Tiểu luận Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

19 9.9K 58
Tiểu luận Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ I. Lời nói đầu Con người là chủ thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Nhà nước ra đời với bản chất gia cấp đồng thời cũng mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện bằng việc thông qua các cơ quan quyền lực của mình, nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ chủ yếu và quan trọng xã hội. Nói như vậy có nghĩa là nhà nước điều chỉnh con người trong xã hội thông qua việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nói riêng về các mối quan hệ trong xã hội dân sự, luật pháp nước ta chia làm hai mảng chính: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nhưng điều đó không nói lên rằng quan hệ dân sự thiếu tính đa dạng mà chính là thể hiện sự phức tạp của vấn đề. Tham gia vào các mối quan hệ pháp luật dân sự, con người thể hiện những tư cách chủ thể khác nhau. Ví dụ: A bán cho B vòng vàng với giá 500 nghìn đồng. Xét về tư cách tham gia quan hệ xã hội này : giả sử A, B > 18 tuổi , có đầy đủ năng lực hành vi,tư cách chủ thể tham gia của A và B được xét như sau: + A và B tham gia với tư cách là cá nhân - một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. + A với tư cách là pháp nhân ( chủ tiệm vàng ) , B với tư cách là cá nhân Qua sự phân tích về tư cách tham gia mối quan hệ pháp luật dân sự, có thể thấy tùy vào tính chất, sự đại diện chủ thể mà A và B tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có thể với tư cách là chủ thể này hoặc chủ thể khác. Tại sao phân chia tư cách chủ thể? Một lý do có thể thấy: trong dân sự các chủ thể tham gia với mong muốn đó là sự giao dịch này phải có đảm bảo được độ tin cậy, người tham gia làm sao thoả mãn được ý chí của mình ( có thể giao dịch hoặc không thể giao dịch ). Luật dân sự có quy định riêng cho mỗi chủ thể tham gia, tính bảo đảm tư cách chủ thể được luật dân sự đảm bảo về quyền và nghĩa vụ: cá nhân tham gia có quyền, nghĩa vụ khác với quyền và nghĩa vụ pháp nhân tham gia. Vì những vấn đề trên, chúng ta sẽ nghiên cứu con người với tư cách chủ thề trong quan hệ pháp luật dân sự. Và vấn đề nghiên cứu đề cập trong bài nghiên cứu này là: con nguời tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân - một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. II. Nội Dung 1. Khái niệm về cá nhân _ chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quan điểm của các nhà làm luật. Trước hết chúng ta làm rõ thế nào là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và những ai được coi là chủ thể đó? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do luật Dân sự điều chỉnh. Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân , pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các loại chủ thể khác. Trong các loại chủ thê nêu trên thì con người, những thành viên của xã hội có vai trò quan trọng nhất. Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về việc xác định khái niệm cá nhân hay thể nhân để nói về chủ thể là con người trong quan hệ pháp luật dân sự. Con người là chủ thể được xác định trong quan hệ pháp luật thuộc nhiều ngành luật, trong đó có luật dân sự. Tuy nhiên khái niệm "con người" là chủ thể thường được xác định trong quan hệ pháp luật mang tính chính trị_ pháp lý. Còn công dân là khái niệm dùng để xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ với Nhà nước. Hiện nay trên thể giới những nước như Liên bang Nga sử dụng khái niệm "công dân" cùng với khái niệm "thể nhân" trong luật dân sự để chỉ chủ thể tham gia là người nước ngoài và người không quốc tịch. Luật dân sự Đức thì lại không sử dụng khái niệm "công dân" mà sử dụng khái niệm "thể nhân" để chỉ chủ thể là cá nhân trong luật dân sự. Bên cạnh đó thì bộ luật dân sự Pháp lại sử dụng khái niệm "cá nhân" để phân biệt với chủ thể là "pháp nhân". Ở Việt Nam chúng ta khái niệm "thể nhân" chưa được sử dụng để phân biệt với chủ thể là pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự. Cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách chủ thể, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự nghĩa là phải được pháp luật thừa nhận có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? 2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân a. Khái niệm Theo khoản 1, điều 14 BLDS năm 2005 quy định: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự". Khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là khả năng để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật dân sự cho phép. Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ thể của quan hệ đó. b.Đặc điểm Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật dựa trên cơ sở pháp triển của nền kinh tế văn hóa, xã hội, Ở nước ta năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được ghi nhận từ điều 14 đến điều 23 BLDS 2005. "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính không tách rời, nó phát sinh vào thời điểm người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết". Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau (tính bình đẳng). Tuy nhiên một số quyền gắn với nhân thân và bản chất sinh lý của con người thì cá nhân chỉ có được khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất định (quyền vợ chồng, cha mẹ, giám hộ). Các quyền nhân thân và tài sản của người đã thành thai được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong trường hợp người đó sinh ra và con sống. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là không thể chuyển giao và nó không bị hạn chế, trừ trường hợp có căn cứ pháp luật. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân được pháp luật quy định. Điều 15 BLDS quy định: Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây: 1.Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; 2.Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; 3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. 3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân a. Khái niệm Theo điều 17 BLDS: năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. b. Đặc điểm Năng lực hành vi dân sự gắn với độ tuổi và trạng thái sức khẻo tinh thần của cá nhân. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đủ mười tám tuổi trở lên (người đã thành niên) là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và ý thức được hậu quả hành vi của mình gây ra. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân thể hiện ở hai khía cạnh: khả năng giao dịch (năng lực thực hiện giao dịch) , khả năng gánh chịu trách nhiệm (độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình). c. Phân loại Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được phân định thành các mức độ sau đây: - Người đủ từ mười tám tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm cho người đó không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc không bị toà án tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tham gia vào mọi quan hệ pháp luật dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của bản thân và trở thành chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự mà người đó đã tham gia. - Người đủ từ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi là người có năng lực hành vi một phần, vì vậy khi người này xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm mục đích sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi như mua sách vở, đồ dùng học tập Trong trường hợp người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo và thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. - Người chưa đủ sáu tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự, vì vậy mọi giao dịch dân sự có liên quan đến người chưa đủ sáu tuổi đều cần phải có người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ) xác lập thực hiện. - Đối với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất hành vi dân sự trên cơ sở giám định của các cơ quan có thẩm quyền. Mọi giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại theo pháp luật xác lập, thực hiện. - Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự * Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyểt định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. * Người đại diện theo pháp luật của người hạn chế năng lực hành vi dân sự và vi phạm đại diện do toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày. * Khi không còn tuyên bố căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. 4. Quyền nhân thân Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân có hàng loạt dấu hiệu và thuộc tính tự nhiên, xã hội mà trên cơ sở đó phân biệt các cá nhân với nhau đồng thời có ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của cá nhân đó. Các thuộc tính đó là tên, quốc tịch, độ tuổi, tình trạng gia đình, giới. Từ những thuộc tính này, luật quy định mỗi người tham gia vào quan hệ pháp luật với tên (họ) nhất định (nhân danh mình) với quốc tịch, độ tuổi và giới xác định. Các thuộc tính này được xác định ngay từ khi khai sinh cùng với việc đăng ký khai sinh. Các quyền nhân thân của cá nhân có thể được phân chia thành hai loại: quyền nhân thân phi tài sản không gắn với tài sản và quyền nhân thân phi tài sản có gắn với tài sản. Loại quyền thứ nhất là quyền không thể chuyển giao, còn loại quyền thứ hai là loại quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ có những quyền có thể chuyển giao. Điều 24 BLDS 2005 quy định: "Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". 5. Hộ tịch và nơi cư trú của cá nhân Hộ tịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự. Hộ tịch của cá nhân là một thuật ngữ pháp lý dân sự được sử dụng lâu đời, đặc biệt là vào thời kỳ trước và sau năm 1945, những việc dân sự và thương mại thường được gọi là "việc Hộ". Hộ tịch và đăng ký hộ tịch là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hộ tịch của cá nhân là tổng hợp tất cả các sự kiện, các thông tin cơ bản về một cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên - xã hội, mang những quyền và nghĩa vụ do luật định như các quyền và nghĩa vụ về chính trị, về tài sản, về nhân thân Nói đến hộ tịch là nói đến tình trạng, địa vị dân sự của công dân, nghĩa là chỉ rõ những sự kiện cá thể hoá cá nhân đó ( họ, tên, tên đệm, quốc tịch, giới, độ tuổi) chỉ rõ năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đó trong các lĩnh vực dân sự, lao động và tình trạng gia đình. Như vậy, hộ tịch là tất cả những sự kiện (hành vi hoặc sự kiện) pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Việc xác định các sự kiện pháp lý về hộ tịch liên quan đến địa vị dân sự cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Các sự kiện đó đựơc quy định tại điều 54 BLDS 1995, bao gồm: sinh tử kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi tên, họ, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. (điều 52 BLDS 2005) Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định trên thì nơi cư trú là nơi người đó đang sống (điều 52 khoản 2 BLDS). Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ pháp luật dân sự. Xác định nơi cư trú là cơ sở để xác định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, như nơi mở thừa kế, nơi để tống đạt các giấy tờ, nơi được xác định các thẩm quyền của Toà án giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, 6.Giám hộ a. Khái niệm Điều 58 BLDS: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện để chăm sóc và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ). Giám hộ là một hình thức bảo vệ pháp lý, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối với người chưa thành niên, đặc biệt là những trẻ em dưới mười lăm tuổi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm giữa người thân thích và phát huy truyền thống tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" giữa các thành viên trong cộng đồng. b. Người được giám hộ: Khoản 2 điều 58 BLDS 2005 Bộ luật dân sự quy định rộng rãi phạm vi những người cần được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ về mặt pháp lý (người được giám hộ) bao gồm: [...]... chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự Việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự dựa trên cơ sở năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực pháp và năng lực hành vi dân sự Cá nhân từ khi sinh ra đã có năng lực pháp luật tức là đã có các quyền và nghĩa vụ dân sự Năng lực dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết Liên quan đến năng lực dân sự của. .. không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật quy định khác Mọi giao dịch của người không có năng lực hành vi dân sự hoặc của người mất năng lực hành vi dân sự đều phải có người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện./ III Các vấn đề thực tiễn 1, Quan điểm tiếp cận Theo sự nghiên cứu của chúng tôi Cá nhân là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, vì thế điều... Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ Giám hộ là một chế định pháp luật nhằm hộ trợ năng lực chủ thể quan hệ pháp luật dân sự cho các cá nhân không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự Người làm giám hộ chủ yếu là để thực hiện trách nhiệm công dân của mình, trách nhiệm của những người khẻo mạnh đối với người đau yếu, của người lớn đối với trẻ nhỏ Lợi ích lớn nhất của người giám hộ... nhân là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, vì thế điều cần xác định ở đây là con nguời tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với điều kiện nào thì trở thành chủ thể của luật dân sự với tư cách là cá nhân tức là thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự đó 2, Trong vấn đề giám hộ, BLDS 2005, tại điều 59 có quy định về: giám sát việc giám hộ Theo nhóm chúng tôi:... điều khiển được hành vi của mình cũng như người buộc phải giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự c Người giám hộ: Người giám hộ là người thay mặt cho người được giám hộ trong các quan hệ pháp luật dân sự và chăm sóc, giáo dục người giám hộ, vì vậy Điều 60 BLDS 2005 quy định người có đủ các điều kiện cần thiết sau đây mới có thể làm người giám hộ: *Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; *Có tư cách đạo... người có quyền và lợi ích liên quan Mặc dù bộ luật không quy định cụ thể nhưng có thể hiểu người có quyền lợi ích liên quan là những người có quan hệ hôn nhân, gia đình với người biệt tích, là người chủ nợ hoặc cho thuê tài sản, Cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu là Toà án, trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định c Tuyên bố mất tích Theo điều 78 BLDS 2005, một người có thể bị tuyên bố mất tích khi... không áp dụng trong trường hợp người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự là cha, mẹ của người đó hoặc người giám hộ của người chưa thành niên là ông, bà nội hoặc ông bà ngoại của người đó d.Các hình thức giám hộ trong Bộ luật dân sự • Giám hộ đương nhiên: điều 61 BLDS 2005 Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trước hết là cha, mẹ của người đó Nếu người chưa thành niên không... biện pháp thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự - Vẫn không có tin tức xác thực về người đó còn sống hay đã chết - Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan gửi đến Toà án Toà án là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định tuyên bố một người bị mất tích d Tuyên bố một người là đã chết Việc tuyên bố một người là đã chết được Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân theo... thủ tục tố tụng dân theo yêu cầu của người có quyền,lợi ích liên quan khi có các căn cứ theo quy định tại điều 81 BLDS 2005 Khi một người bị toà án tuyên bố là đã chết, thì các quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với một người đã chết Tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế Trong trường hợp,... thực hiện giám hộ của mình a Nghĩa vụ Pháp luật dân sự quy định về nghĩa vụ của người giám hộ rất cụ thể tại các điều 65,66,67,69 BLDS 2005 Người giám hộ phải thực hiện những nghĩa vụ chủ yếu như: chăm sóc, giáo dục người được giám hộ (nếu người đượcgiám hộ dưới mười lăm tuổi); hoặc chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ (nếu người giám hộ mất năng lực hành vi dân sự) ; đại diện cho . gia vào quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân - một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. II. Nội Dung 1. Khái niệm về cá nhân _ chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quan điểm của các. làm luật. Trước hết chúng ta làm rõ thế nào là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và những ai được coi là chủ thể đó? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào các quan. hệ pháp luật dân sự được pháp luật dân sự cho phép. Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ

Ngày đăng: 04/04/2015, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan