BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN

11 565 0
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) 1. Giới thiệu Trong những năm qua WASI đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện về các loại cây trồng chủ lực phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên như cây cà phê, cây ca cao, cây điều, cây hồ tiêu, cây macca, vani, đồng cỏ; nghiên cứu về sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, các chế phẩm sinh học trong xử lý vỏ cà phê làm phân bón, trong phòng trừ sâu bệnh hại, nghiên cứu về dâu tằm Các kết quả nghiên cứu của WASI đã từng bước được sản xuất áp dụng có hiệu quả, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, tạo công ăn việc làm và duy trì, ổn định trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn. Dưới đây WASI giới thiệu các kết quả nghiên tiến hành trong năm 2006 và 2007 có khả năng ứng dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp (một vài nghiên cứu có kế thừa từ các năm trước). 2. Các kết quả nghiên cứu khoa học có khả năng ứng dụng cho vùng Tây Nguyên 2.1. Nghiên cứu về cây cà phê 2.1.1. Giống cà phê vối Đã chọn lọc được 5 dòng vô tính có khả năng cho năng suất cao từ 4,2 - 7,3 tấn nhân/ha (trung bình 5,4 tấn nhân/ha); trọng lượng 100 nhân từ 17,5 - 20,6 g (trung bình 18,1 g); tỷ lệ hạt R1 từ 68,4 - 90,5 %; tỷ lệ tươi/ nhân từ 4,1 - 4,7 và kháng bệnh rỉ sắt cao (CSB từ 0 - 0,3 %) (bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm của 5 dòng vô tính chọn lọc TT DVT NS (tấn nhân/ha) TL 100 nhân (g) Hạt trên sàng 16 (%) Tỉ lệ Tươi /nhân CSB gỉ sắt (%) 1 TR4 (Ng.13/8) 7,3 17,1 70,9 4,1 0,1 2 TR5 (Th 2/3) 5,3 20,6 90,5 4,7 0,0 3 TR6 (A 4 1/20) 5,6 17,5 75,0 4,3 0,0 4 TR7 (N. 17/12) 4,5 17,5 72,8 4,4 0,1 5 TR8 (Ng.14/8) 4,2 17,6 68,4 4,6 0,3 TB 5,4 18,1 75,5 4,4 0,1 So với giống cà phê hiện trồng thì năng suất các dòng vô tính cao hơn từ 30 - 60 %; trọng lượng 100 nhân cao hơn 30 - 40 % (bình quân 38,5 %); cấp hạt R 1 (hạt trên 1 sàng 16) cao hơn từ 30 - 50 % và kháng bệnh rỉ sắt cao (các giống cũ số cây bị bị bệnh rỉ sắt từ 5 - 20 % và mức độ từ nhẹ đến nặng). Các dòng vô tính này đã và đang được khuyến cáo áp dụng để sản xuất giống chất lượng cao phục vụ cho việc trồng thay giống cũ hoặc ghép cải tạo các vườn cà phê năng suất thấp rất hiệu quả. Quy trình sản xuất giống cà phê ghép, ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp đã được WASI nghiên cứu và khuyến cáo áp dụng có hiệu quả. Bảng 2. Năng suất của các mô hình sau ghép từ 18 - 42 tháng Năng suất (tấn/ha) Tăng so với không ghép Mô hình C. Thức Sau 18 tháng Sau 30 tháng Sau 42 tháng ∑ 3 vụ Tấn/ha % Chồi TS 0,61 2,66 2,31 5,59 - - Lâm Đồng Ghép 0,97 3,59 3,76 8,63 3,04 54,4 Chồi TS 0,69 0,45 0,31 5,46 - - DaKLak Ghép 0,98 3,84 2,81 7,63 2,17 39,7 Chồi TS 0,57 1,82 2,15 4,54 - - Gia Lai Ghép 0,42 3,50 2,23 6,55 2,01 44,3 Chồi TS 0,60 1,98 2,19 4,77 - - Trung bình Ghép 0,86 3,58 2,37 6,81 2,05 46,1 So với vườn không ghép, sau cưa nuôi chồi và khai thác chu kỳ 2 thì ghép thay giống sau 18 tháng năng suất tăng 43 % so với đối chứng. Sau 30 tháng năng suất lô ghép thay giống đạt 3,58 tấn nhân/ha; trong khi đó năng suất lô đối chứng không ghép chỉ đạt 1,98 tấn nhân, bằng 55,3 % so với lô ghép. Tính năng suất tích luỹ 3 vụ thu hoạch thì lô ghép thay giống cũ bằng các dòng vô tính chọn lọc tăng 2,05 tấn nhân/ha; tương đương 46,1 %. Hiện diện tích ghép cải tạo thay giống cũ tại các tỉnh Tây Nguyên khoảng hơn 1.000 ha. Đi theo hướng cải thiện chất lượng hạt cà phê nhân và rải vụ thu hoạch trong thời gian tới, WASI tiếp tục chọn lọc các tinh dòng vừa cho năng suất cao, vừa có trọng lượng 100 nhân lớn. Bảng 3. Đặc điểm các dòng vô tính chọn lọc theo hướng cải tiến kích cỡ hạt và rải vụ 2 TT DVT NS (Tấn nhân/ha) Hạt > sàng 16 (%) T. lượng 100 nhân (g) Tỉ lệ T/N CSB gỉ sắt (%) 1 Th. 4/14 5,2 99,7 28,8 4,4 0,0 2 Tr. 2/3 4,7 95,9 20,4 4,3 0,0 3 Trg. 15/6 4,0 95,0 21,8 4,1 0,0 4 IV 11/12 3,5 79,9 17,2 4,4 0,0 5 IV 22/16 4,8 84,1 17,0 4,4 0,0 6 IV 32/25 4,1 82,2 17,0 4,4 0,0 7 IV 31/26 4,0 86,6 17,4 4,1 0,0 8 IV 24/16 4,2 89,4 19,8 4,1 0,0 Đã chọn được 8 dòng vô tính chín muộn có năng suất > 4 tấn nhân/ha, đặc biệt là trọng lượng 100 nhân cao, tỷ lệ cấp R1 đạt trung bình từ 80 - 99 % có thể rải vụ và đây là nguồn vật liệu rất có giá trị để cải tiến sản phẩm hạt cà phê vối của Việt Nam trong những năm sắp tới. 2.1.2. Giống cà phê chè 2.1.2.1. Tiếp tục khảo nghiệm các giống cà phê chè lai và dòng thuần nhằm đa dạng hoá cơ cấu giống cà phê chè Việt Nam theo hướng cải thiện chất lượng Bảng 4. Năng suất và một số chỉ tiêu về quả hạt của các giống TN và TH 1 NSTB 2 năm (Tấn nhân/ ha/vụ) Số TT Ký hiệu Giống ĐL LĐ NA Khối lượng 100 hạt (g) TL hạt trên sàng 16 (%) Tỷ lệ T/N 1 TN 1 2,53 2,44 1,42 16,1 85,7 5,6 2 TN 2 2,37 2,11 1,99 14,8 66,5 5,5 3 TN 3 2,00 2,02 1,19 15,0 68,1 5,7 4 TN 4 2,45 2,36 1,18 15,6 70,2 5,9 5 TH 1 1,57 1,42 1,76 14,8 60,9 5,7 6 Catimor 1,84 1,38 1,74 12,9 52,3 6,6 Ghi chú: - NSTB: Năng suất trung bình ĐL: Đắk Lắk; LĐ: Lâm Đồng; NA: Nghệ An So với giống cà phê chè Catimor thì các giống cà phê lai TN1, TN2, TN3, TN4 năng suất có xu hướng cao hơn, khả năng thích ứng rộng trên các vùng trồng cà phê chè trên cả nước. Đặc biệt là trọng lượng 100 nhân cao hơn Catimor từ 15 - 25 %, tỷ lệ hạt R1 (trên sàng 16) cao hơn từ 9 - 33 % và tỷ lệ tươi/nhân thấp hơn. Bước đầu đánh giá chất lượng cà phê tách cho thấy các giống này có chất lượng tốt hơn so với giống Catimor. 2.1.2.2. Nghiên cứu chọn lọc phả hệ của con lai ưu tú TN1 3 Ngoài việc tạo giống lai, WASI còn đi theo con đường chọn lọc phả hệ để tạo dòng thuần cung cấp hạt giống cho sản xuất. Đã chọn lọc đến thế hệ F 4 của con lai TN1 và chọn được 4 dòng nổi trội rất đồng đều về kiểu hình, năng suất khá cao và ổn định, kích cỡ hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt cao. Các dòng triển vọng này có thể cung cấp hạt giống ở thế hệ F 5 nhằm đa dạng hoá cơ cấu giống cà phê chè. Bảng 5. Năng suất, chất lượng hạt và khả năng kháng bệnh rỉ sắt của 4 dòng ở thế F 4 của con lai TN 1 TT Ký hiệu giống NS 2vụ Kg quả/cây Khối lượng 100 hạt(g) > sàng 16 (%) Tỷ lệ T/N Mức kháng bệnh rỉ sắt 1 8/38 5,27 17,9 79,3 6,5 Cao 2 9/45 3,15 16,2 65,2 6,2 Rất cao 3 30/104 4,57 17,3 84,2 6,4 Rất cao 4 10/10 3,09 17,9 86,0 7,1 Rất cao 5 Catimor 2,87 14,8 52,3 6,6 Cao 2.1.3. Nghiên cứu về tưới nước cho cà phê Bảng 6. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến năng suất cà phê kinh doanh Năng suất Công thức Sau 4 năm trồng Sau 5 năm trồng TB 1 (650 lít/hố/lần) 4,04 a 4,65 a 4,33 a 2 (520 lít/hố/lần) 3,96 a 4,61 a 4,24 a 3 (390 lít/hố/lần) 3,64 b 4,01 b 3,83 b LSD 0,05 0,218 0,475 0,386 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ cần tưới 1 lượng khoảng 520 lít/hố/lần thì năng suất không khác biệt so với tưới ở mức cao hơn (bảng 6). Thực tế hiện nay nông dân tưới cho cà phê từ 800 - 1.000 lít/hố/lần. Với lượng nước như trên nếu áp dụng theo kết quả nghiên cứu của WASI thì người nông dân sẽ tiết kiệm chi phí tưới từ 2.500.000 - 3.000.000 đ/ha/vụ (chỉ tính cho 3 lần tưới). 2.2. Nghiên cứu về cây ca cao WASI đã chọn được 5 dòng ca cao phục vụ cho chương trình ca cao quốc gia, đặc biệt là phục vụ cho việc đa dạng hoá cây trồng cho vùng Tây Nguyên Bảng 7. Đặc điểm các dòng ca cao chọn lọc Dòng Chỉ tiêu TC5 TC7 TC11 TC12 TC13 4 1. Năng suất (kg hạt khô/cây) 3,83 3,82 3,06 3,02 5,75 2. Trọng lượng quả (g) 478,3 540,0 650,0 726,7 590,0 3. Chỉ số quả 19,5 28,3 22,1 23,5 22,5 4. Trọng lượng hạt khô (g) 1,35 1,14 1,19 1,25 1,25 5. Số hạt/quả 38 31 38 34 34 6. Hàm lượng chất béo trong hạt (%) 51,15 53,94 53,18 51,69 54,07 7. Mức độ kháng phytopthora trên quả Kh¸ng cao Kh¸ng Kh¸ng cao Kh¸ng trung b×nh Kh¸ng Các dòng ca cao chọn lọc có khả năng kháng từ trung bình đến cao với bệnh thối quả, năng suất cao, từ 3,3 - 4,0 tấn hạt/ha; tỷ lệ chất béo > 50 %. Nhằm giúp cho nông dân chủ động trong việc chế biến hạt ca cao đảm bảo chất lượng khi tiêu thụ với giá tốt nhất, WASI đã nghiên cứu thành công quy trình ủ lên men hạt ca cao quy mô hộ gia đình với khối lượng hạt từ 90 - 110 kg/mẻ. Thùng ủ tốt nhất là gỗ có bọc xốp bên ngoài. Thời gian lên men 6 ngày, đảo 2 lần vào ngày thứ 2 và thứ 4 sau khi ủ. Sản phẩm sau khi ủ đạt tiêu chuẩn của nhà thu mua. Thời gian lưu quả (sau khi hái về) 7 ngày là tốt nhất. 2.3. Nghiên cứu về cây hồ tiêu 2.3.1. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp canh tác hồ tiêu bền vững Một số các giải pháp kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong canh tác bền vững cây hồ tiêu là: (i) Trồng tiêu có cây che bóng, (ii) Hạn chế bón phân hoá học, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ và các loại phân sinh học. Thay thế phần nào phân bón đất bằng cung cấp phân qua lá, (iii) Hạn chế sử dụng thuốc hoá học BVTV để trị bệnh cho cây tiêu mà dùng các biện pháp tổng hợp trong đó có vấn đề che bóng, bón phân hữu cơ, tủ gốc mùa nắng, khơi rảnh thoát nước vườn tiêu trong mùa mưa. Bảng 8. Hiệu quả các mô hình hồ tiêu áp dụng tổng hợp các giải pháp kỹ thuật Năng suất (tấn tiêu đen/ha) Tỷ suất lợi nhuận Giải pháp mô hình Mô hình Đối chứng (trụ chết) Mô hình Đối chứng Tiêu trồng trên trụ sống MH1. Đak Lak 4,16 4,24 1,83 1,61 MH2. Đak Nông 5,29 5,13 2,59 2,34 MH3. Gia Lai 6,78 6,66 3,42 3,09 Tiêu trồng trên trụ sống xen trụ chết MH4. Đak Nông 5,35 5,23 2,63 2,21 MH5. Gia Lai 5,31 5,12 2,67 2,39 Kết quả nghiên cứu cho thấy, áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp, trong đó quan trọng là trồng tiêu trên trụ sống, năng suất tiêu có xu hướng cao hơn, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với tiêu trồng trên choái chết. Trồng tiêu trên choái 5 sống không những đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái do hạn chế nạn phá rừng để lấy gỗ dùng làm trụ tiêu. 2.3.2. Nghiên cứu chế phẩm sinh học Trichoderma phòng trừ bệnh phytophthora cho cây cây hồ tiêu Bệnh chết nhanh cây hồ tiêu do nấm phytophthora gây hại ngày càng có xu hướng phát triển nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng tiêu. Việc sử dụng các loại thuốc hoá học để xử lý cho thấy không có hiệu quả, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Trong thời gian qua, Viện đã tập trung nghiên cứu các giải pháp phòng trừ laọi bệnh này theo hướng sinh học. Sử dụng Trichoderma là hướng lựa chọn để nghiên cứu, bước đầu đã cho thấy một số kết quả. Bảng 9. Ảnh hưởng của xử lý Trichoderma đến tỷ lệ cây tiêu bị bệnh héo chết nhanh (%) TT Công thức Trước xử lý Sau xử lý 4 tháng 1 10 g Trichoderma 2,4 2,4 2 5 g Trichoderma + 5 kg phân chuồng 2,4 2,4 3 10 kg phân chuồng 2.4 2,4 4 Đối chứng 6,0 7,1 Sau 4 tháng xử lý, tỷ lệ cây tiêu bị bệnh héo chết nhanh ở các công thức được sử lý Trichoderma và phân chuồng không tăng, trong khi ở công thức đối chứng tăng khoảng 1 %. Bên cạnh đó, các vườn tiêu lân cận đều đã bị bệnh héo chết nhanh với tỷ lệ cây bệnh cao hơn 10 %. Điều này cho thấy việc xử lý Trichoderma kết hợp với áp dụng đồng bộ các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, tiêu thoát nước tốt bước đầu đã hạn chế sự lây lan và phát triển bệnh. 2.4. Nghiên cứu về cây bơ WASI đã nghiên cứu chọn giống bơ - loại cây đặc sản vùng Tây Nguyên đã bị quên lãng qua nhiều năm - nhằm đa dạng hoá sản phẩm, hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Bước đầu chọn được 5 dòng và 2 giống có khả năng đáp ứng phục vụ mục tiêu đa dạng hoá cây trồng, rải vụ, sản phẩm có giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Bảng 10. Năng suất và chất lượng của các dòng tuyển chọn và giống nhập nội. 6 Stt Tên/ ký hiệu Trọng lượng 1 quả (g) Tỷ lệ thịt quả (%) Năng suất cây/năm(kg) Dạng quả Đặc điểm thịt quả 1 TA1 450 80,7 350 -400 Bầu dục Vàng, dẻo, không xơ 2 TA2 450 78,3 250 -300 Thuôn dài Vàng, dẻo, không xơ 3 TA3 500 80,0 450 -500 Thuôn dài Vàng, dẻo, không xơ 4 TA4 450 78,3 250 -300 Thuôn dài Vàng, dẻo, không xơ 5 TA5 350 77,5 650 -700 Bầu dục Vàng, dẻo, không xơ 6 Booth 350 -500 80,0 - Tròn Vàng, dẻo, không xơ 7 Hass 255 -397 82,7 - Bầu dục Vàng, dẻo, không xơ 2.5. Nghiên cứu về cây mít Bảng 11. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các cá thể chọn lọc Stt Cá thể Số quả/cây P trung bình quả (Kg) Năng suất (Kg/cây) 1 TJF01 100 15 1500 2 TJF02 90 12 1080 3 TJF03 90 14 1260 4 TJF04 80 15 1200 5 TJF05 120 13 1560 6 TJF06 80 15 1200 7 TJF07 100 12 1200 8 TJF08 250 8 2000 9 TJF09 100 12 1200 Các cá thể được chọn lọc có năng suất rất cao, số quả/cây/năm trung bình từ 80 - 250 quả. Số kg/cây/năm 1080 - 2000 kg, cá thể có năng suất trung bình năm cao nhất là TJF08, TJF05, TJF01. Hiện các cá thể này đang được đánh giá và làm thủ tục công nhận cây đầu dòng để cung cấp giống cho Vinamit trồng vùng nguyên liệu cho sản xuất mít sấy phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. 2.6. Nghiên cứu về cây điều 2.6.1. Nghiên cứu về chọn lọc giống WASI tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất các dòng điều đã được Bộ NN và PTNT công nhận cây đầu dòng năm 2002. Sau 3 năm trồng, các dòng này đã cho năng suất từ 800 - 1.000 kg hạt/cây, trong khi đó các giống điều đang trồng chỉ đạt năng suất 400 - 600 kg hạt/ha. Chất lượng hạt của các dòng điều này đạt yêu cầu chế biến xuất khẩu. Bảng 12. Năng suất của các dòng điều chọn lọc có triển vọng 7 TT Tên dòng Nguồn gốc Năng suất (kg/cây) TL hạt (g) Số hạt/kg Tỷ lệ nhân (%) 1 TCa12 Ea Kar - Đăk Lăk 5,1 7,7 129 32,7 2 TCa20 Buôn Đôn - Đăk Lăk 4,2 6,4 157 35,1 3 TCa2 Ea Súp - Đăk Lăk 4,0 6,2 160 33,4 4 PN1 Đồng Nai 4,0 7,8 127 33,4 2.6.2. Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật tăng năng suất điều Ngoài việc nghiên cứu về giống điều, WASI cũng đã quan tâm nghiên cứu đến các giải pháp kỹ thuật tăng năng suất điều, trong đó ưu tiên tập trung nghiên cứu chế phẩm tăng khả năng đậu quả cây điều. Sau 3 năm nghiên cứu, các chế phẩm tăng đậu quả điều do WASI nghiên cứu (CT1 và CT2) đạt được kết quả khả quan so với các loại chế phẩm đang dùng, đặc biệt là so với đối chứng. Đây là một giải pháp thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội. Bảng 13. Ảnh hưởng của các xử lý lên năng suất điều kinh doanh Buôn Đôn WASI EaKar Công thức NS (tấn hạt/ha) Tăng so ĐC (%) NS (tấn hạt/ha) Tăng so ĐC (%) NS (tấn hạt/ha) Tăng so ĐC (%) 1 3,43 70,1 1,55 42,2 1,70 51,3 2 3,24 60,7 1,43 30,9 2,15 91,4 3 2,89 43,3 1,29 18,8 1,54 37,1 4 2,77 37,0 1,35 23,9 1,65 46,7 5 2,02 - 1,09 - 1,13 - Sử dụng các chế phẩm đậu quả điều do WASI nghiên cứu đã làm tăng năng suất so với đối chứng từ 30 - 91 %, thu nhập tăng thêm từ 5 - 14 triệu đồng/ha. 2.7. Nghiên cứu về cây Macadamia (Maca) Nhằm đa dạng hoá cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, WASI đã nghiên cứu chọn tạo giống cây Maca với xu hướng đưa vào trồng xen trong vườn cà phê để vừa che bóng, vừa thu hoạch sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Kết quả bước đầu chọn được 3 giống sinh trưởng tốt, đường kính gốc trung bình đạt 9,86 cm; đường kính tán trung bình 228,9 cm và chiều cao trung bình 364 cm, có các đặc điểm ra hoa, đậu quả được trình bày ở bảng 14. Bảng 14. Tỷ lệ ra hoa, đậu quả của các giống Macadamia sau 4 năm trồng tại Viện Tên giống Tỷ lệ ra hoa (%) Số chùm hoa /cành Độ dài chùm hoa Số quả/c Hình dạng quả Trọng lượng 8 (cm) hùm 100 hạt (g) H2 40 5 -7 15 - 20 8 - 10 Tròn 700 508 65 1 -2 15 - 20 2 - 3 Nhọn 660 OC 20 2 -3 10 - 15 4 - 6 Rất nhọn 915 2.8. Nghiên cứu về dâu tằm Xác định mật độ của 2 giống TS7-CB, TKB là 28.000cây/ha, giống TQ là 40.000cây/ha và sử dụng lá dâu phun SuperFish, Actonic, NPK- vi lượng để nuôi tằm thì có số trứng/ổ, tỷ lệ trứng thụ tinh cao hơn đối chứng. Riêng GA 3, Rong biển cho kết quả kém đối chứng. Các mô hình trồng giống dâu mới sau một năm đều cho năng suất đạt từ 20-25 tấn lá/ha, cao hơn đối chứng từ 30 - 50 %. 2.9. Nghiên cứu sử dụng vỏ ca cao chế biến làm thức ăn cho bò Sử dụng vỏ quả ca cao tuơi sau khi thu hoạch đã tách lấy hạt đem phơi khô trong điều kiện tự nhiên, tiến hành xay mịn nhỏ thành bột bằng máy nghiền. Thời gian phơi khô trung bình của vỏ quả ca cao là 38,4 giờ nắng, độ ẩm 12,23%, tỉ lệ khô/tươi 19,4%. Thành phần hoá học vỏ ca cao khô gồm: VCK%: 87,77%; prôtêin thô: 6,15%; xơ thô: 27,09%; khoáng tổng số: 11,06%. * Công thức thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm như sau: Loại thức ăn (%) Khẩu phần 1 (I) Khẩu phần 2 (II) Khẩu phần 3 (III) - Rỉ mật 16 26 36 - Bột ngô 40 25 10 - Bột vỏ quả ca cao khô 25 30 35 - Khô dầu lạc 17 17 17 - U rê 1 1 1 - Premix khoáng 1 1 1 Tổng 100 100 100 ME/kg chất khô (Kcal) 2.363 2.272 2.182 Protêin thô/kg chất khô (%) 15,04 15,06 15,09 9 Bảng 14. Kết quả tăng trọng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của bò nuôi thịt Lô thí nghiệm TT ChØ tiªu I II III 1 Số bò (con) 5 5 5 2 KL lúc đầu TN (kg) 201,4 ± 8,02 206 ± 9,42 197,8 ± 9,13 3 KL sau 30 ngày nuôi (kg) 225,2 ± 8,04 229,2 ± 10,48 220,4 ± 8,10 4 Tăng KL trong kỳ (kg) 23,8 ± 0,65 23,3 ± 1,39 22,6 ± 1,35 5 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 793,3 ± 21,7 773,3 ± 46,2 753,3 ± 45,0 6 Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 3,42 ± 0,06 3,48 ± 0,09 3,53 ± 0,03 7 Tiêu tốn thức ăn (kg/kg TT) 4,32 ± 0,12 4,53 ± 0,15 4,75 ± 0,31 Tiến hành nuôi thâm canh 15 bò thịt từ 15 - 20 tháng tuổi trong 30 ngày, kết quả cho thấy tăng trọng tuyệt đối ở lô I là cao nhất (793,3g/con/ngày), tiếp đến là lô II (773,3g/con/ngày) và thấp nhất là ở lô III (753,3g/con/ngày). 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận - Các kết quả nghiên cứu khoa học của WASI đã từng bước được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là nghiên cứu toàn diện về giống, kỹ thuật canh tác đối với cà phê. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về cà phê (vối, chè) đã làm cho năng suất và chất lượng cà phê nhân ngày càng được cải thiện. - Các nghiên cứu về giống ca cao, hồ tiêu, mít, bơ, điều, dâu tằm đã từng bước đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân vùng Tây Nguyên. - Nghiên cứu về sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò cũng góp phần hạ chí phí đầu tư và tăng thu nhập cho người lao động. - Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật tăng khả năng đậu quả cây điều đã làm tăng năng suất và tăng thu nhập của nông dân vùng sâu vùng xa. 3.2. Kiến nghị - Đất trồng, đồi trọc có nguy cơ bị sa mạc hoá ở Tây Nguyên còn nhiều, chưa có cơ cấu cây trồng phù hợp vừa có tác dụng nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát riển kinh tế xã hội và cải tạo được môi trường. Cần ưu tiên đầu tư cho các đề tài nghiên cứu sử dụng đất trống, đồi núi trọc có nguy cơ hoang mạc hoá tại Tây Nguyên. - Cà phê là mặt hàng chủ lực có tính chiến lược vùng Tây Nguyên, song chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, chưa đáp ứng đươc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế do sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ nông dân nhỏ lẻ, không có điều kiện quản lý về kỹ thuật đồng bộ, không có điều kiện đầu tư thiết bị chế biến tốt. Cần đầu tư nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để không những đảm bảo năng suất cao mà 10 [...]... để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập - Hiện năng suất điều các vùng tại Tây Nguyên không cao, mặc dù trong những năm gần đây đã được trồng bằng các giống ghép (giống cũ từ 400 - 600 kg hạt/ha; giống ghép từ 800 - 1.200 kg/ha), song lại rất bấp bênh Cần đầu tư nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân của vấn đề này và có các giải pháp thích hợp để đảm bảo năng suất... nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân của vấn đề này và có các giải pháp thích hợp để đảm bảo năng suất điều từ 1,5 - 2,0 tấn hạt thì mới đạt được hiệu quả kinh tế, giúp người trồng điều thoát nghèo VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN 11 . BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) 1. Giới thiệu Trong. kết quả nghiên tiến hành trong năm 2006 và 2007 có khả năng ứng dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp (một vài nghiên cứu có kế thừa từ các năm trước). 2. Các kết quả nghiên cứu khoa học có. và kiến nghị 3.1. Kết luận - Các kết quả nghiên cứu khoa học của WASI đã từng bước được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là nghiên cứu toàn diện về giống,

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÁO CÁO

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

  • TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN

    • Bảng 4. Năng suất và một số chỉ tiêu về quả hạt của các giống TN và TH1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan