ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC HỌC KÌ 1 LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

3 797 5
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC HỌC KÌ 1 LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1- LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I. LÝ THUYẾT 1. Cấu tạo của nguyên tử: Nguyên tử được tạo nên bởi hạt electron và hạt nhân. Hạt nhân được tạo nên bởi proton và nơtron - q e = - 1,602.10 -19 C, quy ước = 1- ; m e ≈ 0,00055u - q p = + 1,602.10 -19 C, quy ước = 1+ ; m p ≈ 1u - q n = 0; m n ≈ 1u 2. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron ; số khối A = Z = N - Nguyên tử khối của một nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó - Khái niệm nguyên tố hóa học, đồng vị, kí hiệu nguyên tử - Số hiệu nguyên tử Z và số khối đặc trưng cho nguyên tử 3. Lớp và phân lớp electron: - Khái niệm lớp và phân lớp electron - Số thứ tự lớp, tên của lớp, kí hiệu phân lớp, số electron tối đa trong một lớp, phân lớp - Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố có từ Z = 1 đến Z = 30 - Xác định số electron lớp ngoài cùng - Loại nguyên tố - Tính chất cơ bản của nguyên tố 4. Cấu tạo bảng tuần hoàn: a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn b. Ô nguyên tố c. Chu kì: - Mỗi hàng là 1 chu kì - Bảng có 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ (1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (4, 5, 6,7) - Nguyên tử các nguyên tố thuộc một chu kì có số lớp electron như nhau - Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó. d. Nhóm nguyên tố: - Nhóm A : Từ IA đến VIIIA trong đó IA , IIA là nguyên tố s, IIIA đến VIIIA là nguyên tố p - Nhóm B : nguyên tố d và nguyên tố f 5. Sự biến đổi tuần hoàn: a. Cấu hình electron nguyên tử b. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong chu kì, nhóm. c. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học 6. Liên kết hóa học: Định nghĩa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, bản chất của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận, hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. 7. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, điện hóa trị các nguyên tố trong hợp chất ion, xác định số oxi hóa. 8. Phản ứng oxi hóa khử a. Định nghĩa: Chất khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa- khử b. Lập phương trình oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron c. Phân loại phản ứng : phản ứng oxi hóa –khử (số oxi hóa thay đổi), phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử (số oxi hóa không thay đổi ) II. BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1. a. Một nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,99.10 -26 kg. Hỏi một mol cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu gam? b. Một mol C 2 H 5 OH có khối lượng bằng 46 gam. Hỏi 1phân tử C 2 H 5 OH có khối lượng bằng bao nhiêu gam? Câu 2. a. Thế nào là khối lượng tuyệt đối, khối lượng tương đối của nguyên tử ? b. Hãy tính khối lượng theo gam và theo đơn vị khối lượng nguyên tử u của: - 1 nguyên tử C gồm 6p, 6n, 6e - 1 nguyên tử Na gồm 11p, 12p, 12n Câu 3. Định nghĩa các khái niệm: - Nguyên tố hóa học - Đồng vị - Tại sao nói số hiệu nguyên tử, số khối là đặc trưng cho nguyên tử? - Nói khối lượng nguyên tử bằng số khối có đúng không? Câu 4. a. Viết cấu hình electron nguyên tử của 36 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn. b. Xác định được nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm. Giải thích. Câu 5. Neon Ne tách ra từ không khí là hỗn hợp 2 đồng vị 20 10 Ne (91%) và 22 10 Ne (9%). a. Tìm nguyên tử khối trung bình của neon b. Tìm khối lượng của 2,24 lít khí Ne (đkc). Câu 6. Phân lớp electron cuối cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của 2 phân lớp này là 5, hiệu số e của 2 phân lớp này là 3. a. Xác định điện tích hạt nhân của hai nguyên tố A và B. b. Số nơtron của nguyên tử B lớn hơn số nơtron của nguyên tử A là 14 hạt và tổng số khối của A và B là 71. Viết kí hiệu nguyên tử A và B. Câu 7. Tổng số proton, nơtron, electon trong một nguyên tử của nguyên tố kim loại là 34. a. Xác định khối lượng nguyên tử của X. b. Viết cấu hình electron nguyên tử trên. Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Viết cấu hình electron nguyên tử X. Câu 9. Nguyên tố M nhường electron tạo được ion M 2+ có 35 hạt gồm proton, electron, nơtron. Xác định nguyên tố M . Câu 10. Nguyên tử kim loại M có số khối là 39. Tổng số các hạt trong M + là 57 hạt. Hãy xác định nguyên tố M. Câu 11. Nguyên tử khối trung bình của B bằng 10,81. Biết B có 2 đồng vị 10 5 B; 11 5 B. a. Tính số % nguyên tử của 2 đồng vị. b. Hỏi có bao nhiêu % số nguyên tử đồng vị 10 5 B trong H 3 BO 3 (cho H = 1, O = 16). Câu 12. Ba nguyên tố X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân là 16, hiệu điện tích hạt nhân của X và Y là 1, tổng electron trong phân tử X 2 Y là 23. Xác định 3 nguyên tố X, Y, Z Câu 13. Cho 2 nguyên tố A và B kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Câu 14. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 16, 9, 17. Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần. Câu 15. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 19 a. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b. Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tăng dần tính kim loại. Câu 16. Cho các nguyên tố A, B , C lần lượt có số hiệu nguyên tử là 12, 20, 14. a. Xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần của các nguyên tố đó? Giải thích? b. Viết công thức hidroxit tương ứng của các nguyên tố trên và xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ c. Nêu những tính chất biến đổi tuần hoàn theo nhóm? Câu 17. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z có số hiệu lần lượt là: 14, 16, 17. a. Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố đó? b. Xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố trên? Giải thích? c. Viết công thức hiđroxit tương ứng và xếp theo thứ tự tăng dần tính axit? Câu 18. Cho các chất và ion sau: Ca 2+ , S 2- , K + , Ar, Cl - . Sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính của các chất và ion trên và giải thích? Câu 19. Nguyên tố Y là nguyên tố phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO 3 . a. Xác định nguyên tố Y. b. Nguyên tố Y tạo với kim loại Z cho hợp chất ZY, trong đó m Z : m Y = 63,64 : 36,36. Xác định kim loại Z và hợp chất ZY. Câu 21. X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và 2 chu kì nhỏ liên tiếp. X có 6 electron lớp ngoài cùng. Hợp chất X với hiđro có 88,9% X về khối lượng. a. Xác định 2 nguyên tố X và Y ? b. Cho biết vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn. Câu 22. Cho 6,4g hỗn hợp hai kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl 1M (dư 10% so với lượng cần thiết) thu được 4,48 lít khí H 2 (đkc) a. Xác định tên của 2 kim loại đó. b. Tính V của dung dịch HCl đã dùng . Câu 23. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, tạo hợp chất oxit cao nhất là R 2 O 7 . a. Xác định nguyên tố R. b. Nêu các tính chất hóa học cơ bản của R. Câu 24. Hai nguyên tố A và B ở cùng nhóm A thuộc 2 chu kì nhỏ liên tiếp. B tạo hợp chất khí với hiđro có công thức RH 4 . Oxit cao nhất của B chứa 53,3% oxi về khối lượng a. Gọi tên 2 nguyên tố A và B ? b. Cho biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 20,2g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc) a. Xác định tên của 2 kim loại kiềm. b. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 26. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA. Lấy 0,88g X cho hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít H 2 (đkc) và dung dịch Y chứa m gam muối khan. Xác định tên của A, B và giá trị m. Câu 27. Viết các công thức electron cà công thức cấu tạo các hợp chất : Cl 2 ; N 2 ; H 2 O; H 2 S; Br 2 ; CH 4 ; PH 3 ; CCl 4 ; SiO 2 , K 2 SO 4 , KNO 3 , NH 4 Cl và Al 2 O 3 , Na 2 SO 4 . Xác định công hóa trị các nguyên tố trong phân tử Câu 28. Giải thích sự hình thành liên kết trong các hợp chất: NaBr, LiF, ZnO, CaO, CaCl 2 , CuCl 2 , Na 2 O, FeCl 3 , MnCl 2 . Xác định điện hóa trị các nguyên tố trong phân tử. Câu 29. Dãy gồm các hợp chất: Cl 2 , Br 2 , I 2 , HCl, Na 2 O, KCl, BaCl 2 , AlCl 3 , H 2 S, NaCl, N 2 O, MgO, H 2 SO 4 , H 3 PO 4 . Những hợp chất nào có cùng kiểu liên kết? Câu 30. Trong số các hợp chất sau đây, những hợp chất nào có cùng kiểu liên kết? SO 2 , H 2 S, NaCl, NH 3 , CO 2 , HCl, BaCl 2 , BaO, KCl, Na 2 S, Ca(OH) 2 , Cl 2 , H 2 O, PCl 5 Câu 31. Lập công thức oxit bậc cao nhất của các nguyên tố tương ứng : Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br. Xác định cộng hóa trị các nguyên tố trong hợp chất đó ? Câu 32. Lập công thức hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố P, S, F, Si, Cl, N, C, Br. Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ? Câu 33. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron a. Cho MnO 2 tác dụng với dd axit HCl đặc, thu được MnCl 2 , Cl 2 , H 2 O. b. Cho Cu tác dụng với axit HNO 3 đặc, nóng thu được Cu(NO 3 ) 2 , NO 2 và H 2 O. c. Cho Mg tác dụng với dd axit H 2 SO 4 đặc, nóng thu được MgSO 4 , S, và H 2 O. Câu 34. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng: 1. Al + Fe 3 O 4 → Al 2 O 3 + Fe 2. FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O 3. FeS 2 + O 2 → Fe 2 O 3 + SO 2 4. KClO 3 → KCl + O 2 5. Cl 2 + KOH → KCl + KClO 3 + H 2 O 6. SO 2 + Br 2 + H 2 O → H 2 SO 4 + HBr 7. KI + HNO 3 → I 2 + KNO 3 + NO + H 2 O 8. KClO 3 + HBr → Br 2 + KCl + H 2 O 9. Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NH 4 NO 3 + H 2 O 10. HCl + KMnO 4 → KCl + MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O

Ngày đăng: 05/04/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan