BÁO CÁO BẢO HỘ THUẾ QUAN, TRỢ CẤP THỰC PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

55 416 0
BÁO CÁO BẢO HỘ THUẾ QUAN, TRỢ CẤP THỰC PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tầng 9, Toà Nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: mutrap@mutrap.org.vn; Website: www.mutrap.org.vn BÁO CÁO BẢO HỘ THUẾ QUAN, TRỢ CẤP THỰC PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Báo cáo cung cấp thông tin về các cơ chế mà Liên minh châu Âu đã thông qua để hỗ trợ cho một số sản phẩm cụ thể, và sự phù hợp của trợ cấp hàng hóa đầu vào qua mức bảo hộ hữu dụng. Một số sản phẩm đó là thịt, rau và bột mì. Việc nghiên cứu sẽ minh họa sự liên quan hiệu quả của các cơ chế hỗ trợ đối với những sản phẩm này trong EU MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA- 7C Nhóm chuyên gia: Antonio Cordella Võ Trí Thành Trịnh Quang Long Hà Nội, 07/2011 Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo là của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương MỤC LỤC I. TÓM TẮT 1 II. GIỚI THIỆU 11 1. Các mô hình thương mại 11 2. Chế độ chính sách và các công cụ về thương mại của EU 15 3. Hiệp định thương mại tự do so với Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 22 4. Bảo hộ thuế quan của EU 24 5. Các biện pháp phi thuế quan 41 6. FDI, FTA và thương mại thực phẩm chế biến 43 III. KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACP (Các nước) châu Phi-Ca ri bê-Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CAP Chính sách nông nghiệp chung EBA Sáng kiến “mọi thứ trừ vũ khí” EC Cộng đồng châu Âu EPA Hiệp định đối tác kinh tế ERP Suất bảo hộ hữu dụng EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GIs Chỉ dẫn địa lý GMOs Thành phần biến đổi gen GSP Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập LDCs Các nước kém phát triển MFN Đối xử tối huệ quốc NRP Suất bảo hộ danh nghĩa SPS Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật 1 I. TÓM TẮT Việt Nam là một nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng hai phần ba GDP. Việt Nam có truyền thống là một nước xuất khẩu ròng các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp, nhưng đã trở thành một nước nhập khẩu ròng trong năm 2010. Hàng hóa thực phẩm nông nghiệp nhập khẩu đã tăng lên đều đặn từ năm 2006, và con số thặng dư thương mại gần 3 tỷ USD trong năm 2008 giờ đây đã không còn. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo (29% kim ngạch xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp), cà phê (26%), hạt điều (13%), và hạt tiêu (5%). Các đối tác thương mại chính gồm: ASEAN, EU, Mỹ và Trung Quốc mà cộng tất cả lại chiếm 80% giá trị hàng hóa thực phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010. Trái ngược với những gì diễn ra với Việt Nam, năm 2010, EU đã trở thành nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp với mức thặng dư là 3,8 tỷ USD hay 0,4% tổng mậu dịch. Trao đổi thương mại các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngoại thương của EU cả về mặt nhập khẩu (0,35%) lẫn xuất khẩu (0,15%). Về chiến lược chính sách thực phẩm nông nghiệp, EU đang ngày càng gia tăng nhập khẩu các loại nguyên liệu nông nghiệp thô cơ bản, giá rẻ, rồi sau đó đưa vào phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của EU với định hướng toàn cầu, lấy chất lượng làm trọng tâm và giá trị cao. Chính vì thế, EU đang tăng cường nhập khẩu các nguyên liệu nông nghiệp thô trong khi xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng nhiều hơn. Thật vậy, thị phần hàng nông nghiệp xuất khẩu số lượng lớn của EU đang giảm, song xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm có giá trị gia tăng của EU lại tăng cao. Như một phần trong tiến trình cải cách về Chính sách nông nghiệp chung, EU đã và đang tìm cách thúc đẩy một sự dịch chuyển căn bản trong mô hình sản xuất nông nghiệp, lương thực của châu Âu từ "số lượng" sang “chất lượng", từ phục vụ các thị trường “mua sắm - thiết yếu” sang các thị trường “mua sắm - xa xỉ”. Chính sách chất lượng hàng nông sản bao trùm 3 lĩnh vực chính:  Các yêu cầu sản xuất chính và các tiêu chuẩn thị trường;  Các chương trình chất lượng EU cụ thể, như là các chỉ dẫn địa lý (GIs), các loại đặc sản truyền thống và canh tác hữu cơ;  Các chương trình chứng nhận chất lượng thực phẩm. Thương mại song phương các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp giữa Việt Nam-EU (không bao gồm các sản phẩm thủy sản) phần lớn vẫn có lợi cho Việt Nam, tuy nhiên, mức thâm hụt thương mại của EU đã giảm đi gần một phần tư trong những năm gần đây, xuống còn khoảng 880 triệu USD trong năm 2010 (năm 2007 là 1,2 tỉ USD). Trong khi hàng xuất khẩu của Việt Nam ít nhiều vẫn ổn định trong giai đoạn 2007-2010 (năm 2010 là 1,5 tỉ USD), và hàng nhập khẩu của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, lên 646 triệu USD. Ba loại thực phẩm nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam xuất sang thị trường EU chiếm hơn 4/5 tổng kim ngạch xuất khẩu, bao gồm cà phê (59%), hạt điều (16%) và hạt tiêu (10%). Các loại hàng hóa xuất khẩu khác bao gồm mì sợi chiếm 2,3%, nước trái cây (1,4%), chè (0,9%), gạo (0,8%). Hàng thực phẩm nông nghiệp của EU xuất sang thị trường Việt Nam đa dạng hơn, với 4 2 loại sản phẩm hàng đầu chỉ chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu, bao gồm các chế phẩm thực phẩm (15%), rượu (8%), các sản phẩm sữa (7%) và thức ăn chăn nuôi (5%). Chế độ thuế quan EU: Cơ cấu về biểu thuế nhập khẩu tối huệ quốc chung của EU bao gồm thuế tuyệt đối và thuế tương đối. Mạng lưới bao gồm các cơ chế thương mại ưu đãi, cùng với hệ thống ưu đãi đơn phương của EU đang làm tăng thêm mức độ phức tạp của chế độ thuế quan EU. Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước có cùng mức thuế; các mức thuế này được các quốc gia thành viên thiết lập, tuy nhiên vẫn chưa được hài hoà hóa trong EU. Việc cấm nhập và giám sát hàng nhập khẩu, ngoài những hình thức khác, được duy trì trên cơ sở an ninh, kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, môi trường, và theo các hiệp định và công ước quốc tế. Cần phải có giấy phép nhập khẩu cho các sản phẩm thuộc diện bị hạn chế về số lượng, về hạn ngạch thuế quan, và về các biện pháp bảo vệ, hoặc phục vụ cho công tác theo dõi, giám sát hàng nhập khẩu. EU sử dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả thương mại dự phòng, mặc dù số lượng các biện pháp dự phòng mà EC thông báo lên tổ chức WTO đã giảm kể từ năm 2005. Quá trình hài hòa hóa các yêu cầu kỹ thuật (bao gồm các quy định, chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật, và các biện pháp vệ sinh dịch tễ) giữa các nước thành viên EU vẫn đang tiếp diễn. Cần phải có giấy phép xuất khẩu để xuất khẩu một số mặt hàng nông sản nhất định, và để phục vụ kiểm soát việc xuất khẩu các hạng mục và công nghệ sử dụng kép. EU vẫn áp dụng trợ cấp xuất khẩu một số hàng nông sản. Kể từ năm 1992, Chính sách nông nghiệp chung của EU đã có sự thay đổi đáng kể do việc trợ cấp phần lớn đã được tách riêng ra khỏi sản xuất. Trợ cấp lớn nhất hiện nay là chương trình Trợ cấp theo diện tích đất canh tác (Single Farm Payment) thuộc loại trợ cấp trong “Hộp xanh lá cây" được WTO cho phép cung cấp. Việc cải cách hệ thống hiện đang được tiến hành (theo từng giai đoạn từ 2004 đến 2012) để giảm bớt kiểm soát đối với hàng nhập khẩu và chuyển trợ cấp cho việc quản lý đất đai hơn là cho việc sản xuất cây trồng cụ thể. Cải cách Chính sách nông nghiệp chung (CAP) vào tháng 6 năm 2003 đã thực sự chuyển khoảng 90% chi trả trực tiếp từ các hộp hổ phách và xanh lam sang hộp xanh lá cây - chủ yếu được thể hiện qua việc "trợ cấp nông nghiệp dựa trên diện tích canh tác". Năm 2010, EU đã chi khoảng 57 tỷ Euro cho phát triển nông nghiệp, trong đó 39 tỷ Euro đã được dành cho các khoản trợ cấp trực tiếp. Trợ cấp nông nghiệp và thủy sản chiếm hơn 40% ngân sách của EU. Chương trình Trợ cấp theo diện tích đất canh tác (Single Payment Scheme): Mục đích chính của chương trình này là giúp người nông dân có thu nhập ổn định hơn. Nông dân có thể tự quyết định sản xuất cái gì và hiểu rằng mình sẽ nhận được cùng một số tiền trợ cấp, cho phép họ có thể điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu. Để được hưởng chương trình trợ cấp này, người nông dân phải có đơn đề nghị. Những khoản tiền này được tính toán trên cơ sở những khoản thanh toán mà người nông dân đã nhận được trong một giai đoạn tham chiếu (dựa trên dữ liệu trong quá khứ) hoặc số héc ta có đủ điều kiện đã được đưa vào sản xuất trong năm đầu tiên triển khai chương trình (mô hình vùng). Bên cạnh các chính sách hỗ trợ này, EU còn có kế hoạch hoàn thuế xuất khẩu. Theo Chính sách nông nghiệp chung (CAP), EU đặt ra các mức giá tối thiểu cho một số hàng nông sản nhất định để khuyến khích người nông dân tiếp tục sản xuất lương thực. Trong một số trường hợp, các mức giá tối thiểu này cao hơn mức giá thế giới áp dụng cho cùng loại sản 3 phẩm. Khi các sản phẩm nuôi trồng được xuất khẩu ra ngoài EU, khoản tiền hoàn trả này cho phép thu hẹp khoảng cách về giá giữa mức giá EU và mức giá thị trường thế giới, và để hỗ trợ cho mức giá thu mua nguyên liệu đầu vào cao trong EU. Chương trình này cho phép các nhà xuất khẩu EU có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Việc hoàn thuế xuất khẩu chính là trợ cấp, có thể được chi trả cho các sản phẩm như thịt bò, gia súc hơi, sữa và các sản phẩm từ sữa, đường, ngũ cốc, thịt lợn, gia cầm và trứng, và một số sản phẩm chế biến nhất định - mà được xuất khẩu ra bên ngoài EU. Chính sách hoàn thuế xuất khẩu cũng áp dụng đối với các cơ sở chế xuất/sản xuất xuất khẩu, cụ thể cho sản phẩm nông nghiệp chế biến, chẳng hạn như sô cô la, bánh kẹo, đồ uống ngọt, bánh quy, Theo cam kết WTO, EU có quyền chi trả tiền hoàn thuế xuất khẩu cho các hàng hóa nông sản theo lộ trình – hàng năm EU chi trả một khoản tiền là 7,4 tỷ Euro cho trợ cấp xuất khẩu, bao gồm 415 triệu Euro trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản kết hợp (tức là thực phẩm chế biến), chiếm 5,6% của tổng chi trợ cấp xuất khẩu chung của EU. EU đã áp dụng các chính sách ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển kể từ đầu những năm 1960. Mức độ ưu tiên mà EU đưa ra là khác nhau phụ thuộc vào việc liệu một nước đang phát triển chỉ thuộc diện hưởng ưu đãi theo Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) (mà theo đó tất cả các nước đang phát triển đều có đủ điều kiện) hay thuộc diện các chế độ thương mại tự chủ khác. Về cơ bản có ba chế độ thương mại ưu đãi để vào thị trường EU đối với hàng hóa nông nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển:  Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển trong danh sách hợp lệ, bao gồm: o Sáng kiến “mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển nhất (LDCs);  Các chế độ ưu đãi tự chủ theo Hiệp định Cotonou cho các nước ACP, trong đó bao gồm: o Sáng kiến EBA hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển; o Các Hiệp định đối tác kinh tế tạm thời (EPAs) và một EPA toàn diện được ký tắt hoặc ký kết với các chính phủ của một số nước ACP nhất định; o Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) quy định khuôn khổ thương mại cho riêng 10 nước ACP không thuộc danh sách kém phát triển mà chính phủ các nước này chưa ký tắt các EPA tạm thời.  Các thỏa thuận ưu đãi song phương hoặc khu vực – Hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như Chi-lê, Mê-hi-cô và Nam Phi và hầu hết các nước Địa Trung Hải. Việt Nam vẫn đang cân nhắc những lợi ích (lợi thế và bất lợi) khi ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU. Việt Nam hiện đang được hưởng lợi từ GSP với EU, nhưng không giống với một Hiệp định thương mại tự do ký kết song phương, các ưu đãi thuộc quy chế GSP được tái xem xét trên cơ sở định kỳ. Ví dụ, Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập với Việt Nam đã được điều chỉnh vào năm 2008 và một số sản phẩm khác nhau như là giày dép của Việt Nam - những mặt hàng đã được hưởng lợi từ cơ chế này – đã không còn đáp ứng được các điều kiện cần thiết. Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam có thể mang lại cho Việt nam cơ hội tiếp cận thị trường EU một cách tự do và với những ưu đãi hơn cơ chế GSP hiện đang mang lại, tuy nhiên, FTA sẽ áp dụng sự trao đổi những đặc quyền mậu dịch có đi có lại giữa hai bên và buộc Việt Nam phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa nhập khẩu EU. 4 Trong trường hợp các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam không đi đến thống nhất thì giải pháp thay thế duy nhất đối với Hiệp định thương mại tự do mà WTO cho phép đó là duy trì cơ chế GSP được áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trong tương lai EU có thể đơn phương quyết định hạn chế, thắt chặt hơn việc tiếp cận GSP đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. EU áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chế biến phụ thuộc vào các thành phần nhất định (chẳng hạn như việc áp mức thuế cao hơn khi sản phẩm đó có một thành phần là đường); thuế đối với trái cây và rau quả phụ thuộc vào giá nhập khẩu cố định hàng ngày và mùa vụ (ví dụ, trong thời gian trái vụ thì áp mức thuế suất thấp hơn); và duy trì một biên độ ưu đãi đối với ngũ cốc và gạo. Mức thuế EU áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp xuất khẩu có xuất xứ tại Việt Nam là không cao lắm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo (cà phê, hạt điều, hạt tiêu và chè) có thể được miễn thuế khi vào thị trường EU, trong khi đó mức thuế nhập khẩu tương đương 5,7% được áp dụng đối với gạo. Các mức thuế trung bình <15% được áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến, hoặc sơ chế (các loại rau quả như dưa chuột, cà chua, hành khô, thịt), hoặc là tiêu dùng cuối cùng (nước sốt cà chua, nước táo ép, dăm bông). Mức thuế suất cao hơn - nhưng <30% - được áp dụng cho sữa bột, xúc xích, rau quả tươi, mì, nước ép trái cây và rau quả, bột mì, và bánh quy. Riêng đối với đường thô (không phải là đường tinh luyện) thì mức thuế áp dụng là rất cao, tới trên 50%. Đối với một số các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp, mức thuế suất mà Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ EU nhìn chung cao hơn so với mức mà EU áp dụng đối với các sản phẩm từ Việt Nam. Điều này chủ yếu do trên thực tế EU đưa ra chính sách tiếp cận ưu đãi đơn phương cho một số sản phẩm nhất định của Việt Nam theo chế độ GSP, trong khi Việt Nam áp dụng các mức thuế nhập khẩu MFN đối với các sản phẩm của EU. Biểu thuế quan leo thang: thị trường châu Âu có vẻ là khá mở cho các nước đang phát triển nhờ vào nhiều hiệp định ưu đãi mà EU đã ký kết với các đối tác của mình (GSP, EPA với các nước ACP, FTA với không thuộc ACP,…). Nhìn vào những hiệp định ưu đãi này, việc phân tích của chúng tôi cho thấy trong năm 2010, không có hiện tượng đánh thuế lũy tiến của EU đối với các nước đang phát triển theo EPA, và tương đối nhỏ cho các nước đang phát triển khác, với các nước được hưởng lợi từ GSP chịu mức thuế cao hơn những nước được hưởng lợi từ các hiệp định FTA không thuộc EPA. Biểu thuế quan leo thang được EU áp dụng đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có tồn tại, mặc dù có vẻ không lớn, và ít khắt khe hơn mức thuế nhập khẩu leo thang mà Việt Nam áp dụng trên các sản phẩm tương tự nhập từ EU. Hơn nữa, mức thuế leo thang của EU áp dụng đối với các sản phẩm sơ chế dường như cao hơn các sản phẩm thực phẩm thành phẩm, trong khi Việt Nam áp mức thuế leo thang cao hơn vào các sản phẩm thực phẩm cho tiêu dùng cuối cùng. Trong chuỗi bột ngũ cốc, mức thuế mà EU áp dụng đối với bột mì cao hơn so với bánh quy (tương ứng là 23% và 18%), và cà chua sơ chế cao hơn nước sốt cà chua (tương ứng là 14% và 7%), tuy nhiên, mức thuế suất leo thang áp dụng đối với các sản phẩm thành phẩm lại cao hơn so với các sản phẩm sơ chế trong chuỗi chế biến dưa chuột và thịt (lần lượt là 9% và 14% đối với dưa chuột, 13% và 20% đối với thịt). [...]... truyền thống và canh tác hữu cơ;  Các chương trình chứng nhận chất lượng thực phẩm Cả ba khía cạnh này đều quan trọng đối với Việt Nam trong các cuộc đàm phán sắp tới về một Hiệp định thương mại tự do có thể có với EU 1.3 Thương mại song phương các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp giữa Việt Nam và EU Thương mại song phương các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp giữa Việt Nam- EU (không bao gồm các sản phẩm thủy... một Hiệp định thương mại tự do giữa châu Âu – Địa Trung Hải vào 2010 Quá trình này đã kết thúc, và các nước4 tham gia trong Hiệp định đối tác liên kết Địa Trung Hải -châu Âu (ngoại trừ Syria) hiện đang triển khai các Hiệp định Hiệp hội với EU Chế độ này đưa ra sự tự do hóa thương mại các hàng hóa sản xuất, và những ưu đãi tương hỗ bất đối xứng (có lợi cho các nước Địa Trung Hải) về nông nghiệp Tự do. .. thành công các cuộc đàm phán FTA với EU, từ đó thúc đẩy việc xuất khẩu và tăng phúc lợi của họ Cuối cùng, người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc giảm giá các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp từ sự tự do hóa thương mại do hiệp định thương mại tự do áp dụng cắt giảm thuế quan đối với hàng thực phẩm nhập khẩu 10 II GIỚI THIỆU Báo cáo sẽ đánh giá mức độ bảo hộ và hỗ trợ mậu dịch mà EU... khẩu nông nghiệp quan trọng của Liên minh châu Âu Các nước đang phát triển thường lên án thuế quan leo thang mà các nước phát triển áp dụng, cho đó là một trở ngại cho sự phát triển ngành công nghiệp chuyển đổi của họ Tình trạng này đặc biệt thấy rõ trong các sản phẩm thực phẩm và nông nghiệp về mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc đã được Liên minh châu Âu đàm phán tại WTO Tuy nhiên, các thị trường châu Âu. .. gia tăng tự do hóa thương mại (chẳng hạn như thông qua một Hiệp định thương mại tự do) sẽ dẫn đến sự gia tăng trong cả xuất khẩu và sản xuất nước ngoài Do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam nhỏ (chiếm . HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Báo cáo cung cấp thông tin về các cơ chế mà Liên minh châu Âu đã thông qua để hỗ trợ cho một số sản phẩm cụ thể, và sự. phẩm thực phẩm nông nghiệp giữa Việt Nam và EU Thương mại song phương các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp giữa Việt Nam- EU (không bao gồm các sản phẩm thủy sản) phần lớn vẫn có lợi cho Việt Nam; . dùng Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc giảm giá các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp từ sự tự do hóa thương mại do hiệp định thương mại tự do áp dụng cắt giảm thuế quan đối với hàng thực

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan