Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình

91 635 1
Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s Lại Thị Hương – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo ở Khoa Khoa học – Xã hội trường Đại học Quảng Bình, trung tâm Học liệu trường Đại học Quảng Bình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình, Sở Công thương tỉnh Quảng Bình, Phòng Công thương UBND huyện Quảng Trạch, Phòng Văn hóa thông tin huyện Bố Trạch, UBND xã Quảng Thuận, UBND xã Quảng Thanh, UBND xã Quảng Thọ. Cảm ơn các cụ, các bà, các bác tại địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Trong quá trình thực hiện, do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu, kinh nghiệm và thời gian còn có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Đồng Hới, tháng 5 năm 2014 Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Trinh BẢN CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã TTCN : Tiểu thủ công nghiệp NNNT : Ngành nghề nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử biết đến dòng sông Gianh như là một đường biên giới ở đồng bằng và là ranh giới chia cách đất nước trong thời kỳ chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Mảnh đất ven sông Gianh còn có tầng văn hóa lâu đời, mà một trong những biểu hiện của nó là các làng nghề truyền thống: làng nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm, nghề đan lát, làm nón Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình, dài hơn 150km, chảy vắt ngang từ Tây sang Đông, được hội tụ từ bốn nguồn chính: nguồn Nậy, nguồn Trổ, nguồn Nan và nguồn Son. Thế kỷ XV, đề cập đến đặc điểm thiên nhiên của vùng Thuận Hóa (tức Bình Trị Thiên ngày nay), Nguyễn Trãi nói đến Nam Hải và sông Linh Giang (tên gọi sông Gianh lúc đó) như một vùng đất chiến lược, có núi cao biển rộng, địa thế hiểm trở. Sông Gianh đã từng là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành cho đến khi được sáp nhập vào Đại Việt từ thế kỷ XI. Sau đó nối tiếp nhau các vương triều phong kiến Đại Việt thi hành chính sách di dân, đưa người Việt vào khai hoang lập ấp, sinh sống ở đó. Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh cũng chọn ngay sông Gianh làm ranh giới về mặt hành chính, mặc dù trong thực tế chiến sự hầu như không diễn ra ở đó mà lùi mãi về phía kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là đầu mối của những mũi giao thông thủy bộ lợi hại: một ngã qua sông Son lên phà Xuân Sơn tiếp xúc với đường Trường Sơn, một ngã ra biển Đông theo con đường Hồ Chí Minh trên biển, một ngã đường bộ vào Nam theo Quốc lộ 1A Cảng sông Gianh trở thành “tọa độ lửa” - trọng điểm địch tập trung bắn phá, còn với ta là nơi tập kết lực lượng, hàng hóa trước khi ra chiến trường, cần được bảo vệ bằng mọi giá. Với lịch sử lâu đời, những làng xã ở lưu vực sông Gianh có nền văn hóa đặc sắc, không chỉ nổi tiếng với truyền thống khoa cử, có bốn làng trong “bát danh hương” Quảng Bình: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa), ngoài ra còn có những làng nghề cổ truyền với những sản phẩm đã trở nên quen thuộc với người dân trong và ngoài tỉnh. Những làng nghề đó có từ rất lâu, mà đến hôm nay con cháu cũng không rõ xuất xứ. Có những làng được hình thành do nhu cầu sinh hoạt của người dân trong quá trình khai khẩn đất đai, như 1 nghề đan lát, làm nón, trồng bông dệt vải Lại có những làng nghề ra đời do điều kiện lịch sử như nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm. Ví như nghề rèn, đúc ở làng Hòa Ninh, xã Quảng Hòa được hình thành từ thời chiến tranh Trịnh - Nguyễn để cung cấp vũ khí, đáp ứng yêu cầu chiến sự lúc đó. Sản phẩm truyền thống của các làng nghề đã đi vào thơ ca, hò vè dân gian: Đồ đan Thọ Đơn Hàng may Pháp Kệ Hành chiếu Thanh Sơn Ngọa Cương làng gốm Giấy bổn Diên Trường Nón Kinh chợ Ngọa Mắm cá Cảnh Dương Hà Khương thao lụa Thanh Lạng tre nứa Dao búa Hòa Ninh Bánh tráng Lộc Điền Lệ Sơn ngô lạc Hàng quạt Trung Thuần Thuận Bài vải sợi Lối sống tốt đẹp đó cho đến nay vẫn còn được những người nông dân mộc mạc trân trọng gìn giữ. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là sự phát triển các làng nghề vùng ven bờ sông Gianh có nhiều bước thăng trầm, có những làng nghề đã tồn tại và phát triển khá mạnh, đồng thời còn có mở rộng lan tỏa sang các khu vực lân cận, tạo nên một cụm các làng nghề. Ngược lại có những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, có những làng nghề đã và đang bị mai một, dần suy vong và có khả năng bị mất đi. Các nghề truyền thống ở đây hiện nay đang dần bị thất truyền, do sự cạnh tranh của những đồ gia dụng hiện đại. Không thể giới thiệu được hết các làng nghề truyền thống ở ven sông Gianh, trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ xin điểm qua vài làng nghề nổi bật 2 nhất như làng Thọ Đơn với nghề đan lát, Thuận Bài, Thổ Ngọa với nghề làm nón, nghề bánh đa ở Lộc Điền, nghề đóng thuyền ở Thanh Trạch. Trong sự phát triển và chuyển hóa của các làng nghề, nhất là các làng nghề trong tiến trình công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam hiện nay thì những làng nghề truyền thống vùng ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình sẽ diễn ra như thế nào? Vấn đề giữ gìn và khôi phục các làng nghề truyền thống đang là vấn đề khó khăn, phức tạp cần được quan tâm nghiên cứu để trên cơ sở đó đi đến những giải pháp thích hợp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu đề tài sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh với những điểm mạnh, yếu của các làng nghề nhằm có kế hoạch phục hồi, quy hoạch hợp lý. Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé tình yêu quê hương Quảng Bình và đồng thời cũng muốn qua đó sẽ có đóng góp rất nhỏ bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu làng xã Quảng Bình, tạo cơ sở và mở ra một hướng đi mới cho bản thân sau này. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. Với ý tưởng đó, tác giả đã chọn vấn đề “Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trước đây, nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Quảng Bình nói chung ít được chú ý trong giới nghiên cứu. Từ sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của Đảng ta đề ra, việc nghiên cứu về làng xã và kinh tế nông thôn được đẩy mạnh hơn. Nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý đến vấn đề làng xã trong đó có làng nghề ở Quảng Bình. Có các công trình như: “Làng xã văn hóa Quảng Bình” của nhà báo Tạ Đình Nam, Luận án tiến sĩ của T.S Nguyễn Thế Hoàn: “Cấu trúc và văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX” đã giới thiệu khá đầy đủ những làng văn vật, làng nghề nổi tiếng ở Quảng Bình nhưng vị trí của các làng nghề truyền thống ven sông Gianh rất khiêm tốn. Năm 2007, với “Nghề và làng nghề truyền thống ở Quảng Bình” tác giả Đỗ Huy Văn đã cung cấp cho bạn đọc một cách khái quát đầy đủ các làng nghề truyền thống ở Quảng Bình nhưng chủ yếu là những làng nghề ở Lệ Thủy, 3 Quảng Ninh. Ngoài ra rải rác một số tạp chí, các bài viết trên internet cũng có viết về làng thủ công ven sông Gianh với các làng thủ công như làm nón, làng đan lát, chạm gỗ, làm bánh đa… nhưng chỉ mang tính giới thiệu. Năm 2011, có Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hậu với đề tài “Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình” đã đề đến một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh như nghề làm nón ở làng Thổ Ngọa, làm bánh đa ở Tân An, rèn đúc Hòa Ninh, đóng thuyền truyền thống Thanh Trạch. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu diện rộng, tập hợp nhiều nguồn tư liệu để trình bày về quá trình hình thành, phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các làng nghề, tác động của các làng nghề truyền thống với vai trò của nó trên nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về những làng nghề thủ công truyền thống ven sông Gianh, mục đích của tác giả nhằm giới thiệu một số làng thủ công truyền thống nổi tiếng ở đây. Qua tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các làng nghề, tác giả cố gắng tái hiện lại một phần lịch sử, văn hóa của cư dân vùng sông nước Linh Giang trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Đề tài cũng nhằm làm nổi bật đặc trưng của các làng nghề ở đây so với các làng nghề thủ công truyền thống ở những nơi khác trong cả nước. Với việc phân tích mang tính định lượng thực trạng phát triển của các làng nghề tác giả cố gắng đưa ra những giải pháp góp phần giữ gìn, thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề tại địa bàn nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa làng nghề, đề tài nhằm khơi dậy những nét đẹp văn hóa dân tộc ở các làng xã, góp phần củng cố tình yêu quê hương đất nước cũng như góp thêm một số cơ sở khoa học cho việc quản lý, phục hồi và quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn ở vùng lưu vực sông Gianh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số làng thủ công nổi tiếng vùng lưu vực sông Gianh bao gồm: Thanh Trạch, Lộc Điền, Thọ Đơn, Thổ Ngọa. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đây là một đề tài tương đối rộng, đa dạng và khá phức tạp. Tác giả không có tham vọng đi hết tất cả các làng vùng lưu vực sông Gianh mà chỉ tập trung nghiên cứu những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng gắn với tên tuổi của các làng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương, đặc biệt là những làng nghề có bề dày lịch sử văn hóa mang tính đặc thù của quê hương vùng ven sông Gianh. Đó là các làng thủ công ven sông Gianh thuộc huyện Quảng Trạch, Bố Trạch tỉnh Quảng Bình Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu các làng thủ công vùng ven sông Gianh từ khi mới hình thành cho đến nay. Tuy nhiên do nguồn tư liệu cổ xưa tại các làng còn rất ít, vì thế chúng tôi chỉ có thể tập trung tìm hiểu, giới thiệu về nghề và làng nghề từ cuối thế kỷ XIX đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của chuyên ngành lịch sử: phương pháp logic, phương pháp lịch sử và phương pháp điền dã. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp của các chuyên ngành: Dân tộc học, Khảo cổ học, Xã hội học… 6. Đóng góp của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm một số tư liệu làm cơ sở cho việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của vùng lưu vực sông Gianh. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách có cơ sở để nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng, vai trò của kinh tế thủ công nghiệp ven sông Gianh, hiểu quy luật phát triển của nó để từ đó có chính sách phát triển phù hợp. Ngoài ra, đề tài cũng góp phần rất nhỏ bổ sung vào tư liệu nghiên cứu làng xã miền Trung và mở ra một hướng nghiên cứu mới cho bản thân sau này. Ý nghĩa thực tiễn: Phát triển thủ công nghiệp là một chủ trương quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đề ra các chương trình, các đề án nhằm thúc đẩy phát triển các ngành nghề nông thôn trong đó chú trọng đến các làng nghề. Vùng ven sông Gianh là nơi hội tụ khá nhiều nghề thủ công truyền thống, nơi bảo lưu những nét đẹp văn hóa của quê hương, do đó việc nghiên cứu còn có ý 5 nghĩa khơi dậy tình cảm gắn bó quê hương, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống trong mỗi người dân. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương chính: Chương 1: Khái quát về làng xã và sự phát triển thủ công nghiệp ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình Chương 2: Sự hình thành và phát triển một số làng nghề thủ công truyền thống ven sông Gianh Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống ven sông Gianh. 6 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP VEN SÔNG GIANH TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Khái quát về làng xã ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và nguồn gốc dân cư 1.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Sông Gianh chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Phu Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở cửa biển cùng tên – cửa Gianh. Sông Gianh dài khoảng 160km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc cửa Gianh 5km. Tổng diện tích lưu vực 4.680km, độ cao trung bình 360m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95km 3 ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252m 3 /s, môđun dòng chảy năm 53,8 1/s.km 2 . Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60 – 75% lượng dòng chảy hằng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93x10 5 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192g/m 3 và hệ số xâm thực 168 tấn/km 2 năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ cửa Gianh đến Ba Đồn 6km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47km. Sông Gianh khởi nguyên từ 3 nguồn khác nhau: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son (tính theo thứ tự từ Bắc vào Nam). Nguồn Nậy (sông lớn, tiếng địa phương) bắt nguồn từ các khe suối ở triền đông đèo Mụ Giạ trên dãy Trường Sơn và các sông lạch ở triền nam núi đồi Hương Khê (Hà Tĩnh) đổ về Hòa Duyệt, kết hợp với sông Thanh Lãng ở Tân Ấp chảy đến Cổ Cảng, Minh Cầm thì tiếp thêm dòng nước Nạc Thủy từ núi Mồng Gà ở phía bắc mà hình thành “Rào Nậy”, chảy qua Xuân Mai, Cương Gián rồi vòng qua các cồn như: cồn Quan, cồn Cưỡi, cồn Niệt tiếp nhận thêm nước sông Tiên Lương từ Trại Sim đổ về rồi tiếp tục vòng qua cồn Ngựa, cồn Lội, cồn Sẽ, vượt đò Phú Trạch đến kết hợp với sông Kinh Kịa (ở Ba Đồn) từ Khe Giang đổ về, hợp lưu với sông Hòa Giang và sông La Hà mà hình thành cửa Hác, rồi chảy ra cửa Thuận Bài, hợp lưu với Rào Nam và Rào Son mà hình thành sông Gianh. 7 [...]... Cho đến cuối thế kỷ XVIII, vùng ven sông Gianh là nơi tập trung khá nhiều các làng xã, dân cư sống chan hòa, đoàn kết cùng nhau xây dựng tạo lập cuộc sống, quá trình hình thành làng xã vùng ven sông Gianh cơ bản kết thúc 1.3 Sự phát triển thủ công nghiệp ven sông Gianh 1.3.1 Sự phát triển thủ công nghiệp ven sông Gianh Vùng ven sông Gianh vốn là nơi có nhiều nghề thủ công nghiệp lâu đời, nhất là dưới... trao truyền được thể hiện qua nhiều thế hệ, ít được phổ biến qua các làng khác Đối với một số làng thủ công ven sông Gianh, người ta truyền nghề theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, “cha truyền con nối”… Tuy nhiên, tính trao truyền này cũng chỉ mang tính tương đối Bởi vì tìm hiểu về các làng thủ công truyền thống ven sông Gianh ta thấy hầu như không có tổ chức phường, hội và luật nghề chặt chẽ như một số. .. hóa – xã hội truyền thống của địa phương 27 CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LÀNG THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH 2.1 Một số làng thủ công tiêu biểu Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam Những người nông dân trong thời gian nông nhàn đã tiến hành sản xuất thủ công nghiệp và trên... tính cổ truyền được trao truyền qua các thế hệ nghệ nhân, tính địa phương 26 được in dấu rõ nét trong mỗi sản phẩm thủ công là đặc trưng cơ bản nhất của các làng thủ công truyền thống ven sông Gianh Nhìn một cách tổng quát, có thể nói vùng ven sông Gianh là nơi hội tụ những điều kiện cho phép cư dân phát triển một nền kinh tế đa ngành trong đó tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò đáng kể Ở vào một địa... với làng thì dần dần bị mai một Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng rèn, làng đúc, làng nón… Các làng thủ công truyền thống ven sông Gianh ra đời và phát triển theo xu hướng đó Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề ở đây phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, kỹ thuật công. .. truyền thống và đặc biệt hơn cả là thị trường tiêu thụ sản phẩm Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng và gần như mang tính quyết định không chỉ đối với các làng thủ công truyền thống ven sông Gianh nói riêng mà còn đối với các làng nghề ở nơi khác trong cả nước Điều này được thể hiện ở các làng thủ công truyền thống chủ yếu như làng nón Thổ Ngọa, làng bánh đa Lộc Điền… 2.1.1 Làng nghề đóng thuyền truyền. .. đôi bờ sông Gianh Quá trình hình thành làng xã ven sông Gianh gắn với các cuộc di dân trong lịch sử và gắn với lịch sử mở mang bờ cõi của dân tộc Quá trình này ở vùng ven sông Gianh diễn ra muộn hơn vùng phía nam Quảng Bình Nếu như các làng xã ở huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy hình thành chủ yếu từ thời Lý - Trần và phát triển dưới thời Lê - Nguyễn thì ở vùng ven sông Gianh lại hình thành chủ yếu từ thế kỉ... trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, hoạt động sản xuất TTCN trên địa bàn đã bắt đầu có những chuyển đổi tích cực Một số làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một trước đó đã có sự phục hồi và phát triển Nghề làm nón bình quân mỗi năm sản xuất từ 5000 đến 8000 chiếc (Quảng Thuận, Quảng Tân) Trong giai đoạn này, một số nghề mới xuất hiện: mây xuất khẩu ở Quảng Văn, Quảng Tiến, mỗi năm... Khương Hà… Thời các chúa Nguyễn, một số làng xã ở vùng đôi bờ sông Gianh khá phát triển, một số thương thuyền đã cập bến mua hàng ở miền hạ lưu sông Gianh Trong suốt chiều dài lịch sử, một số làng có sự phát triển khá phồn thịnh, thể hiện ở trong không gian cấu trúc làng Chẳng hạn làng Cao Lao Hạ, 20 làng Hòa Ninh có cấu trúc không gian ngõ xóm theo kiểu ô bàn cờ, giống với một đô thị Các lối đi nhỏ và... 1.3.2 Một số đặc điểm thủ công nghiệp ven sông Gianh Cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp, địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Việt bên cạnh các đô thị vẫn là các làng xã cổ truyền lấy sản xuất tiểu nông làm hoạt động kinh tế nông nghiệp Bên cạnh hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, người Việt Nam ở nông thôn còn kết hợp làm một số nghề phụ khác, mang tính sản xuất phi nông nghiệp . thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình đã đề đến một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh như nghề làm nón ở làng Thổ Ngọa, làm bánh đa ở Tân An, rèn đúc Hòa Ninh, đóng thuyền truyền thống Thanh. triển một số làng nghề thủ công truyền thống ven sông Gianh Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống ven sông Gianh. 6 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ. THỦ CÔNG NGHIỆP VEN SÔNG GIANH TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Khái quát về làng xã ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và nguồn gốc dân cư 1.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Sông

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan