Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI

25 228 3
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây hoạt động trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường đã buộc các doanh nghiệp sản xuất hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, do đó, công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, do có sự quan tâm khuyến khích phát triển của nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh lần lượt hình thành và phát triển một cách nhanh chóng và trưởng thành về mọi mặt, đủ sức cạnh tranh với nhau cả về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các mối quan hệ với đối tác làm ăn nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Và Công ty cổ phần vật liệu xây dựng- VVMI cũng là một trong những doanh nghiệp như thế. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh tốt đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải đào tạo và tuyển dụng dụng được một đội ngũ người lao động có trình độ, có tay nghề cao mà nhất là đội ngũ làm công tác kế toán phải có một bộ máy kế toán hợp lý, chính vì vậy, là một sinh viên chuyên ngành kế toán đã được các thầy cô giáo trực tiếp truyền đạt nhiều kiến thức về kế toán tôi đã chọn nơi thực tập là Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI để học hỏi và tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty và làm báo cáo thực tập tổng hợp. Trong báo cáo này tôi xin trình bày nội dung của báo cáo bao gồm: I, Tổng quan về đơn vị thực tập II, Tổ chức công tác kế toán,tài chính, phân tích kinh tế tại đơn vị III, Đánh giá khái quát công tác kế toán,phân tích kinh tế và tài chính của đơn vị IV, định hướng đề tài luận tốt nghiệp 1 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VVMI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều, đồng thời, nhu cầu về nhà ở cũng như nhu cầu cải tạo nâng cấp xây mới cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ở các tổ chức kinh tế, xã hội cũng tăng mạnh. Nắm bắt kịp thời xu thế phát triển đó, Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam) lập dự án thành lập Công ty Nhiệt điện Na Dương để cung cấp điện năng cho Quốc gia. Đồng thời, để có chất phụ gia cho nhà máy điện đi vào hoạt động, và cung cấp vật liệu xây dựng trên thị trường tỉnh Lạng Sơn, ngày 29/3/2002 Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam) ký quyết định số 309/QĐ -TCCB thành lập Xí nghiệp sản xuất và cung ứng VLXD trực thuộc Công ty Than Nội Địa (nay là Công ty công nghiệp Mỏ Việt Bắc – TKV) Ngày 01/7/2006, Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI do Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV giữ cổ phần chi phối 51%. Tên đầy đủ của công ty: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng – VVMI. - Tên tiếng Anh: VVMI-BUILDING MATERIAL JONT STOCK COMPANY. - Tên giao dịch: VBMC. - Điện thoại: 025 3 851 927 - Fax: 025 3 850 261 - Mã số thuế: 49 00 243 394 - Tài khoản giao dịch: 3521 0000 000 218 Tại Chi nhánh Đồng Đăng – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng Sơn. - Trụ sở: xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. - Vốn điều lệ: 4 300 000 000 đồng. 2 - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Bùi Huy Hiệu - Giám đốc công ty: Nguyễn Mạnh Danh - Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Đầu tư, xây dựng, sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng hàng hóa; kinh doanh và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy. Cũng như các doanh nghiệp khác, kể từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI đã trải qua nhiều biến động, trải qua các khó khăn trong quá trình thành lập, giải phóng mặt bằng, phương án sản xuất kinh doanh nhưng Công ty đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từng bước hoàn thiện bộ máy nhân sự, tuyển chọn nhân tài, thế hệ đi trước đã không ngừng đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý, trong các mặt sản xuất kinh doanh cho lớp trẻ để từng bước xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững. Quá trình phát triển của Công ty được đánh giá qua các giai đoạn sau đây: * Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004. Đây là giai đoạn đầu đi vào thành lập đơn vị, chuẩn bị mỏ, chuẩn bị mặt bằng khai thác, tuy có nhiều chuyển biến nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, Công ty mới thành lập nên nội lực còn yếu, phải dựa vào nguồn vốn và bù đắp chi phí của Công ty mẹ là Công ty Công nghiệp mỏ Việt bắc-TKV. Mặt khác, do thiết bị được điều động từ các đơn vị sản xuất than đến nên hầu hết đã cũ nát, hết khấu hao, thiết bị khai thác không đồng bộ, lực lượng lao động còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến đá vôi, nhận thức của một số đối tượng lao động còn hạn chế, lập trường chưa vững vàng, không chịu đựng được gian khổ. Bên cạnh đó, những tác động từ bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cải tạo mỏ, mở rộng mặt bằng khai thác của Công ty, người dân nơi đây chủ yếu sông bằng nghề nông nghiệp và buôn bán nhỏ qua biên giới nên khi Công ty thành lập họ không còn diện tích đất canh tác và đường đi lại buôn bán cũng bị hạn chế nên họ có thái độ không đồng tình, có biểu hiện gây rối hoặc không cho giải phóng mặt bằng mở rộng mỏ. 3 Nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty trên dưới một lòng nên đã từng bước vượt qua khó khăn trong quá trình cải tạo, mở rộng mỏ. Đặc biệt nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Công ty mẹ và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nơi đơn vị đứng chân nên các khó khăn cũng từng bước được tháo gỡ tạo đà cho Công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005. Năm 2004, đơn vị chính thức thực hiện sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ cấp trên giao, là năm đầu tiên tổ chức sản xuất theo quy mô của dự án đầu tư, công nghệ khai thác mở rộng mỏ gặp nhiều khó khăn do tầng tuyến đơn vị khai thác trước đây để lại khối lượng đất thải chưa nổ mìn tại chân tuyến lớn, cây cối rậm rạp, hang hốc và đá tai bèo lởm chởm nên đơn vị đã gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức sản xuất. Thị trường tiêu thụ ban đầu cũng bất cập: Sản lượng tiêu thụ chính cho Nhà máy điện Na Dương do Nhà máy mới đi vào hoạt động nên còn đang trong quá trình hiệu chỉnh kỹ thuật nên nhu cầu tiêu thụ đá mới chỉ đạt 12% kế hoạch đầu năm; mặt khác, thị trường tiêu thụ bên ngoài cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, các công ty có cùng chủng loại sản phẩm trên địa bàn đã có sự phát triển lâu dài nên có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Tuy đứng trước những khó khăn đó, song với sự vững tâm tin tưởng theo chỉ đạo và sự giúp đỡ của cấp trên tạo vốn cho đơn vị thực hiện công việc mở rộng mỏ, duyệt kế hoạch bù lỗ trên 3 tỷ đồng trả nợ vay tín dụng đầu tư với ngân hàng và để sửa chữa trung đại tu thiết bị nên đơn vị đã tích cực vận động bám sát thương trường, sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng sử dụng; xây dựng cơ chế bán hàng và thu hút khách hàng hợp lý nên đã từng bước vượt qua khó khăn. Cùng với thời kỳ này, Nhà nước cũng có nhiều chủ trương đổi mới trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nên đã mở ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho Công ty. Đứng trước cơ hội và nhiều thách thức, Công ty dưới sự chỉ đạo sát sao của Công ty mẹ, sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương và sự lãnh đạo sáng suốt của 4 ban lãnh đạo công ty nên đã đã vững buớc bước đi lên và bắt nhịp được với quy luật phát triển của thị trường. Chỉ trong 2 năm 2004-2005, Công ty đã trưởng thành về mọi mặt, số lượng lao động tăng cả về số lượng và chất lượng, đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu sản xuất theo nhiệm vụ nhà nước giao và sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận, tăng doanh thu bán hàng, tăng thu nhập cho người lao động. Các chế độ chính sách cho người lao động được đảm bảo theo chế độ quy định của Nhà nước và các quy chế, quy định của Công ty mẹ và tập Đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. * Giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Trong quá trình 5 năm hoạt động, tuy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trong sản xuất kinh doanh nhưng Công ty đã có sự phát triển không ngừng cả về quy mô tổ chức, nhân sự cũng như các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Theo chủ trương của nhà nước trong Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần, ngày 03/5/2006, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã ban hành quyết định số 935/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án tổ chức lại Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng thuộc Công ty Than Nội Địa thành Công ty cổ phần. Theo đó, kể từ ngày 01/7/2006, doanh nghiệp chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51%. Công ty có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty và các phòng ban chức năng theo mô hình hoạt động mới, các quy chế, quy định được ban hành kịp thời nhằm quản lý một cách khoa học và chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng trình tự và đúng quy định của Nhà nước và cấp trên. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty luôn bám sát kế hoạch, tiếp cận thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất để từ đó hoạch định và xây dựng được các biện pháp công nghệ phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất kinh doanh. 5 Hoạt động của Công ty thực sự nhộn nhịp sôi động kể từ năm 2006. ngoài lượng đá cung cấp chính cho Nhà máy Nhiệt điện, Công ty đã ký kết hợp đồng cung cấp đá xây dựng cho hàng loạt các công trình giao thông lớn trong tỉnh như tuyến đường 4B nối thành phố Lạng Sơn đi Na Dương-Quảng Ninh trị giá hơn 7 tỉ đồng cung cấp hàng trăm nghìn tấn đá thành phẩm các loại; Hợp đồng với các Công ty xây dựng 472 và Công ty xây dựng Traenco để đặt trạm trộn Apphan cung cấp đá các loại trị giá trên 3 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động, Công ty đã nhận được khá nhiều hợp đồng có trị giá lớn. Đối với một doanh nghiệp trẻ điều đó chứng tỏ công ty đã tạo được uy tín đáp ứng được yêu cầu thị trường. Công ty thường xuyên duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ với các Công ty xây dựng để từ đó sản xuất cung cấp vật liệu xây dựng cho các đơn vị tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng doanh thu, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động trong Công ty và đóng góp vào ngân sách Nhà nước một khoản tiền lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2007- 2009, nền kinh kinh thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế trong nước cũng không nằm ngoài sự suy giảm kinh tế chung đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao, nguyên nhiên vật liệu tăng giá, lãi xuất ngân hàng cao nên quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, tình hình huy động vốn rất khó khăn, các công trình xây dựng thường nợ đọng nên ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy vậy, trong những năm qua có rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã có nhiều cố gắng vượt bậc để từng bước tháo gỡ khó khăn tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, kiện toàn công nghệ khai thác, chế biến để phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đặt ra đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cấp trên giao. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI. Là một công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối 51%, Công ty luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của Nhà nước, của cấp trên, đồng thời có sự hội nhập hợp tác và cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty cùng sản xuất các chủng loại sản phẩm để Công ty ngày một mở rộng và phát triển . 6 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng về quy mô, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, đến nay, công ty đang ngày càng mở rộng các lĩnh vực hoạt động như đầu tư, xây dựng, sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng hàng hóa; kinh doanh và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, cho thuê sân bãi, kho tàng Quy trình sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng- VVMI: Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là khai thác đá vôi để làm phối liệu khử lưu huỳnh trong Than Na Dương khi đốt lò Nhà máy nhiệt điện Na Dương. Doanh thu cung cấp đá cho Nhà máy điện chiếm hơn 80% doanh thu của Công ty. Quá trình sản xuất trải qua các khâu khai thác và chế biến liên tục, từ khi khai thác đến khi thành đá thành phẩm giao vào kho Nhà máy điện Na Dương. Sơ đồ 1-1 Khái quát quy trình khai thác chế biến vật liệu xây dựng 7 Khoan Nổ mìn Xúc bốc Vận tải Nghiệm thu thành phẩm Chế biến Xúc tiêu thụ 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị *Đặc điểm phân cấp quản lý và hoạt động kinh doanh Về cơ cấu hoạt động của Công ty. Là một đơn vị thực hiện nhiện nhiệm vụ khai thác mỏ đòi hỏi Công ty phải sử dụng người lao động có trình độ, có tay nghề, được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đến nay, Công ty thường xuyên duy trì một lức lượng lao động ổn định tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ khai thác mỏ: Tổng số lao động đến thời điểm hiện nay là: 98 người. Trong đó: Lao động có trình độ đại học: 24 người. Lao động có trình cao đẳng, trung cấp: 6 người. Lực lượng cán sự, kỹ thuật viên: 8 người. Công nhân kỹ thuật nghiệp vụ các ngành: 60 người. Lao động phổ thông: Không. Với một đội ngũ người lao động vừa có chuyên môn, có tay nghề, có sức khỏe, sức trẻ nhiệt huyết, có thể nói đây là một nguồn lực lớn, một tài sản vô giá của Công ty. Song song với việc xây dựng những chính sách ưu đãi thu hút nhân tài, Công ty còn có những chính sách đào tạo phát triển nhân lực thông qua nhiều hình thức như gửi theo học các lớp đại học nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; cho đi tập huấn các lớp quản lý ngắn hạn và dài hạn do Trường Quản trị kinh doanh –TKV và Trường Cao đẳng nghề công nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV mở theo chỉ tiêu của ngành Than và do Công ty gửi theo học để đào tạo cán bộ quản lý và Công nhân kỹ thuật bậc cao làm các nhân cốt trong quản lý và thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Các công nhân kỹ thuật khi mới đến làm việc, Công ty bố trí các Công nhân lành nghề tiến hành bổ túc, kèm cặp thực hiện công việc đến khi thành thạo để sử dụng lao động nhằm năng cao năng xuất đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm quý báu được tích lũy trong thực tế sản xuất để từ đó lao động có năng xuất và có nhiều sáng kiến hay 8 áp dụng được vào sản xuất tiết kiệm chi phí, nâng cao năng xuất lao động, mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty. - Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty cổ phần đến nay, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI đã có một bộ máy hoạt động tương đối hoàn thiện. Chủ tịch hội đồng quản trị do Công ty công nghiệp Mỏ Việt Bắc-TKV cử người đại diện phần vốn của Nhà nước giữ 51% cổ phần chi phối. Các thành viên hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra bao gồm 5 thành viên. Giám đốc điều hành Công ty: thực hiện nghị quyết đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật nhà nước. 9 * Sơ đồ 1-2 tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị PHÂN XƯỞNG KHAI THÁC BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TCKT PHÒNG TCHC-BV PHÒNG KH-VT BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KT-AT-CĐ 10 TỔ SỬA CHỮA CƠ KHÍ TỔ KHOAN NỔ MÌN TỔ XÚC BỐC TỔ LÁI XE VẬN TẢI TỔ NGHIỀN SÀNG ĐÁ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TỔ SỬA CHỮA CƠ KHÍ [...]... máy kế toán và chinh sách áp dụng tại đơn vị * Tổ chức bộ máy kế toán : Sơ đồ 2-1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán mua và bán Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ Kế toán thuế Thủ quỹ - Kế toán trưởng : Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán. .. sản xuất chưa tốt 22 PHẦN IV ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng- VVMI, tôi xin đề xuất ba hướng đề tài thuộc các học phần khác nhau theo thứ tự ưu tiên như sau: 4.1 hướng đề tài thứ 1 : Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng-VVMI Thuộc học phần kế toán Trong nền kinh... Deposit và tiến hành mua hàng và thanh toán trên Deposit 20 PHẦN III, ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN,PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VVMI 3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty 3.1.1 Ưu điểm: Về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty hoàn chỉnh, Công tác kế toán của Công ty được tổ chức một cách chặt chẽ có hệ thống, trình độ nghiệp vụ kế toán. .. hạch toán tiền lương sao cho chính xác, khoa học, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và cho người lao động đồng thời phải đảm bảo công tác kế toán thanh tra, kế toán kiểm tra được dễ dàng, thuận tiện Chính vì hạch toán tiền lương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người cũng như toàn xã hội nên em chọn đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật liệu. .. chính theo đúng nội dung, phương pháp và sự thống nhất giữa các kỳ kế toán Báo cáo kế toán được kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và Giám đốc công ty ký và đóng dấu Công ty Báo cáo tài chính được lập và gửi cho Công ty mẹ (Công ty công nghiệp Mỏ Việt Bắc-TKV) và các cơ quan chức năng, ban ngành có liên quan của tỉnh Lạng Sơn theo quy định + Hệ thống báo cáo nội bộ của Công ty bao gồm: Báo cáo về nguyên vật. .. biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty - Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Giám đốc và hội đồng quản trị Công ty và các Cơ quan hữu trách - Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài chính của Công. .. sản cố định -Kế toán thuế: theo dõi thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra và các khoản phải nộp nhà nước 14 - Thủy quỹ: Thực hiện à theo dõi nghiệp vụ thu chi tiền mặt; lưu giữ các chứng từ thu chi gốc, cung cấp dữ liệu cho kế toán thanh toán * Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị : 2.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty - Niên độ kế toán: Thường bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31... hồi nhanh tiền vốn theo dõi các khoản phải trả cho người bán Theo dõi, phản ánh tình hình sử dụng các nguyên vật liệu, các vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất -Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: đánh giá, phân loại nguyên liệu, vật liệu, các công cụ, dụng cụ dùng cho quá trình sản xuất Tổ chức chứng từ tái khoản kế toán các hàng tồn kho Theo dõi tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định và tính...1.4 Khái quát về kết quả kinh doanh của đơn vị trong 2 năm qua Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu 66.099.072.639 93.097.840.287 Lợi nhuận trước thuế 2.111.466.615 2.010.093.650 Tổng chi phi 63.987.332.024 91.087.710.637 11 PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN,TÀI CHÍNH,PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG-VVMI 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng – VVMI... Công ty - Toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại Công ty - Báo cáo tình hình tài chính kế toán liên quan Công ty với Giám đốc Công ty và Hội đồng quản trị khi có lệnh - Kế toán tổng hợp: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, quý, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán . 91.087.710.637 11 PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN,TÀI CHÍNH,PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG-VVMI 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng – VVMI 2.1.1. có) 12 Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán mua và bán Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ Kế toán thuế Kế toán. Báo cáo kế toán được kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và Giám đốc công ty ký và đóng dấu Công ty. Báo cáo tài chính được lập và gửi cho Công ty mẹ (Công ty công nghiệp Mỏ Việt Bắc-TKV) và các cơ

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan