Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại

57 6.8K 18
Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo, thư viện, sự động viên cổ vũ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tiếng Việt, cảm ơn tập thể K49 ĐHSP Ngữ Văn đã ủng hộ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 04 năm 2012 Người viết Phùng Thị Anh Ngọc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, là công cụ của tư duy. Con người muốn trao đổi nhận thức, tình cảm của mình đến người khác không thể không qua ngôn ngữ. Trong một cuộc giao tiếp các nhân vật tham gia giao tiếp có sự tác động qua lại lẫn nhau để cùng hướng về một mục đích nhất định. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giao tiếp dựa vào hình thức hoạt động căn bản này. Hội thoại không chỉ diễn ra trong đời sống hằng ngày mà còn có trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên trong cuộc hội thoại không phải tất cả những gì muốn diễn đạt người ta đều có thể nói ra trực tiếp (hiển ngôn) mà nhiều lúc người nói sử dụng cách nói hàm ý đòi hỏi người nghe phải tự suy ra qua phát ngôn để hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt; tức là người nói đã vi phạm nguyên tắc cộng tác, khi đó hàm ý hội thoại xuất hiện. Cuộc thoại xuất hiện hàm ý sẽ tạo ra nhiều điều lí thú trong giao tiếp. Hơn nữa, truyện cười dân gian là một bộ phận quan trọng của Văn học dân gian Việt Nam, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường Phổ thông và Đại học. Trong mỗi truyện cười dân gian Việt Nam, việc dùng hàm ý trong các cuộc thoại xuất hiện khá phổ biến. Vì vậy, khám phá hàm ý trong một số truyện cười vừa góp phần làm sáng tỏ đặc tính cơ bản của hàm ý hội thoại, vừa lí giải về thi pháp nghệ thuật trong truyện cười dân gian Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp chúng ta học tập tốt hơn. Từ lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại". Chúng tôi hi vọng kết - 1 - quả nghiên cứu của đề tài sẽ trở thành một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích bộ môn văn học, đặc biệt là truyện cười dân gian Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Trong cuộc sống hằng ngày, tiếng cười góp phần không nhỏ làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Chính nhu cầu đó mà các tác giả dân gian đã sáng tác nên truyện cười. Nó vừa có giá trị giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục nhân cách, đạo đức con người. Vì thế, có rất nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến truyện cười dân gian Việt Nam ở nhiều góc độ. - "Tiếng cười dân gian Việt Nam" của Trương Chính và Phong Châu do NXB Khoa học Xã hội giới thiệu từ năm 1973. - "Hành trình và sứ sở cười" của Nguyễn Đức Dân – NXB Giáo dục xuất bản năm 1996. Những công trình này, sưu tầm, tuyển chọn các truyện cười đã bắt đầu nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học. Tuy nhiên đó mới chỉ là những phát hiện và giới thiệu một vài thủ pháp ngôn ngữ, chưa đưa ra việc khảo sát các biện pháp gây cười trong từng truyện cụ thể. Khóa luận này của chúng tôi không có tham vọng giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ mà chỉ cố gắng tìm hiểu những đặc trưng của ngôn ngữ truyện cười qua sự phân tích một số truyện cười trong truyện cười dân gian Việt Nam. Cụ thể là gây cười bằng vi phạm quy tắc cộng tác, từ đó xuất hiện hàm ý hội thoại qua đề tài: "Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại". 3. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hàm ý hội thoại với các phương châm hội thoại, trên quan điểm ngữ dụng học trong một số truyện cười dân gian Việt Nam. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để nhận biết, phân tích và làm rõ nội dung nghĩa của các hàm ý hội thoại trong truyện cười, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở khóa luận - 2 - này là phương pháp phân tích ngữ cảnh theo hướng của dụng học. Ngoài ra trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp khác như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, 3.3. Phạm vi nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số truyện trong "Tiếng cười dân gian Việt Nam" của Trương Chính và Phong Châu làm ngữ liệu khảo sát. Bên cạnh đó, các ví dụ đã dẫn trong các tài liệu nghiên cứu về dụng học cũng được chúng tôi sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Hàm ý hội thoại xuất hiện nhiều nhất trong đối thoại của những nhân vật tham gia giao tiếp. Cho nên, đơn vị được chọn để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu là các cuộc thoại (cuộc thương tác). Những vấn đề chúng tôi đề cập trong khóa luận này không bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại mà chỉ hi vọng góp thêm ý kiến vào việc nhận biết và phân tích hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại trong một số truyện cười dân gian Việt Nam. 4. Mục đích nghiên cứu Với khóa luận này, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được các mục đích sau: - Trước hết là nhận biết, phân tích và làm sáng tỏ hàm ý qua mỗi truyện cười. Từ đó thấy được ý nghĩa sâu sắc của tiếng cười mà tác giả dân gian gửi gắm. - Thông qua việc tìm kiếm, chúng tôi tiếp nhận truyện cười dân gian Việt Nam ở góc nhìn cụ thể. Từ đó, hi vọng có thể đóng góp một phần tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho việc học tập của các bạn sinh viên và quá trình giảng dạy sau này của bản thân. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi mong muốn khai thác một số truyện cười có vi phạm nguyên tắc cộng tác dưới góc độ ngữ dụng. Từ đó, xác định được hàm ý hội thoại gắn với các phương châm hội thoại qua mỗi truyện đó. 6. Những đóng góp của khóa luận 6.1. Về mặt lí luận Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu tài liệu) ở phương diện hàm ý hội thoại, phương châm hội thoại, khóa luận xác định - 3 - cách phân tích và tìm hiểu ý nghĩa của hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên yêu thích bộ môn văn học dân gian Việt Nam nói chung cũng như mảng truyện cười dân gian nói riêng. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương. Chương 1: Trình bày một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài như lí thuyết hội thoại; lí thuyết về hàm ý hội thoại; hành động nói và phương châm hội thoại. Chương 2: Khảo sát các hàm ý hội thoại ở các cuộc thoại trong một số truyện cười dân gian Việt Nam. Hàm ý trong mỗi truyện được khai thác ở các phương diện: - Phân tích hàm ý - Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại - Tình huống của việc dùng hàm ý Ngoài hai phần chính khóa luận còn có phần danh mục tài liệu tham khảo. - 4 - CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Lí thuyết hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này. Hàm ý hội thoại là hàm ý xuất hiện trong hội thoại. Do đó những hiểu biết về lí thuyết hội thoại là rất cần thiết cho việc nhận biết và phân tích hàm ý về sau. Tuy nhiên trong khóa luận những vấn đề lí thuyết hội thoại không được trình bày đủ, chỉ những nội dung liên quan đến khóa luận mới được quan tâm. 1.1.1. Cấu trúc hội thoại Hội thoại là một tổ chức có tính cấp hệ. Các đơn vị tạo nên cấu trúc của hội thoại là: - Cuộc thoại (cuộc tương tác) - Đoạn thoại - Cặp thoại (cặp trao đáp) - Tham thoại - Hành động ngôn trung. Ba đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại, có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị: Tham thoại và hành động ngôn trung là những đơn vị có tính chất đơn thoại do một người nói ra. 1.1.1.1. Các đơn vị lưỡng thoại a. Cuộc thoại (cuộc thương tác) Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Cuộc thoại có thể xoay quanh một đề tài, một mục đích hay có thể nhiều đề tài nhiều mục đích khác nhau - với sự đương diện liên tục của những người hội thoại nhất định. Cấu trúc khái quát của một cuộc hội thoại là: mở thoại, thân thoại và kết thoại. - 5 - Tiêu chí để xác định một cuộc thoại theo C.K.Orecchioni: Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng. [Dẫn theo Nguyễn Hoàng Yến trong “Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam”]. Tiêu chí xác định ranh giới cuộc thoại: (thông thường dựa vào) dấu hiệu mở đầu và dấu hiệu kết thúc. b. Đoạn thoại Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn (một bộ phận của cuộc thoại) do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về nghĩa hoặc về ngữ dụng tạo nên. c. Cặp thoại Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại, đơn vị tối thiểu nhỏ nhất (đơn vị cơ sở của hội thoại), cũng tức là cặp kế cận gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp. Tuy nhiên, không nhất thiết toàn bộ lượt lời này và toàn bộ lượt lời kia mới thành cặp thoại. Và cũng không nhất thiết cặp thoại chỉ gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp. Có thể có cặp thoại một tham thoại, hai tham thoại, ba tham thoại. 1.1.1.2. Các đơn vị đơn thoại a. Tham thoại Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Tham thoại là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại. Có tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp (gắn với chức năng ở lời dẫn nhập và hồi đáp). b. Hành động ngôn trung Hành động ngôn trung là đơn vị nhỏ nhất của hội thoại. Trong cuộc thoại các hành động ngôn trung và các yếu tố kèm ngôn ngữ đều được căn cứ vào các hành động ngôn trung đi trước. Về cấu trúc nội tại, một tham thoại có thể gồm nhiều hành động ngôn trung nhưng chỉ có một hành động chủ hướng, còn lại là các hành động phụ thuộc. - 6 - Hành động chủ hướng là hành động quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành động đáp thích hợp của người đối thoại. Đề tài tập trung khai thác các hành động ngôn trung có giá trị tạo nên hàm ý trong các cuộc thoại trong truyện cười. Vấn đề này sẽ được trở lại ở các phần sau. 1.1.2. Các quy tắc hội thoại Các nhà dụng học đều khẳng định rằng: quy tắc hội thoại là có thực, các cuộc hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định. Các quy tắc hội thoại chia làm ba nhóm: - Quy tắc luôn phiên lượt lời - Các phương châm hội thoại - Thương lượng hội thoại. Khóa luận này sẽ nghiên cứu nhiều hơn đến nhóm các phương châm hội thoại 1.1.2.1. Quy tắc luân phiên lượt lời Trong hội thoại, khi có hai người thì lời của người này kế tiếp lời của người kia. Mỗi lần người này hay người kia (SP1 hay SP2) nói là một lượt lời. Quy tắc này đòi hỏi mỗi người phải ý thức được về quyền được nói của mọi người tham gia cuộc thoại, phải giảm tối đa sự trùng chập với lời nói của người khác. Khoảng im lặng giữa hai lượt lời là không quá lớn. Dấu hiệu báo hết lượt lời trong tiếng Việt thông thường là các từ: à, ư, vậy… 1.1.2.2. Các phương châm hội thoại a. Nguyên tắc cộng tác Nguyên tắc này do Grice nêu ra từ năm 1967 trong bài giảng của mình tại trường đại học Haverd (Mỹ). Đến năm 1975 nó được trở thành 1 cuốn sách có tựa đề “Logic và hội thoại” (Logic and conversation). Nguyên tắc này được nêu ra một cách tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (chị) (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai - 7 - đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện với mục đích hay phương hướng của cuộc thoại mà anh (chị) đã chấp nhận tham gia vào”. Nguyên tắc này được Grice tách thành 4 phương châm nhỏ như sau: 1) Phương châm về lượng. Phương châm này được Grice diễn đạt bằng hai vế: a. “Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích cuộc hội thoại”. b. “Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn nhu cầu mà nó được đòi hỏi”. 2) Phương châm về chất. Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng đặc biệt là: a. Đừng nói điều gì mà anh tin là không đúng. b. Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng”. 3) Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu). Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra. 4) Phương châm cách thức. Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói cho rõ ràng đặc biệt là hãy tránh lối nói tối nghĩa. - Hãy tránh lối nói mập mờ và mơ hồ về nghĩa. - Hãy nói ngắn gọn và có trật tự. Tuy nhiên, nguyên tắc và phương châm của Grice như chính tác giả thừa nhận có nhiều điểm hạn chế là chưa đề cập đến nội dung liên cá nhân của diễn ngôn các phương châm nhiều khi còn chồng chéo. Ví dụ: Phương châm về lượng: "Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn nhu cầu nó được đòi hỏi” có phần trùng với phương châm quan yếu, bởi lớn hơn yêu cầu là không quan yếu. Hay là, vế thứ ba của phương châm cách thức là hãy nói ngắn gọn cũng trùng với phương châm quan yếu và phương châm về lượng. Nhìn ở một khía cạnh khác, các phương châm của Grice cũng có tác dụng giải thích được nhiều cuộc thoại khi người ta nói với nhau một cách hàm ẩn và - 8 - [...]... giữa hai bên Cũng như ở phương châm hội thoại, phương châm lịch sự cũng có hiện tượng không được người nói tuân thủ một cách có chủ ý để tạo nên hàm ý hội thoại Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hàm ý gây cười liên quan đến phương châm lịch sự có hai dạng chủ yếu như sau: Hiện tượng đe dọa thể diện đối tác thông qua hàm ý hội thoại Hiện tượng thiếu khiêm tốn thông qua hàm ý hội thoại Ví dụ: Thầy quên... cộng tác, trong hội thoại còn cần tính đến phương châm lịch sự Trong số 321 truyện cười dân gian Việt Nam có 98 số truyện chứa hội thoại Trong quá trình hội thoại các nhân vật tương tác lẫn nhau bằng lời nói Có nghĩa là các nhân vật có sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau bằng lời nói Chương này chỉ tập trung phân tích một số truyện có đối thoại giữa các nhân vật Đó là sự trò chuyện giữa một số người... như nói một chuyện khác vậy 1.2.2.4 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm cách thức Phương châm cách thức yêu cầu phần đóng góp phải rõ ràng; cụ thể là không tối nghĩa, không mơ hồ, phải ngắn gọn, phải có thứ tự - 26 - Trong truyện cười dân gian Việt Nam xuất hiện một số cách nói không đúng yêu cầu của phương châm cách thức để tạo nên hàm ý theo các hướng chủ yếu sau: Người nói sử dụng cách nói... phạm các quy tắc để tạo hàm ngôn Chính vì thế mà nhiều trường hợp vi phạm đã giúp hiệu quả giao tiếp đạt được ở mức cao hơn Điều đó đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong chương 2 - 30 - CHƯƠNG 2: HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice được tác giả chia thành 4 phương châm: Lượng, chất, quan hệ, cách... ứng với các chức năng giao tiếp tổng quát (trình bày, hỏi, ra lệnh/yêu cầu) 1.2 Lí thuyết về hàm ý hội thoại Hàm ý hội thoại là hàm ý đặt trong hội thoại Vì vậy có hội thoại mới có hàm ý hội thoại Hàm ý được đặt trong mối quan hệ với các nhân tố, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp và trong đó nhân vật giao tiếp được coi là trung tâm, xuất phát điểm của quá trình tạo lập, sử dụng hàm ý Truyện. .. giả định được trong phát ngôn trên Tóm lại, hàm ý hội thoại xuất hiện trong các cuộc thoại thường có lí do và phụ thuộc vào những điều kiện nhất định Việc dùng hàm ý gắn chặt với khả năng nhận diện hàm ý của các đối ngôn Hiểu đúng hàm ý cuộc thoại sẽ giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra bình thường và đạt hiệu quả Nhận diện hàm ý là bước đầu tiên của hoạt động phân tích hàm ý hội thoại trong văn bước... 1.2.2.2 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về chất - 23 - Phương châm về chất yêu cầu phần đóng góp là chân thực: có thực hoặc chứng minh được; đừng nói những điều mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực Áp dụng quan điểm trên, việc cố ý không tuân thủ phương châm về chất để tạo nên hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam sẽ được gắn với hai cách nói: nói dối và nói châm biếm... hành động nói hàm ý thuộc hành động nói biểu hiện Các nhân vật tham gia giao tiếp có cộng tác và nắm được năng lực giải đoán hàm ý của nhau Hàm ý được sử dụng thành công đến mức cả hai nhân vật không nghĩ được rằng mình là những kẻ đáng cười 2.1.2 Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại Cuộc thoại cho thấy cả tham thoại hỏi và tham thoại hồi đáp đều liên quan đến phương châm hội thoại: Nói những... bằng một số phương tiện ngôn ngữ đặc biệt Hàm ý ngữ dụng (tương ứng với tên gọi hàm ý hội thoại) - 17 - Đây là loại hàm ý được hình thành từ sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc hội thoại ) phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp Sự thống nhất trong quan niệm về hàm ý là một thực tế nhưng cũng có một sự thật tồn tại là sự khác biệt về tên gọi Có nhóm tác giả gọi là hàm ý. .. Truyện cười dân gian là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để đấu tranh và giải trí Hàm ý hội thoại thường được sử dụng như một thủ pháp gây cười Mỗi hàm ý hội thoại trong truyện cười muốn sử dụng thành công cần có những điều kiện (tạm thời gọi là những nhóm điều kiện: điều kiện tồn tại và điều kiện thành công) 1.2.1 Nhận diện hàm ý Trong những cuộc thoại . liệu) ở phương diện hàm ý hội thoại, phương châm hội thoại, khóa luận xác định - 3 - cách phân tích và tìm hiểu ý nghĩa của hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại. 6.2 ở các cuộc thoại trong một số truyện cười dân gian Việt Nam. Hàm ý trong mỗi truyện được khai thác ở các phương diện: - Phân tích hàm ý - Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại - Tình. thoại Hàm ý hội thoại là hàm ý đặt trong hội thoại. Vì vậy có hội thoại mới có hàm ý hội thoại. Hàm ý được đặt trong mối quan hệ với các nhân tố, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp và trong

Ngày đăng: 06/04/2015, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan