SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học

54 1.8K 2
SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ” 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài, thuận lợi và khó khăn Từ lâu, dạy học theo kiểu “đọc – chép” được coi là một phương pháp dạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng hiện tại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép” Phải nói rằng trong một tiết dạy, cũng có lúc giáo viên cần phải đọc cho học sinh chép như môn chính tả ở bậc Tiểu học, đọc hoặc ghi lên bảng các công thức toán học, bảng cửu chương, một sự kiện lịch sử, một số yếu tố địa lý, đoạn thơ, các khái niệm ở bậc Trung học, điều này không có nghĩa là giáo viên đã sử dụng phương pháp “đọc – chép”. Cũng phải khẳng định rằng, trong giáo học pháp, chưa bao giờ trong trường học có phương pháp dạy học mang tên “đọc – chép”. Do đó, “đọc” thế nào và học sinh “chép” ra sao mới là quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép – nhìn chép” nghĩa là chống việc chỉ đọc chép, truyền thụ kiến thức một chiều trong cả một tiết lên lớp. Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 2 Hơn nữa, đã dạy theo kiểu “đọc – chép” thì đề thi phải ra theo kiểu học thuộc. Học sinh khi học, chép được điều gì thì lúc thi, lại chép những điều ấy vào bài làm, không có khả năng sáng tạo, học sinh hiểu bài một cách máy móc không sáng tạo, không thể hiện được “cái riêng” của mình hoặc không dám thể hiện “cái riêng” của mình. Bài dạy học đọc – chép tất yếu phải được tổ chức theo phương thức diễn dịch, do đó tiết dạy “đọc – chép” sẽ nhàm chán và mang tính áp đặt. Việc giáo viên sử dụng cách dạy học theo kiểu đọc – chép, có thể kể ra một số nguyên nhân sau: Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc – chép”. Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cô chọn cách đọc bài, học trò chép bài. Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao… Cũng còn một số giáo viên không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mất sức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không tốn sức. Trang thiết bị và các phòng học chức năng không đủ hoặc không có để đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh không có nhiều điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinh động. 3 Khắc phục tình trạng đọc – chép là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học đối với tất cả các môn học. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp trong điều kiện hiện nay của nhiều trường. Thực hiện tốt việc chống dạy học theo kiểu “đọc – chép” là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy cô giáo là điều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị bắt đầu từ năm học này (2011 – 2012) chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép và nhìn chép ở bậc trung học phổ thông. Đây là chủ trương phù hợp với tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự mong đợi bấy lâu nay của nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục, giúp học sinh chủ động học tập và sáng tạo. Có thể nói, nhiều năm qua việc giáo viên đọc cho học sinh chép bài đã trở thành thói quen của phần lớn thầy – trò bậc phổ thông, kể cả đại học. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và dư luận lên tiếng không đồng tình, thậm chí phản đối gay gắt và đề nghị chấm dứt việc dạy học theo kiểu đọc chép, nhưng có lẽ do còn nhiều việc phải giải quyết, nên mãi đến năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có ý kiến chính thức bằng văn bản. Dạy theo kiểu “đọc cái có sẵn cho học sinh chép vào vở” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm, khiến công việc của các nhà giáo trở nên nhàm chán, không có động lực để đổi mới. Còn với học sinh, dẫu biết rằng phải chép bài của thầy đọc từ sách giáo khoa, cái mà các em có thể tự đọc – là một sự miễn cưỡng. Nhưng biết làm sao, khi thầy yêu cầu trả bài phải đúng, thậm chí đúng nguyên văn những lời thầy đọc. Đã có những bài thi ngây ngô đến mức khó tin, bởi thiếu phương pháp tư duy, rập khuôn máy móc do việc học lệ thuộc hoàn toàn vào thầy, còn thầy thì lệ thuộc sách giáo 4 khoa. Cách dạy và học này còn tiếp tay cho nạn quay cóp, gian lận trong thi cử, tạo ra sự thiếu công bằng giữa những người học nghiêm túc và những người thầy thực sự muốn đổi mới cách dạy học. Thầy đọc, trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiến các em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suy luận để có kiến thức thực sự? Nhưng vấn đề đặt ra, thế nào là thầy không đọc, trò không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy sẽ nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy? Chỉ thị không đọc – chép trên lớp sẽ thực hiện từ năm học này. Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng với một tinh thần hưởng ứng nhiệt tình, có thể xảy ra tình trạng, giáo viên photo bài giảng và bộ câu hỏi rồi phát cho học sinh tự đọc, tự trả lời để tránh tiếng “thầy đọc, trò chép”. Và cũng không loại trừ xảy ra chuyện, thầy cứ giảng, trò muốn ghi gì cũng được mà không biết đâu là nội dung chính để tập trung học hỏi. Rồi khi thi kiểm tra chất lượng, thầy có chấp nhận nội dung bài thi khác với ý của mình hay không. Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn cũng được đào tạo bằng phương pháp “đọc – chép” nên để thay đổi cách giảng dạy cũng khó có thể đạt kết quả một sớm một chiều. Trong khi đó, bộ sách giáo khoa bậc phổ thông đang tiếp tục được thay đổi và nội dung còn khá nặng nề cũng là một lực cản trong quá trình nói không với “đọc – chép”. Thực tế những năm qua có nhiều giáo viên (kể cả bậc đại học) đã áp dụng phương pháp giảng dạy không đọc chép cho học sinh, sinh viên và đem lại hiệu quả rõ nét. Nhưng vì không có động lực, thiếu sự khuyến khích, động viên và tiêu chí rõ ràng, nên cách làm này chỉ có tính tự phát ở một số ít người. 5 Chấm dứt tình trạng không đọc chép sẽ trở thành hiện thực nếu đội ngũ giáo viên được coi trọng, nếu đội ngũ giáo viên có động lực và sự đánh giá nghiêm túc, công bằng từ các cơ quan quan quản lý. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong năm học 2007 – 2008 Sở GD&ĐT Bình Dương đã triển khai cho các Trường THCS trong tỉnh thực hiện dạy học theo “Sơ đồ tư duy” và mỗi trường THPT cử một giáo viên dự lớp tập huận đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới do Microsoft tài trợ, nhưng hiện nay chưa triển khai đến giáo viên các trường THPT. Đầu năm học 2011 – 2012 Hiệu trưởng Trường THPT Dĩ An Vương Văn Thanh triển khai chỉ thị năm học mới của Bộ GD&ĐT trong đó có nêu lên chỉ thị “chấp dứt hoàn hoàn việc đọc – chép hoặc nhìn – chép ở trường THPT” và thầy Hiệu trưởng có giới thiệu một phương pháp giảng dạy mà từ lâu các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng trong dạy học đó là sử dụng sơ đồ tư duy và đã cho giáo viên xem một số hình ảnh minh họa các “sơ đồ tư duy” mà học sinh các trường đã thực hiện. Sự việc nầy đã làm tôi liên tưởng đến lớp học của chương trình đổi mới phương pháp dạy học do chương trình Microsoft tài trợ và huấn luyện mà tôi đã tham dự, tôi hỏi thăm một số thầy cô đã được cử đi tập huấn ở Singapor và được biết các trường học ở Singapor cũng đã thực hiện cách dạy nầy rồi. Tôi đến các lớp hỏi thăm học sinh lớp 10 có biết ghi bài bằng sơ đồ tư duy hay không thì các em trả lời ở Trường THCS các em cũng đã được dạy rồi. 6 Từ đó tôi mới tìm hiểu và áp dụng theo phương pháp “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” và bài trả lời cho câu hỏi làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học “không đọc – chép ; không nhìn – chép” theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tôi trăn trở băn khoăn bấy lâu nay đã có cách để giải quyết Qua một năm học áp dụng cho học sinh lớp 10 và lớp 12 ở Trường THPT Dĩ An do tôi phụ trách ở bộ môn lịch sử, tôi nhận thấy đây là cách dạy mang lại hiệu quả cao nếu giáo viên biết vận dụng các kĩ năng CNTT vào tiêt dạy thì sẽ giúp học sinh hứng thú, yêu thích tiết học lịch sử hơn so với một tiết dạy bằng giáo án điện tử thông thường. 2. Mức độ nghiên cứu đề tài Năm học 2011 – 2012 là năm học đầu tiên Bộ GD – ĐT triển khai thực hiện “Chấm dứt hoàn toàn việc đọc – chép; nhìn – chép ở các trường THPT”. 7 Vì trong năm học nầy tôi chỉ được phân công giảng dạy Lịch sử lớp 10 và lớp 12 nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai khối lớp của mình phụ trách. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài nầy, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn trong vấn đề lớn : “Hướng dẫn học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy”. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu : “Soạn giảng bộ môn Lịch sử 10 và 12 theo sơ đồ tư duy và chuẩn KTKN được điều chỉnh giảm tải trong năm học 2011 – 2012”. + Khách thể nghiên cứu : Môn LS lớp 10 và lớp 12 ở trường THPT. + Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Cuộc vận động chấm dứt cách dạy học “đọc chép” nếu thành công, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Theo GS – TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để cuộc vận động này thành công, thì đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định. Do vậy ngay từ khâu đào tạo giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng phải đào tạo họ biết cách “không đọc chép”. Vấn đề càng tỏ ra bức xúc hơn khi Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân phát động chiến dịch “Nói không với đọc chép” cùng với việc “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nói thì dễ nhưng làm thật khó. Nhiều đồng nghiệp đã nhận thức được sự tai hại của việc dạy học theo lối đọc chép, nhưng quả thực để “Nói không với đọc chép”, có người chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, thậm chí còn rất ái ngại, vì thay đổi một tập quán không dễ gì nếu thiếu một quyết tâm và sự định hướng. 8 Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, và để “Nói không với đọc chép”, giáo viên lịch sử cần lưu ý một số điểm sau đây: Trước hết, giáo viên phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc dạy học lịch sử là phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, truyền thống cho học sinh. Nghĩa là phải vừa khai trí vừa khai tâm cho các em. Hai nhiệm vụ này luôn gắn chặt và hỗ tương với nhau. Phải giúp cho các em am tường và biết cách vận dụng những tri thức lịch sử vào cuộc sống.Trong sách giáo khoa, các nội dung sự kiện được trình bày một cách cô đọng vốn đã rất cần sự phân tích diễn giải, minh hoạ, so sánh, đối chiếu để giúp học sinh hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Nếu dạy theo lối đọc chép, có nghĩa giáo viên một lần nữa tóm tắt sách giáo khoa, đọc cho các em chép rồi buộc các em phải học thuộc lòng. Làm như vậy, bộ môn lịch sử sẽ trở nên giáo điều, nhồi nhét, vì học sinh chẳng thể nào hiểu nổi một vấn đề, một sự kiện và như vậy việc học tập trên lớp trở nên vô bổ, thậm chí làm cho các em có cảm giác như bị “tra tấn” trong học tập bộ môn. Để “Nói không với đọc chép”, đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, phải luôn thấy được trách nhiệm và uy tín cá nhân của mình trước hết là đối với học sinh. Cần phải tích cực đầu tư chuyên môn và không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Việc đầu tư chuyên môn đòi hỏi phải tiếp cận với thông tin khoa học chuyên ngành. Điều kiện sách vở, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin cần thiết hiện nay không đến nổi quá khó khăn. Mỗi khi đã có sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, giáo viên dễ dàng lựa chọn phương pháp để giảng dạy, vì phương pháp là sự vận động của tri thức. 9 Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ bản… cho học sinh. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơ bản của lịch sử, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết bằng cách sáng tạo thành sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực và huy động bộ não các em làm việc hết công suất cho mỗi bài học, sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im thụ động chỉ có vài em được phát biểu và làm việc với giáo viên trong tiết học. Việc học sinh tham gia trực tiếp vào việc giải quyết những yêu cầu của bài học vừa có tác dụng phát triển tư duy vừa gây hứng thú học tập. Tất nhiên vai trò dẫn dắt của người thầy là hết sức quan trọng. Dạy học là một nghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ thuật của giáo viên, những “phần xác” lịch sử sẽ được “phả hồn” vào một cách sinh động và đẹp đẽ, giúp các em cảm nhận tốt hơn, yêu thích hơn bộ môn lịch sử. Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú và được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu biết khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trực quan và kỹ thuật sẽ góp phần đẩy lùi hiện tượng “đọc chép” một cách có hiệu quả.Việc sử dụng sơ đồ tư duy cùng phương tiện trực quan và kỹ thuật đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ cho bài giảng. Rõ ràng làm tốt công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và hiên tượng “đọc chép” sẽ không có cơ hội để tồn tại. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Dạy học theo lối đọc chép có nghĩa giáo viên đã thủ tiêu mất vai trò chủ 10 [...]... minh họa, hướng dẫn học sinh cách sử dụng phần mềm, cách vẽ sơ đồ tư duy lại từ đầu (xem phim hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy theo dĩa CD đính kèm) 14 Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” 1 Thực trạng và giải pháp: 1.1 Giảng dạy theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực của học sinh Năm học 2011-2012 là năm... trên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy đã được triển khai đến từng trường Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình... ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra sơ đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này 24 P 3 Tiến trình một tiết dạy theo sơ đồ tư duy Trước khi áp dụng phương pháp "Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” giáo viên giới thiệu cho học sinh xem một số đoạn phim ngắn (có gửi kèm theo đĩa CD gắn chung với SKKN) cho học sinh thấy hiệu quả của việc sử dụng. .. dụng sơ đồ tư duy khi ghi bài, học bài và hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy gồm nội dung cả bài học trên một trang giấy rất dễ học, dễ thực hiện và học sinh sẽ rất thích thú 25 với mỗi tác phẩm sơ đồ tư duy của mình (Xem phim hướng dẫn phần mềm sơ đồ tư duy đính kèm trong dĩa CD) Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh... từ/hình ảnh • Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp sơ đồ • Phát huy phong cách cá nhân riêng của học sinh • Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy của mỗi học sinh • Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy của học sinh là tài sản riêng của học sinh: một khi học sinh... các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tư ng tư ng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy 2.2 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tư ng Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được gọi là Mind Mapping và được... người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình) Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học 18 Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học. .. đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người 33 Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tư ng (các nhánh) Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì Giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động khác sau đây khi sử dung sơ đồ tư duy trong dạy học. .. thức bằng một sơ đồ tư duy : Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức bài học thông qua một sơ đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc sơ đồ tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ tư duy khác của học sinh chuẩn bị ở nhà bằng phần mềm mind – map (vì sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không... lẻ trong đó đối với nhau Nó giúp học sinh liên kết các ý tư ng và tạo các kết nối với các ý khác 29 Kiểm tra bài cũ : giáo viên goi học sinh lên bảng thuyết trình sơ đồ tư duy của bài học cũ trước lớp Giáo viên và các bạn khác có thể đặt thêm câu hỏi để học sinh trả lời Bắt buộc 100% hoc sinh phải có sơ đồ tư duy bài học cũ và các sơ đồ tư duy được học sinh lưu trong bìa giấy hoặc một túi hồ sơ để sử . mình). Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. 18 Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, . chính “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” 1. Thực trạng và giải pháp: 1.1 Giảng dạy theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực của học sinh Năm học 2011-2012. thức cơ bản cho học sinh. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơ bản của lịch sử,

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan