Các nội dung cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam

7 714 2
Các nội dung cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các nội dung cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam Yếu tố chính Nội dung các giá trị văn hóa Văn hóa sản xuất (văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên) Hòa hợp với thiên nhiên, thích ứng nhanh Có tinh thần cộng đồng trong sản xuất Cần cù chịu khó, linh họat và sáng tạo Văn hóa tổ chức xã hội (văn hóa tổ chức cộng đồng) • Có tinh thần yêu nước cao độ • Tinh thần đòan kết, cộng đồng; đòan kết cá nhân-gia đình-làng xã, tổ quốc • Đề cao lối sống giản dị, vị tha • Cư xử nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa • Hiếu học, trọng học vấn Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội • Ý chí bất khuất và tinh thần tự tôn và tự cường dân tộc cao • Mềm dẽo hiếu hòa trong đối ngọai ; tinh tế trong ứng xử. • Dễ thích nghi và hội nhập. Văn hóa nhận thức • Tư duy biện chứng theo triết lý âm dương. • Chú trọng mối quan hệ hơn bản thân các yếu tố. • Năng động linh họat và luôn hướng tới sự hài hòa, quân bình âm dương VĂN HÓA KINH DOANH XƯA CỦA NGƯỜI VIỆT Các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, địa lý, lịch sử, giáo dục và tâm lý dân tộc Việt Nam có ảnh hưởng tổng hợp, trực tiếp đến tâm thức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Là một quốc gia nông nghiệp lúa nước, nóng, ẩm, mưa nhiều, liên miên chống chọi với thiên tai và ngọai xâm, văn hóa Việt Nam thuộc lọai hình văn hóa trọng tĩnh có những đặc trưng như : trọng tình, trọng đức, trọng danh, trọng văn, trọng tâm linh, trọng sĩ diện, trọng quan hệ, trọng tập thể, chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm, ít khuyến khích sáng kiến cá nhân, ngại thay đổi, ít sáng tạo, cách tân, thích làm theo lối mòn, ít mạo hiểm, hay bắt chước, hay “cào bằng” thiếu ý thức pháp luật. Về mặt địa lý- lịch sử – kinh tế-xã hội: Văn hóa Việt nam có 2 đặc trưng nổi bật của văn minh nông nghiệp, làng xã: “tính cộng đồng” và “tính tự trị”. Tính cộng đồng giúp cho người Việt có tinh thần đòan kết tương thân tương ái rất cao: “ lá lành đùm lá rách”, “bán bà con xa lấy láng giềng gần” Tính cộng đồng còn là cơ sở của “ sự đồng nhất” trong nhiều mối quan hệ xã hội. Người Việt gọi nhau là “đồng đội”, “đồng môn”, “đồng hội đồng thuyền” “đồng hương”, “đồng chí” và “đồng bào” tùy thuộc vào từng mối quan hệ. Truyền thống đoàn kết và sự đồng nhất ấy là nguồn gốc của các chiến thắng chống ngọai xâm vẻ vang của dân tộc Tuy nhiên, mặt trái của tính cộng đồng và sự đồng nhất là ở chỗ: thứ nhất, ý thức con người cá nhân bị thủ tiêu; thứ hai: tâm lý cào bằng, đố kỵ ghen tị, không muốn ai hơn mình: “ con gà tức nhau tiếng gáy” “ giàu dễ bị ghét, nghèo dễ bị khinh”. Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt nam khái niệm giá trị trở nên hết sức tương đối: cái tốt nhưng riêng lẻ thì trở nên xấu; ngược lại, cái xấu nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường: “khôn độc thua ngốc đàn” Thứ ba, thói dựa dẫm, ỷ lại kiểu “cha chung không ai khóc, lắm sãi không ai đóng cửa chùa”; thứ tư, tâm lý cầu an, cả nễ, dĩ hòa vi quý, sợ rút dây động rừng rất nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực lẽ ra phải đưa ra ánh sáng nhưng lại “bị vướng” Tính tự trị làng xã thể hiện ở xu hướng nhấn mạnh sự khác biệt, tính độc lập của làng này so với làng khác. Các làng xã muốn độc lập và khác biệt thì phải: sản xuất tự cấp tự túc mọi thứ, ít có nhu cầu buôn bán. Muốn vậy phải lao động cần cù. Chính tính chất khép kín, tự trị đã đưa đến óc tư hữu ích kỹ “ruộng ai thì nấy đắp bờ, bè ai nấy chống” và tệ hại hơn là “óc bè phái, địa phương, cục bộ”. Do đó, tính hợp tác vì lợi ích chung trong kinh doanh của người Việt chưa cao. “ Một mình, một xe, một ghe, một che, một lò” là triết lý kinh doanh của một số doanh nghiệp thể hiện xu hướng này. Có lẽ do yếu điểm này mà gần đây Viện Phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hô hào phong trào “kết nốigiữa các CEO” tại một hội thảo khá hoành tráng tại Dinh Độc lập Anh hưởng của tôn giáo, giáo dục và tư tưởng. Có thể điểm qua các giá trị tích cực sau đây của Nho giáo: trọng chữ tín, trọng đạo nghĩa, trọng sự trung thành, trọng sự thanh liêm; trọng sự chăm chỉ, cần cù, tính tiết kiệm, trọng mối quan hệ, trọng tính tôn ti. Vì vin vào một câu nói của một môn đệ của Khổng Tử cho rằng: “vi nhân bất phú, vi phú bất nhân” : ( đã nhân từ thì không giàu, mà đã giàu thì không còn nhân từ) có người vội cho rằng Nho Giáo đối lập với kinh doanh và ý chí làm giàu. Trong khi người Hoa cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi Nho giáo nhưng tinh thần kinh doanh không hề bị hạn chế Theo GS Phan Ngọc, một trong 5 hiểu lầm đáng tiếc đó là quan điểm cho rằng : Khổng học không lo đến chuyện làm cho dân giàu có mà chỉ lo tu thân, an phận trong cái nghèo. Thật ra, Khổng học không phải là một tôn giáo đòi hỏi người ta phải từ bỏ những ham muốn của trần thế: của cải, quyền lực mà trái lại khuyến khích làm giàu miễn sao không trái với Lễ, tức không ảnh hưởng xấu đến tôn ti trật tự xã hội và những quy chuẩn đạo đức của xã hội. Không như Lão giáo là tôn giáo “vô vi, xuất thế”, Khổng giáo “nhập thế, hữu vi”. Khổng Tử từng thừa nhận là dù phải làm một nghề hèn kém để được giàu có ông cũng làm. Chỉ có điều việc làm ấy phải phù hợp với đạo nghĩa. Khi du nhập vào Nhật bản, các giá trị tích cực của đạo Khổng đã được phát huy thành những giá trị độc đáo của ngừoi Nhật: sự trung thành; tính lễ nghi; lòng quả cảm; sự công minh; tính cần kiệm…Những giá trị ấy cộng hưởng với các giá trị đạo đức cao cả của tinh thần võ sĩ đạo “samurai” là: luôn thể hiện bổn phận, trách nhiệm, tình thân ái với cộng đồng; đặt lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân cùng với vai trò lãnh đạo xuất sắc của nhà nước phong kiến nên nước Nhật đã làm nên những bước phát triển thần kỳ Đông A như ngày nay. Ngược lại, do quan điểm thiển cận, hẹp hòi, triều đình phong kiến Việt Nam đã chủ trương “trọng nông, ức thương”, dẫn đến thái độ coi rẻ, đố kỵ, thành kiến với nghề buôn. Cũng vì thế, cha ông ta chẵng những không có một cơ sở đạo lý của nghề buôn, thậm chí còn đồng nhất nghề buôn với sự lừa lọc (buôn gian, bán lận). Rất dễ thấy trong câu chuyện kể hay ca dao, tục ngữ có vô số các từ dùng để miệt thị nghề buôn” con buôn, thằng buôn, bọn buôn, quân buôn, lũ buôn, “Em ơi đừng lấy quân buôn, khi vui nó ở khi buồn nó đi”. Hình ảnh “thằng bán tơ” vu oan cho gia đình Vương Ông đã đẩy Thúy Kiều vào kiếp đọan trường là một hình ảnh thật xấu về nghề buôn. -Tư tưởng “luân hồi”, thuyết định mệnh, xem đời là “cõi tạm”, “sinh: ký” “tử : quy” chú trọng các giá trị tinh thần hơn vật chất….Con người nên chờ “kiếp sau”, của Phật giáo cũng làm nguội lạnh “ nhuệ khí” và thui chột khát vọng làm giàu của doanh nhân. Lưu ý rằng tuy không là tín đồ Phật giáo, không đi chùa nhưng chất “thiền”, thuyết nhân quả, luân hồi và các giá trị khác của triết thuyết này đã thấm vào máu một cách tự nhiên của không ít người Việt. Do đó, tác động này phải tính đến cả phần chìm của tảng băng trôi. -Tư tưởng “vô vi” “xuất thế, thóat tục” “không ganh đua” cộng với tâm lý hưởng nhàn, an phận “ ẩn dật” vui với thú điền viên, tránh bon chen như một số nhân vật hình mẫu trong thơ ca theo kiểu “ ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người không người đến chốn lao xao “ của Nguyễn Bĩnh Khiêm cũng là vật cản không nhỏ ý chí vươn lên của doanh nhân. -Có lẽ do phải thường xuyên phải đối phó với nạn thiên tai và giặc ngọai xâm nên cha ông ta không có tư tưởng làm ăn lớn và tầm nhìn xa mà chỉ có định hướng ngắn hạn ( short term orientation). Công việc làm ăn thường manh mún, nhỏ lẻ, qua ngày: “ buôn đầu hôm, bán sớm mai”” buôn đầu chợ, bán cuối chợ”” buôn thúng, bán met” -Vì chủ yếu dựa trên tư duy kinh nghiệm, không có tầm nhìn xa nên cha ông ta không thể hình thành cho mình được một tư duy lý luận hay triết lý cho nghề buôn. Điểm lại di sản sách Hán Nôm của nước ta khỏang trên 8000 quyển từ thế kỷ thứ 10 đến 1919 gồm 10 chủ đề chính thì không có quyển nào nói về thương nghiệp mà phần lớn là về văn học, tư tưởng, tôn giáo, chính trị -Nền giáo dục Việt Nam trong quá khứ nặng về tính khoa bảng, trọng hư danh, giáo điều, tách khỏi thực tiễn, học để trở thành kẻ sĩ, để làm quan, để “cả họ được nhờ”. Khi thất vận thì lui về ở ẩn, giữ khí tiết của kẻ sĩ, thà chấp nhận cuộc sống hàn vi chứ không chịu làm nghề mạt nghiệp. “ Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” ( mọi nghề đều thấp hèn, chỉ có đọc sách là cao quý) cũng là nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân. Anh hưởng của chính sách cai trị của nhà nước phong kiến: Tư tưởng hẹp hòi, thiển cận của Triều đình phong kiến nhất là triều đình nhà Nguyễn cộng hưởng với những mặt trái của tôn giáo, của tâm lý dân tộc và của nền giáo dục thủ cựu chẵng những không khuyến khích kinh doanh mà còn làm tăng thêm nghèo đói, lạc hậu và cuối cùng đã đưa Việt Nam rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Cùng thời điểm lịch sử, Nhật Bản có xuất phát điểm như Việt Nam: nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng của Khổng Giáo, tệ hại hơn là không có tài nguyên “ rừng vàng, biển bạc” nhưng Minh Trị Thiên Hòang, với chính sách cai trị khôn ngoan: biết lợi dụng những giá trị tốt đẹp của Khổng Giáo như : lòng trung thành; sự tương thân, tương ái; tính trung thực, sự cao cả của người quân tử cộng với phát huy những giá trị đạo đức của võ sĩ đạo “samurai”, đồng thời dũng cảm chấp nhận những cải cách mang tính thời đại đã đưa nước Nhật phát triển vượt bật. Trong khi đó, triều đình Nhà Nguyễn đã thẳng thừng từ chối những đề xuất canh tân đất nước qua việc phát triển nghề buôn, mở mang dân trí, mở cửa, hội nhập của Nguyễn Trường Tộ và các sĩ phu yêu nước cấp tiến thời bấy giờ nên đã làm lực cản lớn của tinh thần doanh nghiệp của người Việt. Rõ ràng truyền thống văn hóa nông nghiệp, trọng văn, trọng đức, trọng danh, trọng nghĩa, khinh tài; tâm lý coi rẻ, đố kỵ nghề buôn cùng với những đặc điểm về văn hóa địa lý lịch sử của dân tộc hòa quyện vào nhau đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên vào giai đọan đầu tiếp thu ảnh hưởng của phương Tây, một số trí thức yêu nước đã nhận thấy được tính bức thiết của việc canh tân đất nước qua việc mở mang dân trí, phát triển thương nghiệp. Năm 1907, Lương Văn Can, một người thầy của giới doanh nhân Việt Nam cùng với Nguyễn Quyền và một số nhà nho khác đã mở Đông Kinh Nghĩa Thục để phổ biến tư tưởng duy tân, xem thương nghiệp là mũi đột phá có thể làm cho dân giàu nước mạnh, khuyến khích phát triển nghề buôn, chú trọng thực nghiệp và nghiên cứu thương học. Bên cạnh tầng lớp doanh nhân -sĩ phu này cùng với một số các doanh nghiệp duy tân của họ, đã xuất hiện một tầng lớp doanh nhân Tây học mà nổi bật là Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà…Họ giương cao triết lý tiếp thị kêu gọi, thức tĩnh tinh thần dân tộc như ” người Việt nam đi tàu thủy nước Nam” “ ta về ta tắm ao ta”. Ở miền Nam nổi lên doanh nhân Trần Chánh Chiếu và Trương Văn Bền và các con với thương hiệu xà bông Cô Ba nổi tiếng. Dần dần xuất hiện thêm một số doanh nhân người Hoa nhờ tố chất bẩm sinh, biết trọng chữ tín và định hướng dài hạn nên đã thành công đáng kể: Chú Hỷ, Chú Hỏa, Quách Đàm Từ sau 1975 Việt Nam áp dụng một cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ “cấp phát”, “giao nộp” và cơ chế xin –cho. Có thể nói phương thức sản xuất nhưng không kinh doanh vì không quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận đó đã làm lãng phí vô kể các nguồn lực. Hiện tượng đó phản ánh khá rõ trong một số triết lý kinh doanh tiêu cực như: “ cứ làm đã có nhà nước chịu”, “của công là của chùa”. Giai đọan này dường như không còn kinh doanh, doanh nhân hay tinh thần doanh nghiệp. Để hiểu rõ văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đa diện và đa chiều. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Những sự thay đổi tích cực của tâm thức văn hóa VN thuận lợi cho họat động kinh doanh của doanh nhân (Basic underlying assumptions). Theo cuộc điều tra năm 2003 đề tài: “ Hòan thiện và nêu cao hệ giá trị Việt Nam trong văn hóa kinh doanh như một lợi thế của cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế” do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chủ trì Nghề buôn (kd) và người giàu không còn bị đố kỵ 94 % đồng ý kinh doanh là nghề có ích cho xã hội 97% đồng ý kinh doanh cũng là một thứ lao động 74% đồng ý : người biết làm giàu là người đáng qúy trọng 77 % phản đối ý kiến : người giàu chẳng bao giờ tốt với người khác Vẫn còn cái nhìn thành kiến đối với kinh doanh tư nhân 59% cho rằng: nói chung kinh doanh tư nhân được nhiều người tôn trọng. 42% cho rằng công ty tư nhân là nơi thường xảy ra buôn lậu, đút lót, trốn thuế. 33% cho rằng : đa số những người làm ăn bây giờ không biết trọng chữ tín. Nguyên nhân của thành kiến trên: không phải do quan niệm : “sĩ nông công thương” Nguyên nhân của thành kiến đối với kinh doanh tư nhân 1. Di sản tâm lý - xã hội của thời quan liêu bao cấp. Chính phủ hạn chế các quan hệ tiền tệ: 3 lần đổi tiền Buôn bán tư nhân là đối tượng của cải tạo; ít ai dám sử dụng tiền cho động cơ sinh lợi và không dám làm giàu. 2. Quan niệm về đồng tiền: Quan niệm khinh miệt đồng tiền: 51% cho rằng tiền là nguồn gốc sinh ra tội lỗi và phần lớn cho rằng :người kinh doanh chạy theo đồng tiền, sống theo nhân nghĩa thì khó mà giàu được. Nguyên nhân gốc rễ của quan niệm xem đồng tiền là thủ phạm và ghét tiền Quan niệm Nho Giáo: đề cao chữ nhân, chữ nghĩa và xem thường chữ lợi. Người buôn bán gắn liền với tiền. Mà đã cho rằng tiền là tội lỗi thì có thành kiến với nghề buôn và đố kỵ nghề kinh doanh. Nguyên nhân trực tiếp của thái độ thành kiến với nghề buôn Những điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay: Môi trường và thể chế pháp lý chưa dễ dàng, khó khăn lớn nhất là chính sách và cách quản lý của nhà nước. Môi trường kinh doanh không thực sự thuận lợi cho người có tài năng mà chỉ khuyến khích những người quan hệ giỏi. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào khả năng nhờ vả chạy chọt chứ không phải do tài năng của nhà doanh nghiệp và nội lực doanh nghiệp. Có xu hướng cho con cái làm nhà nước hơn là tư nhân; lao động trí óc hơn là buôn bán… Các đặc trưng cơ bản: 1. Tin vào vận may, tin vào số phận, cảm tính (fate, luck): 29% cho giàu nghèo do số phận; 44% cho thành công hay thất bại do may rủi; 31% cho giàu là do có phước. Nữ tin vào số phận nhiều hơn nam; học vấn thấp tin nhiều hơn học vấn cao. Nhận xét: thái độ tin vào số phận không hẳn là mê tín phi logich mà phản ánh một tâm thế thiếu tự tin và bất an nào đó. Vì gặp nhiều rủi ro thấy bất lực, không làm chủ được cuộc sống nên đâm ra tin vào hên xui 2. Coi trọng tính ổn định, tính mạo hiểm của doanh nghiệp chưa cao. ( tradition) 3. Khuynh hướng nhắm vào mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn chưa chú ý đến sự phát triển lâu dài (short-term oriented) 4. Làm ăn chụp giật, gian lận, chỉ thấy lợi ích trước mắt, không biết giữ chữ tín 5. Chưa thật sự có một hệ thống triết lý kinh doanh đúng nghĩa 6. Doanh nghiệp nhà nước mang nặng chủ nghĩa tập thể (group oriented) và tính dân chủ hình thức, thủ tiêu vai trò của cá nhân trong lãnh đạo quản lý doanh nghiệp. Thực chất đó chỉ là dân chủ hình thức, theo kiểu “cào bằng”, tránh né trách nhiệm cá nhân, “hòa cả làng” khi có sự cố 7. Trọng quan hệ và dựa vào quan hệ quen biết trong kinh doanh. 41% cho rằng không biết nhờ vả chạy chọt thì không làm ăn được gì hết. 57% Quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn năng lực. 8. Khá nhiều doanh nghiệp duy trì kiểu văn hóa doanh nghiệp gia đình để duy trì bí mật kinh doanh và luôn mắc bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ, bị chi phối bởi lợi ích cục bộ. Hậu quả:  Doanh nghiệp sân sau  Quá tãi, quá tầm khi quy mô mở rộng cạnh tranh gia tăng. . Các nội dung cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam Yếu tố chính Nội dung các giá trị văn hóa Văn hóa sản xuất (văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên) Hòa. nghiệp. Để hiểu rõ văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đa diện và đa chiều. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. . CỦA NGƯỜI VIỆT Các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, địa lý, lịch sử, giáo dục và tâm lý dân tộc Việt Nam có ảnh hưởng tổng hợp, trực tiếp đến tâm thức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày đăng: 08/04/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan