Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội

51 598 1
Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa: Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Hiện nay xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên toàn thế giới với minh chứng là sự ra đời của hàng loạt các tổ chức như tổ chức thương mại thế giới WTO, hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN,…Xu thế này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá trong giai đoạn hiện nay thì hoạt động xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi xuất khẩu không chỉ làm tăng GDP, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán cho quốc gia mà còn là chỉ tiêu đánh giá mức độ mở của nền kinh tế. Còn đối với doanh nghiệp, thực hiện tốt xuất khẩu sẽ làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín và thương hiệu với đối tác nước ngoài, góp phần vào sự phát triển lâu dài và bền vững. Do vậy chiến lược phát triển trong giai đoạn hiện nay của nước ta là đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên những lợi thế sẵn có của mình. Để phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình thì hiện nay Việt Nam vẫn coi các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao là một trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần được khuyến khích xuất khẩu. Và gạo được xem là một trong số các mặt hàng chủ lực quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu gạo không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chính chị xã hội rộng lớn. Đối với các công ty xuất nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vai trò góp phần tăng doanh thu lợi nhuận mà còn thu hút khách hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu nâng cao vị thế của công ty với các bạn hàng trong và ngoài nước. Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để thực hiện hợp đồng xuất khẩu một cách có hiệu 1 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế quả. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều vấn đề nảy sinh do chưa thực sự chú trọng đến vai trò của quy trình thực hiện hợp đồng. Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng XK không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi trước mắt, giúp công ty tránh được những thua thiệt trong quan hệ với bạn hàng mà trong lâu dài còn hoàn thiện và đẩy mạnh việc xuất khẩu của doanh nghiệp. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng đối với các công ty XNK hiện nay. Do tính cấp thiết của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, với hi vọng áp dụng được các kiến thức đã học ở trường vào các hoạt động nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU thực tế tại doanh nghiệp, em mong muốn được học hỏi nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU của doanh nghiệp cũng như cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội”. Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong việc thực hiện quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và tầm quan trọng của xuất khẩu gạo ở nước ta. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung và hoàn thiện quy trình xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng tại Tổng công ty Thương Mại Hà Nội. Với những giải pháp được đưa ra trong đề tài có tác động trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này, từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Không chỉ vậy, những giải pháp này còn giải quyết một số khó khăn trong xuất khẩu mặt hàng gạo của toàn đất nước từ đó nâng cao giá trị của những sản phẩm nông sản khác. 2 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu: 1.3.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu gạo của công ty trong những năm tới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty qua các năm. - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty TMHN. - Xác định phương hướng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU. - Về không gian: nghiên cứu quy trình này tại Tổng công ty TMHN – Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc. - Về thời gian: Từ 2008 – 2010. 1.5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. - Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình thực hiện hợp đồng TMQT. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN. - Chương 4: Các kết luận và đề xuất với việc hoàn thiện quy trình xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN 3 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TMQT. 2.1. Một số khái niệm cơ bản của hợp đồng TMQT: 2.1.1. Khái niệm hợp đồng TMQT: Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Hợp đồng xuất khẩu là một loại hợp đồng TMQT, nên về nội dung cơ bản của nó giống với nội dung của hợp đồng TMQT. 2.1.2. Bản chất và vai trò của hợp đồng TMQT: Bản chất của hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận không bị cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng TMQT giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh XNK, có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. Hợp đồng TMQT là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng càng quy định chặt chẽ, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp. Việc ký hợp đồng cần xác định nội dung đầy đủ, chuẩn bị thận trọng và chu đáo. 2.1.3. Phân loại hợp đồng TMQT: - Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có 2 loại: ngắn hạn (được ký kết trong một thời gian ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp 4 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc) và hợp đồng dài hạn ( có thời gian thực hiện dài và trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần). - Theo nội dung quan hệ kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu. - Theo hình thức của hợp đồng có các loại: hình thức văn bản và hình thức miệng ( ở Việt Nam hình thức văn bản bắt buộc đối với các hợp đồng TMQT). - Theo hình thức thành lập hợp đồng gồm: hợp đồng một văn bản và hợp đồng nhiều văn bản. 2.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng TMQT: 2.2.1. Phần trình bày chung bao gồm: + Số hiệu hợp đồng (Contract No…): là nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng giữ các bên. + Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: nằm ở cuối của hợp đồng, nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết. + Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng nên phải nêu đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên, địa chỉ, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. + Các định nghĩa dùng trong hợp đồng (General Definition): trong hợp đồng có thể sử dụng các thuật ngữ mà các thuật ngữ này ở các quốc gia khác nhau có thể hiểu theo những cách khác nhau, để tránh sự hiểu nhầm, những thuật ngữ hay những vấn đề quan trọng phải được định nghĩa. + Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: như hiệp ước song phương, hay có thể là các hiệp định Chính phủ đã ký kết, hoặc là các nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia hoặc nêu ra sự tự nguyện của hai bên tham gia ký kết. 5 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế 2.2.2. Nội dung cơ bản của các điều khoản của hợp đồng TMQT: * Điều khoản về tên hàng (Commodity): Là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Điều khoản này chỉ rõ đối tượng mua bán trao đổi. * Điều khoản về số lượng (Quantity): quy định số lượng hàng hóa giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng. Nếu số lượng hàng hóa giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy định người được phép lựa chọn dung sai về số lượng và giá cả tính số lượng hàng hóa đó. Cụ thể là: - Số lượng hàng hóa ghi trong hợp đồng. - Dung sai và người hưởng quyền dung sai (có thể là do người bán chọn, do người mua chọn hoặc do đi thuê chọn). - Trọng lượng của hàng hóa mua bán * Điều khoản về chất lượng (Quality): Điều khoản này quy định chất lượng của hàng hóa giao nhận, là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hóa. Đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng thì điều khoản này là cơ sở để kiểm tra đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp chất lượng. Tiêu chuẩn chất lượng phải được xác nhận và trở thành một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. * Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu ( Packing and marking): Quy định loại bao bì, hình dáng, kích thước, số lớp bao bì, chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá bao bì, quy định về nội dung và chất lượng của ký mã hiệu. * Điều khoản về giá cả (Price): Trong điều khoản này quy định về mức giá cụ thể và đồng tiền tính giá, phương thức quy định giá, quy tắc giảm giá (nếu có). * Điều khoản về thanh toán (Payment): Quy định những vấn đề về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán. Đây là điều khoản rất quan trọng được các bên quan tâm, 6 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế nếu lựa chọn được các điều kiện thanh toán phù hợp sẽ giảm được chi phí và rủi ro cho mỗi bên. * Điều khoản về giao hàng ( Shipment/ Delivery): Nội dung của điều khoản này xác định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức giao nhận, thông báo giao hàng, số lần thông báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo, và một số quy định khác về giao hàng. * Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure): Quy định những trường hợp được miễn hoặc hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Do vậy thường quy định nguyên tắc xác định các trường hợp miễn trách, liệt kê những sự kiện được coi là miễn trách và những trường hợp không được coi là miễn trách. * Điều khoản khiếu nại ( Claim): Nội dung cơ bản của điều khoản khiếu nại bao gồm các vấn đề như: thể thức khiếu nại, thời gian khiếu nại, cách thức khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến việc khiếu nại. * Điều khoản bảo hành: (Warranty): Trong điều khoản này quy định thời gian bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung và trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành. * Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty): Quy định các trường hợp phạt và bồi thường, cách thức phạt và bồi thường. Trị giá phạt và bồi thường tùy theo từng trường hợp có riêng điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại hoặc được kết hợp với các điều khoản giao hàng, thanh toán… * Điều khoản trọng tài ( Abitration): Quy định các nội dung: ai là người đứng ra phân xử, luật pháp áp dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành trọng tài, cam kết chấp hành giải quyết và phân định chi phí trọng tài. 2.2.3. Phần ký kết hợp đồng: Trong đó nêu rõ hợp đồng được lập thành mấy bản, mỗi bên giữ mấy bản và mỗi bản có giá trị và hiệu lực như nhau. 7 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế + Hiệu lực của hợp đồng từ lúc nào, nếu không ghi trong hợp đồng thì hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu từ ngày ký kết. + Bên mua, bên bán ký và đóng dấu. 2.3. Tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước. Tính đến thời điểm này thì đề tài “ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN” chưa đươc nghiên cứu. Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu cho thấy đã có một số nghiên cứu liên quan đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản nói chung của Tổng công ty TMHN do các sinh viên trường Đại học Thương Mại thực hiện. Đó là: 1. Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty TMHN. Đỗ Thị Hiền – Nguyễn Quốc Thịnh hướng dẫn – 2007 2. Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu tại Tổng công ty TMHN.Nguyễn Vân Anh – PGS.TS.Doãn Kế Bôn hướng dẫn 2.4. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: 2.4.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với nước ngoài hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C). Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: * Tập trung hàng xuất khẩu: Tập trung đủ về số lượng phù hợp với chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa về chi phí. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường tiến hành thu gom tập trung từ nhiều nguồn hàng ( cơ sở sản xuất – thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các nguồn hàng. * Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác 8 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế cần nắm được những yêu cầu cụ thể để lựa chọn cách bao gói thích hợp.Yêu cầu chung về bao bì đóng gói hàng hóa ngoại thương là: Bao bì phải đảm bảo tự nguyên vẹn về chất lượng và số lượng hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, phải đảm bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời đảm bảo thu hút sự chú ý của người tiêu thụ. Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm bao bì và phương pháp bao bì, chủ hàng xuất nhập khẩu phải xem xét đến những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng, thứ đến phải xét đến tính chất của hàng hóa ( như lý tính, hóa tính, hình dạng bên ngoài, màu sắc, trạng thái của hàng hóa…) đối với những tác động của môi trường và của điều kiện bốc xếp hàng. Ngoài ra, cần xem xét đến những nhân tố: điều kiện vận tải khí hậu; điều kiện về luật pháp, thuế; chi phí vận chuyển…Khi đóng gói hàng hóa, người ta có thể áp dụng hai hình thức đóng gói đó là đóng gói kín và đóng gói hở. * Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Kẻ ký mã hiệu nhằm bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận và hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Ký mã hiệu cần phải bao gồm: - Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người nhận và tên người gửi, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyển hàng, mã số và mã vạch của hàng hóa. - Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hóa như: tên nước và tên địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi. - Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Việc kẻ ký mã hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau: Sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa. 9 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế 2.4.2. Kiểm tra hàng xuất khẩu: Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh dịch (tức kiểm tra dịch động vật, thực vật), là thực phẩm thì kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai giai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. Trong đó, việc kiểm tra ở cơ sở (tức ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến) có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành. Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của quận huyện). Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở do phòng thú y của quận huyện hoặc nông trường tiến hành. 2.4.3. Thuê phương tiện vận tải: Nếu hợp đồng xuất khẩu được ký kết theo điều kiện nhóm C và D thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. 2.4.3.1. Những căn cứ thuê phương tiện vận tải: - Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, đặc điểm phương tiện vận tải, thưởng phạt bốc dỡ… - Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa. - Căn cứ vào điều kiện vận tải: hàng rời hay hàng đóng trong container, hàng hóa thông dụng hay hàng đặc biệt. 2.4.3.2. Tổ chức thuê phương tiện vân tải: * Phương thức thuê tàu chợ: - Xác định số lượng, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường và thời điểm giao hàng. - Nghiên cứu các hãng tàu và lựa chọn hãng tàu thích hợp. 10 GVHG: ThS. Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 [...]... CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG EU TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 4.1 Các kết luận và phân tích liên quan đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN: 4.1.1 Những kết quả đạt được: Bảng 4.1.Tình hình thưc hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang EU tại Tổng Công ty TMHN 2008 2009 2010... quả tổng hợp về viêc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang EU tại Tổng công ty TMHN thì đa số các bước được Tổng công ty thực hiện khá tốt vì theo thực tế là thị trường EU là một trong các thị trường khó tính nhất thế giới, vì thế Tổng công ty rất cẩn thận với những lô hàng xuất khẩu vào EU Theo như bảng tổng hợp ta thấy bước giải quy t khiếu nại trong quy trình thực hiện hợp đồng được công ty thực hiện. .. của hợp đồng là mặt hàng gạo Và việc ký kết hợp đồng với các đơn vị chân hàng của công ty tạo nền tảng vững chắc cho các bước tiếp theo như kiểm tra và giao hàng trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu - Thực hiện thu mua hàng gạo xuất khẩu: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty ủy quy n cho đơn vị chân hàng thực hiện mọi công đoạn từ thu gom, sơ chế…Tuy nhiên Tổng công ty vẫn cử cán bộ... tính hợp pháp của lô hàng *Xuất trình hàng hóa: vì gạo là hàng được khuyến khích xuất khẩu và Tổng công ty TMHN là công ty Nhà nước trực thuộc bộ Thương mại nên hàng gạo xuất khẩu của công ty thường được miễn kiểm tra thực tế 32 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế * Nộp thuế và thực hiện các quy t định của hải quan: hàng gạo là hàng được miễn thuế xuất khẩu. .. thực hiện hợp đồng của Tổng mặt hàng gạo sang thị trường EU mà còn góp phần hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung 3.3.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp: Bảng 3.3: Sản lượng gạo XK và thị trường EU (Đơn vị : Tấn) Tổng Chỉ tiêu 2008 SL gạo SLNS XK Tổng XK vào EU Tổng 2010 SL gạo T SLNS vào 2009 SL gạo T SLNS XK vào L EU XK vào XK (% EU vào ) Gạo 14200.6 6 5112.237 36 6 L EU. .. tại Tổng công ty: 3.4.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu * Tập trung hàng hóa: - Liên hệ với các đơn vị sản xuất thu mua: Tổng công ty xây dựng một hệ thống chân hàng phân bố rộng khắp Riêng mặt hàng gạo có công ty nông sản xuất khẩu Thái Bình, Tiền Giang Hậu Giang Đặc điểm gạo xuất sang thị trường EU là gạo có chất lượng cao nên công ty phải thực hiện thu mua, kiểm tra về chất lượng trước khi gạo được xuất. .. nguồn hàng bán buôn trong nội địa cũng như xuất khẩu Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Thương mại Hà Nội – công ty mẹ có các công ty con là các công ty TNHH Nhà nước một thành 18 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế viên, các công ty cổ phần mà trong đó công ty mẹ giữ cổ phần vốn chi phối Ngoài các công. .. vào thị trường EU Gạo được coi là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty TMHN vào thị trường EU Và hiện tại Tổng công ty luôn luôn tìm cách tăng sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm vào thị trường khó tính này Theo số liệu thu thập như trên cho thấy gạo là một trong ba mặt hàng nông sản chính và có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vào thị trường EU Nhìn vào biểu đồ ta thấy KNXK gạo. .. TRỰC THUỘC 3.2.2 Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam và thị trường gạo EU * Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam: Định hướng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam thể hiện sự ưu tiên cho các thị trường tập trung Các thị trường đó thông thường như Philipine, Iraq, Cuba Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm đến trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu Trong các thị trường lớn không... của Tổng công ty: Mức độ Rất Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tốt gạo sang thị trường EU Giá Tốt Khá TB Kém trị TB 24 GVHG: ThS Bùi Đức Dũng SV: Vũ Thị Thúy Vân Lớp 45E3 Khoa: Thương Mại Quốc Tế 5 Chuẩn bị hàng xuất khẩu Kiểm tra hàng xuất khẩu Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm cho hàng hóa Làm thủ tục hải quan Giao hàng cho phương tiện vận tải Thanh toán hàng XK Khiếu nại và giải quy t khiếu . trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN. - Chương 4: Các kết luận và đề xuất với việc hoàn thiện quy trình xuất khẩu gạo sang thị trường EU tại Tổng công ty TMHN . hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường EU. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng gạo sang. trọng của xuất khẩu gạo ở nước ta. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung và hoàn thiện quy trình xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng tại Tổng

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan