phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần PROFIPAK

32 425 2
phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần PROFIPAK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ dung cụ ở công ty” 1 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với những kiến thức được nhà trường trang bị trong suốt quá trình đào tạo thì kiến thức thực tế tại doanh nghiệp cũng là một kiến thức quan trọng không thể thiếu để sinh viên có thể hiểu sâu, hiểu thực tế hơn những kiến thức chuyên ngành của mình. Bên cạnh những giờ thảo luận tìm hiểu thực tế, những buổi mời báo cáo thực tế cho sinh viên thì việc nhà trường tạo điều kiện, hướng dẫn để sinh viên đi thực tập ở học kì cuối đã góp phần rất lớn để sinh viên chúng em hiểu rõ hơn thực tế doanh nghiệp. Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế phải luôn luôn sáng tạo để đứng vững trên thị trường. Muốn vậy, các nhà doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ quản lí tài chính sao cho phù hợp cho từng công đoạn sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng, đắc lực trong việc quản lí, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận một cách hợp pháp nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, Hơn thế nữa phải là hiệu quả càng cao, lãi càng nhiều thì càng tốt. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức và dự toán chi phí là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được lao động cho xã hội. Được sự giới thiệu, hướng dẫn của nhà trường trong thời gian thực tập, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần PROFIPAK và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của cô giáo hướng dẫn Tiến Sĩ Lê Thị Thanh Hải, Nhận thức được tính thiết thực của vấn đề này, trong thời gian thực tập tại công ty Công ty Cổ phần PROFIPAK, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ dung cụ ở công ty” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Chuyên đề gồm ba phần chính: Chương I: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán NVL ở Công ty Cổ phần PROFIPAK Chương II: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần PROFIPAK Chương III: Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Cổ phần PROFIPAK . CHƯƠNG I MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY PROFIPAR 3 I. Khái niệm a. Nguyên vật liệu Quá trình hoạt động sản xuấ kinh doanh là quá trình kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.Quá trình sản xuất trong mọi doanh nghiệp sẽ không tự tiến hành nếu như thiếu đi một trong ba yếu tố cơ bản trên. Đối tượng lao động là tất cả các vật tư mà lao động có ích có thế tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình, trong đó nguyên liệu chính là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thế sản phẩm. Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động, nếu không có nó thì không thể sản xuất ra bất kỳ loại sản phẩm nào. Với những trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vai trò được thể hiện: - Là một yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chiếm tỷ trọng cao - Nguyên vật liệu chất lượng tốt hay xấu quyết định chất lượng của sản phẩm - Chi phí nguyên vật liệu chất cao hay thấp quyết định chi phí giá thành Nguyên liệu có đặc điểm sau: - Về mặt hiện vật: vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và biến đổi hoàn toàn hình thái ban đầu. - Về mặt giá trị: nguyên liệu tiêu hao toàn bộ một lần vf chuyển dịch toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm. b. Khái niệm hàng tồn kho Hàng tồn kho: Là những tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; - Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 4 Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; - Chi phí dịch vụ dở dang. II. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài. a. Phân loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại có những nội dung vật chất, mục đích, công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau. Để thuận lợi trong công tác quản lý nguyên liệu, vật liệu một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần phải tiến hành phân lạo nguyên liệu vật liệu. Phân loại nguyên liậu vật liệu là việc phân chia nhuyên liệu vật liệu thành từng nhóm, thứ, loại, nguyên liậu vật liệu khác nhau, mỗi nhóm, thứ, loại nguyên liệu vật liệu lại có cùng nội dung kinh tế hoặc cùng mục đích sử dụng. Xét về mặt lý luận, cũng như trên thực tế có rất nhiều cách phân loại nguyên liệu, vật liệu khác nhau tuỳ theo từng loại hình sản xuất ở mỗi doanh nghiệp. Song từng cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều mục đích quản lý, hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong đơn vị mình. Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nguyên liệu, vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu (chính bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là đối tượngc hủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, xi măng và cát trong các doanh ghiệp xấy dựng,sợi trong các doanh ghiệp may…đối với nửa thành phẩm mua ngoài, mục đích tiếp tục sản xuất sản phẩm.Ví dụ sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu. - Vật liệu phụ chỉ có tác dụng trong quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm như tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, cho việc bảo quản, bao gói sản phẩm… - Nhiên liệu trong doanh nghiệp sản xuất gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như xăng dầu. 5 - Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại phụ tùng chi tiết dùng để thay thế sảư chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải… - Vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm: như gỗ sắt thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Căn cứ vào công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi tiết vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu của doanh nghiệp chia thành: + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. + nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ đội, cho nhu cầu bán hàng và quản lý doanh nghiệp Căn cứ vào nguồn nhập vật liệu được chia thành: + Nguyên vật liệu nhập do mua ngoài + Nguyên vật liệu tự gia công chế biến + Nguyên vật liệu nhập do vốn góp liên doanh Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung ứng nguyên liệu cho qua trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu nhất, phải thấy được một cách cụ thế số hiện có và tình hình biến động của từng thứ, loại nguyên vật liệu một cách tỷ mỉ, chi tiết hơn nữa theo tính năng lý hoá theo quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu. Để thực hiện được điều đó phải lập sổ danh điểm vật liệu. Sổ danh điểm vật liệu là một yếu tố quan trọng giúp cho việc hạch toán được chính xác, là điều kiện cần thiết để tiến hành cơ giới hoá hạch toán nguyên liệu. Từ sổ danh điểm nguyên vật liệu, khi đã mã hoá ký hiệu hoá các tên nguyên liệu thì đó là cơ sở để thống nhất tên gọi vật liệu, trành sự nhầm lẫn, đồng thời để thống nhất đơn vị tính, thống nhất giá hạch toán và phục vụ cho hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. b. Đánh giá nguyên vật liệu: Đánh giá nguyên vật liệu là xác định chúng theo quy tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thực tế. Khi xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất kho theo đúng phương phát quy định. Song trên thực tế do sự biến động thường xuyên của một số loại nguyên vật liệu mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng; giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập, xuất nguyên liệu. Với ưu điểm của loại giá này là đơn giản và giảm bớt sự ghi chép tính toán hàng ngày. * Đánh giá nguyên vật liệu theo gía thực tế: Giá thực tế NVL nhập kho: 6 Trong các doanh nghiệp sản xuất, tuỳ theo từng nguồn nhập mà trị giá thực tế của nguyên liệu được xác định như sau: - Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài: + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị vật tư mua ngoài là giá mua không thuế ghi trên hoá đơn và các chi phí mua thực tế. + Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh toanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGt thì vật tư mua vào là tổng thanh toán ( gồm GTGT đầu vào) - Đối với nguyên vật liệu do doanh nghệp tự gia công chế biến: gồm giá trị thực tế vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan khác ( tiền thuê gia công chế biến, chi phí vận chuyển bốc dỡ) - Giá thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: là giá do hội đồng liên doanh thống nhất quy định. - Giá thực tế phế liệu thu hồi: Là giá ước tính có thế sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. - Với NVL được biếu tặng: thì giá thực tế NVL là già tính theo giá thị trường tương đương. Giá thực tế NVL xuất kho: - NVL, CCDC được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Để tính giá thực tế của NVL, CCDC xuất kho có thế áp dụng theo các phương pháp sau: + Tính theo giá thực tế tông đầu kỳ. + Tíng theo giá bình quân gia quyền + Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước + Tính theo giá nhập sau xuất trước. + Tính theo giá thực tế đích danh. * Đánh giá NVL theo giá hạch toán: Để đơn giản thuậnt iện trong việc hạch toán NVL, có thế sử dụng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất kho. Giá hạch toán có thế là do kế hoạch, giá thực tế cuối kỳ trước. Hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ kế toán chi tiết vạt liệu và ghi trên các chứng từ nhập, xuất kho. Cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh lại theo giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Giá thực tế VL Giá hạch toán của Hệ số giá 7 Xuất kho = NVL xuất kho x NVL III. KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU Do đặc tính vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập- xuất- tồn kho cho từng thứ, từng loại cả về số lượng, chủng loại và giá trị.Thông thường qua việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu, kế toán sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập- xuất- tồn kho cho từng thứ, từng loại vật liệu cả về số lượng và giá trị. Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra, giám sát sự biến động của chúng. Vậy để có thể tổ chức thực thực hiện được toàn bộ công tác vật liệu nói chung và kế toán chi tiết vật liệu nói riêng thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ lên quan đến nhập- xuất vật liệu. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán. * Hiện nay, kế toán vật liệu của công ty sử dụng các chứng từ sau: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Biên bản kiểm kê vật tư + Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng + Hoá đơn cước phí vận chuyển Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nàh nước các doanh gnhiệp có thế sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn theo quy định tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau. Đối với các chứng từ bắt buộc phẩi lập kịpc thời, đầy đủ theo đúng quay định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập và phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan. * Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ thẻ kế toán chi tiết sau: 8 + Sổ (thẻ) kho + Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL + Sổ đối chiếu luân chuyển + Sổ số dư - Sổ (thẻ) kho (mẫu 06 – VT) được sử dụng để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của từng thứ NVL theo từng kho, thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách đơn vị tính, mã số NVL về mặt giá trị và cả về số lượng và giá trị tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp. * Các phương pháp kế toán chi tiết NVL. Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán doanh nghiệp có thể thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp thẻ song song - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển - Phương pháp sổ số dư. IV KẾ TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU Kế toán tổng hợp vật liệu là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra, giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở dạng tổng quát. Thước đo tiền tệ là thước đo mà kế toán tổng hợp sử dụng. Kế toán tổng hợp có chức năng phản ánh số hiện có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị mà kế toán chi tiết vật liệu chưa đảm bảo được yêu cầu này. Qua đó, ta thấy kế toán tổng hợp là khâu quan trọng trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu bởi nó đóng vai trò cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy, song song với công tác hạch toán chi tiết vật liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu là công việc không thể thiếu. * Công ty Cổ phần PROFIPAK áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục một cách có hệ thống về tình hình nhập xuất và tồn các loại NVL, thành phần hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế 9 toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Như vậy, việc xác định giá trị NVL xuất kho theo phương pháp này được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã tập hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán. Do đó khi áp dụng công tác kế toán tổng hợp vật liệu,công ty sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 152: nguyên vật liệu + Tài khoản 152.1: nguyên vật liệu chính + Tài khoản 152.2: vật liệu phụ + Tài khoản 152.3: nhiên liệu + Tài khoản 152.4: phụ tùng thay thế + Tài khoản 152.5 :thiết bị xây dựng cơ bản + Tài khoản 1528: vật liệu khác Từ các tài khoản cấp 2 này chúng ta còn có thể mở các tài khoản cấp ba. bốn khác tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý tài sản của doanh nghiệp - TK 151 “ hàng đang đi đường”. Tài khoản này phản ánh các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua hoặc đã chấp nhận thanh toán với người bán, nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp hoặc đang trên đường về nhập kho. Tài khoản 331 dùng để phản ánh mối quan hệ thanh táon giữa doanh nghiệp và người bán, người nhận thầu về các khảon vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký. + TK 331 có số dư lưỡng tính do vậy khi lập bảng cấn đối kế toán quy định sẽ căn cứ vào các chi tiết số dư nợ tổng hợp lại để ghi vào các chỉ tiêu " trả cho người bán - mã số 132" và tổng hợp các chi tiết có số dư để ghi vào chỉ tiêu " phải trả người bán - mã số 331" không được bù trừ. - TK 133 " Thuế GTGT được khấu trừ" Đây là tài khoản được sử dụng để phản ánh phần thuế GTGT sẽ được khấu trừ hoặc đã được khấu trừ do mua NVL Tài khoản này có hai tài khoản cấp hai: + TK 1331: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ cuả hàng hóa dịch vụ + TK 1332: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 10 [...]... cụng tỏc k toỏn, nguyờn vt liu ti cụng ty c phn Profirap 1 u im L mt cụng ty hch toỏn c lp, trong nhng nm qua Cụng ty ó gp khụng ớt nhng khú khn cú mt ch ng trờn th ttrng Song vi s n l mang tớnh ton din v mi mt, Cụng ty ó vt qua nhiu khú khn Cụng ty ó to c cho n v mỡnh ch tớn trong lũng khỏch hng v mt s lng, cht lng ca sn phm Cú c kt qu ny mt phn l nh vo Cụng ty ó thc hin tt cụng tỏc qun lý sn xut... ghi s" nhng thc t cụng ty ko s dng s ng ký chng t ghi s c Th tc v lo biờn bn kim nghim vt t - Mt s thiu sút v th tc lp biờn bn kim nghim vt t khi mua hng v cụng ty + Mc dự khi mua nguyờn vt liu v cụng ty, ó cú quỏ trỡnh tin hnh kim nghim vt t theo tiờu thc s lng, cht lng.Nhng cụng ty cha lp biờn bn kim nghim vt t + Cụng ty cha xỏc nh c c th v trỏch nhim ca ngi mua vt t cho cụng ty hoc ngi gõy ra cỏc... TRNG K TON NVL TI CễNG TY C PHN PROFIPARP S T CHC B MY K TON CA CễNG TY K toỏn trng K toỏn tng hp gm KTCP, GT v k toỏn BCTC K toỏn cỏc nghip v khỏc 14 th qu - B mỏy k toỏn ca cụng ty cú nhim v sau: + Hng dn, kim tra, thu thp y , kp thi cỏc chng t k toỏn + Giỳp tng giỏm c hng dn cỏc b phn trong Cụng ty ghi chộp y , phc v cho vic iu hnh hng ngy mi hot ng sn xut kinh doanh ca Cụng ty cng nh mi lnh vc liờn... vt liu Vi cỏc loi NVL k trờn, n v khụng t ch ra cỏc loi NVL c, ngun nhp duy nht ca Cụng ty l mua ngoi in hỡnh mt s ngun nhp vt liu ca Cụng ty - Cỏm, go tm nhp t Cty TM Ngc Linh + Cụng ty Chõu M 1.2 Tỡnh hỡnh cụng tỏc qun lý 17 Xut phỏt t nhu cu thc t phỏt sinh, m bo vic cung cp nguyờn vt liu kp thi, hp lý cụng ty cng ó cú kho cha hng m bo cho hng c bo qun tt, kho u b trớ th kho, vi nhim v ghi chộp... qun lý vn phũng ( búng in ) T c im nờu trờn ta thy vt liu Cụng ty cú mt khi lng khỏ ln, nhiu chng loi, mu mó khỏc nhau Tuy nhiờn, vic phõn loi nguyờn vt liu cụng ty cũn khỏ n gin nh sau: Cỏch phõn loi ny cha rừ rng, Cụng ty cha chia nguyờn vt liu thnh - Nguyờn vt liu chớnh - Nguyờn vt liu ph - Nhiờn liu Cỏch phõn loi khụng chi tit v Cụng ty cha cú s danh im vt t Ngun nhp v ngun xut nguyờn vt liu Vi... chung v nguyờn vt liu ti Cụng ty - V cụng tỏc k toỏn nguyờn vt liu, k toỏn ó thc hin tgn i y t khõu hon chnh luõn chuyn chnh t n khõu ghi chộp s sỏch k toỏn Cụgn ty ỏp dng phng phỏp kờ khai thng xuyờn rt phự hp vi tỡnh hỡnh thc t ca cụng ty, ỏp ng c nhu cu theo dừi thng xuyờn s bin ng ca vt t, tin vn ca cụngt y mt cỏch cp nht nht - Hu ht h thng s ti khon k toỏn ca Cụng ty s dng theo ch mu biu quy... dng theo ch mu biu quy nh, nh ú ó to ra s thng nht gia cỏc phn hnh k toỏn trong cụng ty ỏp ng c yờu cu qun lý chung Mc dự cụgn ty ch cú mt phũng k toỏn tng hp m nhn k toỏn chung ca ton cụng ty, nhng vi chc nng nghip v chuyờn mụn ca mỡnh phũng k toỏn ó luụn hon thnh tt cỏc cụng vic c giao.Quan thi gian thc tp ti cụng ty em nhn thy rng cụng tỏc k toỏn t chc nguyờn vt liu ó t c nhng kt qu nht nh, vi mong... Cụng ty 2 Nhc im: a Nhng tn ti trong quỏ trỡnh phõn loi nguyờn vt liu: 25 Vic phõn loi nguyờn vt liu a cụng ty Trờn thc t cụng ty s dng tiờu thc phõn loi l: da vo mc ớch s dng ca vt liu cng nh ni dung, quy nh phn ỏnh chi chớ vt liu trờn cỏc ti khon k toỏn, do ú chia lm hai loi: - Nguyờn vt liu trc tip dựng cho sn xut ch to sn phm - Nguyờn vt liu dựng cho cỏc nhu cu khỏc Vi c im sn xut ca cụng ty, vt... VT LIU CễNG TY C PHN PROFIPARP 1.1 c im vt liu Cụng ty l mt n v sn xut kinh doanh, vi loi sn phm chớnh l thc n chn nuụi.õy l loi sn phm sn xut ra phc v chn nuụi trờn th trng vi c im ca sn phm vt liu ca Cụng ty s dng sn xut ra thc 16 n chn nuụi bao gm: bp nguyờn liu, khoai m lỏt, cỏm go,tm, bt cỏ, khụ du u lnh Cng ging nh tt c cỏc doanh gnhip sn xut kinh doanh khỏc trờn th trng, Cụng ty mun tn ti... biờn bn kim nghim vt t: Cụng ty nờn lp biờn bn kim nghim vt t nhm mc ớch m bo tớnh khỏch quan chớnh khõu mua vo, ng thi nõng cao ý thc ca nhõn viờn tip liu - Cụng ty nờn u t cho phũng KCS nhng phng tin kim tra cht lng, phũng ny cú th m nhn ỳng v chc nng chớnh ca mỡnh, trỏnh tỡnh trng xy ra thiu sút trong kim nghim, gõy ra hu qu cho cụng ty d u t cho cụng tỏc k toỏn: Cụng ty nờn u t cho cụng tỏc k toỏn . CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PROFIPARP SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 14 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp gồm KTCP, GT và kế toán BCTC Kế toán các. phần chính: Chương I: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán NVL ở Công ty Cổ phần PROFIPAK Chương II: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công. phân loại nguyên vật liệu ở công ty còn khá đơn giản như sau: Cách phân loại này chưa rõ ràng, Công ty chưa chia nguyên vật liệu thành - Nguyên vật liệu chính - Nguyên vật liệu phụ - Nhiên liệu Cách

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • “Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ dung cụ ở công ty”

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • I. Khái niệm

    • a. Nguyên vật liệu

    • Quá trình hoạt động sản xuấ kinh doanh là quá trình kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.Quá trình sản xuất trong mọi doanh nghiệp sẽ không tự tiến hành nếu như thiếu đi một trong ba yếu tố cơ bản trên. Đối tượng lao động là tất cả các vật tư mà lao động có ích có thế tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình, trong đó nguyên liệu chính là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thế sản phẩm. Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động, nếu không có nó thì không thể sản xuất ra bất kỳ loại sản phẩm nào.

    • Với những trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

    • Vai trò được thể hiện:

    • Là một yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chiếm tỷ trọng cao

    • Nguyên vật liệu chất lượng tốt hay xấu quyết định chất lượng của sản phẩm

    • Chi phí nguyên vật liệu chất cao hay thấp quyết định chi phí giá thành

    • Nguyên liệu có đặc điểm sau:

    • - Về mặt hiện vật: vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và biến đổi hoàn toàn hình thái ban đầu.

    • - Về mặt giá trị: nguyên liệu tiêu hao toàn bộ một lần vf chuyển dịch toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.

    • 1. Ưu điểm

    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan