THỰC TRẠNG lập kế HOẠCH KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN

88 359 0
THỰC TRẠNG lập kế HOẠCH KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6 1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6 1.1. Khái niệm về lập kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6 1.2. Vai trò của kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 10 2. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán 11 2.1. Lập kế hoạch chiến lƣợc 11 2.2. Lập kế hoạch tổng thể 12 2.2.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán 14 2.2.2. Thu thập thông tin cơ sở 21 2.2.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hang 24 2.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích 26 2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 26 2.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hang và đánh giá rủi ro kiểm soát 28 2.3. Thiết kế chƣơng trình kiểm toán 30 2.3.1. Chƣơng trình kiểm toán 33 2.3.2. Quy trình thiết kế chƣơng trình kiểm toán 33 2.3.2.1. Thiết kế các trắc nghiệm công việc 34 2.3.2.2. Thiết kế các trắc nghiệm phân tích 35 2.3.2.3. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dƣ 35 PHẦN II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN. 37 I. Đặc điểm của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ảnh 37 2 hƣởng tới trình tự lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. 1.Quá trình hình thành và phát triển 37 2. Các loại hình dịch vụ mà Công ty đang cung cấp 38 3.Thị trƣờng khách hàng của CPA VIETNAM 40 4. Đặc điểm tổ chức quản lý trong Công ty 41 4.1. Mô hình tổ chức bộ máy 41 4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng 43 5. Đặc điểm công tác kiểm toán tại CPA VIETNAM 45 5.1. Các bƣớc tiến hành kiểm toán 45 5.2. Phƣơng pháp kiểm toán của công ty 45 II. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán do CPA VIETNAM thực hiện tại khách hàng. 50 1. Công việc thực hiện trƣớc kiểm toán 50 1.1. Gửi thƣ chào hàng dịch vụ kiểm toán 50 1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 52 1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 52 1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng 54 2. Lập kế hoạch tổng thể 57 2.1. Khái quát về trình tự lập kế hoạch kiểm toán tổng thể của CPA VIETNAM 57 2.2. Thu thập các thông tin về khách hàng. 58 2.3. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 59 2.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. 61 2.4.1. Tìm hiểu và đánh giá môi trƣờng kiểm soát 61 2.4.2. Tìm hiểu và đánh giá quy trình kế toán áp dụng 62 2.4.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát 64 2.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ. 66 2.6. Xác định mức trọng yếu. 69 2.7. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dƣ đầu năm của các khoản mục trên BCTC 69 2.7.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dƣ của các khoản mục 70 3 2.7.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên BCTC 71 2.7.3. Kết luận về rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện đối với các khoản mục. 71 3. Lập chƣơng trình kiểm toán. 72 3.1. Khái quát về lập chƣơng trình kiểm toán tại CPA VIETNAM 72 3.2. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng. 72 3.3.Xác định phƣơng pháp kiểm toán 74 3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 74 3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 78 PHẦN III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CPA VIETNAM 80 1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại CPA VIETNAM 80 2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM 82 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU NỘI DUNG TRANG Sơ đồ 01. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chƣơng trình kiểm toán 13 Sơ đồ 02. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 33 Sơ đồ 03. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 41 Sơ đồ 04. Quy trình kiểm toán Báo cáo ài chính 47 Biểu 01. Thƣ chào hàng của CPA VIETNAM với khách hàng ABC 51 Biểu 02. Kế hoạch kiểm toán về nhân sự 53 Biểu 03. Trích Hợp đồng kiểm toán với Công ty ABC 55 Biểu 04. Trích tham chiếu trên Hồ sơ kiểm toán 57 Biểu 05. Trích bản yêu cầu cung cấp hồ sơ và tài liệu 58 Biểu 06. Trích bảng tóm tắt đặc điểm của Công ty ABC 60 Biểu 07. Mẫu soát xét hệ thống của Công ty ABC 63 Biểu 08. Tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty ABC 65 Biểu 09. Phân tích sơ bộ Bảng CĐKT của Công ty ABC 67 Biểu 10. Phân tích sơ bộ BCKQKD của Công ty ABC 68 Biểu 11. Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát 71 Biểu 12. Trích chƣơng trình kiểm toán 76 5 LỜI MỞ ĐẦU Kế hoạch kiểm toán đúng đắn là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đƣa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động đƣợc kiểm toán, giữ vững và nâng cao uy tín cũng nhƣ hình ảnh của Công ty kiểm toán đối với khách hàng. Trong điểu kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng nhƣ hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là hoạt động mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chƣa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng nhƣ phƣơng pháp đƣợc vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Do vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán cần đƣợc coi trọng để đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Với ý nghĩa đó, qua quá trình học tập tại trƣờng và đƣợc sự hƣớng dẫn của Thạc sỹ Phan Trung Kiên, em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập bao gồm ba phần chính nhƣ sau: Phần I: Cơ sở lý luận về quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Phần II: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM thực hiện. Phần III: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam. 6 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Khái niệm và vai trò của Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 1.1. Khái niệm về kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Các cách tiếp cận với khái niệm “Kế hoạch”: Theo từ điển tiếng Việt, “Kế hoạch” đƣợc giải nghĩa là: “ Sự sắp đặt hoặc hoạch định đƣờng lối có hệ thống về những công việc dự định làm”. Trên góc độ quản lý, với các cách tiếp cận khác nhau có thể đƣa ra những khái niệm cụ thể về kế hoạch; sau đây là ba cách tiếp cận chủ yếu: Thứ nhất: Tiếp cận kế hoạch với tính cách là một quá trình thực hiện mục tiêu của một hoạt động thì kế hoạch là trình tự tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Với cách tiếp cận này sẽ có khái niệm về kế hoạch hoá. Thứ hai: Tiếp cận kế hoạch với tính cách là quá trình cân đối nguồn lực cho một hoạt động thì kế hoạch là quá trình cân đối tích cực giữa yêu cầu của hoạt động với các nguồn lực thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Thứ ba: Tiếp cận kế hoạch với tính cách là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động thì kế hoạch là các phƣơng án tổ chức thực hiện hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Khái niệm “Kiểm toán” theo quan niệm hiện đại: Ở nƣớc ta, thuật ngữ “Kiểm toán” mới chỉ thực sự xuất hiện và đƣa vào sử dụng trong những năm đầu của thập kỷ 90. Vì vậy cách hiểu và cách dùng về khái niệm “Kiểm toán” chƣa đƣợc thống nhất. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại: 7 “Kiểm toán là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động đƣợc kiểm toán bằng hệ thống phƣơng pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tƣơng xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. Từ đó, có thể hiểu khái niệm “Kế hoạch kiểm toán” là sự sắp đặt hoặc hoạch định đƣờng lối có hệ thống về những công việc kiểm toán dự định sẽ làm để xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng đƣợc kiểm toán. Yêu cầu của mỗi cuộc kiểm toán là phải đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các số liệu trên Báo cáo tài chính. Để đạt đƣợc các yêu cầu trên, kế hoạch kiểm toán phải đƣợc xây dựng một cách khoa học. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng nhƣ các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã đƣợc quy định rõ trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, Chuẩn mực thứ tƣ trong mƣời Chuẩn mực Kiểm toán đƣợc chấp nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi công tác kiểm toán phải đƣợc lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý nếu có phải đƣợc giám sát đúng đắn. Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 300 - Điểm 2 cũng nêu rõ “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”. Kế hoạch kiểm toán phải đƣợc lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đƣợc lập một cách thích hợp nhằm bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm tàng; đảm bảo cuộc kiểm toán đƣợc hoàn thành đúng thời hạn. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị cho hoạt động kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã đƣợc quy định thành Chuẩn mực. Nhƣ vậy, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán cần phải tiến hành để đảm bảo cho toàn bộ cuộc kiểm toán đƣợc thực hiện thành công. Tuy nhiên, lập kế hoặc kiểm toán không phải là một 8 hoạt động đơn lẻ mà bao gồm rất nhiều các bƣớc công việc nối tiếp nhau. Bởi vì lập kế hoạch kiểm toán là một công việc không đơn giản, một mặt đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn cao, mặt khác nó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng khác nhau. Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính: Giai đoạn I: Lập kế hoạch và thiết kế phƣơng pháp kiểm toán. Giai đoạn II: Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Giai đoạn III: Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán. Để hiểu rõ hơn về quy trình lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời có thể lập kế hoạch kiểm toán một cách khoa học và thống nhất theo một chuẩn mực chung đƣợc thừa nhận rộng rãi, ngƣời ta lại chia lập kế hoạch kiểm toán thành ba bộ phận:  Kế hoạch chiến lƣợc.  Kế hoạch tổng thể.  Chƣơng trình kiểm toán. Các bộ phận của kế hoạch kiểm toán phụ thuộc vào đặc trƣng của từng cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lƣợc là định hƣớng cơ bản, nội dung trọng tâm và phƣơng pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo lập ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trƣờng kinh doanh của đơn vị đƣợc kiểm toán. Theo những hƣớng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 - từ điểm 14 đến điểm 17:  Cuộc kiểm toán lớn về quy mô là cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tổng hợp ( hoặc báo cáo tài chính hợp nhất) của Tổng công ty, trong đó có nhiều công ty đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh.  Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và Công ty kiểm toán chƣa có nhiều kinh nghiệm.  Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dƣới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả các chi nhánh ở nƣớc ngoài. 9  Kiểm toán Báo cáo tài chính nhiều năm là khi Công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho một số năm tài chính liên tục, ví dụ từ năm 2005 đến 2007. Kế hoạch chiến lƣợc là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả của cuộc kiểm toán. Việt Nam đã ra nhập WTO, xuất phát từ các quy định của nhà nƣớc về các đối tƣợng kiểm toán bắt buộc mà số lƣợng khách hàng của các Công ty kiểm toán ngày càng tăng theo. Để đảm bảo chất lƣợng của cuộc kiểm toán, bắt buộc phải có những hƣớng dẫn cụ thể hơn trong việc lập kế hoạch kiểm toán cho những đối tƣợng phức tạp, quy mô lớn, địa bàn rộng… Do đó, khái niệm và nội dung lập kế hoạch chiến lƣợc ra đời nhằm thoả mãn những yêu cầu đó. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lƣợc và phƣơng pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và đúng thời hạn. Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy rằng kế hoạch kiểm toán tổng thể trƣớc hết phải đảm bảo đƣợc chức năng cơ bản của nó là cụ thể hoá, chi tiết hoá kế hoạch chiến lƣợc đã đƣợc lập ban đầu. Tuy nhiên, đối với những khách hàng mà công ty kiểm toán không lập kế hoạch chiến lƣợc (vì xét thấy không cần thiết), thì lập kế hoạch tổng thể là bƣớc công việc đầu tiên cần thực hiện. Do đó, kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng phải cung cấp đƣợc những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính (chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán mà khách hàng áp dụng), vùng rủi ro chủ yếu của đơn vị khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó, xác định mục tiêu kiểm toán phƣơng pháp tiếp cận, dự kiến nhân sự và thời gian tiến hành…. Về khái niệm chƣơng trình kiểm toán: Theo Từ điển Tiếng Việt, chƣơng trình là “ những dự kiến hoạt động đƣợc kê ra từng việc, từng khoản theo thứ tự”. Nhƣ vậy, xét về mức độ chi tiết thì chƣơng trình chi tiết hơn so với kế hoạch. Có thể hiểu chƣơng trình kiểm toán là toàn bộ những 10 chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phƣơng tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chƣơng trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ƣớc tính cần thiết cho từng phần hành. 1.2. Vai trò của kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Kế hoạch kiểm toán là giai đoạn không thể thiếu và chi phối tới chất lƣợng, hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa này đƣợc thể hiện ở một số điểm sau:  Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập đƣợc các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị. Các bằng chứng này chính là cơ sở để kiểm toán viên đƣa ra các ý kiến xác đáng về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán. Từ đó kiểm toán viên sẽ hạn chế đƣợc những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ đƣợc uy tín nghề nghiệp với khách hàng.  Kế hoạch kiểm toán giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng nhƣ phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan khác nhƣ kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài… Qua đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chƣơng trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý, tăng cƣờng sức cạnh tranh cho Công ty kiểm toán của mình và giữ uy tín với khách hàng.  Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ đƣợc thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng nhƣ trách nhiệm của mỗi bên… Do đó, một kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ giúp Công ty kiểm toán tránh đƣợc những bất đồng với khách hàng.  Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã đƣợc lập, kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá chất lƣợng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó thắt chặt mối quan hệ giữa Công ty kiểm toán với khách hàng. [...]... lập kế hoạch kiểm toán 2.1 Lập kế hoạch chiến lƣợc Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 - Kế hoạch kiểm toán: “ Kế hoạch chiến lƣợc phải đƣợc lập cho mọi cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm” Nội dung và các bƣớc công việc của kế hoạch chiến lƣợc: Đối với khách hàng kiểm toán mà Công ty kiểm toán xét thấy cần phải lập kế hoạch. .. công việc kiểm toán, phƣơng pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng Lập kế hoạch kiểm toán ( Bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng thể và chƣơng trình kiểm toán) gồm sáu bƣớc công việc đƣợc miêu tả theo sơ đồ sau: 12 Sơ đồ 01 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Thu thập... nhất Kiểm toán viên là ngƣời lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán và đƣa ra ý kiến kiểm toán Tóm lại, kiểm toán viên là ngƣời trực tiếp tham gia vào tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán Nếu kiểm toán viên có chuyên môn nghề nghiệp cao thì sẽ lập đƣợc kế hoạch kiểm toán chuẩn xác và phù hợp, tạo thuận lợi cho việc lập chƣơng trình kiểm toán. .. trong việc lập và trình bày trung thực các thông tin trên Báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin liên quan đến Báo cáo tài chính Kiểm toán viên có trách nhiệm đƣa ra ý kiến độc lập về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán  Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Kết quả kiểm toán thƣờng đƣợc trình bày dƣới hình thức Báo cáo kiểm toán có kèm theo Thƣ quản lý Thƣ quản lý thực chất là... dịch vụ khác: Mục tiêu của cuộc kiểm toán thƣờng là xác định tính trung thực hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính Phạm vi kiểm toán là sự giới hạn về không gian, thời gian của đối tƣợng kiểm toán Trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính phạm vi thƣờng là Báo cáo tài chính trong thời gian một năm tài chính  Trách nhiệm của Ban giam đốc đơn vị đƣợc kiểm toán và kiểm toán viên: Ban giám đốc khách... hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đƣợc lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Nhƣ vậy, kế hoạch kiểm toán bắt buộc phải lập cho mọi cuộc kiểm toán Nói cách khác, kế hoạch kiểm toán đƣợc lập và đƣợc duyệt chính là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm kiểm toán sau này Tuy nhiên, mỗi Công ty kiểm toán có một hệ thống phƣơng... kiểm toán xét thấy cần phải lập kế hoạch chiến lƣợc, thì có thể coi kế hoạch chiến lƣợc chính là cơ sở đầu tiên có ảnh hƣởng tới toàn bộ quy trình lập kế hoạch kiểm toán sau này Kế hoạch kiểm toán tổng thể sau đó sẽ đƣợc lập dựa trên kế hoạch chiến lƣợc, chƣơng trình kiểm toán sẽ đƣợc lập dựa trên kế hoạch kiểm toán tổng thể Do đó, kế hoạch chiến lƣợc phải đảm bảo cung cấp những hiểu biết tối thiểu về... trình kiểm toán sau này Việc thực hiện kiểm toán và đƣa ra ý kiến kiểm toán cũng sẽ đạt đƣợc chất lƣợng cao nếu đội ngũ kiểm toán viên phù hợp Do đó, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán luôn đƣợc đặt ra ngay từ khâu chuẩn bị kiểm toán Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán sẽ góp phần giúp cho Công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán có chất lƣợng và hiệu... trên Báo cáo tài chính để tự do xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát ( thử nghiệm kiểm toán ) Ở đây, kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọng yếu của toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính  Ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bbọ Báo cáo tài chính Mức ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu là lƣợng tối đa mà kiểm toán. .. thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ của khách hàng Kiểm toán viên thƣờng đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ sở dữ liệu trên Báo cáo tài chính trong trƣờng hợp:  Kiểm toán viên có đầy đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu  Kiểm có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát . lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Phần II: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM thực hiện. . của Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 1.1. Khái niệm về kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Các cách tiếp cận với khái niệm Kế hoạch :. TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6 1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6 1.1. Khái niệm về lập kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:58

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan