tóm tắt luận án tiến sĩ đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho khu vực Hà Nội

24 714 0
tóm tắt luận án tiến sĩ đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho khu vực Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở các đô thị, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo những nghiên cứu gần đây, việc phơi nhiễm bụi có nồng độ trung bình năm vượt quá 50 µg/m 3 tại 126 thành phố trên thế giới có thể là nguyên nhân của khoảng 130 nghìn ca tử vong sớm. Chất lượng không khí nói chung và không khí đô thị nói riêng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các nguồn khí thải trong đô thị như công nghiệp, giao thông, sinh hoạt, xây dựng có thể làm suy giảm chất lượng không khí. Tuy nhiên, nếu trong thành phố có nhiều cây xanh, và diện tích mặt nước (hồ, ao, sông) lớn thì chất lượng không khí cũng được cải thiện phần nào. Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, hai phương pháp vẫn được thực hiện là phương pháp thực nghiệm và mô hình hóa. Đối với phương pháp thực nghiệm, kết quả đo đạc các thông số đặc trưng cho môi trường không khí nói chung và TSP nói riêng chính là giá trị cuối cùng tại điểm tiếp nhận. Giá trị này đã tính đến tác động tổng hợp từ các nguồn phát thải có thể ảnh hưởng đến điểm tiếp nhận và khả năng lọc giữ bụi của cây xanh, mặt nước. Tuy nhiên thực tế số điểm đo ít hoặc số lần đo không nhiều, tần suất đo thấp thì đánh giá dựa vào giá trị quan trắc chưa cho thấy bức tranh tổng quát về chất lượng không khí vùng nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa có thể khắc phục được điều này, song, kết quả tính toán được tại một điểm tiếp nhận nào đó mới cho thấy giá trị nồng độ chất ô nhiễm do các nguồn thải chất ô nhiễm gây ra mà chưa tính đến khả năng làm sạch không khí của các tác nhân khác trong đó có cây xanh và mặt nước. Vì vậy, giá trị nồng độ tính được theo mô hình sẽ có sự sai khác ít nhiều so với thực tế, phụ thuộc vào độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước trong khu vực nghiên cứu. 1 Ngoại trừ TSP, Hà Nội chưa bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng bởi các chất ô nhiễm khác. Tuy nhiên chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội có thể bị suy giảm dưới các áp lực về dân số, công nghiệp, giao thông. Các nghiên cứu về chất lượng không khí ở Hà Nội trên cơ sở ứng dụng phương pháp mô hình hóa mới chỉ dừng ở mức đánh giá thông qua giá trị của các yếu tố gây ô nhiễm từ các loại nguồn thải khác nhau. Trong khi đó, một số yếu tố môi trường có ảnh hưởng tốt đến chất lượng không khí như cây xanh, mặt nước chưa được đưa vào trong các bài toán đánh giá định lượng cụ thể. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho khu vực Hà Nội có tính đến tổng hợp các yếu tố trên là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí do ảnh hưởng của các loại nguồn thải gây ra cho vực nội thành Hà Nội theo các kịch bản khác nhau. b) Nghiên cứu, xây dựng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí có tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm (độ che phủ của cây xanh, mặt nước), làm cơ sở cho việc phân hạng chất lượng môi trường không khí khu vực Hà Nội (cũ) 3. Nội dung nghiên cứu: • Nghiên cứu tổng quan về chất lượng môi trường không khí, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí, các phương pháp đánh giá chất lượng không khí và hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội. • Lập sơ đồ phân vùng mức độ ô nhiễm cho môi trường không khí Hà Nội (tính cho TSP) dựa vào mô hình ISC 3. • Nghiên cứu, xây dựng qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí có tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm (độ che phủ cây xanh, diện tích mặt nước) 2 • Nghiên cứu thử nghiệm lập bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng không khí theo qui trình trên cho khu vực nội thành Hà Nội (cũ), phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường thành phố Hà Nội. • Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng không khí ở Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Luận án tập trung làm rõ chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội do ảnh hưởng đồng thời của các nguồn gây ô nhiễm như nguồn công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và các yếu tố có vai trò làm sạch không khí như cây xanh, mặt nước. Thông số được lựa chọn để nghiên cứu và tính toán là TSP • Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nội thành Hà Nội cũ. Kích thước vùng nghiên cứu trong phạm vi 20km x20km 5. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp mô hình hóa với phần mềm có bản quyền ISC và phương pháp tính tần suất vượt chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí. • Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) để tính mật độ che phủ của cây xanh, diện tích mặt nước, mật độ đường giao thông và xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ tổng hợp. • Phương pháp chập bản đồ môi trường và công cụ GIS: Ứng dụng trong xây dựng chỉ số đánh giá tổng hợp và bản đồ tổng hợp 7. Những đóng góp mới của luận án a) Lần đầu tiên các yếu tố có lợi cho môi trường không khí như độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước được tính đến trong bài toán đánh giá chất lượng không khí ở Việt Nam một cách định lượng. b) Lần đầu tiên đưa ra qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí có tính đến tác động tổng hợp của cả các yếu tố gây ô nhiễm (nguồn phát thải chất ô nhiễm) và yếu tố cải thiện chất lượng môi trường không khí (cây xanh, mặt nước). 3 c) Kết hợp hệ phương pháp mô hình hóa, công cụ GIS, phương pháp chập bản đồ môi trường để xây dựng chỉ số tổng hợp và bản đồ đánh giá chất lượng môi trường không khí cho một khu vực đô thị. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a) Góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới trong đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí, trong đó có tính đến yếu tố cây xanh, mặt nước – yếu tố có thể giảm thiểu ô nhiễm hữu hiệu. b) Cung cấp cơ sở khoa học trong thiết kế khu vực bảo tồn, trồng cây xanh, bảo tồn diện tích mặt nước tăng cường loại bỏ các chất ô nhiễm nhằm cải thiện sức khỏe của cộng đồng. c) Có thể ứng dụng phương pháp đánh giá tổng hợp vào giải quyết các bài toán thực tiễn đối với môi trường không khí như: Đánh giá tác động môi trường, qui hoạch môi trường, qui hoạch mạng lưới điểm quan trắc, qui hoạch không gian phân bố vùng cách ly vệ sinh công nghiệp, phục vụ công tác giám sát, cảnh báo ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội và mở rộng cho các tỉnh thành khác trên phạm vi cả nước. 8. Cấu trúc luận án Luận án được bố cục làm 3 chương chính cùng với phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chương này, luận án đã nghiên cứu tổng quan về các vấn đề chung liên quan đến chất lượng không khí như các khái niệm về chất lượng không khí, ô nhiễm không khí, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí như yếu tố khí tượng, độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước; khái quát về các phương pháp đánh giá chất lượng môi 4 trường không khí, tình hình nghiên cứu về chất lượng môi trường không khí trên Thế giới và ở Việt nam; hiện trạng chất lượng không khí ở Hà Nội. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng của luận án tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Hà Nội là các nguồn gây ô nhiễm như công nghiệp, giao thông và các yếu tố có vai trò làm sạch không khí như cây xanh, mặt nước. TSP được lựa chọn là chất ô nhiễm để nghiên cứu và tính toán trong luận án. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án là khu vực thành phố Hà Nội cũ và xung quanh với các nguồn thải có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên địa bàn thành phố. Khu vực nghiên cứu được khoanh vùng bởi một lưới ô vuông, mỗi ô có kích thước 250 m x 250 m, tương đương với diện tích vùng nghiên cứu 20km x 20km. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá chất lượng môi trường không khí 2.2.1.1 Cơ sở lý thuyết về lan truyền chất ô nhiễm trong không khí Trong trường hợp tổng quát, trị số trung bình nồng độ chất ô nhiễm trong không khí phân bố theo thời gian và không gian được mô tả từ phương trình xuất phát của vận chuyển, khuyếch tán rối và biến đổi hóa học đầy đủ như sau: CC z C K zy C K yx C K xz C V y C V x C V t C zyxzyx βα −+       ∂ ∂ ∂ ∂ +         ∂ ∂ ∂ ∂ +       ∂ ∂ ∂ ∂ = ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ + ∂ ∂ (2.1) Dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán và phương trình vi phân tổng quát, các nhà khoa học như Gauss, Sutton, Berliand theo cách giải riêng của mình đã đưa ra được các công thức tính nồng độ chất ô nhiễm phân bố trong không 5 gian và các công thức tính nồng độ cực đại cũng như các khoảng cách đạt cực đại tương ứng. 2.2.1.2. Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3 Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3 là một mô hình dạng Gauss. Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z được tính theo công thức sau:                 σ − σ σπ =χ 2 yz ys y 5. 0exp u 2 QKVD (2.2) Trong đó: χ: Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m 3 ); Q: Lượng phát thải của chất ô nhiễm ở điều kiện tiêu chuẩn (g/s); K: Hệ số chuyển đổi, giá trị mặc định K= 1.106 nếu Q là g/s và nồng độ chất ô nhiễm là μg/m 3 D: Đại lượng vô thứ nguyên đặc trưng cho biến đổi vật lý và hóa học của chất ô nhiễm trong quá trình lan truyền. V: Thành phần (vô thứ nguyên) đề cập đến ảnh hưởng của chiều cao ống khói, độ cao điểm tiếp nhận, …; σ y , σ z : Độ lệch chuẩn của phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo phương ngang và thẳng đứng (m); u s : Tốc độ gió trung bình tại độ cao phát thải (m/s). 2.2.1.3. Mô hình Sutton Mô hình Sutton là một dạng cải tiến của mô hình Gauss, nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất được tính thông qua công thức: ( )                 + −= − − 2 2 2 2 2 2 1 exp .2 0,, zy nn zy C H C y xxCCu M yx C π (2.3) Trong đó: M: Công suất nguồn thải (mg/s) 6 u: Tốc độ gió trung bình tại mặt đất (m/s) C(x,y,0): Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m 3 ) C y , C z : Các hệ số khuếch tán rối suy rộng của Sutton n: liên quan đến chỉ số tầng kết nhiệt 2.2.2. Phương pháp tính tần suất vượt chuẩn Nội dung chính của phương pháp tần suất vượt chuẩn là tính tần suất những ngày xuất hiện nồng độ chất ô nhiễm lớn hơn nồng độ cho phép để xác định mức ô nhiễm do các nguồn thải công nghiệp gây nên trong một chu kỳ thời gian. Trong phương pháp này, nồng độ chất ô nhiễm được tính từ mô hình Sutton hay Berliand theo từng kỳ quan trắc khí tượng 4 obs (4 kỳ một ngày) với một chuỗi số liệu đủ dài trong vòng 1 đến 5 năm. Ở mỗi kì quan trắc, ứng với các giá trị như tốc độ gió, nhiệt độ, lượng mây đo được ta sẽ ước lượng được các thông số Cy, Cz, n trong mô hình Sutton hay k 0 , k 1 , n của mô hình Berliand dựa vào bảng phân loại cấp ổn định của Tunner, được phát triển bởi Passquil. Từ đó, có thể tính được giá trị nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất C(x,y,0) theo từng kỳ quan trắc. Giá trị nồng độ trung bình ngày bằng trung bình cộng của giá trị nồng độ tính theo 4 kì quan trắc. So sánh giá trị này với tiêu chuẩn cho phép ta sẽ tính được tần suất số ngày có nồng độ vượt tiêu chuẩn trong một chu kì thời gian nào đó (có thể là năm hoặc mùa) tại một địa điểm xác định. Kết quả tính toán được thể hiện dưới dạng sơ đồ hoặc bản đồ sẽ cho ta một bức tranh tổng quát về sự phân bố ô nhiễm đối với khu vực nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp tính toán và xây dựng bản đồ chuyên đề bằng công cụ GIS • Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm • Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm • Xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng không khí 7 2.2.4. Phương pháp chập bản đồ môi trường Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xây dựng qui trình đánh giá chất lượng không khí tổng hợp có tính đến các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí ở Hà Nội (ô nhiễm do nguồn thải công nghiệp và giao thông) cũng như các yếu tố có ảnh hưởng tốt đến chất lượng không khí (cây xanh, mặt nước). Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả ứng dụng mô hình ISC 3 để đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực Hà Nội (tính cho TSP). 3.1.1. Các kịch bản tính toán. - Kịch bản 1: Trường hợp tính cho năm 2007 (năm cơ sở). Tính toán sự phân bố nồng chất chất ô nhiễm cho thành phố Hà Nội (cũ) với số liệu phát thải năm 2007 được xem như là năm cơ sở để tính toán: Các nguồn gây ô nhiễm giai đoạn này chủ yếu là nguồn công nghiệp, nguồn giao thông và nguồn sinh hoạt. Trong đó, các nguồn thải công nghiệp (trên địa bàn Hà Nội cũ) được xem là những nguồn gây ô nhiễm chính. - Kịch bản 2: Trường hợp tính cho năm 2010. Các nguồn phát thải giai đoạn này bao gồm: nguồn điểm công nghiệp, nguồn giao thông (nguồn đường), nguồn sinh hoạt và xây dựng (nguồn mặt). Năm 2010, các nhà máy hướng tới mục tiêu giảm lượng thải 50%, di chuyển toàn bộ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng ra khỏi thành phố theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội - Kịch bản 3: Dự báo mức độ ô nhiễm TSP cho năm 2020. Jica đã đã đưa ra dự báo về lượng thải chất ô nhiễm không khí cho năm 2020 theo hai kịch bản là phát thải thấp và phát thải cao. Phát thải thấp là trường hợp có biện pháp giảm phát thải, kiểm soát được mức phát thải. Phát thải cao là trường hợp có thể xảy ra khi không kiểm soát được quá trình phát thải chất ô nhiễm. Dựa vào dự báo của JICA và coi nguồn điểm không tác 8 động đáng kể đến chất lượng không khí, dự án AIRPET đã mã hóa nguồn thải chính thành 3 dạng và ước tính công suất phát thải cho từng loại nguồn: • Nguồn mặt do phát thải từ sinh hoạt, giao thông phân tán, xây dựng; • Nguồn mặt do phát thải từ các khu, cụm công nghiệp lớn; • Nguồn đường tập trung từ các đường giao thông mật độ cao; Luận án đã sử dụng những số liệu ước tính nguồn phát thải của AIRPET để dự báo mức độ ô nhiễm không khí khu vực nghiên cứu ở Hà Nội cho năm 2020. 3.1.2. Kết quả tính toán và nhận xét • Kết quả tính theo kịch bản 1: Trong giai đoạn 2007, khu vực Hà Nội cũ đã bị ô nhiễm TSP trên diện rộng, đặc biệt là các vùng xung quanh khu công nghiệp Thượng Đình (quận Thanh Xuân), Vĩnh Tuy – Mai Động (Hai Bà Trưng), thị trấn Văn Điển (H. Thanh Trì)… Giá trị cực đại của TSP ở những khu vực này tương đối cao, có thể >2- 3 lần Qui chuẩn cho phép và vùng ô nhiễm rộng. Một trong những nguyên nhân chính gây nên mức độ ô nhiễm TSP cao là do những khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh nhất và chịu tác động tổng hợp của nhiều nguồn từ các khu công nghiệp nêu trên - đây là những khu, cụm công nghiệp cũ, phần lớn công nghệ lạc hậu, hiệu suất đổi mới thiết bị thấp. Khu vực khu phố cổ cũng có dấu hiệu ô nhiễm TSP do hoạt động đun nấu kinh doanh, sinh hoạt với mức độ cao. • Kết quả tính theo kịch bản 2: Nhìn chung trong năm 2010, mức độ ô nhiễm TSP giảm đi nhiều so với năm 2007. Vùng ô nhiễm quanh các khu công nghiệp đã giảm đi đáng kể do một số nguồn thải công nghiệp đã ngừng hoạt động. Một số vùng ô nhiễm mới xuất hiện do phát thải nguồn mặt nhưng mức độ không cao. • Kết quả tính theo kịch bản 3. Kết quả tính phân bố nồng độ TSP vào năm 2020 theo hai trường hợp phát thải thấp và phát thải cao cho thấy: Nhìn chung, khả năng ô nhiễm TSP đã giảm nhiều cả về diện tích và mức độ ô 9 nhiễm so với năm 2007 và 2010. Tuy nhiên, ô nhiễm TSP có thể vẫn xảy ra trên diện rộng khi thiếu các giải pháp kiểm soát. Nếu kiểm soát phát thải tốt, có thể giảm đáng kể vùng có chất lượng không khí kém. Hình 3.1. Phân bố nồng độ TSP trung bình 1 giờ cao nhất ở khu vực thành phố Hà Nội (cũ) năm 2007 Nhận xét chung: Kết quả tính toán sự phân bố TSP theo mô hình ISC 3 theo 3 trường hợp khác nhau đã cho thấy bức tranh tổng quát về mức độ ô nhiễm TSP trong các giai đoạn khác nhau. Diễn biến của TSP không tuân theo qui luật và phụ thuộc vào sự tăng giảm của các nguồn trong khu vực nghiên cứu. Giá trị tính được chưa tính tới khả năng lọc giữ bụi của cây xanh và mặt nước. 3.2. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí tổng hợp có tính đến yếu tố giảm nhẹ bụi. 3.2.1. Phương pháp luận. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí bằng mô hình hóa cho thấy bức tranh tổng quát về môi trường không khí khu vực nghiên cứu. Một trong những hạn chế của phương pháp này là giá trị nồng độ chất ô nhiễm nói chung và TSP nói riêng tính được tại điểm tiếp nhận chưa tính đến khả năng lọc giữ bụi của cây xanh và mặt nước. Do vậy kết quả tính toán 10 [...]... xây dựng bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho thành phố Hà Nội theo qui trình đã đề xuất đối với TSP Luận án đã tiến hành phân hạng chất lượng môi trường không khí Hà Nội theo cấp độ từ thấp đến cao Những khu vực được đánh giá là có chất lượng môi trường xấu nhất bao gồm một số phường thuộc quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Khu phố cổ Nhìn chung, các quận nội thành mới như Tây... phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng không khí 3.2.4.1 Ý nghĩa của bản đồ tổng hợp chất lượng không khí Bản đồ chất lượng không khí tổng hợp có thể chỉ ra được tình trạng không khí ở những khu vực khác nhau trong thành phố ở mức chất lượng không khí tốt, trung bình hay kém Chồng xếp các bản đồ thích hợp khác nhau sẽ chỉ ra được chất lượng không khí tại những khu vực nhạy cảm trong thành phố (các... Gia Lâm chất lượng không khí còn khá tốt Một số khu vực trong nội thành cũ có chất lượng không khí tương đối tốt như khu vực Quảng trường Ba Đình, Ngọc 19 Khánh, Cống Vị, Khu vực Hồ Thiền Quang, Khương Mai, Khương Đình, Đại Kim ( Thanh Xuân) Đây là những khu vực có tỉ lệ che phủ cây xanh và diện tích mặt nước tương đối cao Hình 3.10 Bản đồ tổng hợp đánh giá chất lượng không khí khu vực Hà Nội (cũ),... hạng từ thấp đến cao dựa theo thang điểm như ở bảng 3.8 Bảng 3.8 Phân cấp đánh giá chất lượng không khí tổng hợp khu vực Hà Nội cũ (tính cho TSP) Cấp đánh giá chất lượng Chỉ số tổng hợp (I) không khí (tính cho TSP) Thấp 40 - 50 Trung bình 30 - 40 Khá 20 - 30 Cao 10 - 20 Các khu vực có chất lượng môi trường kém nhất bao gồm khu vực phường Nhân Chính, một phần phường Trung Hoà, phần phía tây của phường... có chất lượng môi trường không khí tương đối tốt Các khu vực gần hồ, sông, có diện tích che phủ cây xanh lớn có chất lượng không khí tốt như khu vực Ngọc Khánh, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ Đây là những khu vực có độ che phủ cây xanh và diện tích mặt nước lớn Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội như: giải pháp về xây dựng một hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng. .. tính cho 1 lưới) Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ diện tích mặt nước Tỷ lệ diện tích mặt Tỷ lệ diện tích mặt nước theo cấp độ nước M (%) Rất cao 80 < M ≤100 17 Điểm đánh giá 1 Cao 60 < M ≤ 80 2 Trung bình 40 < M ≤ 60 3 Thấp 20 < M ≤ 40 4 Rất thấp M ≤ 20 5 3.2.3.2.Bước đầu đánh giá tổng hợp chất lượng không khí khu vực đô thị Hà Nội có tính đến các yếu tố giảm nhẹ TSP Bản đồ tổng hợp chất lượng không khí. .. bản đồ môi trường 3.2.2 Xây dựng qui trình đánh giá chất lượng môi trường không khí có tính đến yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm Bước 1: Phân vùng khu vực nghiên cứu Chia khu vực nghiên cứu thành mạng lưới các ô vuông, sao cho các yếu tố cần xét được xem là có giá trị đồng nhất trong ô Kích thước mỗi ô có thể là 250m x 250m Bước 2: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí khu vực đô... có tính đến các yếu tố mật độ dân số và chất lượng không khí, chúng ta có thể chỉ ra được những khu vực cần thiết phải trồng thêm cây xanh 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội 3.3.1 Xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định để quản lý chất lượng không khí đô thị ở Hà Nội: Hệ thống này dựa trên hệ thống mô hình hóa khu ch tán chất ô nhiễm, bản đồ kỹ thuật số và cơ... thải chất ô nhiễm không khí Nếu như có những biện pháp quản lý và kiểm soát tốt, vào năm 2020 khu vực nội thành Hà Nội không bị ô nhiễm TSP Một hạn chế của kết quả tính theo mô hình nói chung và ISC nói riêng là chưa phản ánh giá trị thực tế tại điểm tiếp nhận do chưa tính đến khả năng lọc giữ bụi của cây xanh mặt nước 2 Luận án đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng một qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng. .. công nghiệp thì khu vực này có chất lượng không khí tốt Trong khi đó, bản đồ mật độ giao thông, bản đồ mật độ cây xanh, diện tích mặt nước chỉ ra đây lại là khu vực có mật độ đường giao thông cao nhất trong khu vực Hà Nội và tỉ lệ diện tích không gian xanh thuộc loại tương đối thấp Vì vậy trên bản đồ tổng hợp chất lượng không khí khu vực này chỉ ở mức trung bình Nhìn chung, các quận nội thành mới như . đánh giá tổng hợp chất lượng không khí 3.2.4.1. Ý nghĩa của bản đồ tổng hợp chất lượng không khí Bản đồ chất lượng không khí tổng hợp có thể chỉ ra được tình trạng không khí ở những khu vực. nghiệm lập bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng không khí theo qui trình trên cho khu vực nội thành Hà Nội (cũ), phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường thành phố Hà Nội. • Đề xuất. bảng 3.8 Bảng 3.8. Phân cấp đánh giá chất lượng không khí tổng hợp khu vực Hà Nội cũ (tính cho TSP) Cấp đánh giá chất lượng không khí (tính cho TSP) Chỉ số tổng hợp (I) Thấp 40 - 50 Trung

Ngày đăng: 07/04/2015, 13:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan