Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp

10 857 1
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH TIỂU HỌC RÈN CHỮ VIẾT ĐẸP I . SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN - Ông cha ta đã có câu: “ Nét chữ - Nết người”. Nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chữ đều đặn, rõ ràng, mềm mại, mượt mà, đúng và đẹp thể hiện đức tính cẩn thận, kiên trì và bền bỉ của con người. Chữ viết đúng, đẹp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần hình thành nhân cách và tài đức của con người. - Ngày nay, mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là trong trường tiểu học. Bản thân tôi và nhiều thầy cô giáo đã trăn trở, suy nghĩ góp nhiều công sức nghiên cứu sáng tạo kiểu chữ và phương pháp dạy tập viết với mục đích duy nhất là giúp học sinh chẳng những viết đúng, viết nhanh mà còn viết đẹp, - Giúp học sinh nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc“ Viết chữ đẹp”. Làm rõ nguyên nhân khiến học sinh viết chưa đẹp và đề ra các biện pháp khắc phục. - Giúp học sinh biết cách trình bày các bài viết, các nội dung kiến thức bài học một cách khoa học, sạch sẽ - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, nhẫn lại, nâng cao óc thẩm mĩ. II . PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Qua hai năm nghiên cứu, ngay từ đầu năm học 2012- 2013 (25/08/2012). 1 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp Tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên 40 học sinh trường tiểu học Thuận Hòa của các lớp: 2A1, 3A1, 4A1, 5A1 (8 học sinh /1 lớp) để rèn luyện các em này viết chữ đẹp. III . MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Thực trạng về chữ viết của học sinh - Ngay từ ngày đầu tiên gặp lớp, tôi đã yêu cầu các em viết hai bài viết: Tập chép và trình bày 01 đoạn thơ lục bát gồm 4 dòng thơ. - Qua thống kê các lỗi sai cơ bản của 40 học sinh, kết quả như sau: LỖI VIẾT SAI SỐ LƯỢNG (Học sinh) TỈ LỆ (%) GHI CHÚ Nét chữ 25 62,5 Khoảng cách 17 42,5 Thiếu nét, thừa nét 18 45,0 Vị trí dấu phụ, dấu thanh 26 65,0 - Từ kết quả khảo sát trên tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục các lỗi sai cơ bản và đào tạo, bồi dưỡng cho 40 học sinh. 2. Phân tích nguyên nhân, biện pháp khắc phục 2.1. Lỗi sai nét: a. Nguyên nhân: - Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ dao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. - Bút không đảm bảo các yêu cầu để học sinh viết (quá to, hoặc quá nhỏ, quá nặng, quá nhẹ.) - Học sinh chưa nắm chắc các nét cơ bản. 2 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp - Học sinh viết sai độ cao do chưa nắm chắc đơn vị độ cao của các chữ viết. - Tư thế ngồi viết, cách đặt vở để viết. b. Biện pháp khắc phục - Đối với lỗi sai nét do cầm bút sai, tôi hướng dẫn học sinh cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn: “khi viết phải cầm bút bằng ba đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải, đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa”. Yêu cầu các em thực hiện trong quá trình viết, tôi kiểm tra, nhắc nhở, động viên. - Đối với lỗi sai do bút không đảm bảo yêu cầu: Tôi liên hệ với phụ huynh, tư vấn và yêu cầu phụ huynh mua viết vừa với tầm tay của học sinh. - Đối với lỗi sai nét do chưa nắm được các nét cơ bản. Tôi viết mẫu, hướng dẫn cách viết của từng nét, cách kết hợp các nét với nhau để tạo thành chữ cho học sinh thấy và yêu cầu các em viết lại các nết cơ bản đó trong 3 tiết học. - Đối với lỗi sai nét do chưa nắm chắc độ cao chữ viết: Tôi kẻ dòng trên bảng và hướng dẫn nêu rõ các thuật ngữ cho học sinh và viết mẫu cho học sinh quan sát và yêu cầu các em ghi nhớ, thực hành khi viết. Ngay từ những tiết đầu của giờ tập viết, tôi cho học sinh ôn lại độ cao của các chữ cái theo nhóm. + Nhóm chữ có độ cao 2,5 li: b,l,h,k,g,y +Nhóm chữ cái có độ cao 2 li: d, đ, p + Nhóm chữ cái cao 1,25 li: s,r +Nhóm chữ cái cao 1,5 li: t +Nhóm chữ cái cao 1 li: a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, i, n, m. - Đối với lỗi viết sai do ngồi không đúng tư thế, đặt vở không đúng quy định: Tôi hướng dẫn, nhắc nhở: Cần đặt vở nghiêng so với tầm mắt khoảng 15 đến 30 độ. 3 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp Cần ngồi thẳng lưng, không cúi người quá sát mặt bàn hoặc nghiêng người trong quá trình viết. 2.2. Lỗi sai do khoảng cách các chữ không đều a. Nguyên nhân: Lỗi này thường mắc ở những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. b. Biện pháp khắc phục: Tôi viết mẫu cho học sinh quan sát, hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết liền mạch sao cho hết một chữ ghi tiếng mới nhấc bút và thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện trong suốt quá trình viết. 2.3. Lỗi viết sai do thiếu nét, thừa nét a. Nguyên nhân: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại hoặc viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. b. Biện pháp khắc phục: Tôi viết mẫu cho học sinh quan sát, ân cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. 2.4 Lỗi viết sai do đặt dấu phụ, dấu thanh không đúng vị trí: a. Nguyên nhân: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí, thường vượt khung. b. Biện pháp khắc phục: 4 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp Tôi viết mẫu và hướng dẫn cụ thể từng trường hợp để học sinh quan sát và so sánh đối chiếu từ đó các em rút kinh nghiệm cho bản thân khi đặt dấu phụ, dấu thanh trong quá trình viết. 2.5. Hướng dẫn kĩ thuật viết đẹp a. Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ - Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn bám sát mẫu chữ dành cho các trường tiểu học theo quy định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT để rèn cho học sinh viết đúng như mẫu chữ đã quy định. Ví dụ: Dạy học sinh viết chữ hoa L Tôi nêu cấu tạo của chữ (cỡ nhỡ,cỡ nhỏ) cao 5 li (2,5 li) gồm ba nét: Nét một là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; Nét hai là nét lượn dọc; Nét ba là nét móc xuôi phải. - Trong quá trình hướng dẫn học sinh viết, tôi lưu ý cho học sinh nhớ quy trình viết, nắm chắc vị trí điểm đặt bút và điểm dừng bút, điểm giao nhau của các nét, độ rộng của các nét trong từng chữ cái để học sinh chủ động khi viết. Giúp học sinh nắm chắc các thuật ngữ “ Nét lượn ngang, cong phải, cong trái, móc hai đầu, lượn hai đầu, vòng xoắn nhỏ,…” cách viết các nét đó. - Đối với các chữ được tạo bởi nét cong khép kín ( d, đ, g ) thì khi viết phải viết thành chữ o trước rồi mới viết tiếp các nét khác. - Khi rèn viết các chữ hoa, tôi thường hướng dẫn cho các em viết theo nhóm chữ để giúp các em có điều kiện rèn dễ hơn và thuận lợi hơn. Căn cứ vào đặc điểm 5 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ, căn cứ vào kích thước và quy trình viết ta có thể chia nhóm chữ như sau: + Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M + Nhóm 4: T, K, V, H + Nhóm 2: P , R, B, D + Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q + Nhóm 3: C, G, L, E + Nhóm 6: U, Ư, Y, X Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. b. Rèn luyện kĩ thuật viết chữ đẹp - Hướng dẫn chung cho học sinh: Chữ đẹp là chữ có nét mềm mại, đều đặn, tròn trịa, cân đối về cả chiều cao và chiều rộng. Chữ viết phải liền mạch, các nét phải thẳng đều hoặc nghiêng đều với nhau. Khoảng cách giữa các con chữ phải đều nhau. Khoảng cách từ chữ ghi tiếng này đến chữ ghi tiếng kia là một con chữ o. Không viết nét cao nét thấp, chân chữ phải chạm dòng kẻ đậm. Các nét trong chữ phải viết gọn gàng không viết dăng quá hoặc dày xít vào nhau; khoảng cách giữa các con chữ hoa sang chữ thường phải hợp lí (nối nét). Đặt dấu thanh ngay trên đầucác âm chính của tiếng. Thanh nặng đặt ở dưới âm chính của tiếng. Dấu thanh đặt không được vượt quá đường kẻ thứ 3 ( đói với cỡ chữ nhỏ) không vượt quá đường kẻ thứ 4 (đối với cỡ chữ nhỡ. Dấu thanh không nên viết quá mờ hoặc quá đậm, không viết quá ngắn hoặc quá dài. Khi tiến hành lia bút để nối liền các con chữ trong một chữ xuất hiện hai trường hợp: nét nối thuận lợi và nét nối không thuận lợi. Tôi phân tích hướng dẫn cụ thể từng trường hợp. 6 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp + Nét nối thuận lợi: là những nét nối giữa hai chữ có cùng điểm dừng bút và điểm đặt bút. Ví dụ: Chăm Điểm dửng bút của chữ a là điểm bắt đầu của chữ m. + Nét nối không thuận lợi: Ví dụ: Chăm học. Từ nét móc của chữ h sang chữ o, a ta cần chú ý khi hướng dẫn kéo dài nét móc của chữ h đến điểm đặt bút của chữ o trên đường kẻ ngang thứ nhất, h_ho lúc này điểm đặt bút viết chữ o là ở trên li thứ nhất. Nét nối không thuận lợi, không kéo dài nét móc được ta phải sử dụng nét phụ để tạo sự liền mạch. - Ngoài ra viết lướt bút, nhấn bút sẽ thể hiện rõ thanh đậm và tạo ra nét riêng của người viết. - Cuối mỗi buổi bồi dưỡng tôi thường công bố kết quả rèn chữ của từng em trong lớp. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, đồng thời nghiêm khắc phê bình những học sinh có biểu hiện cẩu thả, chậm tiến. 2.6. Tăng cường thời lượng luyện tập: Tôi tổ chức cho học sinh luyện viết 3 buổi/ 1 tuần (Mỗi buổi khoảng 2 tiết học). Sau khi hướng dẫn, tôi yêu cầu các em thực hành khoảng 12 đến 15 phút, sau đó tôi kiểm tra, nhắc nhỡ những em còn mắc lỗi và phân tích cho các em thấy lỗi sai của mình để khắc phục. Tóm lại: Rèn cho học sinh viết chữ đẹp là cả một quá trình lâu dài, tỉ mỉ, không thể một sớm một chiều mà thành công ngay được nên không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, 7 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp tính kiên trì từ phía học sinh mà còn đòi hỏi sự nhiệt tình, mẫu mực, lòng ham mê của người giáo viên. IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI - Qua một học kì bồi dưỡng, rèn luyện cho 40 học sinh, các em đã đạt được kết quả khá tốt. Cụ thể: LỖI VIẾT SAI SỐ LƯỢNG (Học sinh) TỈ LỆ (%) GHI CHÚ Nét chữ 2 5,0 Khoảng cách 1 2,5 Thiếu nét, thừa nét 2 5,0 Vị trí dấu phụ, dấu thanh 2 5,0 - Qua kì thi viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012- 2013: Có 9 học sinh của lớp do tôi bồi dưỡng đạt giải thưởng, trong đó: 3 giải nhất, 6 giải nhì. Và điều vui mừng nhất là có 01 học sinh có mặt trong đội tuyển viết chữ đẹp của huyện Đầm Dơi tham gia vào Hội thi viết chữ đẹp cấp tỉnh. V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Đối với trường tiểu học Thuận Hòa: Qua hai năm nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi nhận thấy kết quả đạt được rất khả quan, làm tăng thêm thành tích của đơn vị, học sinh phấn khởi hơn và ham thích viết chữ, phụ huynh rất vui mừng và tín nhiệm. Tất cả các thầy cô giáo trong đơn vị thì đón nhận và áp dụng cho học sinh của lớp mình. 2. Đối với các đơn vị bạn trên cùng địa bàn: Các thầy cô giáo của trường tiểu học Lưu Hoa Thanh, trường tiểu học Tân Thuận tích cực tiếp cận và áp dụng các biện pháp nêu trên cho học sinh của trường và của lớp, kết quả đạt được khá cao. VI . KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 8 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp 1. Đối với phụ huynh: Cần ủng hộ việc rèn chữ đẹp bằng cách: Dành thời gian quan tâm đến chữ viết của con em mình ngay từ lớp 1, 2. Đầu tư kinh phí để mua giấy, bút chất lượng tốt. 2.Đối với Giáo viên: - Cần quan sát kĩ chữ viết của mỗi học sinh trong lớp do mình phụ trách, tìm ra lỗi mà các thường mắc phải, từ đó có biện pháp giúp đỡ hợp lí để các em viết chữ ngày càng tiến bộ. - Thường xuyên tuyên dương học sinh trước lớp khi thấy em có có sự tiến bộ về chữ viết. 3. Với ban giám hiệu nhà trường: - Thường xuyên tổ chức thi "viết chữ đẹp" giữa các khối lớp vào cuối mỗi học kỳ. Tuyên dương khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể để có thành tích tốt để khích lệ, động viên họ. - Nhà trường sớm có biện pháp thiết thực đưa sáng kiến này vào áp dụng giảng dạy ở các lớp có điều kiện, để nâng cao chất lượng của học sinh trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Ý KIẾN XÁC NHẬN Thuận Hòa, ngày 18 tháng 03 năm 2013 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện 9 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp Phạm Ngọc Minh 10 . Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH TIỂU HỌC RÈN CHỮ VIẾT ĐẸP I . SỰ CẦN THIẾT, MỤC. cầu để học sinh viết (quá to, hoặc quá nhỏ, quá nặng, quá nhẹ.) - Học sinh chưa nắm chắc các nét cơ bản. 2 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp - Học sinh viết sai. nghiên cứu, ngay từ đầu năm học 2012- 2013 (25/08/2012). 1 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiểu học rèn chữ viết đẹp Tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên 40 học sinh trường tiểu học Thuận Hòa của các lớp:

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan