hs THCS là thích được khen, thích được mọi người biết đến những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của hs. Luôn nêu cái xấu trong đạo đức thì sẽ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức thận trọng những mặt tốt, những thành tích của hs dù chỉ là nhỏ, dùng những gương tốt của những hs trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em. Phải tôn trọng nhân cách của hs đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với hs. Muốn xây dựng nhân cách cho hs người thầy phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng hs, thể hiện lòng tin đối với hs là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động [...]... về đạo đức Về phía giáo viên luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn là tấm gương sáng cho hs noi theo Đối với nhà trường: - Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho hs ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình tình thực trạng đạo đức của hs, tình hình thực tế của đại phương để định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho. .. cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự phối hợp giáo dục hs giữa nhà trường, gđ và xh 3/ Các phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà trường: a Phương pháp thuyết phục Là những phương pháp tác động vào lý trí, tình cảm của hs để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau: Giảng giải về đạo đức: Được tiến hành trong giờ dạy GDCD, cũng như các giờ học môn... khăn cho hs Nhưng dù khó khăn thế nào cũng khắc phục miễn ta đạt được mục đích cuối cùng là hs có đạo đức tốt C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I/ Kinh nghiệm cụ thể: Như vậy ta thấy rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất lớn đối với phong trào dạy và học trong nhà trường Bởi vì chúng ta giáo dục hs trở thành một người toàn diện vừa có đức vừa có tài đó là mục đích sư phạm của chúng ta Việc giáo dục. .. cảm đúng đắn cho hs được Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuối hs và đặc điểm hoàn cảnh các em hs Công tác giáo dục đạo đức cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của hs THCS là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn.Để từ đó có hình thức, biện pháp thích hợp Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em Đốivới từng em hs gái, hs trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên... những phương pháp tổ chức cho hs hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: Dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể Cụ thể trong năm học nhà trường tổ chức cho các em tìm hiểu về ma túy học đường,... nhục hs… IV/ Hiệu quả mới: Từ khi thực hiện giáo dục đạo đức cho hs trong nhà trường theo các phương pháp trên bản thân tôi thấy: Qua thực tế điều tra ở khối 8 nămhọc 2007 – 2008 Kết quả như sau: Số Đạo đức tốt Khá Trung bình Yếu 262 115 0 0 lượng HS 377 Từ đó ta thấy rằng giáo dục đạo đức cho hs không phải ngày một ngày hai, phải lâu dài, phải bền bỉ, có phương pháp phù hợp cùng với nhiệt huyết, phối... tìm hiểu về ma túy học đường, tổ chức buổi truyền thông về ma túy học đường lồng ghép thêm chương trình văn nghệ nên hs sôi nổi tham gia Nhà trường còn mời công an giao thông huyện về tuyên truyền luật ATGT cho hs Tổ chức được các hội thi hái hoa dân chủ về chủi đề giáo dục môi trường, giáo dục giứoi tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên tìm hiểu về luật giao thông, luật cư trú… tổ chức thăm hỏi và tặng... khích mọi người đầu tư cho môn học này nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đưa phong trào của nhà trường ngày càng đi lên II/ Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm này có thẻ sử dụng rộng rãi cho tất cả các trường THCS trong toàn huyện Nhưng tùy theo tình hình thực tế của địa phương mà sử dụng linh động cho phù hợp III/ Kết luận và kiến nghị Với việc giáo dục đạo đức cho nhà trường là một... phải sâu sát hs, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có biện pháp GD phù hợp Trong công tác gd đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng gd với hs Kết quả công tác giáo dục hs trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được... hành vi đạo đức Khi hs tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn cao hơn nữa Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương hs nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm hs sẻ nhờn và ngược lại các em sẻ sinh ra sợ sệt, rụt rè , không dám bộc lộ tâm tư, tình cảm, do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho hs . 1/ Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà. của các em. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉt đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng. công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan