Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản

40 1.4K 14
Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các giải pháp phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm TCMN của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh càng gay gắt, một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp đó chính là khâu tiêu thụ sản phẩm. Phân phối là một yếu tố Marketing quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến kênh phân phối sản phẩm của mình, làm cho doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ.Hệ thống phân phối mang tính chất dài hạn, không thể dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn. Chiến lược phân phối tập trung vào tổ chức và điều hành kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ có tác động to lớn đối với nền kinh tế và xã hội, đặc biệt trong việc giảm đói nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ngành hàng này đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu ở những vùng nông thôn, giúp thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị. Ngành thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng 2% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Tiềm năng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá ở mức cao. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội lớn cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vươn xa tới thế giới. Ngành hàng này khá sôi động và xuất khẩu tính theo trị giá tăng nhanh hơn gần gấp 5 lần so với mức tăng trung bình của thế giới. Các điều kiện xâm nhập thị trường trong lĩnh vực này đối với Việt Nam tương đối thuận lợi. Các mặt hàng thủ công của Việt Nam nổi tiếng bởi giá cả hợp lý cũng như sự đa dạng phong phú với những thiết kế độc đáo, riêng biệt của các dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, làm thế nào để cạnh tranh được trên thị trường, làm thế nào để sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường và được khách hàng yêu mến GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 1 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing trong khi thực trạng hiện tại ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn từ khâu nguyên phụ liệu đầu vào, đến xúc tiến và phân phối. Để giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển kinh tế và đứng vững trên thị trường, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đang có những đổi mới tích cực nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều phương diện vốn, đầu ra…Là một trong những doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, công ty TNHH Đầu tư Nét Á cũng đã chú tâm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên hoạt động phân phối của công ty vẫn chưa hoàn thiện và tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của công ty. Nhật Bản là một trong những thị trường chủ yếu của công ty, tiềm năng tiêu thụ lớn. Vì vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là cần nhanh chóng đề ra giải pháp phát triển kênh phân phối xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng này. Đề tài thực hiện: “Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản” 1.2. Nêu vấn đề cần giải quyết trong đề tài Qua phân tích tính cấp thiết của vấn đề phát triển kênh phân phối ở trên, theo đó đây là vấn đề đang tồn tại ở công ty TNHH Đầu tư Nét Á và cần phải tìm kiếm một số giải pháp cho vấn đề này. Vì vậy theo tôi với đề tài “Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản” cần giải quyết các vấn đề sau: - Nắm bắt thực trạng hệ thống kênh phân phối xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản. - Nhận định những vấn đề tồn tại trong hệ thống kênh phân phối xuất khẩu sang Nhật Bản còn thiếu, còn yếu, chưa hiệu quả. - Giải quyết tính thời sự, cấp bách của công ty TNHH Đầu tư Nét Á, đề ra giải pháp, kiến nghị, xây dựng, bổ sung, thiết lập và phát triển hệ thống kênh phân phối nhằm đtôi lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 2 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Bùi Thị Thái (2009), Hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm khăn giấy của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Khôi Nguyên Đỗ Thị Thu Hòa (2009), Các giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối trên thị trường nội địa của công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu- Eurowwindow Nguyễn Đức Tiến (2009), Phát triển kênh phân phối đối dược phẩm Flammencap của công ty TNHH phát triển công nghệ hóa sinh và các sản phẩm tự nhiên trên thị trường miền Bắc Nguyễn Phương Anh (2009), Phát triển kênh phân phối sản phẩm sữa Milex trên thị trường miền Bắc tại chi nhánh công ty TNHH thương mại và dịch vụ Châu Mỹ Phạm Thị Kiều Hạnh (2006), Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm của công ty thực phẩm SanNam Mỗi luận văn đều có các cách tiếp cận riêng, dựa trên các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên mục đích cuối cùng đều nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển kênh phân phối cho doanh nghiệp. Các luận văn trên đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoàn thiện và phát triển kênh phân phối của các công ty kinh doanh khác nhau với các thị trường khác nhau, sản phẩm khác nhau. Các luận văn nghiên cứu kênh phân phối, nhận thấy thực trạng yếu kém, chưa hiệu quả của kênh phân phối hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển kênh phân phối của các công ty kinh doanh. Hiện tại, chưa có luận văn nào nghiên cứu về công ty TNHH Đầu tư Nét Á, trong thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy hệ thống kênh phân phối xuất khẩu của công ty cần phải được phát triển hơn nữa, nên tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và không có sự trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trước đây. 1.4. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài Quá trình tìm hiểu về hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Đầu tư Nét Á đã giúp tôi hiểu rõ hơn về thực tế ngành học của mình. Qua đó nâng cao khả năng lý luận, đánh giá, phân tích các vấn đề có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 3 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Qua quá trình khảo sát điều tra thực tế và nghiên cứu về hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH Đầu tư Nét Á, mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận của tôi là: - Hệ thống lý thuyết cơ bản về phát triển kênh phân phối của Công ty kinh doanh. - Nghiên cứu thực trạng kênh phân phối của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á về việc tổ chức hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật Bản. - Đề xuất một số biện pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm của Công ty nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường và gia tăng doanh số bán trong những năm tiếp theo, tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo từng thời điểm, thời kỳ để phù hợp hơn với môi trường, nhu cầu của khách hàng. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Các vấn đề nghiên cứu của khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH Đầu tư Nét Á. Giới hạn nghiên cứu chọn là kênh phân phối xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Về thời gian: Các dữ liệu được dùng trong nghiên cứu là các số liệu kinh doanh trong khoảng thời gian từ năm 2009, 2010, 2011, và định hướng phát triển hệ thống kênh phân phối xuất khẩu của công ty 5 năm tới. Về mặt hàng: Tập trung chủ yếu vào hoạt động kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm sản phẩm phụ kiện thời trang (túi lụa, ví, hộp đựng đồ trang điểm…), các sản phẩm trang trí nội thất ( ga, gối, rèm, đèn…), các sản phẩm lưu niệm, trang trí khác (dây buộc tóc, lưu niệm, dây lưng, nơ…). Về khách hàng: Tập trung vào các nhà nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở lý thuyết, so sánh với thực trạng doanh nghiệp, phân tích, suy diễn, tìm ra các vấn đề và biện pháp giải quyết vấn đề đó. Phương pháp so sánh kết quả kinh doanh qua các năm của công ty, so sánh số liệu và đưa ra những nhận xét, những phát hiện về vấn về nghiên cứu. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 4 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing 1.6.2. Phương pháp cụ thể Sử dụng phương pháp điều tra khách hàng, phỏng vấn nhà quản trị trong doanh nghiệp, từ đó tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp trên cơ sở phân tích và xử lý dữ liệu thông tin. 1.6.2.1. Nguồn dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp Được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty như: Báo cáo tài chính của công ty năm 2009, 2010, 2011 được cung cấp bởi phòng Kế toán tài chính, các Catalogue về dòng sản phẩm công ty, danh mục sản phẩm, báo giá, một số tài liệu về kênh phân phối của công ty được cung cấp từ phòng Marketing. Cùng với các tài liệu nội bộ của công ty, tôi còn thu thập thông tin từ các nguồn khác như trang Website như Vietcraft.org.vn, thuongmai.vn, vietbao.vn…và các trang thương mại, Hiệp hội ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và quốc tế. b. Dữ liệu sơ cấp Được thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, các nhà quản trị, các nhân viên trong công ty, quá trình quan sát một số hoạt động như vận tải, kho bãi… 1.6.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu này được thu thập từ các nguồn khác nhau về công ty. Các dữ liệu đôi khi không có sự trùng khớp nên cần có quá trình tìm tòi xác minh lại. Đây là dữ liệu đã qua xử lý, tuy nhiên có thể không còn phù hợp, và sử dụng được. b. Dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh để tìm kiếm, phát hiện các vấn đề cần được nghiên cứu. Phiếu điều tra trắc nghiệm được phát ra để tiến hành khảo sát hai đối tượng là nhà quản trị và một số đối tượng khách hàng. Các phiếu điều tra được thiết kế gồm nhiều dạng câu hỏi phong phú như câu hỏi thăm dò, câu hỏi mở, câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi xếp hạng thứ tự…các câu được hỏi mang ý nghĩa rõ ràng, cụ thể, ngôn ngữ giao tiếp thông thường GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 5 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing đã giúp cho người được hỏi thuận tiện cho quá trình trả lời. Điều này giúp cho quá trình xử lý thông tin của tôi trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh việc phát phiếu điều tra, tôi còn tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị liên quan đến kênh phân phối. Đây là hình thức phỏng vấn chuyên sâu vào vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu giúp tôi gợi mở được nhiều khía cạnh khác để mở rộng vấn đề. Cùng với những câu hỏi đã được lập sẵn với kiến thức chuyên ngành cùng sự nhiệt tình của người được hỏi giúp tôi tìm ra được vấn đề cấp thiết, thực trạng của công ty và các thông tin liên quan lĩnh vực nghiên cứu. Tuy thời gian phỏng vấn không quá dài nhưng quá trình phỏng vấn trực tiếp đã mang lại những lợi thế hơn hẳn về thời gian, thông tin, khắc phục được tình trạng thiếu chính xác thông tin trong quá trình tổng hợp dữ liệu. Các chuyên gia được phỏng vấn hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cụ thể nên các câu trả lời mang tính thực tiễn cao, đi sâu, trọng tâm vào vấn đề được đề cập giúp cho khóa luận tốt nghiệp mang tính thực tế cao chứ không chỉ có lý luận trên sách vở. 1.6.2.3. Phân tích dữ liệu Sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp để phân tích dữ liệu: Phương pháp thống kê miêu tả nhằm chuyển những dữ liệu thô đã thu thập được thành các thông tin hữu ích. Phương pháp so sánh dữ liệu từ các năm khác nhau để đánh giá sự biến đổi doanh thu, lợi nhuận, chi phí, và các đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ trọng giữa các kênh phân phối. Phương pháp tiếp cận thực tiễn với các vấn đề được nghiên cứu: nghiên cứu hệ thống phân phối của công ty và xtôi xét nó tương quan với lý thuyết như thế nào. Sử dụng một số phương pháp toán kinh tế khác như: phương pháp phân tích kinh tế lượng, phân tích trong kinh tế. 1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận của tôi bao gồm 4 chương: GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 6 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các giải pháp phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kênh phân phối Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản Chương 4: Các kết luận và đề xuất các giải pháp phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 7 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu của công ty kinh doanh 2.1. Một số định nghĩa khái niệm cơ bản của phân phối xuất khẩu 2.1.1. Khái niệm phân phối xuất khẩu, kênh phân phối xuất khẩu 2.1.1.1. Khái niệm phân phối xuất khẩu Phân phối là một chính sách bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược Marketing, nó đảm bảo mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu trên thị trường. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa và dịch vụ được đưa như thế nào từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là biến số Marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu của con người phân tán khắp mọi nơi, khi đó phân phối xuất khẩu càng đóng vai trò quan trọng và cần thiết ở bất cứ công ty kinh doanh nào. Trong Marketing, phân phối được hiểu là các quá trình kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao. ( Philip Kotler, Quản trị Marketing, NXB Lao động xã hội, 2009). 2.1.1.2. Khái niệm kênh phân phối xuất khẩu Có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối tùy theo quan điểm của nhà sản xuất, nhà trung gian, và của một số tác giả như sau: Theo Philip Kotler: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng. Theo Stern và El-Ansary: Kênh phân phối là tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trong phạm vi khóa luận này, tôi đề cập theo quan điểm định nghĩa kênh phân phối của tác giả Philip Kotler. 2.1.1.3. Khái niệm phát triển kênh phân phối xuất khẩu GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 8 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Phát triển kênh phân phối là các hoạt động của các công ty nhằm mở rộng hệ thống kênh phân phối theo cả chiều rộng và chiều sâu, nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường, khách hàng trong điều kiện kinh doanh nhất định. Trên cơ sở kênh phân phối đã có, công ty tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng số lượng các thành viên phân phối trên thị trường kết hợp với việc phát triển chất lượng các thành viên của kênh. ( Marketing thương mại – PGS.TS Nguyễn Bách Khoa) 2.1.2. Cấu trúc kênh và các hình thức tổ chức kênh 2.1.2.1. Cấu trúc kênh phân phối Cá nhân và tổ chức tham gia kênh phân phối có những cách thức liên kết khác nhau hình thành nên cấu trúc kênh. Cấu trúc này được xác định qua hai biến số là chiều dài và chiều rộng kênh phân phối. a. Chiều dài kênh phân phối: Chiều dài kênh phân phối bằng số cấp độ trung gian có mặt trong kênh. Hình 2.1: Kênh phân phối đối với hàng hóa tiêu dùng cá nhân Kênh trực tiếp không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng. Kênh 1 cấp chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường hàng tiêu dùng, đó là người bán lẻ. Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 9 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Kênh 2 cấp có 2 trung gian marketing. Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó thường là nhà bán buôn và bán lẻ. Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà buôn. Kênh 3 cấp có 3 trung gian phân phối. Thí dụ: Trong ngành nước ngọt, rượu bia có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn, người bán buôn và người bán lẻ. b. Chiều rộng kênh phân phối: Chiều rộng của kênh phân phối thể hiện có nhiều hay ít đơn vị trung gian trong mỗi cấp phân phối: - Phân phối rộng rãi: doanh nghiệp bán sản phẩm qua vô số trung gian thương mại, doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm tới càng nhiều nhà bán lẻ càng tốt. Sản phẩm thường là loại thông dụng, sản phẩm tiêu dùng. - Phân phối chọn lọc: doanh nghiệp chọn lọc các trung gian thương mại ở mỗi cấp theo những điều kiện nhất định, thí dụ như chỉ chấp nhận người bán lẻ tại một số khu vực thị trường nhất định. - Phân phối độc quyền: với mỗi cấp trung gian, nhà sản xuất chỉ chọn ra một đại lý, một đơn vị duy nhất. thường áp dụng với các sản phẩm giá trị cao: xe hơi, thiết bị điện máy… c. Các thành viên của kênh phân phối - Nhà sản xuất: họ là những công ty sản xuất hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực khác nhau để cung cấp sản phẩm ra thị trường đáp ứng yêu cầu khách hàng. - Đại lý: làm chức năng trung gian trong quá trình vận động của hàng hoá. Đại lý không có quyền sở hữu hàng hoá mà chỉ thực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp và nhận được lợi ích thông qua tỷ lệ hoa hồng do hai bên thoả thuận. - Nhà bán buôn: họ là thành viên của hệ thống kênh phân phối, họ mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất, để bán với khối lượng nhỏ hơn cho người bán lẻ. Khoảng cách của các trung gian đến với người mua gần hơn là nhà sản xuất. Trung gian bán buôn có vai trò cực kỳ quan trọng trên thị trường và với hệ thống kênh phân phối, họ có một khối lượng vốn, quan hệ thị trường lớn và mức độ tập trung hoá cao. - Nhà bán lẻ: họ là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng. Vì vậy họ là người hiểu rõ nhất nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Họ có hệ GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 10 SV: Ngô Phương Thảo [...]... về phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm TCMN của công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 4.1.1 Thành công Hoạt động kênh phân phối của công ty TNHH Đầu tư Nét Á trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty Với những cố gắng và nỗ lực của công ty trong công tác xây dựng và phát triển hệ thống kênh. .. xuất khẩu tránh lãng phí nguồn lực 3.3 Kết quả phânCác hạn chế hay ràng buộc đối với kênh xuất khẩu tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về phát triển kênh phân phối xuất khẩu hàng TCMN của công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản Xác lập phối thống phân phối thế vị Thực trạng quá trình phâncác h xuất khẩu công ty TNHH Đầu tư Nét Á đang áp dụng được biểu hiện trong sơ đồ sau: Đánh giá kênh quốc tế... 2.3 Phân định nội dung phát triển kênh phân phối xuất khẩu Mục tiêu và chính sách kênh phân phối xuất khẩu Các hạn chế hay ràng buộc đối với kênh xuất khẩu Xác lập các hệ thống phân phối thế vị Đánh giá kênh quốc tế Lựa chọn các thành viên kênh Quản trị các mối quan hệ kênh Hình 2.4: Quá trình phân phối xuất khẩu 2.3.1 Mục tiêu và chính sách phân phối xuất khẩu Một chính sách phân phối xuất khẩu của công. .. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề phát triển hệ thống kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm TCMN sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Đầu tư Nét Á 4.2.1 Dự báo biến động xu thế môi trường và thị trường sản phẩm TCMN Mặc dù Nhật Bản là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã và đang tốn khá nhiều công. .. sản phẩm, giá, xúc tiến và đảm bảo có được sự hỗ trợ từ các yếu tố đó trong khi phát triển kênh GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 35 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing 4.3 Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển kênh phân phối xuất khẩu hàng TCMN của công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản 4.3.1 Đề xuất hệ thống kênh phân phối xuất khẩu TCMN của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á. .. đột cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị marketing Chương 3 : Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty 3.1.1 Sơ lược về công ty TNHH Đầu tư Nét Á Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư Nét Á Trụ sở chính: Số 35, Ngõ 97, Đường Nam Đuống,... Nguyễn Bách Khoa 27 SV: Ngô Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp Khoa Marketing Thị trường nội địa Thị trường Nhật Bản (3) Công ty TNHH Đầu tư Nét Á Nhà nhập khẩu bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng (2) Qua hội chợ triển lãm ở nước ngoài Người tiêu dùng Hình 3.4: Cấu trúc kênh phân phối xuất khẩu sang Nhật Bản hiện nay của Nét Á Với 3 kênh phân phối xuất khẩu như hiện nay của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á giúp... nói năm 2010 công ty có sự gia tăng đột biến giá trị xuất khẩu đối với thị trường Nhật Bản, mở ra những cơ hội hợp tác kinh doanh lớn, công ty cần hết sức chú trọng, duy trì, phát triển tốt thị trường đầy tiềm năng này 3.1.3.3 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Nét Á Bảng 3.2: Danh mục sản phẩm của Công ty Nét Á xuất khẩu vào Nhật Bản Phụ kiện Trang trí nội thất Trang sức, lưu... bán hàng, sau đó phát triển thành một kênh phân phối Với những người xuất khẩu mới với quy mô nhỏ có thể bán các món hàng với đặc trưng riêng đặc sắc hơn dù với số lượng nhỏ Thị trường nội địa Thị trường Nhật Bản (3) Công ty TNHH Đầu tư Nét Á Nhà nhập khẩu bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng (2) Qua hội chợ + Website công ty Người tiêu dùng Hình 4.1: Cấu trúc kênh phân phối được đề xuất của công ty. .. các loại trung gian khác như: các đại diện, các nhà môi giới, các nhà phân phối, các nhà buôn, thỏa thuận đặc quyền và các nhà nhập khẩu 2.3.4 Đánh giá kênh quốc tế Dựa trên mục tiêu phân phối nước ngoài của công ty và hệ thống phân phối hiện thời và kinh nghiệm phân phối nội địa cũng như nước ngoài của công ty và các đặc điểm của thị trường mà công ty đề ra các chỉ tiêu lựa chọn trung gian phân phối . trạng phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản Chương 4: Các kết luận và đề xuất các giải pháp phát triển kênh phân phối. trạng kênh phân phối của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á về việc tổ chức hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật Bản. - Đề xuất một số biện pháp phát. thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á 3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty 3.1.1. Sơ lược về công ty TNHH Đầu tư Nét Á Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư Nét Á Trụ sở

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan