Tiểu luận môn Quản lý công Vấn đề cải cách của khu vực công

60 1.9K 23
Tiểu luận môn Quản lý công Vấn đề cải cách của khu vực công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tiểu luận môn Quản lý công Vấn đề cải cách của khu vực công Hµ Néi 2011– Nhóm thực hiện: Nhóm 12 Lớp K19 GV hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Danh sách nhóm 8 STT Họ tên Ngày sinh 1 Nguyễn Văn Chiến 25/10/1985 2 Nguyễn Văn Chiến 16/12/1965 3 Phan Thị Thu Hà 14/04/1981 4 Phạm Thị Minh Hiếu 07/11/1983 5 Nguyễn Văn Hoàn 22/03/1972 6 Trịnh Đức Hoạt 02/10/1984 7 Nguyễn Hoàng Long 24/09/1981 8 Nguyễn Anh Quân 08/08/1986 9 Đào Minh Tâm 01/08/1984 10 Lưu Quang Tiến 12/09/1977 8.1. Khu vực công trong một thế giới đang thay đổi 8.1.1 Những thay đổi địa-chính trị Học viện Nghiên cứu Cao cấp về Quốc tế và Phát triển tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết trong năm 2010, trật tự thế giới được coi như trật tự đa cực bấp bênh, do sự tách biệt giữa yếu tố địa chính trị và địa kinh tế. Thực vậy, nếu như Mỹ vẫn được coi là cường quốc có ưu thế về địa chính trị và đặc biệt là yếu tố quân sự thì nước này lại mất đi rất nhiều khả năng kiểm soát trong lĩnh vực địa kinh tế của thế giới. Trong năm 2010, sức mạnh kinh tế và tài chính của các quốc gia mới nổi đã gia tăng đáng kể. Khái niệm "quốc gia mới nổi" đã từng được sử dụng trong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong những năm 1980, thế hệ đầu tiên của các nền kinh tế mới nổi (các nước công nghiệp hóa mới, các "con rồng châu Á" và các "con hổ châu Á") đã từng đẩy lùi các quốc gia sản xuất vải và thép châu Âu và Bắc Mỹ khỏi trung tâm kinh tế chính trị quốc tế. Sang đầu thế kỷ 21, "thế hệ thứ 2 của các cường quốc mới nổi" (đặc biệt là Nam Phi, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, một phần nào là Thổ Nhĩ Kỳ) đang quyết tâm thiết lập sự thay đổi về các mối quan hệ chính trị trên thế giới theo hướng cân bằng. Theo quan điểm của Braxin, liên minh giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay đòi hỏi phải có các luật lệ quốc tế công bằng và minh bạch làm nền tảng cho một trật tự thế giới ít bị bất đối xứng. Đòi hỏi mới này của Braxin nhận được sự ủng hộ của tất cả các nhà ngoại giao thuộc các quốc gia mới nổi. Bởi theo họ, yêu cầu này của Braxin cho thấy cam kết rõ ràng đối với các giá trị và tiêu chuẩn của các thể chế dân chủ quốc tế. Theo các chuyên gia, đây không phải là sự chuyển đổi triệt để trật tự thế giới mà chỉ là cải cách nó cho phù hợp với thực tế kinh tế và chính trị mới của thế giới. Mặc dù còn có những khác biệt lớn nhưng Nam Phi, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga cũng có những điểm chung: Đó là khả năng về kinh tế, chính trị và quân sự vượt trội so với phần lớn các quốc gia phương Nam khác (các quốc gia đang phát triển); khả năng ảnh hưởng tới vấn đề kiểm soát trật tự quốc tế ở tầm khu vực và thế giới. Bởi vậy, những nước này cũng đã bắt đầu tăng cường trao đổi hợp tác nhằm thực hiện quyết tâm chung là cân bằng lại trật tự thế giới. Nga và Trung Quốc cùng phối hợp với nhau trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO, thành lập năm 2001) và cùng thực hiện các cuộc tập trận chung. Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đã thông báo thành lập Ngân hàng Liên Khu vực về Phát triển vào tháng 4/2010 tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRIC (gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) ở Braxilia (Braxin). Sự phát triển của Nhóm Cairns (gồm 19 quốc gia xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp) và sự ra đời của Nhóm G-20 (gồm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) cho thấy sự nổi lên về vai trò của các quốc gia phương Nam (đặc biệt là Braxin, Ấn Độ và Nam Phi) trong thương mại quốc tế hiện nay. Braxin đã tố cáo sự bị động của nhóm Cairns dưới sự dẫn dắt của Ôxtrâylia trước quan điểm bảo hộ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù còn những khác biệt giữa các quốc gia thành viên, G-20 vẫn là một liên minh chính trị nhằm cải cách thể chế thương mại quốc tế và tăng cường thương mại quốc tế giữa các quốc gia phương Nam. Chiến lược liên minh này là nhằm tiếp cận các thủ tục đã được thực hiện tại Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Braxin, Ấn Độ và Nam Phi đã khuếch trương chủ nghĩa khu vực thông qua Diễn đàn IBAS (Diễn đàn đối thoại Ấn Độ, Braxin và Nam Phi được thành lập năm 2003) nhằm tác động vào thực trạng địa chính trị quốc tế theo hướng có lợi cho họ. Những nước này cũng thể hiện một tư thế tích cực và khẳng định hơn trên trường quốc tế, đồng thời phát triển mối quan hệ song phương trong khối. IBAS là một liên minh chính trị gắn với chiến lược đấu tranh chống nghèo đói và cải cách các thể chế quốc tế. IBAS cũng đã đề xuất cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì cơ quan này không nhằm vào vấn đề dân chủ hóa tiến trình đưa ra quyết định ở cấp quốc tế mà chỉ đơn giản thừa nhận sự khác biệt giữa các quốc gia phương Nam và thể chế hóa sự khác biệt này. Về vấn đề an ninh, kế hoạch hành động IBAS-2004 dự kiến liên kết thực hiện các cuộc tập trận chung, tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình, đấu tranh chống buôn lậu ma túy và vũ khí, cũng như đấu tranh chống buôn lậu các hóa chất độc hại tại khu vực Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Tóm lại, với những ưu thế mới về kinh tế, những quyết tâm chính trị và các nỗ lực cố kết về chính trị và ngoại giao, các quốc gia mới nổi đang tìm cách điều chỉnh lại quyền lực chính trị trên thế giới theo hướng để thế giới thừa nhận tầm ảnh hưởng khu vực của họ và đảm bảo sự bình đẳng trong các tổ chức quốc tế. 8.1.2. Những thay đổi quan hệ kinh tế Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi đang tạo ra những biến chuyển đáng kể thay đổi trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu. Một thế giới đa cực đang được hình thành. Trong những thập kỉ trước, Mãn Châu Lý, thị trấn Trung Quốc nằm dọc biên giới hẻo lánh với Nga, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chiến tranh lạnh. Mãn Châu Lý không hề có các hoạt động giao thương với Nga. Mọi chuyện thay đổi sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ và biên giới hai nước mở ra. Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đạt 55 tỷ USD, tăng gấp bảy lần so với năm 2000. Giá trị hàng hóa qua cửa khẩu Mãn Châu Lý đạt 9,8 tỷ USD, gấp đôi so với 5 năm trước. Dân số nơi đây cũng tăng đáng kể, từ 15.000 vào thời kỳ kết thúc Chiến tranh Lạnh và nay là 300.000. Câu chuyện thành công của Mãn Châu Lý không phải là cá biệt ở những nền kinh tế mới nổi. Dòng chảy về hàng hóa, con người và vốn giữa các nền kinh tế đang phát triển càng ngày càng giúp các nước này đẩy mạnh về nguồn xuất khẩu, việc làm và tài chính. Hiện nay, xu hướng chung của các nền kinh tế này là càng tránh lệ thuộc vào thị trường tiêu dùng phương Tây càng tốt. Điều này có thể định hình lại nền kinh tế thế giới. Việc tăng cường quan hệ giữa các nước mới nổi lên có thể là điều cần thiết khi mà kinh tế toàn cầu đang tìm một hướng đi để thoát khỏi cuộc đại suy thoái. Đây cũng chính là chủ đề nóng nhất tại Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) đang diễn ra tại Hawaii. Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế mới nổi lên đang làm thay đổi vai trò của Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo ra những liên minh chính trị mới cũng như làm dấy lên sự cạnh tranh vùng lãnh thổ và chính trị mới. Stephen King, chuyên gia kinh tế của ngân hàng HSBC cho rằng dòng chảy thương mại và vốn giữa các vùng kinh tế mới nổi lên của thế giới như châu Á, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latin có thể tăng lên 10 lần trong hơn 40 năm tới. Sự biến đổi nền kinh tế toàn cầu xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng lên 28 lần trong thập kỷ qua, đạt gần 62 tỷ USD vào năm 2010. Trong chuyến viếng thăm vào tháng 12 năm trước của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới New Delhi, hai bên đã ký thỏa thuận thương mại và tài chính lên tới 16 tỷ USD. Trong khi một tháng trước đó, tổng thống Barack Obama công du tới Ấn Độ và hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại chỉ 10 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu của Ấn Độ và Brazil giờ đây là các nền kinh tế mới đồng minh chứ không phải là các nước phát triển. Thay thế sự thống trị nhiều năm của Mỹ ở thị trường Mỹ Latin, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Brazil. Năm 2010, tập đoàn dầu khí quốc doanh CNOOC của Trung Quốc đã đầu tư hơn 3 tỷ USD vào công ty năng lượng Bridas, trở thành thương vụ đầu tư lớn nhất trong năm của Argentina. Năm ngoái, Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới của Nga chọn niêm yết tại Hong Kong thay vì London hay New York. Sự tăng cường giao thương và đầu tư giữa các nước mới nổi lên đã làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế thế giới vốn tồn tại trong vài thập kỷ. Mặc dù vậy, mối quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia đang phát triển thường tạo ra rào cản đối với sự phát triển quan hệ thương mại, mà xung đột biên giới giữa Nga và Trung Quốc đã khiến giao thương buôn bán ở Mãn Châu Lý tê liệt nhiều năm là một ví dụ. Mô hình kinh tế thế giới thay đổi sau khi Trung Quốc tham gia cuộc chơi toàn cầu hóa những năm 80. Các nhà máy ở Thâm Quyến và Thượng Hải trở thành trung tâm của mạng lưới “sản xuất không biên giới” đối với các loại hàng hóa như TV, điện thoại di động và nhiều mặt hàng khác. Mô hình phát triển kiểu các công ty ở các quốc gia mới nổi liên minh bán sản phẩm cho chính người tiêu dùng của họ thúc đẩy mạnh thương mại trong khu vực càng ngày càng phổ biến. Chẳng hạn, vào cuối năm 2010, trao đổi thương mại và hợp tác phát triển kinh tế của châu Á và châu Mỹ Latin đã tăng bẩy lần trong 10 năm qua, đạt 268 tỷ USD. Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu và đối tác mới đã tăng cường sự hiện diện ở châu Phi. Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi tăng đột biến từ 1 tỷ USD năm 2001 vượt lên 50 tỷ USD năm 2010. Một chuyên gia trong lĩnh vực hội nhập kinh tế của Ngân hàng phát triển châu Á tại Philippines nói rằng mối quan hệ của các thị trường mới nổi lên này đang tạo ra “trụ cột thứ ba” của nền kinh tế thế giới, bên cạnh hai trụ cột khác là Mỹ và châu Âu. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế mới càng quan trọng bao nhiêu thì vị thế của Mỹ và châu Âu đối với nền kinh tế toàn cầu lại càng giảm bấy nhiêu. Trong khi các nền kinh tế phương Tây oằn mình gánh những khoản nợ chồng chất cũng như nạn thất nghiệp cao thì Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới khác lại nhẹ nhàng vượt qua suy thoái. Không chỉ gắn kết về mặt kinh tế, các nước này đang cùng nhau chia sẻ những lợi ích chính trị. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu tổ chức các hội nghị thượng đỉnh về việc cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, nhắm đến việc thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Chẳng hạn, Trung Quốc và Nga là hai nước đi đầu trong việc thay thế đồng đôla Mỹ vốn là đồng tiền được dự trữ nhiều nhất thế giới. Ông King, chuyên gia kinh tế của HSBC, nhận định rằng nếu như mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế mới nổi lên tiếp tục phát triển thì đồng nghĩa với việc “vị thế kinh tế cũng như chính trị của Mỹ và châu Âu sẽ bị suy giảm.” Rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn cũng đang tìm kiếm cơ hội mới ở các đồng minh mới nổi lên như họ. Các công ty có thương hiệu ít được biết đến ở những thị trường các nước phát triển nhưng lại thành công ở thị trường đang nổi lên. Doanh thu của nhà sản xuất điện thoại di động G’Five của Trung Quốc đã tăng 75% năm ngoái tại thị trường Ấn Độ. Chery, nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Trung Quốc, từng phải vật lộn với thị trường cạnh tranh ở Mỹ, lại ăn lên làm ra ở thị trường mới nổi lên. Hiện Chery có 16 nhà máy đang hoạt động và một số khác đang được xây dựng ở các nước như Nga, Ai Cập, Iran, Indonesia và Brazil. Không ai có thể đảm bảo việc hội nhập của các nước thuộc thế giới mới nổi liệu có bền hay không. Bởi vì thực tế việc đầu tư trong khối này vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại. Chẳng hạn như ở các nước đang phát triển chính sách về thuế cao hơn và dòng vốn bị giới hạn một cách cứng nhắc hơn so với ở các nước phát triển. Ngoài ra, hệ thống đường sá, mạng lưới vận chuyển hàng hóa chậm và chi phí đắt đỏ hơn so với các nước phát triển. Mặc dù sự tăng trưởng đáng kinh ngạc nhưng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ chỉ bằng một phần sáu của kim ngạch giữa Trung Quốc và Mỹ. Những căng thẳng về chính trị kéo dài cũng có thể bùng phát và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong tương lai. Ở Mãn Châu Lý, có sự khác nhau đáng kể giữa tiềm năng thương mại của Nga cũng như thực tế giao thương diễn ra tại đây. "Các quan chức Nga thường không mấy mặn mà với việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế", chủ tịch vùng kinh tế Mãn Châu Lý, ông Li Yongsheng, nói. "Các cán bộ Trung Quốc hy sinh những ngày nghỉ để làm việc vì mục tiêu phát triển thì các quan chức Nga lại không bao giờ làm việc quá giờ". Các nỗ lực nhằm dỡ bỏ rào cản thương mại vẫn được các nước đang phát triển thúc đẩy. Từ năm 2004, các nước phát triển châu Á và châu Mỹ Latin đã ký kết 13 thỏa thuận về tự do thương mại. Thủ tướng Nga Vladimir Putin gần đây cũng đưa ra sáng kiến thiết lập khu vực tự do thương mại “liên minh Á-Âu”. Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng 10 của thủ tướng Putin, Nga và Trung Quốc đã lập một quỹ liên kết trị giá 4 tỷ USD nhằm thúc đẩy đầu tư giữa hai nước. Nhưng khi mà một số rào cản thương mại được dỡ bỏ thì có những khó khăn mới lại xuất hiện. Các quan chức Brazil và Ấn Độ phàn nàn về việc Trung Quốc duy trì giá trị đồng nhân dân tệ thấp hơn thực tế bằng cách trợ giá cho hàng hóa, gây cản trở xuất khẩu vào những nước này. Phản ứng đối với Trung Quốc lan rộng từ Brazil đến Zambia về việc các nhà đầu tư Trung Quốc đã giành được những hợp đồng đầu tư béo bở nhưng không tái đầu tư tại nước bản địa. 8.1.3. Xu hướng cấu trúc lại khu vực nhà nước của các nước Về cải cách hành chính và quản lý theo hướng quản lý công mới, phần khái quát này cho thấy có những trọng tâm và kết quả, cũng như thất bại của các quốc gia khác nhau. Mặc dù khi so sánh các quốc gia phát triển nhất trong khối OECD thấy rằng không thể đưa ra một mô hình chung, song cũng có thể xác định được một số biện pháp được sử dụng nhiều nhất như: cải cách tài chính và quản lý, phân quyền, ủy quyền và dân chủ hoá. Trong khi các nước khối Ang-lô Xắc-xông (Anh, Ốt-xtra-lia, Niư-Zilơn và Ca-na- đa) chủ yếu là tiến hành cải cách công vụ, thương mại hoá, tập đoàn hoá và tư nhân hoá, thì đặc tính cơ bản trong cải cách của các nước khác như Đức, Pháp, Hà Lan là phi tập trung hoá, còn Mỹ thì thực hiện phi quy chế hoá các hoạt động khu vực tư. Điều này cho thấy là không có một “mô hình” làm khuôn mẫu cho cải cách khu vực nhà nước như một số tác phẩm nêu lên. Trong khi nguyên cớ của cải cách khu vực nhà nước tại các nước OECD là nhu cầu đạt được sự quản trị tốt (good governance) trong một nền kinh tế giao thầu, thì lý do để cải cách tại các quốc gia đang phát triển như Đài Loan, Ma-lay-xia, Hàn Quốc lại khác. Tại các nước này, “các vấn đề quản trị nhất thiết là các vấn đề về quản lý qúa trình xây dựng nhà nước và tăng trưởng kinh tế, để tăng trưởng đòi hỏi phải có điều phối và hợp tác chặt chẽ hơn giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân” (Cheung, 1997, tr. 448). Mặc dù tại các nước đang phát triển khác cũng dành rất nhiều nỗ lực cải cách hành chính, song kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Tại các [...]... hưởng của toàn cầu hóa và khu vực hóa, vấn đề địa phương lại nổi lên một cách cấp thiết Thứ ba, độ phức tạp của chính quyền địa phương là cao hơn, vì chúng có quá nhiều tầng nấc trong một quốc gia Vì vậy, việc nghiên cứu cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương là một vấn đề rất cấp thiết, một phần tất yếu và quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay 2 - Nội dung của công cuộc cải cách. .. của hành chính công trong giai đoạn hiện nay a Thay đổi về thể chế của hành chính công, về quản lý nguồn lực con người và về quản lý tài chính công Thể chế hành chính công bao gồm các văn bản luật, thủ tục hành chính và thiết chế tổ chức, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi của công chức nói riêng và công dân nói chung Cải cách thể chế và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lý. .. vụ, tài chính và ngân sách Cải cách thể chế cho phép các nhà quản lý linh hoạt hơn trong hoạt động quản lý của mình dựa vào những thủ tục hoạt động và cách thức cung cấp dịch vụ công phù hợp, hiệu quả hơn Với cải cách này, các nhà quản lý được tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ Tính chủ động, linh hoạt của các nhà quản lý được tăng lên nhờ sự nới lỏng kiểm soát của các cơ quan trung ương... động cơ và tâm lý làm việc của công chức, do đó ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả hoạt động chung của tổ chức Vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được các tiêu chí rõ ràng và các công cụ để đo lường hoạt động thực thi công vụ của công chức Ngoài ra, trong quản lý công chức các nước đều cố gắng thay đổi văn hoá tổ chức theo hướng quan tâm đến hiệu quả công việc Trong quản lý tài chính công, các thay... dụng các thực tiễn quản lý đã thành công của khu vực tư nhân; tập trung vào hoàn thiện hệ thống kiểm toán hoạt động hiệu quả; chú ý đến quá trình thực hiện chứ không chỉ đầu vào; kiểm soát chi phí hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý tài chính b Sử dụng hệ thống quản lý thực hiện công việc theo định hướng kết quả Để quản lý theo định hướng... và đối ngoại Trong rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết - Vấn đề đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế-xã hội đang là vấn đề cấp thiết nhất Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:“Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động... và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc... lĩnh vực của nền kinh tế kế hoạch cũ thành những doanh nghiệp thông thường không hoạt động theo chỉ đạo của nhà nước mà theo điều khiển của chủ sở hữu phù hợp các quy luật của thị trường Vì thế, nên đặt vấn đề cải cách DNNN trong tổng thể chung giải quyết vấn đề kinh tế nhà nước như thế nào để hội nhập thành công Cần có quy định pháp lý phân biệt rõ ràng DNNN độc quyền với doanh nghiệp có vốn góp của. .. nhà quản lý có trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức Sự cống hiến của họ được thừa nhận và khen thưởng xứng đáng Họ cũng được trao quyền chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu đã định Nhiều tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và giám sát quá trình thực hiện công việc của công chức và của cả tổ chức nói chung một cách hiệu quả nhất Quản lý theo... trong quản lý thực thi công vụ, áp dụng cạnh tranh, tạo động lực làm việc cho công chức, thực thi công vụ dựa vào nhu cầu của công dân, tăng cường sự tham gia của nhân dân Xu hướng cải cách này cũng nhằm loại bỏ những cản trở trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, do đó hiệu quả hoạt động sẽ được cải thiện Thể chế còn bao gồm những thủ tục hành chính cơ bản điều chỉnh hoạt động công vụ, . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tiểu luận môn Quản lý công Vấn đề cải cách của khu vực công Hµ Néi 2011– Nhóm thực hiện: Nhóm 12 Lớp K19 GV hướng dẫn: PGS.TS nghiên cứu cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương là một vấn đề rất cấp thiết, một phần tất yếu và quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay. 2 - Nội dung của công cuộc cải cách tập. trúc lại khu vực nhà nước của các nước Về cải cách hành chính và quản lý theo hướng quản lý công mới, phần khái quát này cho thấy có những trọng tâm và kết quả, cũng như thất bại của các quốc

Ngày đăng: 05/04/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan