Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng “Bánh Đa Cua Hải Phòng” tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

23 1.9K 22
Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng “Bánh Đa Cua Hải Phòng” tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E - LEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng “Bánh Đa Cua Hải Phòng” tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang TP Hồ Chí Minh – Tháng 04 năm 2012 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: MỤC LỤC 4 Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 2 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E - LEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng “Bánh Đa Cua Hải Phòng” tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Giáo viên hướng dẫn: GVC Phan Thế Công Học viên: Đoàn Anh Cường Lớp: D10 Ngành: Quản Trị Kinh Doanh TP Hồ Chí Minh – Tháng 04 năm 2012 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Lời mở đầu 4 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 5 1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng 5 1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng 6 1.3. Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng 8 1.4. Sơ lược về tính khả thi của dự án 8 CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING 9 2.1. Sơ lược về Thành Phố Mỹ Tho 9 2.2. Giới thiệu tổng quan kế hoạch marketing 10 2.3. Phân tích môi trường 11 2.3.1. Đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường 11 2.4. Chiến lược Marketing 12 2.4.1. Phân đoạn thị trường 12 2.4.2. Đánh giá các đoạn thị trường 13 2.4.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 14 2.4.4. Các chiến lược cho thị trường mục tiêu 15 CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 15 3.1. Kế hoạch doanh thu dự kiến hàng tháng 15 3.2. Kế hoạch chi phí hàng tháng 15 3.3. Kế hoạch lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn 16 3.3.1. Kế hoạch lợi nhuận 16 3.3.2. Phân tích điểm hòa vốn 17 CHƯƠNG 4 - KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 19 4.1. Xác định nhu cầu nhân sự 19 4.2. Xác định cơ cấu nhân sự 19 Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 3 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: CHƯƠNG 5 - DỰ PHÒNG RỦI RO 19 KẾT LUẬN 19 Tài Liệu Tham Khảo 19 Lời mở đầu Bánh đa cua là món ăn dân rã, gắn bó từ rất lâu với người dân Hải Phòng. Nó là thứ quà sáng, là thức ăn tối của người dân Hải Phòng dù đi đến nơi đâu cũng không thể quên được mùi vị. Nguyên liệu chế biến không có gì cao sang, đắt đỏ, chỉ những sản phẩm của vùng quê như cua đồng, lá nốt, rau muống…Nhưng chính từ những Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 4 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: nguyên liệu có từ đất, có từđồng ruộng ấy qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp trở thành món ăn đặc sản. Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ ngũ màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ níu chân thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức, sẽ là hương vị nhớ về của những người đi xa. Nhiều người Hải Phòng sinh sống và lập nghiệp ở mọi miền quê trên đất nước, không ít người đã nấu món bánh đa cua để làm kế sinh nhai. Dẫu rằng món ăn hành hương đi xa và đã ít nhiều phai nhạt cái đậm đà của đặc sản thứ thiệt nhưng nó vẫn là nơi tìm đến món ăn quê nhà của người Hải Phòng xa xứ Là một người con của đất cảng nhưng phải xa quê và luôn luôn nhớ về quê hương, nhớ cả những món ăn ngon tại quê nhà. Thế nhưng ở đây ( TP Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang) để tìm được một cửa hàng bán món ăn “ Bánh đa cua” còn khó hơn hái sao trên trời, chính vì thế nên tôi có ý định mở một cửa hàng bán món ăn “Bánh đa cua” tại Mỹ Tho. CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN. 1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng. Từ lâu bánh đa cua đã là một trong những “đại diện” cho ẩm thực Hải Phòng. Bởi lẽ sự kết hợp mang đậm nét truyền thống trong món ăn này khiến cho ai ai khi đã từng thưởng thức rồi không thể quên được cái hương vị đậm đà của nó… Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, mỗi địa phương ở nước ta lại có những món ăn khác nhau phản ánh những đặc trưng văn hóa, sinh hoạt của mỗi vùng miền như: Phở bò Nam Định, bún bò Huế, bún thang Hà Nội, nem Sài Gòn… Và bánh đa cua chính là đặc trưng riêng cho ẩm thực thành phố hoa phượng đỏ - thành phố Hải Phòng. Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 5 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Trong xã hội phát triển như hiện nay, ẩm thực ở Hải Phòng cũng như ở các địa phương khác rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống như; thịt kho, cá kho, bún đậu, canh rau muống… thì trong những bữa ăn chính cũng còn có cả những món ăn nước ngoài rất phổ biến. Đặc biệt hiện nay những đồ ăn hộp, thức ăn chế biến sẵn được bày bán khắp mọi nơi. Tuy nhiên đồ ăn truyền thống với những cách chế biến rất Việt vẫn được ưa chuộng hơn cả trong bữa ăn người Việt. Ở Hải Phòng, món bánh đa cua đã trở thành đặc sản cho người dân đất cảng. Bạn có thể thưởng thức bánh đa cua như một món quà sáng tươm tất, cũng có thể sửa soạn nấu bánh đa cua để khoản đãi bạn bè, cũng có khi là món ăn lạ để thay đổi khẩu vị trong những ngày cuối tuần cho cả gia đình. 1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng Mỗi bát bánh đa cua đều được chế biến từ bánh đa khô và thịt cua đồng. Những sợi bánh đa dai dai vàng rộm được làm từ bột gạo phơi khô, trước khi nấu thường ngâm vào nước khoảng năm phút cho nở bánh canh mềm hơn. Cua đồng được chọn từ những con to nhất, chắc nhất đem ra làm sạch, gạt khéo léo lấy phần gạch màu ở mai con cua phi thơm cùng hành củ để nấu làm màu cho nồi nước dùng. Riêng phần thân cua được đem xay nhuyễn để lọc lấy nước đun sôi tạo thành lớp gạch cua bên trên của nồi canh. Bánh đa cua thường được ăn kèm với dưa mùng muối chua, và đặc biệt phải có ớt để phần cua không bị tanh. Ăn thật nhiều cay cũng trong bữa ăn cũng là đặc trưng của người dân vùng biển Hải Phòng. Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 6 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Những sợi bánh đa vàng rộm Cũng như bún thang, phở bò… bánh đa cua là sự tổng hợp của biết bao hương vị đậm đà. Đó là vị ngọt và dai của từng sợi bánh đa, vị thơm ngậy của gạch cua, vị cay nồng của ớt, vị chua chua của dưa mùng, và vị đậm đà của nước dùng… Đây quả là một món ăn thuần Việt cả về cách chế biến cũng như các nguyên liệu tạo nên món ăn. Bánh canh được chế biến từ gạo – đặc trưng cho nền sản xuất nông nghiệp của nước ta. Kết hợp với thịt cua – một loại con vật sống ở cánh đồng, đại diện cho vùng chiêm trũng. Hiện nay ở một số nơi khi chế biến bánh đa cua có cho thêm cả nấm mọc vào, càng làm tăng thêm độ béo ngậy, thơm ngon cho bát bánh đa mà không làm mất đi vị thơm ngon đặc trưng của cua đồng. Không chỉ trong những ngày trời đông se lạnh thì món bánh đa cua mới trở thành món ăn lý tưởng. Mà ngay cả trong những ngày hè oi ả thì bánh đa cua vẫn luôn là một lựa chọn phù hợp cho những bữa ăn nhanh hay bữa sáng. Bởi bánh đa cua chế biến tiện lợi, nhanh gọn lại thơm ngon, mang đậm hương vị đồng quê Việt Nam. Với tất cả những hương vị, màu sắc, nguyên liệu trong bát bánh đa cua đã trở nên vô cùng hấp Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 7 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: dẫn với người dân Hải Phòng nói riêng, người dân đất Việt nói chung khi được thưởng thức. Mỗi bát “bánh đa cua” nhứ thế sẽ được bán ra với giá bình dân 15-18 ngàn đồng sẽ là một lợi thế giúp “bánh đa cua” có thể phục vụ được tốt hơn cho hầu hết mọi đối tượng sử dụng. 1.3. Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng. Do ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là một thành phố miền tây nam bộ và chưa có ai kinh doanh mặt hàng này nên nếu kinh doanh mặt hàng này thì tôi sẽ là người đầu tiên, và với các nguyên liệu được mang từ miền bắc vào ( bánh đa đỏ -nguyên liệu chính được mua từ chợ “căn cứ 26” -Gò Vấp TP HCM) sẽ làm cho món ăn mang đậm hương vị quê hương, đó sẽ là một điểm độc đáo của món ăn. Trong quá trình chế biến sẽ không sử dụng các hóa chất tạo màu độc hại củng như các thực phẩm ôi thiu cũng đem lại sự yên tâm cho khách hàng sử dụng món ăn “bánh đa cua”. 1.4. Sơ lược về tính khả thi của dự án. Với mức vốn ban đầu khoảng 10 triệu đồng là có thể mở được cửa hàng như thế. Tróng đó 5 triệu đồng dùng vào đầu tư trang thiết bị ( bàn ghế, nồi nấu, tô bát, thìa đũa…) và thuê địa điểm và 5 triệu đồng dùng làm vốn lưu động để mua nguyên liệu. Với sản phẩm là “bánh đa cua” - một món ăn đặc sản của Hải Phòng và được bán với giá rất cạnh tranh ( 15 - 18 ngàn/tô) nên được dự dự đoán là sẽ có nhiều khách hàng. Mục tiêu trong vòng 6-8 tháng sau khi kinh doanh sẽ thu hồi vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi. Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 8 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING. 2.1. Sơ lược về Thành Phố Mỹ Tho. Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm và liên tục phát triển cho đến nay. Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố (chữ Hán: 美萩大浦) ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa. Năm 1826, vua Minh Mạng lại cho dời lỵ sở trấn Định Tường sang phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc các phường 1, 4 và 7), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Cũng trong năm này, ông Dương Tấn Tuyên lập một ngôi chợ bên cạnh thành mới tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay. Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lị tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh lị tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập. Mỹ Tho từng có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp. Năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập lại tỉnh Định Tường, giải thể thị xã Mỹ Tho, nhập địa bàn vào xã Điều Hòa. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cải biến xã Điều Hòa thành thị xã Mỹ Tho, đến ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia địa bàn thành 6 khu phố. Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 9 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Cuối năm 1976, thị xã Mỹ Tho được Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nâng lên thành thành phố Mỹ Tho, trực thuộc Khu 8. Từ năm 1976 đến 2005, Mỹ Tho được công nhận là thành phố loại 3 và từ 2005 là đô thị loại 2 Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ là đô thị loại II ), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Diện tích tự nhiên: 81.54 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 06 xã). Mỹ Tho có đặc sản nổi tiếng là Hủ tiếu Mỹ Tho. Khác với Hủ tiếu Nam Vang, Hủ tiếu Mỹ Tho có thêm tôm, mực, hải sản, ốc nên nước dùng ngọt. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho làm từ gạo thơm, dẻo (nổi tiếng là thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong), phải dùng trong ngày, do vậy có mùi thơm của gạo, to và trong, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bị bở, nhai dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Hủ tiếu Mỹ Tho thường ăn với phụ gia là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương, rau cải, (sau này còn có thêm cần tây, sườn heo và trứng cút), có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đe. Tuy nhiên để cạnh tranh được với “Hủ tiếu Mỹ Tho” thì “Bánh đa cua Hải Phòng” cũng không phải là không có cơ sở. Để biết được ta phải đi vào phân tích thị trường mục tiêu ở đây là bán kính trong vòng 1km từ khu vực phường 6 TP Mỹ Tho - đây là điểm dự kiến mở cửa hàng. 2.2. Giới thiệu tổng quan kế hoạch marketing. Kế hoạch marketing giúp việc kinh doanh hiểu rõ được các vấn đề quan trọng để từ đó có được các chiến lược kinh để đạt được mục tiêu của kế hoạch kinh doanh. Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 10 [...]... ngày của cửa hàng “Bánh đa cua Hải Phòng” là rất có thể Vì theo như dự báo của tôi căn cứ vào các mức tiêu thụ của khách hàng trong quá khứ tại các cửa hàng khác thì chỉ cần khoảng 10% lượng cán bộ chiến sĩ người miền bắc đang công tác tại bệnh viện K120 chuyển từ sử dụng các đồ ăn sáng khác sang dùng “bánh đa cua và 5-7% lượng khách hàng đang ăn sáng ở khu vực gần đó (nơi dự định mở cửa hàng) chuyển... cảm với giá cả CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3.1 Kế hoạch doanh thu dự kiến hàng tháng Dự kiến sẽ bán được khoảng 70 - 80 tô/ ngày trong vòng 6 tháng đầu, các tháng tiếp theo doanh thu dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 10-15% nữa Stt 1 Diễn giải Bánh đa cua Đvt Số lượng Tô Đơn giá 2.250 17.000 Tổng cộng Thành tiền 38.250.000 38.250.000 Bảng 3.1 Kế hoạch doanh thu 3.2 Kế hoạch chi phí hàng tháng Stt Diễn giải... nhưng bù lại cửa hàng mới chỉ phải mở cửa từ 5h30 đến 9h sáng mỗi ngày Dự kiến sau 3 tháng kinh doanh khi mà đã có một lượng khách hàng ổn định, lúc đó cửa hàng sẽ mở cửa thêm từ 15h đến 18h chiều, khi đó hi vọng sẽ có thêm khách hàng và doanh thu sẽ tăng 3.3.2 Phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn của hàng bắt đầu... trường đồ ăn sáng tại TP Mỹ Tho nói chung và khu vực tôi dự định mở cửa hàng cũng vậy Do nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và phong phú nên cửa hàng Đoàn Anh Cường - Lớp D10 Trang 12 Chương trình Đào tạo Cử nhân Trực tuyến HOU Topica MAN 410 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: chúng tôi không thể đáp ứng từng nhu cầu riêng lẻ ( kết hợp bán nhiều loại thức ăn sáng trong một cửa hàng) , vì vậy... 4.500.000 Tổng cộng chi phí 33.790.000 Bảng 3.2 Kế hoạch chi phí 3.3 Kế hoạch lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn 3.3.1 Kế hoạch lợi nhuận Lợi nhuận của cửa hàng là kết quả tài chính của các hoạt động trong kỳ ( trong tháng): Lợi nhuận = Doanh Thu - Tổng chi phí 38.250.000 - 33.790.000 = 4.460.000 Như vậy với sản lượng khoảng 2.250 tô bán ra mỗi tháng cửa hàng sẽ có lợi nhuận là : 4.460.000 đồng Đoàn... trường thông qua một bảng chào hàng hoặc một băng rôn quảng cáo cho việc khai trương của cửa hàng, thời gian đầu chúng tôi sẽ tập trung vào phục vụ những người mua chủ yếu là người miền bắc đang sinh sống và làm việc tại TP Mỹ Tho, sau đó nhờ vào sự quảng bá của chính những khách hàng này chúng tôi sẽ xây dựng được một hình ảnh về một cửa hàng bán đồ ăn bắc trong tâm trí khách hàng Cơ sở để chúng tôi chọn... RO Ví dụ các rủi ro có thể xảy ra đối với kế hoạch kinh doanh:  Nhu cầu của thị trường giảm;  Đối thủ cạnh tranh hạ giá bán;  Một khách hàng lớn cắt hợp đồng;  Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán;  Kế hoạch doanh thu không thực hiện được;  Một kế hoạch quảng cáo quan trọng bị thất bại;  Một nhà cung cấp không thể giao hàng đúng hạn;  Các đối thủ cạnh tranh đưa... CHÍNH 3.1 ĐA NH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận 3.1.1.1 Doanh thu 3.1.1.2 Chi phí 3.1.1.3 Giá thành sản phẩm 3.1.1.4 Lợi nhuận 3.1.2 Phân tích điểm hòa vốn 3.1.3 Các báo cáo tài chính 3.1.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.1.3.3 Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản) 3.1.4 Dòng tiền và... 5-7% lượng khách hàng đang ăn sáng ở khu vực gần đó (nơi dự định mở cửa hàng) chuyển sang dùng “bánh đa cua thay cho các sản phẩm khác là tôi coi như đã thành công bước đầu Ước tính cầu của cửa hàng mình: Qi = Si * Q Trong đó: Q: Tổng cầu thị trường trong một tháng Qi: Cầu của cửa hàng Si: Thị phần của cửa hàng 7.5% * 510.000.000 = 38.250.000 đồng 2.4 Chiến lược Marketing 2.4.1 Phân đoạn thị trường... bày tóm lược những điểm chính về ý tưởng kinh doanh/ dự án bao gồm: • Nguồn gốc hình thành ý tưởng • Cơ sở thực hiện ý tưởng • Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng • Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh 1.1 GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH/ DOANH NGHIỆP 1.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH 1.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.5 Các yếu tố quyết định . tài: Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng “Bánh Đa Cua Hải Phòng” tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Giáo viên hướng dẫn: GVC Phan Thế Công Học viên: Đoàn Anh Cường Lớp: D10 Ngành: Quản Trị Kinh Doanh TP. TẠO E - LEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Kế hoạch kinh doanh Cửa hàng “Bánh Đa Cua Hải Phòng” tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang TP Hồ Chí Minh – Tháng 04 năm 2012 Chương trình Đào tạo. 15 CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 15 3.1. Kế hoạch doanh thu dự kiến hàng tháng 15 3.2. Kế hoạch chi phí hàng tháng 15 3.3. Kế hoạch lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn 16 3.3.1. Kế hoạch lợi nhuận

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.

    • 1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng.

    • 1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng

    • 1.3. Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng.

    • 1.4. Sơ lược về tính khả thi của dự án.

    • CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING.

      • 2.1. Sơ lược về Thành Phố Mỹ Tho.

      • 2.2. Giới thiệu tổng quan kế hoạch marketing.

      • 2.3. Phân tích môi trường.

        • 2.3.1. Đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường.

          • 2.3.1.1. Nhu cầu của thị trường.

          • 2.3.1.2. Đánh giá nhu cầu thị trường.

          • 2.4. Chiến lược Marketing.

            • 2.4.1. Phân đoạn thị trường.

            • 2.4.2. Đánh giá các đoạn thị trường.

            • 2.4.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu.

            • 2.4.4. Các chiến lược cho thị trường mục tiêu.

            • CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH.

              • 3.1. Kế hoạch doanh thu dự kiến hàng tháng.

              • 3.2. Kế hoạch chi phí hàng tháng.

              • 3.3. Kế hoạch lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn.

                • 3.3.1. Kế hoạch lợi nhuận.

                • 3.3.2. Phân tích điểm hòa vốn.

                • CHƯƠNG 4 - KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.

                  • 4.1. Xác định nhu cầu nhân sự.

                  • 4.2. Xác định cơ cấu nhân sự.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan