báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ diezel

22 610 0
báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ diezel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ diezel

Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel I. NHIÊN LIỆU DIESEL: 1. Nhiên liệu Diesel. Khi chưng cất sơ cấp dầu thô ta thu được phân đoạn sôi giữa 200 o C và 320 o C. Phân đoạn này được gọi là gas oil hay dầu diesel. Dầu gas oil thu được từ các sản phẩm cracking nhiệt vàcracking xúc tác rất khác với gas oil thu được từ chưng cất trực tiếp dầu thô do thành phần của chúng đã bị biến đổi. Hàm lượng parafin đã bị giảm đi do sự hình thành các hiđrocacbon không bão hoà và hiđrocacbon thơm, chất lượng nổ và chỉ số cetan của dầu bị giảm đi. Tên gọi dầu gas oil có nguồn gốc từ việc dùng dầu này để sản xuất khí thắp sáng bằng cracking và mặc dầu ngày nay người ta không còn dùng nữa nhưng tên phân đoạn này vẫn được giữ nguyên vì những lượng lớn dầu vẫn được dùng để sản xuất khí ướt. Vì mục đích này, dầu gas oil phải có đặc trưng parafin để khi cracking nhiệt người ta thu được hiệu suất cao khí có nhiệt trị lớn. Bởi vậy, dầu gas oil phải là distillate cất trực tiếp từ dầu mỏ parafin. Nhiên liệu diesel (Diesel fuel) có cùng một khoảng nhiệt độ chưng cất (200 ÷ 320 0 C) như dầu gas oil và dĩ nhiên chúng là cùng một nhiên liệu nhưng được sử dụng cho động cơ nén - nổ (được gọi là động cơ diesel) vì thế chúng được gọi là nhiên liệu diesel. Các động cơ diesel có rất nhiều dạng và tốc độ, sử dụng một khoảng rất rộng các nhiên liệu từ các distillat của dầu thô đến các phân đoạn chưng cất dầu than đá và các dầu thực vật. Vì là một sản phẩm thu được từ chưng cất nên dầu gas oil thay đổi về thành phần tuỳ theo bản chất của dầu thô nhưng một số tính chất đặc trưng phải được thoả mãn đó là điểm chớp cháy, khoảng nhiệt độ chưng cất (từ 200 ÷ 320 o C). Bảng dưới đây minh hoạ một số tính chất của dầu gas oil khác nhau tùy theo khối lượng riêng của chúng. Công dụng chính của dầu gas oil là dùng để sản xuất khí ướt và tách benzen từ khí than, nhưng dầu gas oil có thể được dùng làm nhiên liệu cho động cơ diesel tuỳ thuộc vào chỉ số cetane của nó. Nếu chỉ số cetane cao thì nó rất thích hợp cho các động cơ diesel cỡ nhỏ và tốc độ cao. Nếu độ nhớt của dầu gas oil cao thì không thích hợp cho các động cơ diesel chạy đường biển, trong công nghiệp có tốc độ thấp vì việc bơm nhiên liệu khó khăn. 2.Thành phần hóa học của diesel: Phần lớn trong phân đoạn này là các n-parafin, iso-parafin, còn hidrocacbon thơm thì rất ít. Ở cuối phân đoạn có những n-parafin có nhiệt độ kết tinh cao, chúng là những thành phần gây mất tính linh động của phân đoạn ở nhiệt độ thấp. Trong gasoil ngoài naphten và thơm 2 vòng là chủ yếu, những chất có 3 vòng bắt đầu tăng lên và còn các hợp chất hỗn hợp. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 1 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel Hàm lượng các chất chứa S, N, O tăng nhanh. Lưu huỳnh chủ yếu dạng disuafua. Các chất chứa oxy (ở dạng axit naphtenic) có nhiều và đạt cực đại ở phân đọa này. Ngoài ra còn các chất dạng phenol như dimetylphenol. Trong gasoil đã xuất hiện nhựa, song còn ít, trọng lượng phân tử của nhựa còn thấp 300 – 400 dvc. 2. Quan hệ giữa thành phần và tính chất sử dụng của phân đoạn Gas-oil. Phân đoạn gasoil của dầu mỏ được sử dụng chủ chủ yếu làm nhiên liệu cho động cơ diesel. Khác với phân đoạn xăng, phân đoạn gasoil lấy trực tiếp từ dầu mỏ là phân đoạn được xem là thích hợp để sản xuất nhiện liệu diesel mà không phải áp dụng những quá trình biến đổi hoá học phức tạp cả. Để có thể xem xét ảnh hưởng của thành phần hoá học của phân đoạn gasoil đến tính chất sử dụng của chúng trong động cơ diesel, trước hết cần phải khảo sát nguyên tắc làm việc của động cơ diesel và những đặc điểm của quá trình cháy của các hydrocacbon trong động cơ. 3. Ảnh hưởng của thành phần hydrocacbon trong phân đoạn gasoil đến quá trình cháy trong động cơ diesel. Đặc điểm của quá trình cháy trong động cơ diesel là nhiên liệu không được hỗn hợp trước với không khí ngoài buồng đốt mà được đưa vào buồng đốt sau khi không khí đã có một nhiệt độ cao do quá trình nén. Nhiên liệu được phun vào dưới dạng các hạt sương mịn, được không khí truyền nhiệt, và bay hơi rồi biến đổi sau đó sẽ tự bốc cháy. Vì vậy, nhiên liệu được đưa vào xilanh sẽ không tự bốc cháy ngay, mà có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị, khoảng thời gian này chủ yếu là nhằm thực hiện một quá trình oxy hoá sâu sắc để có khả năng tự bốc cháy. Vì vậy, khoảng thời gian này dài hay ngắn, phụ thuộc rất nhiều vào thành phần các hydrocacbon có trong nhiên liệu, dễ hay khó bị oxy hoá trong điều kiện nhiệt độ của xilanh lúc đó khoảng thời gian này được gọi là thời gian cảm ứng hay thời gian cháy trễ. Thời gian cảm ứng của nhiên liệu càng ngắn, quá trình cháy của nhiên liệu trong động cơ diesel càng điều hoà. Vì rằng nhiên liệu được đưa vào xilanh được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, nếu nhiên liệu có thời gian cảm ứng dài thì nhiện liệu đưa vào lúc đầu không tự bốc cháy ngay, làm cho số lượng nhiên liệu chưa làm việc ở trong xilanh quá lớn, nếu khi đó hiện tượng tự bốc cháy mới bắt đầu xảy ra, sẽ làm cho cả một khối lượng nhiên liệu lớn cùng bốc cháy đồng thời, quá trình cháy xảy ra với một tốc độ gần như cháy nổ vì vậy dẫn đến áp suất, nhiệt độ tăng cao một cách đột ngột nên hậu quả của nó cũng gần giống như hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ xăng. Trong trường hợp đó, Nhóm 4 – Lớp DH11H1 2 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel công suất động cơ sẽ giảm, động cơ thải nhiều khói đen, xilanh bị đóng cặn nhiều do sự phân hủy nhiên liệu. Do đó, khác với nhiên liệu dùng cho động cơ xăng, nhiên liệu dùng cho động cơ diesel phải có thành phần hydrocacbon sao cho dễ bị oxy hóa nhất tức là dễ tự bốc cháy nhất, nghĩa là phải có nhiều thành phần hydrocacbon n-parafin. Những aromatic và những iso parafin đều là những thành phần làm tăng thời gian cháy trể của của nhiên liệu và khả năng tự bốc cháy kém. Nói chung, những quy luật đã khảo sát đối với thành phần và cấu trúc hydrocacbon ảnh hưởng đến khả năng cháy kích nổ trong động cơ xăng, đều đúng trong trường hợp động cơ diesel nhưng với một ảnh hưởng ngược trở lại: loại nào tốt cho quá trình cháy trong động cơ xăng, thì không tốt cho quá trình cháy trong động cơ diesel và ngược lại. Vì vậy, có thể sắp xếp theo thứ tự chiều tăng dần thời gian cháy trễ của các hydrocacbon trong động cơ diesel như sau: Parafin mạch thẳng< naphten<olefin mạch thẳng<naphten có nhánh không no<parafin có mạch nhánh<oleffin có nhánh<hydrocacbon thơm. 4. Trị số xetan: Để đặc trưng cho khả năng tự bốc cháy của nhiên liệu trong động cơ diezel, người ta đưa ra khái niệm chỉ số xetan, đó là đại lượng quy ước được tính bằng phần trăm thể tích của n-xetan (n-C 16 H 34 ) trong hỗn hợp của nó với α- metylnaphtalen (C 11 H 10 ) khi hỗn hợp này có khả năng bắt cháy tương đương với nhiên liệu đang xem xét. Trong đó n-xetan là cấu tử có khả năng tự bắt cháy tốt nên chỉ số xetan của nó được quy ước bằng 100, ngược lại α-metylnaphtalen là cấu tử có khả năng bắt cháy kém nên chỉ số xetan của nó được quy ước bằng 0. Để xác định trị số xetan của từng loại nhiên liệu, thường tiến hành đo thời gian cháy trễ của chúng trong động cơ thí nghiệm tiêu chuẩn với số vòng quay 900 vòng/ phút và so sánh với thời gian cháy trể của của hỗn hợp nhiên liệu chuẩn nói trên. Trị số xêtan của một số hydrocacbon: Nhóm 4 – Lớp DH11H1 3 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel Phân đoạn gasoil của dầu mỏ họ parafinic bao giờ cũng có trị số xetan rất cao. Trong khi đó yêu cầu về tri số xetan của động cơ diesel tốc độ nhanh (500-1000 vòng/phút) chỉ cần trên 50, động cơ diesel tốc độ chậm (<500 vòng/phút) chỉ cần 30-40. Do đó phân đoạn gasoil lấy trực tiếp từ dầu mỏ thông thường được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel là thích hợp nhất, mà không cần phải qua những quá trình biến đổi hoá học phức tạp. Tuy nhiên khi cần tăng tri số xetan của nhiên liệu diesel, người ta cũng có thể cho thêm vào trong nhiên liệu một số phụ gia thúc đẩy quá trình oxy hoá như isopropylnitrat, n-butylnitrat, n-amylnitrat, nhexylnitrat v.v với số lượng khoảng 1,5% thể tích chất phụ gia cũng có thể làm tăng trị số xêtan lên 15-20 đơn vị với trị số xêtan ban đầu của nó là 40-44. Mặt khác ở những nước mà biên độ giao thông về nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rất lớn, mùa đông thường nhiệt độ rất thấp so hơn 0 o C, thì thành phần parafin có nhiệt độ kết tinh cao trong phân đoạn này có nhiều, sẽ gây một trở ngại cho việc sử dụng chúng vì chúng làm cho nhiên liệu mất tính linh động, khó bơm chuyển, thậm chí các tinh thể parafin còn làm tắc các bầu lọc, đường dẫn nhiên liệu, làm gián đoạn quá trình cung cấp nhiên liệu cho buồng đốt. Do đó, hàm lượng các n- parafin có trọng lượng phân tử cao trong nhiên liệu cần phải khống chế ở một mức độ nhất định, khi cần thì có thể tiến hành quá trình tách loại bớt nparafin hoặc sử dụng thêm phụ gia giảm nhiệt độ kết tinh. 5. Ảnh hưởng cuả các thành phần không phải hydrocacbon của phân đoạn gasoil đến quá trình cháy trong động cơ diezel. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 4 Hydrocacbon Công thức Trị số cetan n-dodecan 3-etyldecan 4,5-dietyloctan n-hexadecan 7,8-dimetyltetradecan n-hexxadexen 5-butyldodexen-4 n-hexylbenzen n-heptylbenzen n-octaylbenzen butylnaphtalen bậc 3 butyldecalin bậc 3 n-dodeylbenen C 12 H 26 C 12 H 26 C 12 H 26 C 16 H 34 C 16 H 34 C 16 H 32 C 16 H 32 C 12 H 18 C 13 H 20 C 11 H 10 C 14 H 16 C 14 H 26 C 18 H 30 75 48 20 100 41 91 47 27 36 0 3 24 60 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel Lưu huỳnh là một thành phần làm cho tính chất của nhiên liệu khi sử dụng trong động cơ xấu đi. Dù lưu huỳnh nằm ở dạng nào, khi chúng có trong thành phần nhiên liệu, chúng sẽ cháy tạo thành SO 2 , sau đó một phần khí này chuyển sang SO 3 . Hầu hết các khí này sẽ được thải ra ngoài cùng khói thải của động cơ, một phần nhỏ có thể lọt qua xéc măng vào cacter dầu và khi động cơ ngừng hoạt động, nhiệt độ trong xilanh giảm xuống các khí này sẽ kết hợp với hơi nước để tạo ra các axit tương ứng đó là các axit có khả năng gây ăn mòn rất mạnh, cũng tươngtự như vậy, sau mỗi lần động cơ hoạt động rồi dừng lại thì các khí oxit lưu huỳnh sẽ nằm lại trong hệ thống ống xã và khi nhiệt độ giảm thì chúng sẽ kết hợp với hơi nước để tạo các axit gây ăn mòn hệ thống. Ngoài ra những hợp chất của lưu huỳnh phân hủy còn tạo ra những lớp cặn rất cứng bám vào xéc măng của piston gây xước các bề mặt này. Trong phân đoạn gasoil của dầu mỏ oxy tồn tại chủ yếu ở dạng axit naphtenic, điểm đáng chú ý ở đây là hàm lượng các axit này khá lớn đạt được cực đại trong thành phần của dầu mỏ. Các axit này gây ăn mòn thùng chứa, đường ống dẫn nhiên liệu trong động cơ, sản phẩm ăn mòn của nó (các muối kim loại) lại là những chất hòa tan được trong nhiên liệu, nên làm cho nhiên liệu biến màu, kém ổn định. Mặt khác, chúng có thể đóng cặn trong buồng đốt, vòi phun hoặc khi các muối kim loại cháy, để lại các oxit rắn, làm tăng khả năng xước các bề mặt xilanh. Vì vậy, cần tiến hành loại bỏ thành phần này ra hỏi phân đoạn bằng cách cho tác dụng với kiềm để tạo thành các muối kiềm. Muối kiềm này có tính chất tẩy rữa tốt, tạo bọt tốt nên được thu hồi làm chất tẩy rữa công nghiệp, chủ yếu cho công nghiệp dệt, và thường có tên gọi là xà phòng naphten. Ngoài ra, dung dịch muối Na của axit naphtenic với nồng độ 40% thu hồi được còn dùng làm chất vổ béo cho gia súc và gia cầm. Các hợp chất của nitơ thì làm tăng khả năng nhuộm màu của nhiên liệu dođố làm mất tính ổn định của nhiên liệu trong quá trình tồn chứa. Các hợp chất nhựa và asphalten khi tồn tại trong nhiên liệu thì trong quá trình cháy chúng dễ bị ngưng tụ tạo ra các hợp chất đa vòng ngưng tụ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến động cơ. 6. Xu thế hoàn thiện phẩm cấp nhiên liệu diesel: - Hiện nay trên thế giới có xu hướng diesel hóa các loại động cơ.Như vậy nhiên liệu diesel sẽ được sử dụng ngày càng nhiều hơn. So vậy so với nhiên liệu xăng: - Động cơ diesel có tỷ số nén cao hơn so với động cơ xăng, nên cho công suất lớn hơn khi sử dụng cùng một lượng nhiên liệu hơn. - Nhiên liệu diezel rẻ tiền hơn so với xăng do không phải qua các quá trình chế biến. - Khí thải của động cơ diesel không độc hại bằng khí thải của động cơ xăng, do nhiên liệu không có chất phụ gia. - Vì các lý do trên, động cơ diesel ngày càng phát triển và có ứng dụng rộng rãi. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 5 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel - Việc hoàn thiện phẩm cấp, chất lượng nhiên liệu diesel có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nâng suất thiết bị, tuổi thọ động cơ, bảo vệ môi trường sinh thái, bao gồm các vấn đề sau:  Giảm tối thiểu lượng NO x và muối rắn trong khí thải của động cơ, bằng cách tuần hoàn khí thải sử dụng bộ xúc tác.  Giảm tối thiểu lượng lưu huỳnh (S<=0,5%).  Giảm hàm lượng hydrocacbon thơm xuống còn thấp hơn 20% thể tích. II. CẤU TẠO ĐỘNG CƠ DIESEL Các bộ phận động cơ: - Nắp xylanh. - Khối xylanh. - Piston. - Thanh truyền. - Các bánh răng hoặc dây đai. - Bánh đà. - Trục khuỷu. Hệ thống bôi trơn: - Máng dầu (cacter), bơm nhớt. - Lọc dầu. - Hệ thống làm mát dầu. Hệ thống làm mát: - Bộ tản nhiệt và bộ điều hòa. - Bơm nước và dây đai. - Quạt làm mát. Hệ thống nạp và thải: - Lọc gió và bơm áp suất. - Ống nạp và thải. - Ống thải và ống khói. Hệ thống nhiên liệu: - Bơm tiếp vận. - Bơm cao áp và kim phun. - Thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu. Hệ thống điện: - Hệ thống khởi động. - Bugi xông máy. - Máy phát. 1.Thân động cơ: Được đúc thành khối có chứa các xi lanh, trên có nắp xi lanh. Trong thân động Nhóm 4 – Lớp DH11H1 6 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel cơ có áo nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn và chỗ để bắt các chi tiết phụ. Trong xi lanh có đặt một pittông, pittông đươc nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền, cơ cấu pittông thanh, trục khuỷu có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu.  Khối xylanh: Được chế tạo bằng gang, có độ bền cao, để chống lại nhiệt, áp suất cao và rung động lớn. Vì vậy nó thường được sử dụng ở các loại xe tải nặng. Xung quanh xylanh có áo nước để làm mát trực tiếp bên trong xylanh hoặc sử dụng áo nước cách vách xylanh qua một lớp kim loại (loại khô). Một số khối xylanh được chế tạo bằng gang đặc biệt để chống mài mòn và chịu tải. Như vậy khoảng cách giữa 2 xylanh được làm ngắn lại để gảm kích thước và trọng lượng của động cơ.  Nắp máy: Nắp máy có cấu trúc vững chắc và nặng để chống lại áp suất khí cháy lớn và sự rung động mạnh. Trong động cơ diesel dung buồng đốt xoáy lốc, mỗi buồng đốt của một xylanh được bố trí trong nắp máy. Kim phun được bố trí trên nắp máy để phun nhiên liệu vào xylanh và một bugi xông để tạo ra năng lượng nhiệt ban đầu để dễ dàng khởi động khi thời tiết lạnh.  Píttông: Píttông của động cơ điêzen được chế tạo chắc chắn do áp suất nén, nhiệt độ đốt cháy và do áp suất đốt cháy cao hơn của động cơ xăng. Ở một số kiểu động cơ, vành chắn nhiệt được đặt ở trên rãnh xéc-măng số 1 hoặc phần đầu pít tông đến rãnh xéc-măng số 1 được làm bằng FRM là một hợp kim đặc biệt được làm từ nhôm và các sợi gốm. Một số píttông lại có rãnh làm mát bên trong đầu pít tông để làm mát rãnh xéc-măng số1. Dầu được phun vào từ vòi phun dầu, qua rãnh làm mát này và làm mát pít tông.  Xéc măng: Vai trò của xéc măng có vát mặt trên : Bề mặt trên cùng của xec-măng được làm côn để ngăn xéc-măng không bị dính muội than. Khi động cơ chạy, pít tông cũng chuyển động một chút theo chiều ngang, làm khe hở giữa rãnh xéc-măng và xéc măng thay đổi. Điều này làm bong muội than bên trong rãnh xéc-măng và đẩy chúng ra ngoài rãnh xéc-măng cùng với dầu. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 7 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel 2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm: bầu lọc, bơm tiếp vận, bơm cao áp, kim phun, các đường ống dẫn dầu Trong đó bơm cao áp là thiết bị quan trọng nhất - Bơm tiếp vận: Dùng để hút nhiên liệu từ thùng chứa và đẩy nhiên liệu qua lọc nhiên liệu để cung cấp cho bơm cao áp. Bơm tiếp vận được bố trí bên cạnh bơm cao áp và được dẫn động bởi trục bơm cao áp. - Bơm cao áp:Thường được bố trí bố bên hông động cơ. Nó được dẫn động từ trục khuỷu bằng các bánh răng hoặc dây đai cam. Có 2 kiểu bơm cao áp là kiểu bơm phân phối và kiểu bơm thẳng hàng. Chức năng: nén nhiên liệu và bơm đến vòi phun đồng đều nhau theo đúng thứ tự thì nổ động cơ, ấn định lưu lượng nhiên liệu tạo áp suất cao để nhiên liệu có thể phun sương, bơm hiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm. -Lọc sơ cấp :Thông thướng, trên động cơ diesel nhiên liệu phải qua 3 lần lọc: lọc sơ cấp, thứ cấp và nơi kim phun. Bình lọc sơ cấp đặt giữa thùng nhiên liệu và bơm tiếp vận. L‚i bộ lọc thường làm bằng lưới thau có lỗ thưa khoảng 0,1mm. -Lọc thứ cấp: L‚i thường làm bằng giấy xốp xếp thành nhiều lớp để tăng diện tích tiếp xúc. Có loại làm bàng vải hay nỉ, có loại làm bằng sợi quấn quanh ống đục lỗ. L‚i bình lọc thứ cấp có 2 loại :  Loại rửa sạch được và có thể dùng lại.  Loại phải thay mới sau khi hết thời gian sử dụng Nhóm 4 – Lớp DH11H1 8 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel - Kim phun: bao gồm thân kim và van ki. Kim phun là một loại van có độ chính xác rất cao 1/1000mm và được bôi trơn bằng nhiên liệu. Lỗ dầu đến kim phun được bố trí chặt tới vòi kim bằng một đai ốc, lò xo điều tiết áp lực mở kim được điều chỉnh bởi các vòng đệm. Cấu tạo vòi phun: 1-đầu phun; 2-đai ốc của đầu phun; 3,5-chốt định vị; 4-tấm đệm; 6-cần nén kim phun; 7-thân; 8- vành khít; 9-ống nối; 10-lưới lọc;11-bạc lót; 12-vòng điều chỉnh; 13-lò xo; 14- ống dẫn nhiên liệu;15-kim;16-buồng hình vành khăn. Chức năng: phun nhiên liệu vào buồng đốt, giới hạn áp suất phun nhiên liệu do bơm cao áp cung cấp đến. Tán nhuyễn nhiên liệu thành sương và phân phối lượng nhiên liệu này thật đều trong buồng đốt giúp nhiên liệu được cháy trọn vẹn. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 9 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel 3.Hệ thống phân phối khí: Ở động cơ diesel, trục cam, bơm cao áp được dẫn động bằng các bánh răng hoặc dây đai, chúng được bố trí ở phía trước thân máy.  Kiểu dùng bánh răng: Bánh răng trục khuỷu dẫn động trực tiếp bánh răng trục cam. Bánh răng trục khuỷu truyền công suât đến bánh răng bơm cao áp qua một bánh răng trung gian. Được thiết kế là bánh răng trụ răng nghiêng để giảm tiếng ồn.  Kiểu dùng dây đai: Được chế tạo bằng cao su chịu nhiệt và ma sát, bên trong được gia cố để chống co dãn. Các răng được bao phủ bởi một lớp vải chống mòn. Lực căng của dây đai được điều chỉnh bởi bánh căng đai. Lực căng ban đầu là lực lò xo. 4.Hệ thống bôi trơn  Lọc nhớt: - Có hai phần tử lọc full-flow và bypass. - Phần tử full-flow được đặt giữa bơm nhớt và động cơ, phần tử bypass đặt giữa bơm nhớt và cacter của động cơ. - Phần tử full-flow dùng để gạn lọc các tạp chất có trong nhớt để không làm ảnh hưởng đến các chi tiết chuyển động của động cơ. Phần tử bypass có tác dụng giữ lại các chất lắng, cặn, muội than…lẫn trong dầu nhớt.  Làm mát nhớt: - Động cơ Diesel được làm mát bằng nước. Két làm mát được bố trí ờ phía trước hoặc bên cạnh của động cơ. - Nhớt làm trơn được đẩy bởi bơm nhớt và tuần hoàn xuyên qua lọc nhớt, cacter nhớt và két làm mát nhớt. - Ở bộ phận làm mát, nhớt di chuyển trong các đường ống, còn xung quanh bề mặt là các đường ống làm mát nhớt. Dầu nờn sau khi được làm mát sẽ được cung cấp tới mạch dầu chính của động cơ. - Trong két làm mát nhớt có bố trí một van giảm áp để tránh sự hư hỏng do gia tăng tốc nhớt ở nhiệt độ thấp.  Công dụng: - Làm giảm ma sát: Là bôi trơn giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết chuyển động nhằm giảm ma sát - Làm mát: Khi ma sát kim loại nóng lên, một lượng nhiệt đã sinh ra. Nhờ trạng thái lỏng, dầu chảy qua các bề mặt ma sát đem theo một phần nhiệt truyền ra ngoài, làm cho máy móc làm việc tốt hơn. - Làm sạch: Khi làm việc, bề mặt ma sát sinh ra mùn kim loại. Nhờ dầu nhờn lưu chuyển tuần hoàn qua các bề mặt ma sát, cuôn theo các tạp chất đưa về cacte dầu và được lắng lại. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 10 [...]... dầu về III NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL 2 THÌ Trong bài động cơ 2 thì cũng đề cập đến quy trình nhiên liệu, quy trình mà ở đó không khí và nhiên liệu sẽ được hoà trộn và nén cùng nhau, đây không phải là phương pháp tối ưu Nhóm 4 – Lớp DH11H1 14 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel vì có một số nhiên liệu chưa đốt hết lọt ra ngoài mỗi khi xi lanh nạp hỗn hợp khí – nhiên. .. đi đến các bộ phận của động cơ Ở nhiệt dầu có cao hơn khuynh tạo ra cao Khi lệch áp giữa và đầu độ thấp, độ nhớt và có hướng áp suất hơn chênh suất đầu vào Nhóm 4 – Lớp DH11H1 11 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel ra của bộ làm mát vượt quá một trị số xác định, van an toàn sẽ mở, và dầu từ máy bơm sẽ bỏ qua bộ làm mát và đi tới các bộ phận khác của động cơ, nhờ thế mà tránh... giữa động cơ Diesel 2 kỳ và động cơ xăng 2 kỳ Trong động cơ Diesel, chỉ có khí được nạp vào xi lanh, khác hẳn khí và nhiên liệu được hoà trộn ở động cơ xăng 2 kỳ Tuy nhiên, một động cơ Diesel 2 kỳ phải có Turbin tăng áp hay Cụm tăng áp, do vậy giá thành của động cơ Diesel 2 kỳ rất cao, và điều này đã làm cho loại động cơ này không thể lắp rộng rãi như các loại động cơ khác được IV NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA... 17:1) Vì vậy các động cơ diesel cho công suất lớn hơn động cơ xăng, mà tiêu hao nhiên liệu cũng một lượng như vậy Nhóm 4 – Lớp DH11H1 13 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel Hình 1: Hệ thống nhiên liệu động diesel có van an toàn ở bơm cao áp 1 Cấu tạo 1-Thùng chứa 2-Lưới lọc và van 1 chiều 3-lọc thứ cấp 4-Bơm tiếp vận 5-Bơm tay 6-Bơm cao áp 2 Nguyên lí hoạt động 7-Lọc thứ cấp... Nguyên tắc làm việc chung của động cơ diesel 13 IV Nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel 2 thì 15 V Nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel 4 thì 17 1.Kỳ nạp .17 2.Kỳ hai-kỳ nén 17 3.Kỳ ba-kỳ cháy và giãn nở 18 4.Kỳ bốn-kỳ thải 19 Nhóm 4 – Lớp DH11H1 21 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel Danh sách nhóm 4:DH11H1... trục khuỷu Như vậy vào cuối kỳ thải và đầu kỳ nạp cả hai xupap nạp và xả đều mở Tóm lại, quá trình động cơ thực hiện hoàn thiện bốn kỳ xem như là quá trình làm việc của động cơ diesel bốn kỳ nói chung Nhóm 4 – Lớp DH11H1 19 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel MỤC LỤC I .Nhiên liệu Diesel .1 1 .Nhiên liệu Diesel .1 2.Thành phần hóa học của Diesel ... Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel xông máy: Để giúp khởi động dễ dàng, phần lớn các loại xe diesel đều được trang bị bộ sấy Tại các đường ống nạp của động cơ diesel thưòng có các sợi đốt để làm nóng không khí trước khi vào xi-lanh Động cơ diesel còn có các bugi sấy trong từng xi-lanh riêng rẽ, các bugi này sẽ sấy nóng trực tiếp không khí trong xi-lanh khi động cơ khởi động. .. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 17 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel đóng xupap nạp là nhằm để lợi dụng sự chênh áp giữa xylanh và đường ống nạp cũng như động năng của dòng khí đang lưu động trên đường ống nạp để nạp thêm môi chất mới vào xilanh Sau khi đóng xupap nạp, chuyển động đi lên của pittông sẽ làm áp suất và nhiệt độ của môi chất tiếp tục tăng lên Giá trị của áp suất cuối quá... động cơ diesel 6 Nhóm 4 – Lớp DH11H1 20 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel 1.Thân động cơ .7 2.Hệ thống cung cấp nhiên liệu 8 3.Hệ thống phân phối khí .10 4.Hệ thống bôi trơn 10 5.Hệ thống làm mát 11 6.Hệ thống nạp và thải khí 12 7.Hệ thống điện 12 III Nguyên tắc làm việc chung của động. . .Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel - Làm kín: Nhờ khả năng bám dính tạo màng, dầu nhờn làm kín các khe hở, không cho hơi bị rò rỉ - Bảo vệ kim loại: Dầu nhờn tạo thành màng mỏng phủ kín bề mặt kim loại ngăn không cho động cơ tiếp xúc với không khí 5.Hệ thống làm mát: - Đối với động cơ Diesel vận tải, cơ giới, máy phát điện thường dùng hệ . và so sánh với thời gian cháy trể của của hỗn hợp nhiên liệu chuẩn nói trên. Trị số xêtan của một số hydrocacbon: Nhóm 4 – Lớp DH11H1 3 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ. vậy các động cơ diesel cho công suất lớn hơn động cơ xăng, mà tiêu hao nhiên liệu cũng một lượng như vậy. Nhóm 4 – Lớp DH11H1 13 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel. 3 n-dodeylbenen C 12 H 26 C 12 H 26 C 12 H 26 C 16 H 34 C 16 H 34 C 16 H 32 C 16 H 32 C 12 H 18 C 13 H 20 C 11 H 10 C 14 H 16 C 14 H 26 C 18 H 30 75 48 20 100 41 91 47 27 36 0 3 24 60 Báo cáo về nhiên liệu, cấu tạo và hoạt động của động cơ Diesel Lưu huỳnh là một thành phần làm cho tính chất của nhiên liệu khi sử dụng trong động cơ xấu đi. Dù lưu huỳnh

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Pittong còn nằm ở điểm chết trên, lúc này trong thể tích buồng cháy vẫn còn đầy khí sót của chu trình trước, áp suất khí sót bên trong xilanh cao hơn áp suất khí quyển. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch pittông từ ĐCT đến điểm chết dưới, xuppap nạp mở thông xilanh với đường ống nạp. Cùng với sự tăng tốc của pittông, áp suất môi chất trong lớn hơn áp xuất khí quyển, thể tích không gian trong xilanh trở nên nhỏ dần hơn so với áp suất trên đường ống nạp khí quyển ( 0,01- 0,03Mpa). Sư giảm áp suất bên trong xilanh so với áp suất của đường ống nạp tạo nên quá trình nạp (hút) môi chất mới (không khí) từ đường ống nạp vào xylanh. Áp suất môi chất đối với động cơ bằng với áp suất khí quyển.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan