ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018

58 747 0
ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018” HÀ NỘI 8/2014 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5 2.1 Chủ trương của Đảng 5 2.2. Pháp luật của Nhà nước 5 2.3. Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 2.4. Quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam 6 III. PHẠM VI ĐỀ ÁN 6 PHẦN I: TỔNG QUAN 8 I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 8 1.1. Chăn nuôi của cả nước 8 1.2. Chăn nuôi tại 07 tỉnh 8 II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH 11 2.1. Tình hình dịch bệnh ở lợn 11 2.2. Tình hình dịch bệnh gia cầm 12 III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH 13 3.1. Thực trạng về xây dựng cơ sở ATDB 13 3.2. Tồn tại, bất cập hiện nay ảnh hưởng đến việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB 15 IV. CÔNG TÁC THÚ Y 15 4.1. Hệ thống thú y 15 4.2. Công tác phòng chống dịch bệnh động vật 17 4.3. Công tác kiểm dịch động vật 20 4.4. Công giết mổ tác kiểm soát giết mổ 22 PHẦN II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP 24 I. QUAN ĐIỂM 24 II. MỤC TIÊU 25 2.1. Mục tiêu chung 25 2.2. Mục tiêu cụ thể 25 3 III. GIẢI PHÁP 26 3.1. Giải pháp chung 26 3.2. Giải pháp cụ thể 28 PHẦN III. KINH PHÍ THỰC HIỆN 32 I. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 32 II. DỰ TOÁN KINH PHÍ 33 2.1. Ngân sách địa phương (tính cho 1 năm): 70 tỷ đồng 33 2.2. Ngân sách Trung ương (tính cho 1 năm): 3,5 tỷ đồng 34 PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 35 I. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 35 II. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh 35 III. Trách nhiệm của chủ các cơ sở chăn nuôi tập trung tham gia xây dựng cơ sở ATDB 35 IV. Trách nhiệm của người chăn nuôi nhỏ lẻ 36 V. Trách nhiệm của người hành nghề thú y 36 VI. Trách nhiệm của người buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm 36 PHỤ LỤC 37 I. Yêu cầu của OIE về xây dựng vùng, cơ sở ATDB 37 II. Bản đồ khu vực xây dựng vùng, cơ sở ATDB 55 4 PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến 2020 xác định chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 42% trong toàn ngành nông nghiệp, an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, các loại bệnh nguy hiểm đến động vật được kiểm soát. Nhu cầu về các sản phẩm động vật sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới bởi thịt, trứng và các sản phẩm sữa trở thành nguồn cung cấp prôtêin ngày càng quan trọng đối với con người. Trong khu vực, phần lớn sự gia tăng nhu cầu prôtêin động vật ở các nước đang phát triển mới nổi như Trung Quốc (dân số dự kiến đạt 1,4 tỷ năm 2015) và Ấn Độ (dân số dự kiến đạt 1,35 tỷ năm 2015). Đây là cơ hội lớn của các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm động vật sang các thị trường này. Hơn nữa, năm 2015 cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, mở ra cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho các nước thành viên ASEAN. Theo thông lệ quốc tế, các nước có dịch Lở mồm long móng (LMLM) và cúm gia cầm thường gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Tuy nhiên, Thái Lan đã thành công trong việc áp dụng mô hình cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với cúm gia cầm và đang xây dựng vùng ATDB đối với bệnh LMLM để phục vụ xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sản phẩm thịt gà, thịt lợn trong năm 2013 của Thái Lan đạt giá trị trên 4 tỷ USD. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, theo đó Chính phủ định hướng chung về chăn nuôi theo hướng: Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng xuất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ thú y; áp dụng tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh theo chuỗi giá trị. Do vậy, việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB là giải pháp phù hợp, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và theo xu hướng chung của thế giới. Đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung, việc áp dụng các biện pháp an ninh sinh học để đảm bảo an toàn dịch bệnh là chìa khóa giúp cho cơ sở phát triển chăn nuôi bền vững, tạo ra những sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao trên thị trường, đồng thời mang lại cơ hội xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang các nước, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Đối với nhiều hộ gia đình nông thôn, chăn nuôi là một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình. Ngoài nguồn lợi chính là những sản phẩm thịt, trứng thì chăn nuôi còn đem lại những nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác như phân bón, sức kéo và là phương tiện vận chuyển, Có thể nói chăn nuôi là nguồn sinh kế của người nông dân. 5 Nguồn sinh kế ấy có thể mất đi do gia súc, gia cầm bị bệnh, chết và phải tiêu hủy trong trường hợp dịch bệnh xảy ra với tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao. Do đó việc xây dựng được các vùng, cơ sở ATDB sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, là động lực để phát triển ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác có liên quan. Đồng thời việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB sẽ góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, đảm bảo nguồn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái. Đề án "Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm, giai đoạn 2014-2018” được xây dựng nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi có tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án này sẽ là căn cứ để ngành thú y triển khai các chương trình, dự án, các hoạt động hàng năm, cũng như thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển hiệu quả, bền vững của toàn ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới; đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn và chỉ đạo, điều hành có hiệu quả hơn trong công tác thú y. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 2.1 Chủ trương của Đảng - Nghị quyết 08-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X. - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2.2. Pháp luật của Nhà nước - Pháp lệnh Thú y năm 2004; - Nghị định số 33/2005/NĐ-CP; - Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; - Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010; - Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc; - Thông tư 69/2005/TT-BNN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm; 6 2.3. Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. - Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020. - Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. - Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. - Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. - Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020. - Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 ban hành chương trình hành động thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. 2.4. Quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam - Cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định về Áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS) ngay khi gia nhập WTO. - Quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về thú y động vật trên cạn phục vụ giao thương quốc tế. III. PHẠM VI ĐỀ ÁN 3.1. Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm, giai đoạn 2014-2018”, trước mắt tập trung xây dựng: - Cơ sở chăn nuôi lợn tập trung ATDB đối với 03 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn (LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn); cơ sở chăn nuôi gà, vịt tập trung ATDB đối với 03 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, 7 Gumboro) tại 07 tỉnh chăn nuôi trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình), Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh). - Vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM tại 02 tỉnh chăn nuôi lợn trọng điểm để xuất khẩu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và đối với bệnh Cúm gia cầm tại 05 tỉnh chăn nuôi gia cầm trọng điểm thuộc vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh). 3.2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 đến năm 2018 3.3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3.4. Chủ trì đề án: Cục Thú y 8 PHẦN I: TỔNG QUAN I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 1.1. Chăn nuôi của cả nước Theo số liệu thống kê, năm 2012 cả nước có khoảng 360,7 triệu con gia súc, gia cầm (gồm có: 325 triệu con gia cầm; 26,5 triệu con lợn; 5,2 triệu con bò; 2,6 triệu con trâu; 1,4 triệu con dê cừu). Số lượng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm là gần 8.200 trang trại, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (gần 3200 trang trại), Đông Nam bộ (hơn 1900 trang trại) và Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 1000 trang trại). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2012 đạt gần 145 ngàn tỷ đồng, trong đó chăn nuôi gia súc đạt trên 101 ngàn tỷ đồng, chăn nuôi gia cầm đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt đạt trên 14 ngàn tỷ đồng. 1.2. Chăn nuôi tại 07 tỉnh 1.2.1. Nam Định Nam Định là tỉnh đồng bằng thuộc phía Nam Đồng bằng sông Hồng, diện tích 1.643,97 km 2 , có 10 đơn vị huyện, thành phố với 229 xã, phường, thị trấn, dân số gần 2 triệu người. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam, Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 72 km. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau: a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 6,4 triệu con, trong đó có 4,9 triệu con gà và 1,2 triệu con vịt và 0,3 triệu con gia cầm khác (chim cút, ngan, ngỗng, chim bồ câu). b) Lợn: Tổng đàn lợn là 761.180 con (trong đó có 140.000 lợn nái) và có hơn 2 triệu lợn sữa. c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 38.217 con. 1.2.2. Thái Bình Thái Bình là tỉnh nằm ở phía Đông nam Đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên 1.546 km², có 8 đơn vị huyện, thành phố với 286 đơn vị xã, phường, thị trấn. Thái Bình tiếp giáp với tỉnh Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía Tây bắc, Hải Phòng ở phía Đông bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây nam, phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau: a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 10.832.000 con, trong đó có: 8.025.000 con gà, 206.000 con vịt, ngan và 2.601.000 con gia cầm khác (chim cút, bồ câu). b) Lợn: Tổng đàn lợn là 1.014.645 con; trong đó: Lợn nái: 196.258 con, lợn đực giống: 1.330 con, lợn thịt: 817.057 con. c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 49.947con, trong đó: trâu: 5.572 con, bò: 44.375 con. 9 1.2.3. Đồng Nai Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở phía bắc vùng Đông Nam bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có 01 thành phố và 10 huyện, thị xã với 173 xã, phường, thị trấn. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau: a) Gia cầm: Tổng đàn gà hiện nay là 12.417.000 con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 86,31% tổng đàn, với 432 trang trại; tổng đàn vịt, ngan, ngỗng 555.000 con; tổng đàn chim cút: 5.886.000 con. b) Lợn: Tổng đàn lợn là 1.397.034 con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm hơn 60% tổng đàn, với 2.061 trang trại, chăn nuôi lợn nhỏ lẻ chiếm dưới 40% tổng đàn. Số lượng lợn đực giống 3.764 con; lợn nái sinh sản 187.842 con. c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 69.814 con, trong đó trang trại chiếm khoảng 1,9% tổng đàn với 5 trang trại. 1.2.4. Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam bộ với diện tích 1.989,5 km2. Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp, tỉnh Bình Thuận và phía nam giáp Biển Đông. Bà Rịa - Vũng Tàu có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 01 đơn vị hành chính hải đảo) với 83 xã, phường, thị trấn. a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 3.800.000 con gia cầm. Bao gồm 2.782.000 con gà, 1.018.000 con vịt. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 39.455 hộ, trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng). b) Lợn: Tổng đàn lợn là 376.909 con, bao gồm 47.630 lợn nái, 657 lợn đực giống, 246.467 lợn thịt và 82.155 lợn con theo mẹ. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8.762 hộ, trại chăn nuôi lợn. c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 25.500 con, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó có 320 con bò sữa nuôi tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành) và xã Hòa Long (thành phố Bà Rịa). d) Dê cừu: Tổng số dê cừu là 31.000 con, tương đương so với năm 2013. đ) Chim Yến: Toàn tỉnh hiện có 131 cơ sở dẫn dụ nuôi chim yến, trong đó có 113 cơ sở nằm trong khu dân cư, 18 cơ sở xây dựng chuyên biệt ngoài khu dân cư. 1.2.5. Bình Phước Bình Phước là tỉnh miền núi ở phía tây của vùng Đông Nam bộ, với diện tích 6.871,5 km2. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Căm-pu-chia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Bình Phước có 03 thị xã và 07 huyện với 111 xã, phường, thị trấn. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau: 10 a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 3.514.000 con (đàn gà: 3.352.200 con, chiếm 95,39%; đàn vịt, ngan, ngỗng: 161.800 con, chiếm 4,60% so với tổng đàn gia cầm), trong đó tổng đàn gà chăn nuôi theo quy mô trang trại là 2.723.700 con (với 61 trang trại), chiếm 81,25 % so với tổng đàn gà. Chủ yếu nuôi gia công cho các công ty nước ngoài. b) Lợn: Tổng đàn lợn là 249.221 con, trong đó tổng đàn lợn chăn nuôi theo quy mô trang trại là 216.983 con (với 155 trang trại), chiếm 87,06% so với tổng đàn. Chủ yếu nuôi gia công cho các công ty nước ngoài. c) Trâu, bò: Tổng đàn trâu, bò là 43.766 con, trong đó tổng đàn trâu, bò chăn nuôi theo quy mô trang trại là 1.252 con (với 9 trang trại), chiếm 2,86% tổng đàn 1.2.6. Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2.694,4 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương có 02 thành phố và 07 huyện, thị xã với 91 xã, phường, thị trấn. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau: a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 5.486.913 con, trong đó quy mô trang trại là 4.335.040 con (chiếm tỷ lệ gần 80%). b) Lợn: Tổng đàn lợn là 489.487 con, trong đó quy mô trang trại là 400.407 con (chiếm tỷ lệ gần 82%). c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 27.338 con. 1.2.7. Tây Ninh Tây Ninh Là một tỉnh vùng biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích 4.028,12 km2, phía Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An với đường biên 36 km, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước với đường biên 123 km, phía Bắc và phía Tây giáp Căm-pu-chia với đường biên giới dài 240 km. Tây Ninh có 08 huyện và 01 Thành phố với 95 xã, phường và thị trấn (trong đó có 20 xã giáp biên giới thuộc 5 huyện). Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau: a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 4.915.094 con gia cầm, bao gồm: 3.971.682 con gà, 650.241 con vịt, 21.000 con ngan và 218.171 con cút. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 46.158 hộ, trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng). b) Lợn: Tổng đàn lợn là 212.670 con, bao gồm: 10.798 lợn nái, 183 lợn đực giống, 179.729 lợn thịt và 21.960 lợn con theo mẹ. Hiện trên địa bàn tỉnh có 10.438 hộ, trại chăn nuôi lợn. c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 124.043 con, trong đó có 2.664 con bò sữa nuôi tại huyện Trảng Bàng. [...]... đang triển khai xây dựng vùng ATDB đối với bệnh Dại huyện Côn Đảo và vùng ATDB đối với bệnh LMLM và Dịch tả lợn tại các huyện Long Điền, Đất Đỏ 3.1.5 Bình Phước Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước chỉ có 01 cơ sở chăn nuôi lợn giống được công nhận ATDB đối với bệnh LMLM, Dịch tả lợn, Tai xanh và 01 cơ sở chăn nuôi lợn đang xây dựng cơ sở ATDB Đối với chăn nuôi gia cầm, cũng chỉ có 03 cơ sở ATDB đối. .. và công nhận 55 cơ sở ATDB (gồm có: 03 cơ sở chăn nuôi lợn, 52 cơ sở chăn nuôi gà) 3.1.4 Bà Rịa – Vũng Tàu Đến nay, đã có 50 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB đối với bệnh LMLM và Dịch tả lợn, 11 cơ sở chăn nuôi gà ATDB đối với cúm gia cầm Ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ban hành Quyết định số 2193/QĐ-UBND phê duyệt Dự án "Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh... 28 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và 48 điểm giết mổ nhỏ lẻ Đa số các cơ sở giết mổ đều giết mổ theo phương thức thủ công và được Chi cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú y Gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ đều qua kiểm dịch thú y Kiểm soát giết mổ đối với cơ sở giết mổ được 76/76 cơ sở, đạt 100% PHẦN II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP I QUAN ĐIỂM 1.1 Thí điểm xây dựng. .. 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm - Đến tháng 6/2016: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm 2.2.2 Mục tiêu 2 - Đến tháng 12/2016: 30% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE - Đến tháng 6/2018: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB... vực chăn nuôi, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm 3.2 Giải pháp cụ thể 3.2.1 Đối với Mục tiêu 1: * Đến tháng 12/2015: 50% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm * Đến tháng 6/2016: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm - Phối hợp với các cơ sở chăn nuôi tập trung tiến... tiếp tục xây dựng và công nhận cơ sở ATDB theo chuỗi sản xuất của các cơ sở - Tuyên truyền, vận động các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn 06 tỉnh tham gia Đề án tổ chức xây dựng cơ sở ATDB - Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng cơ sở ATDB - Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa trong việc đăng ký và công nhận cơ sở ATDB,... 02 cơ sở chăn nuôi lợn đã được công nhận ATDB đối với bệnh LMLM 3.1.3 Đồng Nai Tính đến cuối tháng 6/2014, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 200 cơ sở ATDB, gồm có: 102 cơ sở chăn nuôi gà (trong đó có 83 cơ sở ATDB đối với bệnh cúm gia cầm) và 98 cơ sở chăn nuôi lợn Trong 06 tháng đầu năm 2014 đã công nhận mới 18 cơ sở ATDB (gồm 13 cơ sở chăn nuôi lợn và 05 cơ sở chăn nuôi gà); tái thẩm định và công nhận 55 cơ. .. soát buôn bán, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trái phép qua biên giới - Tăng cường xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm; khuyến khích áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh - Hợp tác với các tổ chức quốc tế (FAO, OIE, WHO, ) triển khai các chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của vi rút cúm gia cầm (A/H5N1, H7N9) tại chợ buôn bán gia cầm... luật về buôn bán, kinh doanh thuốc thú y, quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn dịch bệnh, không làm phát sinh và lây lan dịch; tham gia mạng lưới giám sát, xử lý dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn VI Trách nhiệm của người buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm Tuân thủ các quy định về kiểm dịch, giết mổ động vật và hướng dẫn... các cơ sở, điểm giết mổ trên địa bàn: - Lập danh sách các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm để quản lý - Chủ cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn phải cam kết không giết mổ động vật mắc bệnh, chết và không rõ nguồn gốc; có kiểm soát của thú y - Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở tập trung đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y - Cơ sở, điểm giết mổ gia . dưỡng, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái. Đề án "Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm, giai đoạn 2014-2018 được xây dựng nhằm phát triển bền. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018 . sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Tuy nhiên, Thái Lan đã thành công trong việc áp dụng mô hình cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với cúm gia cầm và đang xây dựng vùng ATDB đối với bệnh LMLM để

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan