Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90012008 tại Công ty Hòa Bình

38 781 4
Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90012008 tại Công ty Hòa Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, chất lượng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Cuộc cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt và sự thắng bại giữa các doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phù hợp của chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện. Chiến thắng sẽ thuộc về sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Nếu chất lượng sản phẩm thường là yêu cầu xuất phát từ phía khách hàng, các tiêu chuẩn sản phẩm, các thỏa thuận ghi trong hợp đồng hay các yêu cầu của pháp chế, thì để đảm bảo cung cấp sản phẩm có chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng các doanh nghiệp phải có được một hệ thống quản lý chất lượng từ đó hướng toàn bộ nỗ lực của mình dành cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hươn. Và sự ra đời của bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 đã tạo điều khiện thuận lợi cho quá trình hình thành hệ thống quản lý chất lượng ở mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh đĩa ốc Hòa Bình với quy mô hơn 6000 lao động và thi công các công trình trên cả nước, là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành xây dựng tiếp cận với hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008. Được chứng nhận năm 2001 và trải qua ba lần tái đánh giá cũng như sự giám sát định kỳ hàng năm của tổ chức chứng nhận, hệ thống quản lý chất lượng đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý và điều hành, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận được xác định rõ ràng hơn, các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng thỏa đáng thông qua triển khai áp dụng hệ thống ERP. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng cũng còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp. Nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000, góp phần nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình,nhóm xin chọn đề tài: I.Cơ sở lý thuyết 1.1 Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 1.1.1 Khái niệm ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản trị chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành có thể áp dụng cho mọi đối tượng. ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi hai lần vào năm 1994 và 2000. - ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống Quản lý Chất lượng, không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm. - ISO 9000 có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… và cho mọi quy mô hoạt động. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization-ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Geneve – Thụy Sĩ. ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật (TC) có nhiệm vụ biên soạn và đã ban hành hơn 16.000 tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật và các tiêu chuẩn về quản lý. Ban kỹ thuật TC 176 chịu trách nhiệm biên soạn và ban hành ISO 9000. Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức Quốc tế này trong đó có Việt Nam (tham gia năm 1987). 1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Trong những năm 1970, nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới có những nhận thức khác nhau về “chất lượng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh quốc (British Standard Institue – BSI), một thành viên của ISO, đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành đảm bảo chất lượng, nhằm tiêu chuẩn hóa việc quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 – Technical Committee 176) ra đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu một mô hình về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có của Anh quốc là BS – 5750. Mục đích của nhóm TC 176 là thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bản thảo đầu tiên xuất bản vào năm 1985, được công bố chính thức vào năm 1987 với tên gọi ISO 9000 và sau đó được tu chỉnh và ban hành phiên bản 2 vào năm 1994. Đến năm 2000, ISO 9000 được soát xét, sửa đổi lần thứ hai và phiên bản 3 của ISO 9000 được chính thức ban hành vào ngày 15/12/2000. Có thể sơ lược quá trình hình thành ISO 9000 như sau: • Năm 1959, Bộ Quốc phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL-Q9858, nó được thiết kế như là một chương trình quản lý chất lượng. • Năm 1963, MIL – Q9858 được sửa đổi và nâng cao. • Năm 1968, NATO chấp nhận MIL – Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống đảm bảo chất lượng của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1–AQAP 1). • Năm 1970, Bộ Quốc phòng Liên hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP – 1 trong chương trình quản lý tiêu chuẩn quốc phòng DEF/STAN 05 – 8. • Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển DEF/STAN 05 – 8 thành BS 5750 - Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản lý đầu tiên trong thương mại. • Năm 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 thành ISO 9000 (phiên bản 1). Sau này, BS 5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản lý. • Năm 1994, ISO 9000 được soát xét, chỉnh lý, bổ sung (phiên bản 2). • Năm 2000, ban hành ISO 9000 phiên bản năm 2000 (phiên bản 3). Các thành viên của Ủy ban châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) đã thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng châu Âu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tại Việt nam, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng chấp nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và ban hành thành tiêu chuẩn Việt nam với ký hiệu TCVN ISO 9000. 1.1.3 Cách tiếp cận và nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000  Cách tiếp cận Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất: ISO-9000 cho rằng chất lượng sản phẩm và chất lượng quản trị có mối quan hệ nhân quả. Chất lượng sản phẩm do chất lượng quản trị quy định . Chất lượng quản trị là nội dung chủ yếu của QTCL. -Thứ hai: Phương châm chiến lược của ISO-9000 là làm đúng ngay từ đầu, lấy phòng ngừa làm phương châm chính. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung đầy đủ vào phân hệ thiết kế vào hoạch định sản phẩm mới. -Thứ ba: Về chi phí, ISO-900 khuyên các doanh nghiêp tấn công vào các lãng phí nảy sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chi phí ẩn. Cần có kế hoạch loại trừ và phòng ngừa các lãng phí bằng việc lập kế hoạch thực hiện, xem xét và điều chỉnh trong suốt quá trình. -Thứ tư: ISO-9000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống “mua bán tin cậy” trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan chất lượng uy tín trên thế giới sẽ đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO-9000 cho các doanh nghiệp. Và đó là giấy thông hành để vượt qua các rào cản thương mại trên thương trường đi tới thắng lợi.  Nguyên tắc xây dựng -Thứ 1: Phương hướng tổng quát của bộ tiêu chuẩn ISO là thiết lập hệ thống QTCL hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm-dịch vụ có chất lượng để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. -Thứ 2: Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 là các tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về sản phẩm. Tuy nhiên những thuộc tính kỹ thuật đơn thuần của sản phẩm nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 sẽ bổ sung thêm vào các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. -Thứ 3: Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 nêu ra những hướng dẫn để xây dựng một hệ thống chất lượng có hiệu quả, chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng đối với từng doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống chất lượng của từng doanh nghiệp tùy thuộc vào tầm nhìn, văn hóa, cách quản trị, cách thực hiện, ngành sản xuất kinh doanh, loại hình sản phẩm hay dịch vụ và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó mô hình này rất linh hoạt, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, cả trong sản xuất kinh doanh lẫn trong các lĩnh vực dịch vụ, hành chính và các tổ chức xã hội. 1.1.4 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000  Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng: tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và qui định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngôn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000  Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu: Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào. Nó đem lại số lượng yêu cầu mà các tổ chức cần phải hoàn thành nếu như nó làm vừa lòng khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh mà làm thỏa mãn mong chờ của khách hàng. Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm sóat thứ ba mà trao bằng chứng nhận.  Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng. nhằm hướng dẫn, hỗ trợ cho tổ chức đạt được thành công bền vững bằng việc tiếp cận quản lý chất lượng. Nó có thể áp dụng cho mọi tổ chức, bất kể quy mô, loại hình tổ chức hay hoạt động nào. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích cho việc chứng nhận, quy định hoặc làm hợp đồng.  Tiêu chuẩn ISO 19011:2011. Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường: là tiêu chuẩn hướng dẫn các tổ chức/doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận những nguyên tắc trong đánh giá, quản lý chương trình đánh giá và tiến hành đánh giá hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn này còn quy định yêu cầu về năng lực đối với những người tham gia quá trình đánh giá như quản lý chương trình đánh giá, chuyên gia đánh giá, trưởng đoàn chuyên gia đánh giá… 1.1.5 Lợi ích của việc chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 • Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Doanh nghiệp có thể cung ứng các sản phẩm có chất lượng tốt. ISO 9000 giúp định hướng các hoạt động theo quá trình, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và có kế hoạch, đồng thời giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại, cải tiến liên tục hệ thống chất lượng và cải tiến lên tục chất lượng sản phẩm theo những quy định mới đưa ra. Doanh nghiệp sẽ có ý thức tự nâng cao chất lựợng sản phẩm ngày càng tốt hơn, đạt được những nhu cầu mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm, • Tăng năng suất và giảm giá thành: ISO 9000 cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khối lượng công việc làm lại, kiểm soát chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, giảm lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc, giúp giảm chi phí kiểm tra cho cả công ty và khách hàng. • Tăng năng lực cạnh tranh: ISO 9000 giúp doanh nghiệp tăng lợi thế canh tranh thông qua việc chứng tỏ với khách hàng rằng: Các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết. giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, tích lũy những bí quyết làm việc - yếu tố cạnh tranh đặc biệt của kinh tế thị trường. • Tăng uy tín của công ty về chất lượng, góp phần tạo dựng một nền văn hóa chất lượng vững mạnh. Thông qua việc áp dụng theo các nguyên tắc của ISO 9001:2008 sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược, mục tiêu và quá trình quản lý. Từ đó nâng cao hình ảnh về một hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn mà khách hàng và người tiêu dùng mong đợi, tin tưởng. Bên cạnh đó,giúp doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng.Những sản phẩm của công ty đáp ứng được những quy định , nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn, đạt được những mục tiêu chất lượng cụ thể, tạo niềm tin cho khách hàng. ISO 9000 giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả quá trình, phân tích, đánh giá sản phẩm, ra quyết định quản lý, cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng thông qua những dữ liệu có ý nghĩa. 1.2 Tình hình áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 nói chung tại Việt Nam 1.2.1 Quan điểm của lãnh đạo về QTCL Từ sau năm 1986 đến nay, với quá trình chuyển nhanh sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh được mở rộng, các tiểm năng của con người được khơi dậy, quyền lợi người tiêu dùng và khách hàng ngày càng được đề cao và được pháp luật bảo vệ. Tình hình mới này đòi hỏi sự thay đổi nội dung và phương pháp tiến hành QLCL sản phẩm cũng có vai trò quan trọng. Có thể nói rằng, văn bản đầu tiên để đổi mới các hoạt động QLCL trong thời kỳ mới là chỉ thị ngày 6/8/1989 của chủ tịch HĐBT về các biện pháp cấp bách nhằm củng cố và tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Trong đó nêu rõ và biểu dương những tiến bộ về chất lượng và QLCL trong những năm gần đây, đồng thời cũng phê phán hiện tượng chất lượng kém, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp theo là pháp lệnh đo lường do hội đồng Nhà nước ban hành ngày 16/7/1990 và pháp lệnh chất lượng hàng hoá được công bố ngày 02/01/1991 là những văn bản quan trọng thể hiện quan điểm, nhận thức của lãnh đạo Nhà nước về QLCL. Đặc biệt cuối năm 1999 và đầu năm 2000, cùng với việc đổi mới sâu sắc hệ thống văn bản pháp lệnh Nhà nước đã bổ sung, sửa đổi hai văn bản, pháp lệnh chất lượng hàng hoá và pháp lệnh đo lường. Văn bản pháp lệnh mới này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2000.Điều đó tạo điều kiện cho việc đổi mới hoạt động QLCL trong giai đoạn phát triển mới. Những cải tiến bước đầu về QLCL được thực hiện từ những cơ quan Nhà nước và các cơ sở kinh doanh theo tinh thần pháp lệnh trên đã đem lại những sắc thái mới, tạo ra sự phong phú, đa dạng cho thị trường, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến về nhận thức của các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý và các nhân viên của doanh nghiệp về công tác QLCL. Không một nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào còn nghi ngờ về yếu tố cạnh tranh của chất lượng.Đó là sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế.Để cạnh tranh về chất lượng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Mặt khác, cũng với những đổi mới quan trọng về công tác quản lý vĩ mô, hệ thống QLCL cấp Nhà nước đã được thành lập và hoạt động tương đối có hiệu quả trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan cần thiết phải nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cho các tổ chức xã hội tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, tạo đà cho sự chuyển biến công tác QLCL trong cả nước, tổng cục tiêu chuẩn - đo lường chất lượng phối hợp với các tổ chức quốc tế, cũng đã đề ra rất nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện các cuộc hội thảo, các hội nghị chất lượng. Các chương trình này xoay quanh vấn đề: xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO - 9000 cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhận thức chung về ISO - 9000. Qua các chương trình đào tạo, huấn luyện này đã phổ cập, tuyên truyền, quảng bá những kiểu thức, cách tiếp cận mới về cho các cấp quản lý, các giới chuyên môn cũng như các nhân viên mới về QLCL cho các cấp quản lý, các giới chuyên môn cũng như các nhân viên của các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và tổ chức xã hội. Đồng thời qua đó các doanh nghiệp, các cơ quan cũng có điều kiện dụng phương thức QLCL mới theo ISO - 9000 vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.2.2 Cách thức tổ chức và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong các doanh nghiệp.  Tình hình áp dụng ISO 9000 trong các doanh nghiệp Việt Nam Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được biết đến ở Việt Nam từ năm 1989, cho đến nay nó đó được phổ biến khá rộng ở Việt Nam. Năm 1994, tổng cục tiêu chuẩn đo chất lượng thành lập trung tâm đào tạo chuyên về giới thiệu các hiêủ biết về ISO 9000, về phương pháp áp dụng tiêu chuẩn này vào các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 300 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9000 so với mục tiêu là 400 doanh nghiệp vào năm 2000 Trong số các doanh nghiệp đó được chứng nhận ISO 9000 theo bảng trên, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Doanh nghiệp quốc doanh, Xí nghiệp liên doanh, Công ty nhưng sự phân bố này trong các khu vực không đồng đều phần lớn tập trung ở phía Nam. Hơn nữa trong 3 tiêu chuẩn của ISO 9000về hệ thống đảm bảo chất lượng, chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng và đơc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002, số ít áp dụng ISO 9001 và hầu như không có áp dụng ISO 9003. • Sau 20 năm, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đã mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc lập ) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000. Quả thật, ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt. Có thể đưa ra vài sự kiện cụ thể. • Thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh Đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam. Một thành công đáng ghi nhận nhất là các tổng công ty xây dựng - xây lắp (công nghiệp và dân dụng) như Lilama, Vinaincon, Coma, Vinaconex, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu biển Việt Nam đã áp dụng ISO 9000 ngay từ năm 1997. Đến nay các tổng công ty này đã thực sự đóng vai trò tổng thầu (EPC) cho một số dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến để xuất khẩu thủy sản đã thực hiện từ khâu sản phẩm phải có chất lượng ổn định (áp dụng ISO 9000) và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh ATTP (HACCP) và đã thành công vượt qua những rào chắn kỹ thuật của những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, EU. Trong 20 năm qua, nhờ áp dụng ISO 9000, chất lượng dịch vụ của các tổng công ty dịch vụ (bưu chính viễn thông, hàng không, du lịch ) và các ngân hàng thương mại lớn đã tăng lên rất đáng kể. Ngay từ năm 1995, Tổng công ty Dầu khí đã đưa ISO 9000 đến các công ty thành viên, kể cả những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu như Viện NIPI. Trên diện vĩ mô, sau 20 năm, trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, thủy sản, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, tàu biển đã có một bước tiến rõ nét về chất lượng thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các ngành này đã lần lượt đưa chất lượng là một trong những yếu tố chính trong chiến lưbộ tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ tạo ra hiệu qủa kinh tế lớn, có tính đột phá, tạo ra cấp số nhân về phát triền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nếu nó được áp dụng rộng rãi, thực chất cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, hiện khối doanh nghiệp này chưa tiếp cận được với ISO 9000.  Đánh giá • Thành tựu -Xuất phát từ yêu cầu quốc tế hoá , hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và trên thế giới , với đường lối ưu tiên cho xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong những năm qua , công tác quản lý chất lượng đó có những tiến bộ tích cực thể hiện như: Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi căn bản nhận thức về quản lý chất lượng . Thay cho việc xem công tác quản lý chất lượng chỉ là công tác kiểm tra , tập trung vào một số cán bộ và nhân viên phòng KCS , các công ty này đó xác định việc đảm bảo và cải tiến chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong công ty và trách nhiệm cao nhất thuộc về ban lãnh đạo. -Để nâng cao chất lượng phải làm đúng ngay từ đầu và quản lý chất lượng lấy phòng ngừa làm chính. Trong những năm gần đây , các hoạt động chất lượng và quản lý chất lượng đó và đang trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp. Chất lượng khụng chỉ là mối quan tâm của các [...]... -Năm 2001: hệ thống quản lý chất lượng về lĩnh vực thi công xây dựng của Hòa Bình đã được tổ chức QMS cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 -Năm 2002: công ty mở rộng thị trường sang khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng -Năm 2004 :hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000 của Hòa Bình đã được tổ chức QMS cấp giấy chứng nhận lần 2 vào tháng 9, với sự mở rộng sang lĩnh vực thi công điện nước... công ty III Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình 3.2.1 Cải tiến quy trình xây dựng và triển khai thực hiện mục tiêu - Mục tiêu chất lượng cấp Công ty được xác định hàng năm dựa vào nhiệm vụ từng giai đoạn và kết quả hoạt động thực tế - Từ mục tiêu chất lượng cấp Công ty, các bộ phận sẽ xây dựng mục tiêu... động(người) 9 1 83 1 8 9,7 3,19 0 0 3 3 5 lao 11 619 75 1 0 2 58 2.2 Phân tích tình hình áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000 tại công ty 2.2.1 Về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng: Chính sách chất lượng của Công ty được công bố chính thức vào tháng 08/2004 với những cam kết về chất lượng, và đến tháng 06/2008, Ban lãnh đạo đã xem xét và bổ sung những cam kết về trách... được áp dụng (20 ý kiến) hoặc áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả (100 ý kiến) Công tác tổ chức áp dụng 5S được triển khai và duy trì trong thời gian dài từ tháng 8/2010 đến nay nhưng vẫn chưa xây dựng được ý thức “sẳn sàng” (sitsuke) cho CBCNV mà nhất là đội ngũ CBCNV mới 2.3 Đánh giá chung về tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu TCVN ISO9 001:2008 tại công ty III Các giải pháp hoàn... được theo dõi thực hiện 07/2012 hai phân hệ quản lý thiết bị thi công và quản lý vật tư của hệ thống ERP được đưa vào ứng dụng đã từng bước cải thiện tính thống nhất và sự phối hợp giữa các công trình trong việc kiểm soát hai nguồn lực quan trọng này, đồng thời, cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý thiết bị thi công và cung ứng vật tư - Phân tích dữ liệu: việc áp dụng các... thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO9 001:2008 tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình Với quyết tâm xây dựng-duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Hòa Bình đã từng bước thực hiện các cam kết về chất lượng và đạt được những thành quả sau: -Đã xây dựng một phương pháp làm việc mới trong tổ chức: làm việc theo mục tiêu, thao kế hoạch và quan... tới chất lượng công trình, xác định mối tương tác giữa chúng từ đó hoạch định hệ thống quan lý nhằm giải quyết thỏa đáng các yêu cầu khách hàng trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan - Công tác kiểm soát chất lượng công trình được triển khai ở từng công tác thi công từng giai đoạn thi công và được ghi nhận hồ sơ - Việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng. .. thức quản trị chất lượng; giao việc đúng người đúng nhiệm vụ; luôn luôn thúc đẩy và hướng dẫn các nhóm Cần tránh các lý do thường dẫn đến thất bại như thành viên nhóm chất lượng nhiệt tình nhưng hiểu không đầy đủ về nhiệm vụ và thiếu kỹ thuật thực hiện; nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ; giao công việc không phù hợp, quá sức của nhóm 2.3 Đánh giá chung về tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN. .. thống quản lý chất lượng vào hoạt động thi công, Hòa Bình mới tập trung theo dõi và đo lường quá trình thi công (tiến độ công trình, tiến độ cung ứng vật tư, chất lượng từng công tác thi công, …) mà chưa quan tâm đúng mức đến việc theo dõi và đo lường sự biến động cũng như hiệu quả của các quá trình khác (đào tạo- tuyển dụng, quản lý kho, ) Đến năm 2012, kế hoạch theo dõi và đo lường các quá trình theo định... về chất lượng cho các thành viên của doanh nghiệp chưa tiến hành một cách hệ thống - Một điều rất đáng nói là trong các mô hình quản lý chất lượng mới thì vai trò chủ yếu thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp Nhưng thực tế nó chưa thu hút được sự quan tâm của giới lãnh đạo bằng các vấn đề có lợi trước mắt như việc: có hợp đồng, hay có thị trường tiêu thụ II Thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất . tình hình áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000 tại công ty. 2.2.1 Về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng: Chính sách chất lượng của Công ty được công bố chính. khai áp dụng hệ thống ERP. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng cũng còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp. Nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo. lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty Hòa Bình. 2.1 Giới thiệu chung về công ty. 2.1.1 Thông tin chung - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH. -

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan