GIÁO ÁN NGLL THÁNG 4 LỚP 11

13 1.5K 1
GIÁO ÁN NGLL THÁNG 4 LỚP 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mẫu giáo án sinh hoạt ngoài giờ lên lớp tháng 4 lớp 11 với 3 hoạt động chơi trò chơi tìm hiểu về các tổ chức trên thế giới như Liên Hợp Quốc và những từ khóa trong quá trình hội nhập quốc tế. tổng cộng có 3 vòng thi: khởi động, tăng tốc và về đích. vòng 1 là những câu hỏi trắc nghiệm, vòng 2 là trò đoán tên người dựa trên những gợi ý, vòng 3 là trò đuổi hình bắt chữ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ********************** CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 4 THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC Giáo viên hướng dẫn: Trần Anh Giao Giáo sinh: Trường thực tập: THPT Tạ Quang Bửu Lớp thực hiện: 11A5 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ********************** CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 4 THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và hành động về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác. - Hiểu được như thế nào là hòa bình, hữu nghị, hợp tác. - Biết tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. Rèn luyện các kĩ năng hợp tác tích cực trong cuộc sống hằng ngày. - Có thái độ tôn trọng và ủng hộ xu thế hòa bình và hữu nghị trên thế giới, căm ghét chiến tranh, xung đột và khủng bố. - Tạo không khí vui chơi thỏa mái và tạo sự gắn kết trong tập thể lớp. B. Hình thức và nội dung hoạt động I. Hình thức - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi với câu hỏi liên quan đến hòa bình hữu nghị. - Học sinh thảo luận và đưa ra quan điểm về hòa bình, hữu nghị và hợp tác. II. Nội dung - Để thực hiện hoạt động, học sinh cần có những hiểu biết nhất định về hòa bình, hợp tác và các tổ chức cá nhân đã có đóng góp trong việc duy trì hòa bình trên thế giới. - Hòa bình là sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hòa bình trái với chiến tranh, trái với xung đột. Hòa bình mang lại hạnh phúc cho mọi người. - Hòa bình là điều kiện, môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc. C. Công tác chuẩn bị I. Giáo viên - Nêu mục đích, yêu cầu hoạt động cho cả lớp nhằm giúp học sinh định hướng đúng và sẵn sàng tham gia.\ - Cung cấp cho học sinh những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hòa bình - Yêu cầu học sinh liên hệ với cuộc sống hằng ngày ở nhà trường, gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến hợp tác , thân thiện. - Hướng dẫn các em các thể loại trò chơi để tăng hiểu biểu biết về chủ đề. III. Học sinh - Cán bộ lớp và BCH chi đoàn kết hợp cùng giáo viên trong công tác định hướng lớp tham gia hoạt động. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Cử người trang trí. D. Tổ chức hoạt động I. Dẫn dắt Người điều khiển nêu lí do, mục đích, yêu cầu của hoạt động, nhấn mạnh ý nghĩa về hòa bình và học sinh có quyền phát biểu ý kiến, tự do suy nghĩ trong mọi vấn đề liên quan đến hòa bính. II. Thực hiện Người điều khiển lần lượt nêu tên các trò chơi, luật chơi và cách tính điểm cho các đội. Ban cố vấn giúp học sinh giải quyết các vấn đề, câu hỏi; tóm tắt các kiến thức trọng tâm. Nội dung các trò chơi: 1. Khởi động đồng đội Lớp chia thành bồn đội lần lượt trả lời các câu hỏi dạng trắc nghiệm. Nội dung trò chơi khởi động: phụ lục một. 2. Tăng tốc Có 8 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm ba gợi ý có mức độ khó giảm dần. Các đội cùng xem gợi ý, đội nào tìm ra câu trả lời trước sẽ giành quyền trả lời bằng hình thức giơ tay. Số điểm sẽ giảm dần theo từng gợi ý. Nội dung câu hỏi: phụ lục 2. 3. Về đích Các đội sẽ được xem các hình ảnh và tìm từ phù hợp với nội dung hình ảnh đó. Nội dung câu hỏi: phụ lục 3. E. Củng cố và dăn dò I. Củng cố: Hòa bình, hợp tác và hữu nghị là yếu tố quan trong trong cuộc sống. Hòa bình là môi trường cho một cuộc sống hạnh phúc, phát triển. Vì vậy hòa bình phải được bảo vệ, giữ gìn bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người và cả dân tộc. Hữu nghị, hợp tác là điều kiện cần có để tạo nên hòa bình. III. Dặn dò Giữ vệ sinh chung. Chuẩn bài và học bài cho các môn trong tuần. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực hiện Trần Anh Giao Phan Thị Lâm Thảo Phụ lục 1: Khởi động Vòng khởi động: Mỗi đội sẽ lần lượt trả lời 7 câu hỏi trong vòng 2 phút, với mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ được 10 điểm. Điểm tối đa là 70 điểm. 1. Liên Hợp Quốc chính thức ra đời ngày nào? 24/10/1945 23/10/1945 22/10/1945 2. Đâu là mục tiêu cho việc thành lập Liên Hợp Quốc? a) Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế b) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết c) Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. d) Cả a,b,c đúng 3. Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên các nguyên tắc chủ đạo nào: a) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia b) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia c) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế d) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước e) Cả a,b,c,d đúng 4. chủ nghĩa Apácthai là gì? a) Chủ nghĩa anh hùng dân tộc của người da màu dưới thời kì thực dân Anh b) chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, do thiểu số người da trắng ở miền Nam và Tây Nam Phi áp đặt để duy trì ách thống trị của họ đối với đa số người da đen bản địa. c) chủ nghĩa phát xít áp đặt của bọn thực dân Đức lên các nước thuộc địa ở Nam Phi 5. Ai là người đã dành phần lớn cuộc đời đấu tranh để thay thế chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bằng một nền dân chủ đa sắc tộc ? a) Lý Quang Diệu b) Phi đen Cax Trô c) Neo xơn Man đê la 6. Theo Điều 2 mục 7 của Hiến Chương, Liên Lợp Quốc không được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền tài phán nội bộ của các nước.Khẳng định trên đúng hay sai ? Đúng 7. Cơ quan nào trong Liên Hợp Quốc có chức năng chính là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế? a) Hội đồng bảo an b) Tòa án Quốc tế c) Hội đồng Quản thác 8. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày tháng năm nào ? a) 20.9.1977 b) 20.10.1977 c) 20.11.1977 9. Việt Nam là thành viên thứ mất của tổ chức Liên Hợp Quốc ? a) 148 b) 149 c) 150 10. đâu là cờ Liên Hợp Quốc ? a) b) c) 11. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm về hòa bình : Hòa bình là sự……………, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau cùng ………… , cùng ……………. a) Xem thường, tiến bộ, cai trị b) Tôn trọng, tiến bộ, phát triển c) Nhẫn nhịn, phát triển, tiến bộ 12. Hãy kể ra 1 từ trái nghĩa với hòa bình Ví dụ : chiến tranh 13. Tổng thống Obama đã nhận được giải thưởng Nobel gì vào năm 2009 ? a) Nobel Hòa bình b) Nobel văn học c) Nobel chính trị 14. Giải Nobel nào được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình" ? a) Nobel Toán học b) Nobel Vật lí c) Nobel Hòa bình 15. Theo tổ chức Intelligent của Economist trong năm 2015, thánh phố nào được đánh giá là an toàn bậc nhất thế giới ? a) Tokyo b) Singapore c) Hồ Chí Minh 16. Nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới ? a) 170 b) 180 c) 190 17. Trong quan hệ ngoại giao với các nước, Đảng ta chủ trương : a) Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển b) đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế c) là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghãi giàu mạnh d) cả a,b,c đều đúng 18. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO vào ngày tháng năm nào? a) 7/11/2007 b) 11/1/2007 c) 1/7/2007 19. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày tháng năm nào? a) 28.7.1995 b) 27.8.1995 c) 26.8.1995 20. ASEAN là viết tắt của tổ chức gì? a) Hiệp hội các quốc gia Tây Nam Phi b) Hiệp hội các quốc gia Đông Âu c) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 21. APEC là viết tắt của tổ chức nào? a) Diễn đạt hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương b) Diễn đạt hợp tác kinh tế Châu Âu- Đại Tây Dương c) Diễn đạt hợp tác kinh tế Châu Úc- Thái Bình Dương 22. Theo em, tình hữu nghị là gì? a) Tình bạn bè thân thiết b) Mối quan hệ hợp tác giữa các nước c) Cả a và b đều đúng 23. Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, những người dưới bao nhiêu tuổi được gọi là trẻ em ? a) Dưới 14 tuổi b) Dưới 16 tuổi c) Dưới 18 tuổi 24. Việt Nam kí Công ước về Quyền trẻ em vào ngày tháng năm nào ? a) 26/1/1990 b) 27/2/1991 c) 28/3/1992 25. Việt Nam là nước thứ mấy ỏ Châu Á phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em ? a) Thứ 1 b) Thứ 2 c) Thứ 3 26. Hãy kể ra 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước về Quyền trẻ em + Quyền được sống còn + Quyền được phát triển + Quyền được bảo vệ + Quyền được tham gia 27. Việt Nam hiện nay là thành viên những tổ chức nào trên thế giới?Em hãy kể ít nhất 3 tên tổ chức Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU ), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN 28. Hãy cùng hát một bài hát có chủ đề vì hòa bình, hữu nghị mà em biết Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai - Trái đất này là của chúng mình Phụ lục 2: Tăng tốc Câu 1: Đây là ai? Bà là nữ chính trị gia nổi tiếng nước ta Bà đã từng tham gia kí vào Hiệp định Paris năm 1973 Bà nguyên là Phó chủ tịch nước.  Nguyên Phó chủ tích nước Nguyễn Thị Bình Câu 2: Đây là bài hát gì? Bài hát này do nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác Bài hát này thể hiện mong ước hòa bình của trẻ thơ Bài hát có nhắc đến hình ảnh Trái Đất, Bồ câu, quả bóng và trời xanh.  Trái đất này là của chúng mình Câu 3: Đây là tổ chức nào? Tổ chức này được thành lập năm 1967 với 5 thành viên sáng lập VN gia nhập tổ chức này vào năm 1995 Tổ chức này hiện tại có 10 thành viên  ASEAN Câu 4: Đây là ai? Ông đã từng tham gia kí Hiệp định Paris năm 1973 Tên ông được đặt cho một con đường ở Quận Gò Vấp. Ông từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 nhưng đã từ chối không nhận.  Luật sư Lê Đức Thọ Câu 5: Đây là tổ chức nào? [...]... chức này là để bảo vệ sự sống và sức khỏe con người  Hội chữ thập đỏ Câu 6: Đây là ai? Bà là một nữ tu công giáo người Ấn độ Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 Bà nổi tiếng toàn cầu với những hoạt động nhân đạo, chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối trong suốt hơn 40 năm  Mẹ tereza Câu 7: Đây là nước nào? Là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với... điện Phả Lại và nhiều công trình lớn khác Đây là đất nước đã hỗ trợ rất nhiều cho nước ta trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ  Liên bang Nga (Liên Xô cũ) Câu 8: Đây là nước nào? Có trong tựa đề một bài thơ của nhà thơ TỐ HỮU Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây Anh đến một sáng ngày Nắng rực trời tơ và biển ngọc Đào tươi một dải lụa đào bay Đất nước này nổi tiếng về phát triển... nghĩa liên quan tới hình ảnh ấy Sau khi gợi ý được đưa ra, các nhóm sẽ có 20 giây để suy nghĩ và giành quyền trả lời Nhóm nào trả lời đúng sẽ được quay bánh xe may mắn để lựa chọn điểm Nếu trả lời sai, đội kế bên tay phải sẽ giành được quyền trả lời ĐÁP ÁN: 1 Đây là từ để chỉ một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do 2 con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó?  ĐÔ THỊ Đây... nổi hơn mình hay tài giỏi hơn mình, thì không mừng cho họ, lại ganh tị, còn 4 muốn họ lụi bại hơn mình  TRÂU BUỘC GHÉT TRÂU ĂN Từ chỉ một nhóm xã hội của các cá thể, cá nhân sống chung trong cùng một 7 môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung  CỘNG ĐỒNG Ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn  SÁNG KIẾN Bị ở lại phía sau, không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung . SƯ PHẠM GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ********************** CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 4 THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC Giáo viên hướng dẫn: Trần Anh Giao Giáo sinh:. Trường thực tập: THPT Tạ Quang Bửu Lớp thực hiện: 11A5 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ********************** CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 4 THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC A hội nghị hòa bình" ? a) Nobel Toán học b) Nobel Vật lí c) Nobel Hòa bình 15. Theo tổ chức Intelligent của Economist trong năm 2015, thánh phố nào được đánh giá là an toàn bậc nhất thế giới

Ngày đăng: 05/04/2015, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan