Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ

186 749 2
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM TẠ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Nhân Dũng và PGS.TS. Trần Ngọc Dung, hai ngƣời đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn tận tình, động viên giúp đỡ, cung cấp tài liệu, kiến thức quí báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất để tôi hoàn thành quyển luận án này. Tôi muốn gửi lời cám ơn đến Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thành phố Cần Thơ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, phó trƣởng phòng xét nghiệm, các Bác sĩ phòng khám, các Anh chị em nhân viên y tế của Bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ, nhân viên y tế của các Trung tâm phòng chống lao Quận Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi đƣợc tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó, tôi có cơ hội chọn đƣợc các mẫu đạt tiêu chuẩn cho mục tiêu nghiên cứu của luận án. Về phía Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ, tôi vô cùng biết ơn lãnh đạo nhà trƣờng, đặc biêt, tôi vô cùng biết ơn GS.TS. Phạm Văn Lình đã cho phép, ủng hộ, tạo cơ hội tốt nhất trong thời gian vừa qua để tôi có điều kiện học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án nghiên cứu sinh này. Tôi sẽ không bao giờ quên tập thể Bộ môn Sinh Lý Bệnh-Miễn dịch, Khoa Y, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ, nơi đã động viên, chia sẽ, khích lệ, an ủi tôi trong suốt quá trình 4 năm học tập, nghiên cứu, giúp đỡ để tôi có thể vừa hoàn thành công tác, vừa hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và hoàn thành quyển luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ths. Đỗ Tấn Khang và Em Trần Văn Bé Năm của phòng Sinh học phân tử, thuộc Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học, Trƣờng Đại học Cần Thơ, đã tích cực hổ trợ, không ngại khó khăn cùng với tôi thực hiện các kỹ thuật PCR, gửi sản phẩm PCR giải trình tự, nhằm giúp tôi hoàn tất mục tiêu phát hiện các đột biến gen của những chủng vi khuẩn lao trên các bệnh nhân tại Thành phố Cần Thơ. Xin cám ơn các cán bộ của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi thực hiện xét nghiệm xác định các tế bào miễn dịch bằng kỹ thuật đếm dòng chảy tế bào tại viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của phòng Thí nghiệm chuyên sâu đã nhiệt tình giúp đỡ khi tôi thực hiện kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao, chụp ảnh vi khuẩn lao dƣới kính hiển vi điện tử. ii Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình đã yêu thƣơng, thông cảm, chia sẽ, an ủi, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn khi thực hiện đề tài, giúp tôi có thêm động lực để hoàn tất quá trình học tập và thực hiện luận án nghiên cứu sinh . Đây chính là niềm vui, là phần thƣởng vô giá cho bản thân tôi. iii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ“ đƣợc thực hiện tại phòng xét nghiệm Sinh học phân tử, khoa Y - Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ; phòng thí nghiệm Sinh học phân tử thuộc Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học, phòng Thí nghiệm chuyên sâu, Trƣờng Đại học Cần Thơ; phòng Xét nghiệm vi sinh thuộc bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ; Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ tháng 6.2010 đến tháng 1.2014. Đề tài đƣợc thực hiện với các mục tiêu (i) Xác định tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ, (ii) Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao gồm: (iia) Xác định các kiểu gen đột biến kháng thuốc rifampicin của vi khuẩn lao, (iib) Xác định nồng độ thuốc rifampicin trong huyết tƣơng của bệnh nhân lao phổi tái trị (iic) Xác định số lƣợng các tế bào miễn dịch trong máu của bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc. Việc xác định tỷ lệ kháng thuốc đƣợc thực hiện với 246 bệnh nhân mắc lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ có mẫu đàm đƣợc thu thập, đem nhuộm bằng phƣơng pháp Ziehl-Neelsen, nuôi cấy vi khuẩn trong môi trƣờng Lowenstein- Jensen, thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ trên môi trƣờng đặc theo phƣơng pháp tỷ lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng thuốc chung là 63,8%, trong đó, tỷ lệ đa kháng thuốc là 23,2%, tỷ lệ kháng đơn thuốc lần lƣợt với streptomycin: 52,4%; isoniazid: 47,2%; rifampicin: 25,2%; ethambutol: 11,8% và kháng pyrazinamid: 9,8%; tỷ lệ kháng kết hợp thuốc gồm kháng với 1 loại thuốc là 21,5%; kháng 2 loại thuốc là 17,1%; kháng 3 loại thuốc là 13,1%; kháng 4 loại thuốc là 8,5%; kháng cả 5 loại thuốc là 3,3%. Các kiểu gen đột biến kháng thuốc rifampicin đƣợc tiến hành trên 42 chủng vi khuẩn đã đƣợc nuôi cấy từ các mẫu đàm của 40 bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc và 2 bệnh nhân mắc lao phổi còn nhạy trong số 246 bệnh nhân mắc lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ, ADN đƣợc ly trích để làm khuôn cho phản ứng PCR nhằm khuếch đại đoạn gen rpoB với chiều dài 411bp chứa đoạn gen 81bp là vùng có trình tự xác định kháng rifampicin (RRDR: rifampicin resistance determining region), đoạn gen đƣợc giải trình tự và so sánh với chủng hoang dại từ dữ liệu trên ngân hàng gen, việc so sánh đƣợc thực hiện tại vị trí từ codon 507 đến 534, kết quả cho thấy có 30/40 chủng vi khuẩn lao nghiên cứu xảy ra đột biến thay thế base chiếm 75% và 10/40 chủng vi khuẩn lao nghiên cứu không tìm thấy đột biến gen trên vùng 81bp của gen rpoB, chiếm tỷ lệ 25% . Nồng độ thuốc rifampicin trong huyết tƣơng của bệnh nhân đƣợc đo bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, kết quả khảo sát cho thấy có 92,4% số iv bệnh nhân ở nhóm lao phổi tái trị và 90% của nhóm lao phổi mới có nồng độ thuốc rifampicin huyết tƣơng rất thấp <8 µg/ml (so với nồng độ điều trị chuẩn phải đạt từ 8-24µg/ml theo khuyến cáo). Số lƣợng các tế bào miễn dịch trong máu của bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc đƣợc khảo sát bằng phƣơng pháp đếm dòng chảy tế bào thông qua các dấu ấn kháng nguyên đặc hiệu tế bào, từng loại dấu ấn đƣợc phát hiện bằng các kháng thể đơn dòng có đánh dấu chất huỳnh quang. Kết quả cho thấy có sự giảm một cách có ý nghĩa (p<0,05) số lƣợng các tế bào lympho T chung, lympho T giúp đỡ, lympho T gây độc và tế bào diệt tự nhiên ở nhóm bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc. Trong khi đó, số lƣợng monocyte trong công thức bạch cầu ở nhóm lao phổi đa kháng thuốc lại tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm lao mới và nhóm ngƣời bình thƣờng với p<0,05. Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy: kiểu đột biến gen của vi khuẩn lao, nồng độ thuốc rifampicin trong huyết tƣơng và số lƣợng các tế bào miễn dịch trong máu bệnh nhân, có thể là các yếu tố ảnh hƣởng đến việc kháng thuốc của vi khuẩn lao. Từ khóa: bệnh lao phổi, lao phổi đa kháng thuốc, lao phổi tái điều trị, rifampicin, sắc ký lỏng hiệu năng cao, tế bào miễn dịch. v ABSTRACT The study entitled “Some factors affecting drug resistance of the Mycobacterrium tuberculosis in the Can Tho city”. This study was carried out at (1) The Molecular Biology Laboratory - Faculty of Medicine – Can Tho University of Medicine and Pharmacy (CTUMP), (2) The Biotechnology Research and Development Institute of Can Tho University (CTU), (3) the Advanced Laboratory of CTU; (4) The Microbiology laboratory of the Can Tho Tuberculosis and Pulmonary Disease Hospital (CTPDH); and at (5) The Pasteur Institute of Ho Chi Minh City. Duration of the study was from June 2010 to January 2014. The objectives of the study were to (i) Determine the percentage of retreated pulmonary tuberculosis patients who resists to drug; (ii) understand factors affecting drug resistance of the Mycobacterrium tuberculosis. The objective (ii) consists of: (1) Determine the mutated genotype of rifampicin- resistant Mycobacterrium tuberculosis strains isolated from patients who live in the Can Tho city; (2) Investigate concentration of rifampicin drug in plasma of retreated pulmonary tuberculosis patients and (3) Determine the immunocytes in blood of patients who got multi-drug resistant tuberculosis. Percentage of patients who resisted to drug at the CTPDH was determined from 246 retreated tuberculosis patients. Sputum samples were collected and dyed by Ziehl-Neelsen method. Drug susceptibility testing was performed on Lowenstein-Jensen medium according to the proportion method. Results showed that prevalence of any anti-tuberculosis drug resistance was 63.8%; multidrug- resistant tuberculosis was 23.2%, monoresistance drug in which streptomycin was 52.4%; isoniazid was 47.2%; rifampicin was 25.2%; ethambutol was 11.8%; pyrazinamid was 9.8%. Patients who resisted with one, two or more type of drugs: 21.5% found with one type of drug, two types of drug were 17.1%; three types of drug were 13.1%; four types of drug were 8.5% and five types of drug were 3.3%. Determination of mutated genotypes was carried out on 42 strains of Mycobacterium tuberculosis in which 40 patients were multidrug-resistant tuberculosis and 2 patients were still sensitive with drug and positive with tuberculosis. DNA was extracted and used as template to amplify the rpoB gen by PCR method. The rpoB gen length (411bp) in which contains 81bp fragment (a rifampicin resistance determining region). The DNA were sequenced and compared with DNA from the gene bank. This activity was aimed to find vi mutation from the codon 507 to 534. The results showed that there were 30 over 40 strains showing base substitutions mutation (75%) and in 10 over 40 strains (25%) showed phenotypically rifampicin-resistance, but no nucleotide changes were detected at the rpoB gene. The concentration of rifampicin in plasma of retreated pulmonary tuberculosis patients was determined by high performance liquid chromatography (HPLC). The results showed that 92.4% of retreated pulmonary tuberculosis and 90% of new pulmonary tuberculosis having low concentration of rifampicin in plasma (<8 µg/ml), while recommended concentration of drugs should be between 8 to 24µg/ml in plasma. The immunocytes in blood of multidrug-resistant tuberculosis patients were investigated. The Flow cytometry method was used to determine the number of immunocytes by antigen markers in leucocytes and these antigen combine with the monoclonal antibody was recognized with fluorescence method. The results showed that the number of T lymphocyte, helper T cells, cytotoxic T cells and natural killer cells signicficantly decreased (p<0,05) in multidrug-resistant tuberculosis (MDR-TB) patients, while number of monocytes in multidrug- resistant tuberculosis patients significantly increased (p<0.05) in comparision with new pulmonary tuberculosis and the healthy people. Results from this study showed: mutated genotype of the Mycobacterrium tuberculosis, drug concentration in plasma and number of immunocytes in blood of patients indicating the factors that affect to drug resistance. Keywords: high performance liquid chromatography, immunocytes, multidrug- resistant tuberculosis, pulmonary tuberculosis, retreated pulmonary tuberculosis, rifampicin, vii TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi. Các kết quả của nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. viii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ I TÓM TẮT III ABSTRACT V TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ VII MỤC LỤC VIII DANH SÁCH BẢNG X DANH SÁCH HÌNH XI DANH MỤC VIẾT TẮT XII CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Giả thuyết khoa học, cách tiếp cận và mục tiêu của luận án 2 1.3 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiển của luận án 4 1.4 Kết cấu của luận án 5 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 6 2.1 Sơ lƣợc về lịch sử phát hiện bệnh lao 6 2.2 Vi khuẩn lao 7 2.2.1 Phân loại vi khuẩn lao 7 2.2.2 Cấu tạo của vi khuẩn lao 7 2.2.3 Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 8 2.2.4 Hệ gen của vi khuẩn lao 11 2.2.5 Đặc tính đột biến kháng thuốc ở các loài vi khuẩn nói chung và vi khuẩn lao nói riêng 12 2.3 Đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao và khả năng tồn tại của vi khuẩn lao trong cơ thể vật chủ 16 2.3.1 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống vi khuẩn lao 18 2.3.2 Khả năng tồn tại của vi khuẩn lao sau đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu 23 2.3.3 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống vi khuẩn lao 24 2.3.4 Đáp ứng miễn dịch trong lao phổi kháng thuốc 28 2.4 Điều trị bệnh lao phổi 28 2.4.1 Thuốc chống lao 29 2.4.2 Phác đồ điều trị bệnh lao 31 2.4.3 Thuốc chống lao rifampicin 32 2.5 Tình hình bệnh lao phổi kháng thuốc 34 2.5.1 Những điều kiện thuận lợi gây bệnh lao phổi kháng thuốc 34 2.5.2 Một số định nghĩa, phân loại về bệnh lao phổi và bệnh lao phổi kháng thuốc 34 2.5.3 Tình hình bệnh lao phổi kháng thuốc trên thế giới và tại Việt nam 36 2.6 Kỹ thuật xác định nồng độ thuốc chống lao và đếm số lƣợng các tế bào miễn dịch trong máu bệnh nhân 38 ix 2.6.1 Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao trong xác định nồng độ thuốc chống lao 38 2.6.2 Phƣơng pháp đếm dòng chảy tế bào trong xác định số lƣợng các tế bào miễn dịch trong máu bệnh nhân lao phổi 38 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 3.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 40 3.2 Nội dung nghiên cứu 41 3.2.1 Xác định tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ 41 3.2.2 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao tại thành phố Cần Thơ 45 3.3 Vấn đề y đức 58 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60 4.1 Tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ 60 4.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 60 4.1.2 Tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ 60 4.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao nghiên cứu 66 4.2.1 Các kiểu đột biến gen gây kháng thuốc rifampicin của vi khuẩn lao tại thành phố Cần Thơ 66 4.2.2 Sự giảm nồng độ thuốc chống lao rifampicin trong huyết tƣơng của bệnh nhân lao phổi tái trị so sánh với nhóm bệnh nhân lao phổi mới 86 4.2.3 Sự giảm số lƣợng các tế bào miễn dịch trong máu của bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc so với nhóm lao phổi mới và nhóm đối chứng ngƣời bình thƣờng 101 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 114 5.1 Kết luận 114 5.1.1 Tỷ lệ các loại lao phổi kháng thuốc tại thành phố Cần Thơ 114 5.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao tại thành phố Cần Thơ 114 5.2 Đề xuất 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 127 x DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Giá trị nội kiểm tham chiếu cho bộ thuốc thử BD Multitest 6-color TBNK sử dụng với các ống BD Trucount 57 Bảng 4.1 Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu 60 Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ mắc lao phổi kháng thuốc chung ở các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 61 Bảng 4.3 So sánh kết quả tỷ lệ lao phổi đa kháng thuốc với các nghiên cứu khác 63 Bảng 4.4 Các kiểu đột biến thay thế base có thay đổi acid amin 69 Bảng 4.5 Các kiểu đột biến thay thế base không gây thay đổi acid amin 79 Bảng 4.6 Tỷ lệ bệnh nhân mang vi khuẩn lao có đột biến tại 1 codon 80 Bảng 4.7 Tỷ lệ bệnh nhân mang vi khuẩn lao có kiểu đột biến tại 2 codon 81 Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh nhân mang vi khuẩn lao có kiểu đột biến tại 3 codon 82 Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh nhân mang vi khuẩn lao có kiểu đột biến tại 4 codon 83 Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh nhân mang vi khuẩn lao có kiểu đột biến tại 7 codon 84 Bảng 4.11 Sự khác nhau về kiểu đột biến của vi khuẩn lao kháng RMP ở các nghiên cứu 85 Bảng 4.12 Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi và cân nặng của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu 87 Bảng 4.13 Liều điều trị RMP trung bình theo cân nặng ở 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu 89 Bảng 4.14 Nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng đo ở thời điểm 2 giờ của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu 90 Bảng 4.15 Nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng đo ở thời điểm 3 giờ của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu 91 Bảng 4.16 Nồng độ RMP trung bình trong huyết tƣơng ở cả 2 thời điểm của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu 92 Bảng 4.17 Nồng độ tối đa trong huyết tƣơng của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu 93 Bảng 4.18 Liên quan giữa nồng độ RMP tối đa trong huyết tƣơng với giới tính ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 99 Bảng 4.19 Liên quan giữa nồng độ RMP tối đa trong huyết tƣơng với giới tính ở nhóm bệnh nhân lao phổi tái điều trị 99 Bảng 4.20 Đặc điểm chung của các nhóm bệnh nhân nghiên cứu 101 Bảng 4.21 Số lƣợng bạch cầu chung và các loại bạch cầu ở các nhóm nghiên cứu 102 Bảng 4.22 Số lƣợng tế bào bạch cầu momo ở các nhóm nghiên cứu 104 Bảng 4.23 Số lƣợng trung bình của tế bào lympho T chung (CD3 + ) 106 Bảng 4.24 Số lƣợng trung bình của tế bào lympho T giúp đỡ (T h - CD4 + ) 107 Bảng 4.25 Số lƣợng trung bình của tế bào lympho T c (CD8 + ) 108 Bảng 4.26 Tỷ số tế bào lympho T h / T c (T CD4 + / T CD8 + ) 109 Bảng 4.27 Số lƣợng trung bình của tế bào diệt tự nhiên (NK) 110 Bảng 4.28 Phân tích tƣơng quan đơn biến giữa số lƣợng một số bạch cầu trong máu ngoại vi với tình trạng kháng thuốc của bệnh lao phổi 111 Bảng 4.29 Phân tích tƣơng quan đa biến giữa số lƣợng một số bạch cầu trong máu vi với tình trạng kháng thuốc của bệnh nhân lao phổi 112 [...]... kháng thuốc của vi khuẩn lao ở bệnh nhân lao kháng thuốc Từ các giả thuyết nghiên cứu trên, đề tài đƣợc thực hiện nhằm các mục tiêu sau: a Xác định tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ b Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao qua vi c xác định (i) Các kiểu gen đột biến kháng thuốc rifampicin của vi khuẩn lao (ii) Nồng độ thuốc chống lao... phân tử của lao phổi đa kháng thuốc tại thành phố Cần Thơ Ngoài ra, đề tài cũng cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho những giả thuyết về sinh bệnh học kháng thuốc của vi khuẩn lao tại thành phố Cần Thơ, cụ thể: Kết quả đề tài cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn lao ở bệnh nhân tái trị tại thành phố Cần Thơ cao hơn so với kết quả đã đƣợc chƣơng trình chống lao Quốc gia công bố Kết quả nghiên cứu cũng... Hiện nay, vi khuẩn đang có xu hƣớng kháng lại các loại thuốc kháng sinh Vi c kháng thuốc kháng sinh là một mối hiểm họa lớn, vì những vi khuẩn kháng thuốc sẽ nhân lên nhanh chóng, di truyền tính kháng thuốc cho các thế hệ vi khuẩn con cháu, các vi khuẩn này lại lây lan sang những ngƣời xung quanh và con ngƣời khi mắc bệnh do vi khuẩn kháng thuốc gây ra, sẽ có ít cơ hội để đƣợc điều trị khỏi bệnh Một trong... cho 7 vi khuẩn có tính kháng acid Đây là đặc điểm cấu tạo của trực khuẩn lao khác với các vi khuẩn khác, lớp sáp đã đƣợc phân tích có nhiều yếu tố gây bệnh, có yếu tố chỉ mang tính kháng nguyên, cùng với các thành phần khác nhƣ protein, polysaccharide vi khuẩn có nhiều yếu tố sợi ở vách và chất nguyên sinh là những yếu tố gây bệnh (Đoàn Thị Nguyện, 2009) Hình 2.1 Cấu trúc vách tế bào của vi khuẩn lao... http://www.britannica.com/media/full/129670 b Một số gen kháng thuốc của vi khuẩn lao đã đƣợc nghiên cứu: Hiện nay, ngƣời ta đã xác định đƣợc bản đồ gen và nhiều mã gen kháng thuốc của vi khuẩn lao, trong đó có các loại kháng nhƣ vi khuẩn kháng rifampicin mang đột biến ở gen rpoB, mã hoá cho quá trình tổng hợp ARN Polymerase; vi khuẩn kháng isoniazid mang đột biến ở gen Kat G, Inh A, ahp C; vi khuẩn kháng streptomycin và... về số lƣợng và chất lƣợng tế bào lympho T giúp đỡ, là tế bào miễn dịch đóng vai trò chính trong điều hòa đáp ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến tình trạng cơ thể trở nên đáp ứng kém với thuốc chống lao và tạo điều kiện thuận lợi cho tính kháng thuốc của vi khuẩn lao phát triển Đây là cơ sở cho vi c đặt vấn đề nghiên cứu về số lƣợng các tế bào miễn dịch nhƣ là một yếu tố ảnh hƣởng đến sự kháng thuốc của. .. lao kháng lại các thuốc chống lao theo nhiều cơ chế khác nhau: a Cơ chế kháng thuốc là một đặc tính chung của một loài nguyên vẹn hoặc do đột biến gen mắc phải hoặc do vận chuyển gen, gen kháng thuốc nằm trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn Gen kháng thuốc mã hoá thông tin, từ đó vi sinh vật sử dụng để chống lại hiệu lực ức chế đặc hiệu của kháng sinh theo các cơ chế sau 15 đây: Làm giảm tính thấm của màng... (apotosis) của đại thực bào sau khi nuốt vi khuẩn lao (xem Hình 2.15) Tác giả Molloy et al (1994) nghiên cứu cho thấy rằng sự chết lập trình của đại thực bào đã tạo nên khả năng sống sót của vi khuẩn lao Tuy nhiên, các ảnh hƣởng của sự chết lập trình (thông qua Fas L- hay do TNF-α gây ra) tạo khả năng tồn tại của vi khuẩn lao ở ngƣời và ở các đại thực bào chuột là điều vẫn còn đang bàn cãi; một số nghiên cứu. .. 2006) Hiện nay, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao đã và đang là mối quan tâm hàng đầu trong vi c điều trị cho bệnh nhân lao, do mối tƣơng quan phức tạp giữa yếu tố gây bệnh, ngƣời bệnh và nồng độ thuốc trong huyết tƣơng ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả điều trị Có nhiều yếu tố góp phần tác động gây kháng thuốc đã đƣợc đề cập đến, từ vi c sử dụng thuốc không đúng cách của các bác sĩ điều trị không... điều kiện tự nhiên, vi khuẩn tồn tại 3–4 tháng Trong phòng thí nghiệm, có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm Trong đàm của bệnh nhân lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng, vi khuẩn này vẫn tồn tại và còn giữ đƣợc độc lực Dƣới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn bị chết sau 1 giờ 30 phút Ở 420C, vi khuẩn ngừng phát triển và ở nhiệt độ 800C, vi khuẩn chết sau 10 phút; Với cồn 900, vi khuẩn tồn tại đƣợc ba phút, trong . điểm chung của mẫu nghiên cứu 60 4.1.2 Tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái trị tại thành phố Cần Thơ 60 4.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao nghiên cứu 66 4.2.1. 114 5.1.1 Tỷ lệ các loại lao phổi kháng thuốc tại thành phố Cần Thơ 114 5.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn lao tại thành phố Cần Thơ 114 5.2 Đề xuất 115 TÀI LIỆU. lợi cho tính kháng thuốc của vi khuẩn lao phát triển. Đây là cơ sở cho vi c đặt vấn đề nghiên cứu về số lƣợng các tế bào miễn dịch nhƣ là một yếu tố ảnh hƣởng đến sự kháng thuốc của vi khuẩn

Ngày đăng: 07/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan