Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008

115 1.1K 1
Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết 04-NQ/HNTW ngày 14 tháng 10 năm1993 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII đã chỉ rõ: “Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội” [17]. Nghị quyết 47 – NQ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đã tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục quán triệt và cương quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, phấn đấu sớm đạt được mục tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời nâng cao chất lượng dân số Việt Nam” [6]. Thực hiện Công tác kế hoạch hoá dân số là trách nhiệm của toàn xã hội, của nam nữ công dân, trước tiên là trách nhiệm về chỉ đạo thường xuyên của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp [25]. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp, gián tiếp và rõ rệt [49]. Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 147/2000/QĐ-TTg, cùng với thực hiện tốt công tác chăm sóc sinh sản, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu của chiến lược chung của cả nước. Tính đến năm 2007, quy mô dân số của tỉnh 802.979 nguời, tổng tỷ suất sinh là 1,98, tỷ lệ tăng dân số 12,39%o, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 69,32%. Do ảnh hưởng chung về tình hình phát triển dân số của cả nước từ sau năm 2003 đến nay kết quả thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình chững lại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 10,16 % và có xu hướng gia tăng ở hầu hết các địa phương; có 11,8% cặp vợ chồng trong độ tuổi 15 - 49 chưa thực hiện biện pháp tránh thai, tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt 11,74 %. Tình hình này đã gây khó khăn khi thực hiện chính sách về Dân số - kế hoạch hoá gia đình, ảnh hưởng đến việc duy trì mức sinh thay thế, làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đặt cho tỉnh Hậu Giang trước nguy cơ phải tiếp tục đối mặt với những thử thách, có thể có những điều quy định của các giải pháp về dân số, kế hoạch hoá gia đình chưa được thực hiện tốt [10], [11], [40]. Để phát huy thành quả đạt được và khắc phục những mặt tồn tại, thiếu sót. Cần có các giải pháp để can thiệp hữu hiệu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược quốc gia về Dân số vào năm 2010. Do vậy, tiếp tục đẩy mạnh chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008” nhằm hướng đến các mục tiêu như sau: 1. Nghiên cứu tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi); 2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các yếu tố liên quan tại tỉnh Hậu Giang năm 2008.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHAN THANH TÙNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 TẠI TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II HUẾ - 2009 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong Luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Phan Thanh Tùng 3 KÝ HIỆU VIẾT TẮT BPTT : Biện pháp tránh thai BPTTHĐ : Biện pháp tránh thai hiện đại BPTTTT : Biện pháp tránh thai hiện đại CBYT : Cán bộ y tế CPR : Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biệh pháp tránh thai CSSK : Chăm sóc sức khoẻ CSSKSS : Chăm sóc sức khoẻ sinh sản CSSKSS-KHHGĐ : Chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình CSTS : Chăm sóc thai sản DCTC : Dụng cụ tử cung DS-KHHGĐ : Dân số và kế hoạch hoá gia đình HĐHKN : Hút điều hoà kinh nguyệt DVKHHGĐ : Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình HĐND : Hội đồng nhân dân KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình NHS : Nữ hộ sinh UBDS,GD&TE : Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em UBND : Ủy ban nhân dân UNFPA : Ủy Ban Dân số Liên hợp quốc TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới 4 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 3 1.1.1. Khái niệm KHHGĐ 3 1.1.2. Lịch sử của tránh thai và KHHGĐ 3 1.1.3. Lợi ích của KHHGĐ 4 1.1.4. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ 5 1.1.5. Các biện pháp tránh thai 6 1.2. PHÁT TRIỂN DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 11 1.2.1. Phát triển dân số trên thế giới 11 1.2.2. Phát triển dân số ở Việt Nam 13 1.2.3. Tình hình thực hiện dân số - KHHGĐ 15 1.2.4.Tình hình thực hiện Công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam 20 1.2.5. Tình hình phát triển DS-KHHGĐ của địa bàn nghiên cứu 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31 2.1.1. Tiêu chí lựa chọn 31 2.1.2. Tiêu chí loại trừ 31 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cở mẫu 31 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 33 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu 39 2.2.5. Kiểm soát sai lệch 40 2.2.6. Công cụ thu thập thông tin 41 5 2.2.7. Y đức 41 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 41 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 43 3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 43 3.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình 45 3.1.3. Hiện trạng sử dụng các biện pháp tránh thai 47 3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHHGĐ 52 3.2.1.Các yếu tố liên quan đến biện pháp tránh thai 52 3.2.2. Các yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên 54 Chương 4: BÀN LUẬN 62 4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 62 4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 62 4.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình 63 4.1.3. Hiện trạng sử dụng các biện pháp tránh thai 68 4.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHHGĐ 77 4.2.1.Các yếu tố liên quan đến biện pháp tránh thai 77 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên 79 KẾT LUẬN 89 1. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai 89 2. Các yếu tố liên quan đến kế hoạch hóa gia đình 89 KIẾN NGHỊ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6 DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cả nước 22 Bảng 1.2.Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 26 Bảng 1.3. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 27 Bảng 1.4 . Tỷ lệ nạo, phá thai của phụ nữ 15-49 tuổi 28 Bảng 3.1. phân bổ các ngành nghề 43 Bảng 3.2. Trình độ học vấn 44 Bảng 3.3.Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi 45 Bảng 3.4. Tuổi kết hôn trung bình theo vùng sinh sống 45 Bảng 3.5. Tỷ lệ các nguồn truyền thông về KHHGĐ 46 Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai theo năm 47 Bảng 3.7. Thời gian áp dụng BPTT 48 Bảng 3.8. Số con hiện có của cặp vợ chồng 49 Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai theo tuổi 50 Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng các BPTT theo số con hiện còn sống 51 Bảng 3.11. Lý do không sử dụng BPTT 51 Bảng 3.12. Tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai 52 Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng BPTT theo nơi sinh sống 52 Bảng 3.14. Tuổi trung bình sử dụng biện pháp tránh thai 53 Bảng 3.15. Tuổi kết hôn trung bình với việc sử dụng BPTT 53 Bảng 3.16. Số con trung bình với việc sử dụng BPTT 53 Bảng 3.17. Sử dụng BPTT với việc sinh con thư 3 trở lên 54 Bảng 3.18. Tuổi sinh con lần đầu với việc sinh con thứ 3 trở lên 55 Bảng 3.19. Tỷ lệ hiểu biết các BPTT của phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên 56 Bảng 3.20. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo dân tộc 57 Bảng 3.21. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo tôn giáo 58 Bảng 3. 22. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nơi sinh sống 58 Bảng 3.23. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nghề nghiệp 59 Bảng 3.24. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo kinh tế hộ gia đình 59 Bảng 3.25. Lý do sinh con thư 3 trở lên 60 Bảng 3.26. Người quyết định sinh con thứ 3 trở lên trong hộ gia đình 60 Bảng 3.27. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên do vỡ kế hoạch 61 Bảng 3.28. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã 61 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Phân phối đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 43 Biểu đồ 3.2. Tình trạng kinh tế hộ gia đình 44 Biểu đồ 3.3 . Hiểu biết biện pháp tránh thai 46 Biểu đồ 3.4. Khách hàng chọn dịch vụ KHHGĐ 47 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ 48 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ số con đã có khi bắt đầu sử dụng BPTT 49 Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ nữ Tỷ lệ các BPTT đã được áp dụng 50 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng các BPTT theo trình độ học vấn 54 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên theo nhóm tuổi kết hôn 55 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chia theo số con 56 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ sinh con thứ 3 theo trình độ học vấn 57 45.23 25.85 19.26 5.97 1.821.65 0.23 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết 04-NQ/HNTW ngày 14 tháng 10 năm1993 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII đã chỉ rõ: “Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội” [17]. Nghị quyết 47 – NQ/TW ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đã tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục quán triệt và cương quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, phấn đấu sớm đạt được mục tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời nâng cao chất lượng dân số Việt Nam” [6]. Thực hiện Công tác kế hoạch hoá dân số là trách nhiệm của toàn xã hội, của nam nữ công dân, trước tiên là trách nhiệm về chỉ đạo thường xuyên của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp [25]. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp, gián tiếp và rõ rệt [49]. Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 147/2000/QĐ-TTg, cùng với thực hiện tốt công tác chăm sóc sinh sản, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu của chiến lược chung của cả nước. Tính đến năm 2007, quy mô dân số của tỉnh 802.979 nguời, tổng tỷ suất sinh là 1,98, tỷ lệ tăng dân số 12,39%o, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 69,32%. Do ảnh hưởng chung về tình hình phát triển dân số của cả nước từ sau năm 2003 đến nay kết quả thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình chững lại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 10,16 % và có xu hướng gia tăng ở hầu hết các địa phương; có 11,8% cặp vợ chồng trong độ tuổi 15 - 49 chưa thực hiện biện pháp tránh thai, tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt 11,74 %. Tình hình này đã gây khó khăn khi thực hiện chính sách về Dân số - kế hoạch hoá gia đình, ảnh hưởng đến việc duy trì mức sinh thay thế, làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội 9 và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đặt cho tỉnh Hậu Giang trước nguy cơ phải tiếp tục đối mặt với những thử thách, có thể có những điều quy định của các giải pháp về dân số, kế hoạch hoá gia đình chưa được thực hiện tốt [10], [11], [40]. Để phát huy thành quả đạt được và khắc phục những mặt tồn tại, thiếu sót. Cần có các giải pháp để can thiệp hữu hiệu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược quốc gia về Dân số vào năm 2010. Do vậy, tiếp tục đẩy mạnh chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008” nhằm hướng đến các mục tiêu như sau: 1. Nghiên cứu tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi); 2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các yếu tố liên quan tại tỉnh Hậu Giang năm 2008. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm kế hoạch hoá gia đình Theo định nghĩa của Tố chức Y tế thế giới (TCYTTG) thì kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) bao gồm những vấn đề để thực hiện giúp cho các cá nhân hay cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu: tránh những trường hợp sinh không mong muốn; điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh; chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp tuổi của bố mẹ. Theo Pháp lệnh Dân số Việt Nam năm 2003: “KHHGĐ là sự nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm đảm bảo sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình” Như vậy, KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. KHHGĐ không những chỉ bao hàm việc lựa chọn các biện pháp để tránh thai (BPTT) mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con [67], [82]. 1.1.2. Lịch sử của tránh thai và KHHGĐ Trong suốt quá trình lịch sử, nam giới và phụ nữ luôn quan tâm đến việc tránh thai (có nghĩa là "chống lại việc thụ thai"), hay tránh có thai bằng cách ngăn không cho tinh trùng kết hợp với trứng. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã đặt phân cá sấu vào trong âm đạo của người phụ nữ để ngăn không cho tinh dịch di chuyển qua cổ tử cung; người Do Thái sử dụng biện pháp phá vỡ sự liên tục của giao hợp (coitus interruptus) (rút dương vật ra khỏi âm đạo trước khi xuất tinh); đến ngày nay con người có các thuốc tránh thai dạng uống, triệt sản Tóm lại, con người luôn tìm cách để tránh thụ thai. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học mới phát triển các phương pháp đáng tin cậy hơn để tránh mang thai. Tuy nhiên, hàng năm ở Mỹ vẫn có hơn 3 triệu nữ thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai không có chủ ý. [...]... Quyết định số 1197 /2008/ QĐ-UBND ngày 27/5 /2008, của UBND tỉnh Hậu Giang thành lập Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang [79] - Công văn số 2257/UBND-NCTH ngày 16/10 /2008 của UBND tỉnh Hậu Giang về thực hiện biện pháp chế tài đối với trường hợp vi phạm chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình [80] - Nghị quyết số 16 /2008/ NQ-HĐND, ngày 5/12 /2008 về giao chỉ tiêu... - kế hoạch hóa gia đình [56] - Quyết định của UBND tỉnh Cần Thơ về phê duyệt Chiến lược Dân số tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001 – 2010 [75] - Quyết định số 33 /2008/ QĐ-UBND ngày 23/7 /2008 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc chuyển Cán bộ DS-KHHGD cấp xã về Trạm y tế [77] 36 - Quyết định số 1196 /2008/ QĐ-UBND ngày 27/5 /2008, của UBND tỉnh Hậu Giang thành lập Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hậu Giang. .. nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược [71] - Quyết định số 03/2001/QĐ-UB ngày 20/7/2001 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình về “Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2001 – 2005” [73] 1.2.3.2 Tình hình sử dụng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình (DVKHHGĐ) * Tình hình sử dụng DVKHHGĐ trên thế giới... cứu Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang, với những đặc điểm kinh tế xã hội chủ yếu như sau: 1.2.5.1 Đặc điểm tình hình chung * Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Tỉnh Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách từ ngày 01/01/2004 (từ tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh lỵ tọa lạc tại thị xã Vị Thanh Nằm về phía Nam sông Hậu, thuộc vùng trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía... sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời quy định xử lý nghiêm những trường hợp sinh con lần 3 trở lên [54] - Báo cáo số 89-BC/TU ngày 08/10 /2008 về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI, mục tiêu nhiệm vụ phát triển đến 2010, về kết quả thực hiện và nhiệm vụ công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình [55] - Công văn số 814-CT/TU ngày 10/04/2009: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết... kinh tế xã hội năm 2009 [34] * Tình hình thực hiện các mục tiêu Chiến lược Dân số Công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Hậu Giang đã đạt được những thành tựu cơ bản: Về quy mô dân số, năm 2004 có 781.005 người, đến năm 2008 là 808.047 người, trung bình mỗi năm tăng thêm 6.760 người Mật độ dân số 492 người/km 2 Tổng tỷ suất sinh năm 2008 là 1,97 con giảm mạnh, tỉnh đã đạt mức sinh thay thế sớm hơn kế hoạch đề ra... hướng giảm từ 19,95% o năm 2004 đến năm 2008 là 16,87% o, trung bình mổi năm giảm 0,77%o; tỷ suất chết thô cũng có xu hướng giảm từ 5,7% o năm 2004 đến năm 2008 là 4,55% o Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm hàng năm từ 14,25% o năm 2004 giảm còn 12,32%o năm 2008 Tỷ lệ nạo/phá thai cũng giảm từ 15,82% năm 2004 đến năm 2008 còn 10,36% Tỷ lệ cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại là 69,32%.Tuổi... tính đến năm 2007, tỷ lệ nạo đã liên tục giảm với tốc độ khá đều (mỗi năm giảm khoảng 0,652%) Điều này có thể nói yếu tố nạo /phá thai và hút ĐHKN đã tác động góp phần làm tăng mức sinh năm 2003 và làm giảm mức sinh năm 2004 trở về sau [76] 1.2.5.2 Thực hiện công tác DS - KHHGĐ tỉnh Hậu Giang * Ban hành văn bản thực hiện công tác DS - KHHGĐ - Chỉ thị số 10 - CT/TU ngày 18/7/2005 về tiếp tục thực hiện chính... phương” [5] * Chính sách pháp luật của Nhà nước - Luật bảo về sức khoẻ nhân dân về thực hiện kế hoạch hóa gia đình [83] - Pháp lệnh Dân số năm 2003, quy định về kế hoạch hoá gia đình [82] - Pháp lệnh dân số sửa đổi điều 10, Pháp lệnh dân số 2003 [15] - Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện: “Mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con... không có nữ hộ sinh và Y sĩ sản nhi, chưa có nguồn lực để thực hiện chương trình phòng chống bệnh lây qua đường tình dục; ngoài ra sự suy thoái về đạo đức của cán bộ y tế và trong giao tiếp của cán bộ y tế thiếu thân thiện [72] 1.2.3.3 Tình hình thực hiện biện pháp tránh thai (BPTT) * Tình hình sử dụng BPTT trên thế giới Trên thế giới ước tính vào năm 1994, số lượng người sử dụng các BPTT khoảng 899 triệu, . PHAN THANH TÙNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 TẠI TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 LUẬN ÁN CHUYÊN. cấp bách của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Hậu Giang năm 2008 nhằm hướng đến. quan tại tỉnh Hậu Giang năm 2008. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm kế hoạch hoá gia đình Theo định nghĩa của Tố chức Y tế thế giới (TCYTTG) thì kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ)

Ngày đăng: 05/04/2015, 09:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

    • LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

    • LỜI CAM ĐOAN

    • Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong Luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

    • Người cam đoan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan