Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver

91 1.6K 21
Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Diện LỜI CẢM ƠN Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng kính biết ơn sâu sắc tới Quý thầy cô giáo Khoa Khoa học Xã hội, Quý thầy cô giáo của Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học của mình. Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu nặng tới gia đình, là suối nguồn niềm tin và khát vọng của em. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua. Chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những thống kê gần đây cho thấy chủ nghĩa hậu hiện đại ngày càng được các học giả quan tâm và dành nhiều trang viết. Ở địa hạt văn chương, những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại, tìm hiểu các giá trị văn bản dưới góc nhìn hậu hiện đại tăng dần theo thời gian mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đó là vấn đề đầu tiên thôi thúc chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình đến chủ nghĩa hậu hiện đại. Nước Mỹ không phải là nơi khai sinh nhưng lại là mảnh đất cho chủ nghĩa hậu hiện đại phát triển và thăng hoa. Có thể kể đến một loạt những cây bút hậu hiện đại Mỹ nổi danh như Toni Morrison, Ken Kesey, Paul Auster Cormac, McCarthy, Barthelme, Don Delilo và không thể không kể đến chủ soái của chủ nghĩa cực hạn Raymond Carver. Raymond Carver (1938 - 1988) là nhà văn Hoa Kì, sinh ra tại Oregon, trưởng thành tại Yakima, Waslington. Ông được xem là cây bút truyện ngắn bậc thầy của Hoa Kì nửa sau thế kỉ XX và là chủ soái của khuynh hướng (chủ nghĩa) cực hạn (minimalism), người viết về những thảm họa trong đời sống cá nhân bằng phong cách dung dị kiệm lời, kiệm cảm xúc đến bất ngờ. Thời thơ ấu Raymond Carver chịu nhiều đắng cay. Ông lập gia đình từ năm mười chín tuổi. Năm 1958 nhằm thay đổi cuộc sống, Carver đưa vợ và hai con đến Chico, bang California và giao du với các văn nghệ sĩ. Được sự khuyến khích của bạn bè, Carver bắt tay vào sáng tác. Ông làm thơ và viết truyện ngắn. Nhiều tạp chí nhỏ đã nhận in tác phẩm của ông. Năm 1963, Carver tốt nghiệp Đại học Humboldt, California. Năm 1966, ông nhận bằng thạc sĩ mĩ thuật tại Đại học Iowa. Năm 1968, cuốn sách đầu tiên của Carver ra mắt bạn đọc, không phải là truyện ngắn mà là tập thơ Gần Klamath nhưng không gây được sự chú ý của độc giả. Mãi tám năm sau, vẫn kiên trì vừa kiếm sống vừa viết, tập truyện ngắn Em làm ơn im đi, được không? (1977) của Raymond Carver ra đời. Ngay lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết đến và hâm mộ. Năm 1981, một tập truyện ngắn nổi tiếng nữa của Carver ra mắt bạn đọc, Mình nói chuyện gì khi minh nói chuyện tình. 1 Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Carver là khi truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của ông, “Điều tốt lành nho nhỏ”, được trao giải văn xuôi hư cấu Carlos Fuentes. Truyện này về sau được tuyển vào tập “Thánh đường” (1984). Năm 1988, tập tuyển những truyện đặc sắc và những truyện mới sáng tác của ông “Mình đang gọi từ đâu” ra đời. Đây là tập truyện ngắn cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được mệnh danh là nhà văn khai sinh ra trường phái Truyện ngắn cực hạn, Carver được nhiều trường đại học mời đến giảng kĩ thuật viết cho sinh viên như đại học Berkeley ở Kalifornia, Đại học Texas,…Carver thừa nhận ông đã học kĩ thuật viết từ William Faulkner, Ernest Hemingway và cả Anton Chekhov. Văn phong Carver dung dị, trực tiếp. Truyện của ông tựa lát cắt rất thực của cuộc đời. Các nhân vật của ông – thường được đối chiếu với chính cuộc đời ông – là những con người thua thiệt và mất mát. Dẫu sáng tác không nhiều nhưng những cách tân nghệ thuật về thể loại của Carver đã đưa ông lên vị trí số một của các cây bút truyện ngắn nửa sau thế kỉ XX ở Hoa Kỳ. Ông được đánh giá là nhà văn xuất sắc và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Sau khi li dị, Carver lấy người vợ thứ hai Tess Gallagler và chuyển đến sống tại Port Angeles, Washington. Carver mất năm 1988 vì ung thư phổi. Ông là một trong những người đã và đang thách thức các quan niệm truyền thống về truyện ngắn và không ngừng cấp cho khái niệm này nội hàm mới. Chủ nghĩa hậu hiện đại đang là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, chưa được thống nhất; việc nghiên cứu truyện ngắn cực hạn của Raymond Carver là một điều thực sự có ý nghĩa về cả lí luận lẫn thực tiễn. Khuynh hướng cực hạn bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1960 trong các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc và văn học. Ngay từ khi xuất hiện, chủ nghĩa cực hạn đã là đề tài nóng bỏng cho nhiều cuộc tranh luận và phê bình. Có những ý kiến đánh giá cao, tôn vinh, thậm chí đã gắn thuật ngữ cực hạn thành cái mác thẩm mỹ cho mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật ở vô số nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với nghĩa miệt thị, coi nó là biểu hiện của sự rã đám của các tác phẩm nghệ thuật. 2 Chủ nghĩa cực hạn được biết đến đầu tiên ở lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Trong văn học chủ nghĩa tối giản xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên nguồn gốc của nghệ thuật và kĩ xảo mà hình thành nên chủ nghĩa cực hạn trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng có thể lần theo bởi các nhà văn như Anton Chekhov, James Joyce, và Hemingway. Nhưng hơn hết, khái niệm chủ nghĩa cực hạn chỉ được dùng rộng rãi từ Raymond Carver. Raymond Carver được coi là “nhà chuyên môn bậc thầy về thể loại này, có thể coi là bậc nhất” (Madision Bell), là người quy tụ thành công nhất nghệ thuật cực hạn. Tuy nhiên những vấn đề về chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver cho đến nay vẫn còn là điều tương đối mới trong tiếp nhận và phê bình văn học ở Việt Nam. Chính những vấn đề đó đã thôi thúc chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver” như một sự góp thêm vào dòng chảy nghiên cứu về nhà văn Mỹ độc đáo này. Hi vọng đề tài khóa luận của chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn thỏa đáng, mang lại những kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm tới nhà văn kiệt xuất này. 2. Lịch sử vấn đề Khuynh hướng cực hạn và văn chương cực hạn của Raymond Carver đã được đưa vào giảng dạy trong một số Trường Đại học ở Mỹ và là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này cho thấy ông được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ hạn chế và điều kiện thời gian còn hạn hẹp nên chúng tôi chỉ mới tập hợp được một số tài liệu nhất định. 2.1. Nguồn tài liệu tiếng Việt 2.1.1. Tác phẩm của Raymond Carver Việc dịch thuật ngày càng nhiều sáng tác của Raymond Carver mà tiêu biểu là hai tập truyện ngắn “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” – Dương Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn & Nhã Nam, 2009; “Em làm ơn im đi, được không?” Lâm Vũ Thao dịch, Nhà xuất bản Văn học & Nhã Nam, 2012. Ngoài ra còn nhiều truyện ngắn, bài viết, phỏng vấn, tiểu luận được dịch và đăng tải ở tạp chí Văn học nước ngoài, thư viện điện tử www.evan.com.vn như “Thời của truyện ngắn”, “Kinh nghiệm viết truyện 3 ngắn”, “Nguyên lí viết truyện ngắn” trong đó tác giả bộc lộ cái nhìn phân tích đầy sắc sảo về truyện ngắn của bản thân và khuynh hướng sáng tác truyện ngắn đương thời. Bài dịch “Phỏng vấn Raymond Carver” do Claude Grimal thực hiện đăng trên thư viện điện tử www.evan.com.vn hé mở nhiều điều thú vị về con người, tư tưởng, quan điểm nghệ thuật… của Raymond Carver. Trong bài phỏng vấn, nhà văn khẳng định “truyện ngắn không sinh ra từ không khí loãng” [14] khi nói về những ám ảnh thôi thúc nhà văn cầm bút. “Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn còn chuyển dịch một số bài luận của Raymond Carver trong tuyển tập mang tên Fires như Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Về sáng tạo. Carver cho rằng “Để cho các chi tiết được cụ thể và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kĩ càng. Các từ có thể kĩ càng tới mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác; nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc”” [24]. Ngoài truyện ngắn, thơ của Raymond Carver chủ yếu được dịch và đăng tải trên thư viện điện tử www.evan.com.vn So với sự nghiệp sáng tác và công trình nghiên cứu về Raymond Carver thì những bài dịch thuật trên còn quá ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc của nhà văn. Đặc biệt là mảng thơ của Raymond Carver vẫn còn để ngỏ. 2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver Điểm lại những công trình nghiên cứu trong nước về Raymond Carver chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa nhiều. Giáo sư Lê Huy Bắc được xem là người tiên phong trong địa hạt nghiên cứu về Carver. Trong lời giới thiệu mở đầu tập Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Lê Huy Bắc đã phân chia truyện ngắn hậu hiện đại thành 3 khuynh hướng: truyện ngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ, truyện ngắn cực hạn và xem Raymond Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn cực hạn. Trong bài tiểu luận “Chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver” trong “Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm”, tác giả đã phân tích đặc trưng của chủ nghĩa cực hạn trong văn học. Tác giả đã khẳng định “Chủ nghĩa cực hạn đề cao tính vô ngã trong sáng tạo. Dấu ấn chủ quan của tác giả càng đến gần hơn với độ không của lối viết thì tác phẩm càng có giá trị thuyết phục cao hơn”. Từ đó Lê Huy Bắc rút ra kết luận “chủ 4 nghĩa tối giản trong văn học đã đáp ứng được yêu cầu của chủ nghĩa hậu hiện đại ở chỗ đã chủ trương hạn chế tối đa khả năng hư cấu, khả năng tự sự chủ quan, khả năng bao quát mọi vấn đề… mà theo cách gọi của Jean-Francois Lyotard là đại tự sự” [3;59]. Trong bài viết giới thiệu về Raymond Carver đăng trên tạp chí văn học nước ngoài số 5/2006, Dương Tường đã chỉ ra mối liên hệ giữa Carver và Anton Chekhov. Ông cho rằng “hầu như chẳng có gì xảy ra trong những truyện kể của Carver” nhưng đằng sau những ngôn từ giản dị, dứt khoát ấy là cả một chiều sâu bất tận những suy niệm về cuộc sống, con người. Kiểu cốt truyện ấy gợi đến kiểu “truyện không có cốt truyện”của nhà văn lớn nước Nga - Chekhov. Đó là một gợi ý quan trọng cho những ai quan tâm tiếp cận tác phẩm. Một trong những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, khảo rộng sáng tác của Raymond Carver là Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Vân Thanh “Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống về những đặc sắc nổi bật của truyện ngắn Raymond Carver trong việc xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và cốt truyện của nhà văn. Trong đó có một số kết luận khá sắc sảo về thế giới nhân vật đổ vỡ, cô độc, nhỏ bé; ngôn ngữ trong hành trình đi đến sự câm lặng. Đồng thời tác giả cũng đã khẳng định cốt truyện của Raymond Carver đơn giản, lỏng lẻo với sự tham chiếu của nhiều cốt truyện. Như vậy những khảo cứu trên của Phan Thị Vân Thanh đã có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu về Raymond Carver ở Việt Nam. Cũng trong quy mô một luận văn thạc sĩ, tác giả Thế Thị Thùy Dương thực hiện đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Raymond Carver dưới góc nhìn hậu hiện đại” Trường Đại học Sư phạm Huế, 2011. Đề tài tập trung vào bốn lĩnh vực cơ bản: nhân vật, cốt truyện, trần thuật và tính liên văn bản; tác giả luận văn đã soi rọi đặc trưng thế giới nghệ thuật của Raymond Carver dưới cảm quan hậu hiện đại. Công trình nghiên cứu mới nhất về Raymond Carver là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Quảng Bình, 2013 với đề tài “Chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond 5 Carver”. Đề tài đã làm rõ nhiều vấn đề về truyện ngắn cực hạn của Carver trong vấn đề cốt truyện cực hạn, cực hạn trong ngôn từ người kể, nhan đề cực hạn. Đề tài đã góp phần làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa cực hạn, và những biểu hiện của chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver. Từ đó góp phần hình thành phương thức các tác phẩm văn chương được viết theo khuynh hướng cực hạn. Điểm qua một số công trình chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu trong nước đã tiệm cận dần với nghiên cứu trên thế giới về Raymond Carver, khai phá những con đường đến với trang viết của nhà văn, đưa ra những nhận định sắc sảo. Tuy nhiên, như trên đã nói việc dịch thuật và những công trình nghiên cứu kể trên vẫn còn khiêm tốn và mang tính khơi mở so với tầm vóc và sức lan tỏa của cây bút người Mỹ này. 2.2. Nguồn tài liệu tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt Qua việc tìm hiểu trên các trang web và các tài liệu có liên quan về tác giả Raymond Carver chúng tôi thu thập được một số tài liệu tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt như sau. Những sáng tác đầu tiên của Raymond Carver được công chúng chú ý và trở nên phổ biến hơn sau bài bình luận trong mục điểm văn của Irving Howe, biên tập tờ Thời báo New York. “Trong bài viết Stories about our loneliness (Những câu chuyện về nỗi cô đơn) trên thời báo New York số ra ngày 11/9/1983, Irving đã chỉ ra đặc trưng truyện ngắn của ông, về “độ cảm xúc ít ỏi, những rung động giống nhau, không gian của ông là những thành phố đậm chất Mỹ, bán công nghiệp và đang bị tàn phá.” Nhân vật chủ yếu là những con người cô đơn, luôn nỗ lực giao tiếp nhưng thất bại. Nhà bình luận sách nhấn mạnh “Nhân vật của Carver có vốn từ vựng rất khiêm tốn do vậy họ không thể giải phóng cảm xúc mà chỉ có thể bộc lộ mình qua hành vi”. Đây là một gợi dẫn quan trọng cho các nhà nghiên cứu. Sự hạn chế của ngôn ngữ, hay “sự hạn hẹp của giọng điệu” thể hiện những đứt gãy, bất lực trong quá trình giao tiếp, tình trạng khuôn hạn tự thân của con người”. “William Stull – giáo sư, chuyên gia về Raymond Carver ở Mỹ với tiểu luận “Raymond Carver cuộc đời và sự nghiệp” đã cung cấp cái nhìn 6 toàn diện cho bạn đọc về con người, cuộc đời, tác phẩm, phương pháp sáng tác và hành trình đi tìm những cách tân mới mẻ của ông.” Bên cạnh những bài viết về cuộc đời và tiểu sử của nhà văn, các nhà phê bình còn làm sáng tỏ sự độc đáo trong nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Raymond Carver. Một trong những chủ đề của truyện ngắn Raymond Carver được giới phê bình quan tâm là chủ đề về tình yêu. “Fred Marramarco trong bài tiểu luận “Carver’s couples talk about love” (Những cặp đôi của Raymond Carver nói về tình yêu) đã đi sâu vào chủ đề tình yêu trong truyện của Raymond Carver. Ông cho rằng “tình yêu trong truyện của Raymond Carver mang gam màu lạnh khô cằn. Nó làm thất vọng những độc giả có ý định kiếm tìm sự nóng bỏng qua những nhan đề mời gọi”. Tác giả cũng chỉ ra những cặp đôi tan vỡ hay gạn nứt tạo nên thế giới nhân vật đặc trưng của Raymond Carver.” [17;7] “Vấn đề tình yêu và sự thiếu vắng của nó đã trở đi trở lại trong nhiều bài nghiên cứu về truyện ngắn của Carver. Trong bài viết ““This love word”: sexual politics and silence in early Raymond Carver” (Lời yêu này: sách lược tình dục và im lặng trong Raymond Carver buổi đầu), Kirk Nesset đã nhận ra tình yêu và chứng bệnh của nó được Carver coi là một “nỗi ám ảnh”. Tác giả đã phân tích một loạt các tác phẩm cụ thể để thấy được thế giới tình yêu trong truyện ngắn Carver là một thế giới đổ vỡ với những bi kịch như ngoại tình, lừa dối, thiếu đồng điệu, tẻ nhạt trong tình dục…” [17;8] “L. Stull, Gregory P.Lainbury dựa vào lí thuyết liên văn bản để tiếp cận toàn bộ sáng tác của Raymond Carver trong luận văn tiến sĩ “Liên văn bản trong không, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Raymond Carver” (2006). Nhà nghiên cứu đã khảo sát sự liên kết giữa sáng tác của ông với kiểu xây dựng không gian, thời gian trong sáng tác của Hemingway, kiểu nhân vật của Carver với kiểu nhân vật phi lí của Kafka. Trong đó nhà nghiên cứu đã khẳng định Carver tiếp thu từ hai bậc thầy Hemingway và Kafka cách xây dựng không gian bị bỏ quên đậm chất Mỹ, sự lạc lỏng, cô đơn, nghịch dị của thân phận người trong cuộc sống. Trong chương cuối, người viết tập trong khai thác sự liên đới của cuộc sống thực của nhà văn với trang viết, nhấn mạnh các mối quan hệ con cái với cha mẹ, cha mẹ với con cái. Từ đó lí giải một số chi tiết thường xuất hiện 7 [...]... thuật của Raymond Carver đều ghi dấu ấn của chủ nghĩa cực hạn Tuy nhiên trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, trong sự giới hạn về trình độ và thời gian nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver 8 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chọn khảo sát hai tập truyện “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện... Raymond Carver, đề tài góp phần làm rõ đặc điểm của nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver Khóa luận sẽ là tài liệu bổ ích trong việc học tập, nghiên cứu về Raymond Carver đối với những ai thực sự quan tâm tới vấn đề này 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1: Nhân vật cực hạn thể hiện trong quan... cứu của Raymond Carver, chúng tôi trân trọng tiếp thu và xem thành quả nghiên cứu của những cây bút đi trước là nền tảng, dẫn đường để chúng tôi thực hiện đề tài Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn Raymond Carver là một vấn đề rộng Toàn bộ thế giới nghệ thuật của Raymond Carver. .. với những truyện ngắn Quả trứng, Chết trong rừng …và đặc biệt là Hemingway (1899-1961) với Con mèo trong mưa…tuy nhiên Raymond Carver được xem là người thành công nhất các nguyên tắc tiêu biểu của chủ nghĩa cực hạn Chương này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ về những kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver Nhân vật trong truyện ngắn có vai trò đặc biệt quan trọng Có thể nói nhân vật là xương... khước từ kiểu nhân vật có tính điển hình, nhân vật lí tưởng hoặc là triệt tiêu nhân vật hoặc là xây dựng kiểu nhân vật dị biệt, méo mó) Raymond Carver là đại biểu xuất sắc của truyện ngắn hậu hiện đại Mỹ theo khuynh hướng chủ nghĩa cực hạn Truyện ngắn của ông hạn chế đến mức tối đa khả năng hư cấu, khả năng bao quát Ông gợi mở nhiều vấn đề cho độc giả nhiều hướng tiếp cận khác nhau Truyện của ông viết... tìm kiếm này 1.4 Nhân vật nổi loạn Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver có những con người nổi loạn, hành động vô thức, theo bản năng, nằm ngoài dự định của mình Đó là hành động nổi loạn làm điều gì đó mà họ không kiểm soát được Hành động nổi loạn trong truyện ngắn của Raymond Carver là hành động của một quá trình dài những bế tắc và khủng hoảng nghiêm trọng trong tâm hồn nhân vật Những hành... ở nhân vật, trang viết 1.2 Nhân vật cô đơn Cô đơn là đề tài quen thuộc của mọi nền văn học Trên thế giới có rất nhiều tác phẩm viết về nỗi cô đơn nổi tiếng như “Trăm năm cô đơn” của Marquez, “Lâu đài” của Kafka, “Rừng Nauy” của Murakami… và tất nhiên là không quên kể đến truyện ngắn của Raymond Carver Nỗi cô đơn của con người hậu hiện đại là những ám ảnh đầy nhức nhối trong sáng tác của Raymond Carver. .. khát vọng vượt thoát, nhân vật kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc, tìm kiếm bản thể Điều đó cũng được thể hiện rõ trong truyện ngắn cực hạn của Raymond Carver với hai kiểu kiếm tìm: kiếm tìm hạnh phúc và kiếm tìm bản thể 1.3.1 Hành trình tìm kiếm hạnh phúc Một trong những cuộc hành trình dài của nhân loại là cuộc hành trình dài đi tìm hạnh phúc Nhân vật của Carver – những con người phải thường xuyên đối mặt... tiến triển của chủ nghĩa cực hạn của Raymond Carver) , nhà nghiên cứu Adam Meyes đã khẳng định chủ nghĩa cực hạn không phải là sự nghiệp văn chương của Raymond Carver “Nếu chúng ta nhìn lại tất cả các tác phẩm Carver đã xuất bản thông qua tuyển tập truyện ngắn gần đây nhất được xuất bản của ông, “Mình đang gọi từ đâu”, chúng ta thấy rằng sự nghiệp của ông không phát triển theo chiều hướng của một hình... chổ những hành vi nổi loạn này lại đẩy họ vào sâu hơn trong ngõ cụt không lối thoát * * * Với tư cách là người tiên phong của chủ nghĩa cực hạn nên cảm quan hậu hiện đại thấm đẫm trong thế giới nhân vật ở các sáng tác của Raymond Carver Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver là những con người nhỏ bé, gần gũi, họ gặp những đổ vỡ trong đời sống vật chất và tinh thần, những con người bị chối bỏ, . nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond 5 Carver . Đề tài đã làm rõ nhiều vấn đề về truyện ngắn cực hạn của Carver trong vấn đề cốt truyện cực hạn, cực hạn trong ngôn từ người kể, nhan đề cực. ảo, truyện ngắn mảnh vỡ, truyện ngắn cực hạn và xem Raymond Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn cực hạn. Trong bài tiểu luận “Chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver trong Truyện ngắn. ngắn của Raymond Carver, đề tài góp phần làm rõ đặc điểm của nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver. Khóa luận sẽ là tài liệu bổ ích trong việc học tập, nghiên cứu về Raymond Carver

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan