SKKN Tổ chức hoạt động phong trào thu hút và tập hợp thiếu nhi hiệu quả

12 1.4K 3
SKKN Tổ chức hoạt động phong trào thu hút và tập hợp thiếu nhi hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO THU HÚT VÀ TẬP HỢP THIẾU NHI HIỆU QUẢ ” A - ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chon đề tài. - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và Đoàn Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học, là đội hậu bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào của thiếu nhi. - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Để thu hút các em thiếu nhi tham gia có hiệu quả vào tổ chức hoạt động Đội thì người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho các em tư thế thoải mái “ chơi mà học”, “ học mà chơi ” nhằm thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, tránh sự gò bó ép buộc không có hiệu quả. - Xuất phát từ thực tế khi tổ chức các hoạt động tập thể ở Liên đội trường Tiểu học và Trung học cơ sở làng Mười còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và kinh nghiệm tổ chức hoạt động. Đặc biệt là trình độ và năng lực, kỹ năng tổ chức, thực hiện các phong trào hoạt động tập thể chưa có sức thu hút các em trong hoạt động, việc kết hợp giữa các cán bộ Đội trong sinh hoạt động tập thể chưa mang lại kết quả giáo dục cao, hoạt động chỉ mang tính hình thức không chất lượng. - Là những người tham gia hoạt động công tác Đội thì cần phải luôn luôn tìm ra những phương pháp mới và sáng tạo để tổ chức các hoạt động trong sinh hoạt Đội nhằm thu hút các em tham gia. Bản thân tôi là người luôn có tâm huyết với hoạt động công tác Đội xin đưa ra những kinh nghiệm của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức những hoạt động phong trào. 2. Mục đích nghiên cứu. - Qua tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức các hoạt động phong trào. Từ đó đưa ra các phương pháp áp dụng để thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả, phù hợp với các em thiếu nhi ở Liên đội trường Tiểu học và Trung học cơ sở Làng Mười. Tìm ra những biện pháp để giải quyết những thực trạng trong việc tổ chức các hoạt động phong trào thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học sinh trong nhà trường phổ thông. 3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu. * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò, tổ chức các hoạt động phong trào để thu hút, tập hợp thanh thiếu nhi tham gia hoạt động có hiệu quả ở Liên đội trường Tiểu học và Trung học cơ sở Làng Mười. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2010. * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động phong trào của giáo viên - Tổng phụ trách Đội. 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp với nhau như: Phương pháp nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hiện tại của liên đội khi thực hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận từ thự tiễn. Phương pháp nghiên cứu quan sát, đàm thoại. Là một đơn vị trường mới được thành lập, đội ngũ nòng cốt cán bộ phụ trách Đội vừa thiếu lại vừa yếu, các hoạt động nề nếp của liên đội gần như phải thực hiện từ đầu. Từ thực tế như vậy, làm thế nào để tổ chức các hoạt động phong trào và thu hút, tập hợp thiếu nhi của liên Đội và của nhà trường đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch thiết kế các hoạt động theo chủ điểm hàng tháng, các ngày lễ lớn trong năm học và lựa chọn, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ Đội để tổ chức các hoạt động cho các em ngay từ đầu năm học. B - NỘI DUNG PHẦN I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ LÀNG MƯỜI. a. Thuận lợi: Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách Đội và sự đồng thuận nhất trí của phụ huynh học sinh. Đa số đội ngũ cán bộ Đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở liên đội. b. Khó khăn: Là một đơn vị trường mới được thành lập điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, thiếu sân bãi hoạt động, chưa có phòng chuyên môn dành riêng cho hoạt động Đội (phòng truyền thống Đội), các trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ cho các hoạt động Đội còn thiếu thốn rất nhiều. Các em học sinh chiếm trên 90% là dân tộc lại sống dải rác trên địa bàn dân cư,đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn. Khi tham gia các hoạt động tập thể còn e rè, nhút nhát. Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động sinh hoạt động tập thể. Nhiều các phong trào, hoạt động phải tập huấn nhiều lần trong khâu tổ chức và thiết kế các hoạt động. Trong các hoạt động phong trào chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo trong công việc còn lúng túng nên chất lượng hoạt động còn chưa cao. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút tập hợp thiếu nhi. Theo kết quả thống kê đầu năm thu được như sau: Thời gian Tổng số học sinh Không muốn tham gia Muốn tham gia Rất muốn tham gia Đầu năm học 116 37 62 17 PHẦN II. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. - Để tổ chức các hoạt động phong trào trong công tác Đội nhằm thu hút, hấp dẫn các em thiếu nhi tham gia thì cần phải có năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn cho các em, biết thiết kế và thực thi các hoạt động thế nào cho đúng. - Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo một chủ đề, chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội. - Phải đảm bảo nội dung một cách trình tự, khoa học. Phải có phần mở đầu và kết thúc, xác định đâu là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động. - Xác định được thời điểm diễn ra các hoạt động trong tháng, trong năm. Có thời gian cụ thể hoá chương trình trong quá trình thiết kế. - Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đối tượng (là thiếu nhi, đội viên), về khả năng, trình độ và đặc biệt là sức khoẻ. Thiết kế một hoạt động phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường. - Trong các hoạt động phải mang tính lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục các em trong mỗi một hoạt động, vừa tạo ra được một sân chơi bổ ích “ học mà chơi”, “ chơi mà học” gây hứng thú cho các em tham gia nhiệt tình, tích cực. * Kết quả sau một năm hoạt động và tổ chức các phong trào thu được như sau: Thời gian Câu hỏi Tổng số học sinh Đầu năm học Giữa năm học Cuối năm học Không thích tham gia vào các phong trào hoạt động Đội. 116 37 12 0 Thích tham gia 116 62 43 30 vào các phong trào hoạt động Đội. Rất thích tham gia vào các phong trào hoạt động Đội. 116 17 51 86 - Nhìn vào kết quả khảo sát cuối năm học ta thấy 100% các em đã thích tham gia vào các hoạt động phong trào của liên đội. Điều đó chứng minh một điều rằng các hoạt động phong trào thực hiên đã thu hút được các em tham gia. Vậy làm thế nào để thu hút được thiếu nhi tham gia nhiệt tình vào phong trào hoạt động? Tôi đưa ra các bước thiết kế - Thiết kế một hoạt động Đội cụ thể: PHẦN III: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO THU HÚT THIẾU NHI THAM GIA 1) Những yêu cầu cần nắm vững khi tiến hành thiết kế các hoạt động phong trào của Đội: - Hoạt động phong trào của Đội thực chất là hoạt động giáo dục, vì vậy bất kỳ một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Đây là yêu cầu quan trọng nhất mà người thiết kế cần nắm vững. - Thiết kế phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Cụ thể là em có thể thực hiện được một cách hào hứng, phấn khởi, đem lại hiệu quả cao, góp phần tăng cường, củng cố tình cảm quê hương, đất nước và góp phần nâng cao kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em học tập tại trường. - Thiết kế hoạt động Đội phải trên cơ sở điều kiện kinh phí cần thiết cho công việc đặt ra để có hiệu quả cao mà ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí. - Thiết kế hoạt động Đội phải thể hiện được màu sắc của Đội, “Màu sắc” đây chính là sự vui chơi lành mạnh tức là “Học mà chơi”, “ Chơi mà học” tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em. 2) Các bước tiến hành, thiết kế một hoạt động Đội: Bước 1: Công tác chuẩn bị. - Tìm hiểu nghiên cứu kế hoạch và những chủ trương của Hội đồng đội cấp trên và nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời nắm bắt những yêu cầu nguyện vọng của các em thiếu nhi. - Chú trọng đến các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn vị và của địa phương để thiết kế. - Chọn cử đội ngũ cán bộ phụ trách chi đội có năng lực phụ trách các nội dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ. - Chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự kiến thời gian, thời điểm phù hợp. Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. - Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đội là công việc rất quan trọng và có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng hoạt động cụ thể phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao. - Nội dung hoạt động phải chia thành các công việc cụ thể gắn với thời gian dự kiến. - Xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến trình công việc gắn với địa điểm cụ thể. - Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt. - Có phương án 2 cho các nội dung. - Có thể điều chỉnh kế hoạch trước, trong quá trình chỉ đạo thi công bản thiết kế sao cho phù hợp với tình hình. Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập một cách khoa học, chi tiết đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng “ Đầu voi, đuôi chuột” sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác dụng giáo dục. - Nội dung chương trình một bản thiết kế hoạt động được cụ thể như sau: - Tên bản thiết kế. - Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, người thiết kế. - Mục đích của bản thiết kế. - Nội dung và chương trình hoạt động ( Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian, người chịu trách nhiệm chính, người chịu trách nhiệm về các mặt khác…) - Ban tổ chức chỉ đạo thi công và chỉ đạo bản thiết kế. - Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp. - Phương án 2 dự phòng. - Những điểm cần chú ý. Bước 3: Chỉ đạo thực hiện. - Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, chương trình và kế hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận dụng thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những công việc chưa làm được của cá nhân và tập thể Đội. - Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để phối hợp thực hiện. - Phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung, chương trình hoạt động trong thiết kế. Tuy nhiên, có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình. - Thường xuyên hội ý với ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nôị dung và chương trình để ra. Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả - Thiết kế hoạt động Đội và chỉ đạo thi công sao cho đạt hiệu quả cao nhất và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để giành thời gian thích đáng xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm của cá nhân và của cả các tập thể là rất cần thiết. Rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em tự xem lại mình, tự đánh giá và làm bài học cho lần sau. Mặt khác, tổng kết đánh giá kết quả kịp thời để động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở, phê bình những cá nhân, tập thể chưa tích cực, chưa tham gia tốt, đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của thiết kế và chỉ đạo thi công hoạt động Đội. - Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình hoạt động Đội. PHẦN IV: THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Thiết kế “Hội thi nghi thức Đội” 1) Mục đích yêu cầu: - Hội thi nghi thức Đội nhằm giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tọa môi trường thuận lợi cho thiếu nhi phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ. Củng cố và xây dựng tình đoàn kết, thân ái. - Đây là dịp để các em thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định mình trong quá trình rèn luyện phấn đấu theo chương trình rèn luyện đội viên. Nâng cao chất lượng thực hành nghi thức Đội đồng thời giáo dục tác phong chuẩn mực của người đội viên thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2) Quy mô, thời gian, địa điểm: - Quy mô: Tổ chức Hội thi cấp liên đội. - Thời gian: Kết hợp với các ngày lễ lớn, ngày nghỉ, tổ chức một năm từ 01 đến 02 lần. - Hội thi tổ chức vào ban ngày, cuộc thi có thể tổ chức trong một buổi sáng hoặc cả ngày. - Địa điểm: Sân trường hoặc một địa điểm sân bãi rộng, đẹp có đủ cho các chi đội tham gia Hội thi, sân bãi có chỗ cho các đội viên xem Hội thi. - Bố trí cho Khách mời và Ban giám khảo Hội thi vào vị trí trung tâm nơi khán đài để tiện quan sát. 3) Nội dung: a) Công tác chuẩn bị: - Họp phụ trách các chi đội, phổ biến nội dung thi cho các chi đội luyện tập. - Lên kế hoạch Hội thi trình cho Ban giám hiệu, chi đoàn nhà trường duyệt. - Thành lập Ban giám khảo, thư ký hội thi. - Dự trù kinh phí Hội thi ( Có cả kinh phí phát sinh) - Chuẩn bị cho Hội thi trước khi khai mạc: + Phân công người trang trí, khánh tiết, treo băng rôn. + Chọn khán đài, cờ trống để tạo nên không khí của ngày Hội. b) Tập hợp các chi đội để tổ chức lễ khai mạc Hội thi: - Lễ diễu hành vào vị trí ( Các chi đội đều có biển tên của chi đội mình và có lời thuyết trình kèm theo thành tích) - Lễ chào cờ ( Sử dụng hình thức kéo cờ tăng phần long trọng) - Phút sinh hoạt truyền thống ( Tuỳ theo điều kiện của từng liên đội, nên làm ngắn gọn, đủ nội dung) - Tổng phụ trách đội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu - Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng (nếu hiệu trưởng đi vắng) đọc lời khai mạc Hội thi - Ban giám khảo công bố nội quy, quy chế và nội dung thi ( Có thể mời các chi đội lên đại diện bốc thăm) - Lời chúc mừng của đại biểu ( Nếu có) c) Tiến hành nội dung thi: - Chỉ huy các chi đội cho các chi đội tham gia thi theo thứ tự đã bốc thăm. Chi đội nào vào thi tập hợp trước Ban giám khảo để báo cáo sĩ số. - Ban giám khảo cho phép các đơn vị lần lượt thực hiện các nội dung thi theo kết quả đã bốc thăm. - Thực hiện xong nội dung thi, chỉ huy tập hợp chi đội vào vị trí báo cáo với Ban giám khảo và cho về vị trí tập kết. d) Tổng kết đánh giá: - Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo và Ban tổ chức nhận xét đánh giá những thành công của Hội thi. - Công bố kết quả và trao giải thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi. - Lời cảm ơn của trưởng ban tổ chức đối với đại biểu tham gia Hội thi. Lưu ý : - Nội dung thi nghi thức nên thi làm 2 phần: + Phần I: Thi Nghi lễ nghi thức. + Phần II: Thi hiểu biết và kỹ năng chỉ huy. [...]... sinh động và hấp dẫn với nhi u màu sắc, học sinh nâng cao vai trò tự quản trong các buổi hoạt động phong trào của Đội góp phần thực hiện tốt nhi m vụ của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Việc tổ chức hoạt động phong trào để thu hút và tập hợp thiếu nhi trong năm qua ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Làng Mười ngày càng có hiệu quả, điều quan trọng cần chú ý đến nội dung và hình thức hoạt động của... có rất nhi u tiến bộ Từ chỗ các em chỉ biết tham gia thụ động vào các hoạt động thì nay các em đã biết lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động phong trào nâng cao dần về kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội * KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao các hoạt động phong trào thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: Người giáo viên Tổng phụ... động, nhi t tình, có tri thức về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, đảm bảo tính kế thừa là đội kế cận trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào cho thanh thiếu nhi, góp phần làm nên thắng lợi mục đích, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu Về cơ bản việc tổ chức các hoạt động để tập hợp và thu hút thiếu nhi đã tạo nên bước chuyển biến mới - Một không khí thi đua đầy hứng khởi ở các em học sinh và. .. tổ chức các hoạt động phong trào để thu hút và tập thiếu nhi trong nhà trường phổ thông tại liên đội trường Tiểu học và Trung học cơ sở Làng Mười là rất cần thiết và bổ ích Nó góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học sinh, làm tốt được công tác này, chúng ta sẽ tạo ra một tiền đề, cơ sở vững chắc trong hoạt động của liên đội Thông qua các hoạt động. .. các hoạt động của liên đội trong năm học vừa qua Nó giúp cán bộ Đội biết tổ chức, phát huy năng lực trước tập thể, qua đó các em luôn tu dưỡng, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ rèn luyện mình trong các phong trào hoạt động Đội Thông qua các hoạt động tập thể trong nhà trường đã đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao Các nội dung hoạt động của liên đội cũng trở lên phong phú, sinh động. .. học sinh thông qua các hoạt động Đội nhằm thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia, tạo sân chơi thực sự bổ ích cho các em Thường xuyên phải tổ chức các phong trào hoạt động cho thiếu nhi trong suốt năm học theo “Chủ đề, chủ điểm của tháng”, “Về nguồn”, “Thi cắm hoa”, “ Thi thể dục thể thao”, “ Văn hóa văn nghệ”… Động viên khuyến kích kịp thời các em trong quá trình tham gia các hoạt động – Lấy các em làm... các phong trào - Đó vừa là sân chơi vừa cũng là nơi để các em rèn luyện và trao đổi kiến thức Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp sự nhi t tình tham gia của các em học sinh Tôi nhận thấy đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có tác dụng rất tốt tới các hoạt động tập thể của liên đội Kết quả đội ngũ cán bội Đội – các hoạt động phong trào. .. em trong quá trình tham gia các hoạt động – Lấy các em làm trung tâm trong mọi phong trào hoạt động, phát huy vai trò làm làm chủ của các em Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của riêng bản thân tôi trong quá trình làm công tác Đội, bản thân tôi đã đúc kết được trong năm học 2009 - 2010 Kinh nghiệm trên chắc hẳn sẽ còn nhi u thiếu xót, mong các quý đồng nghiệp, các anh chị đi trước đóng góp, bổ sung để . NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO THU HÚT VÀ TẬP HỢP THIẾU NHI HIỆU QUẢ ” A - ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chon đề tài. - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam. tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhi u trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động sinh hoạt động tập thể. Nhi u các phong trào, hoạt động phải tập. tác tổ chức các hoạt động phong trào cho thanh thiếu nhi, góp phần làm nên thắng lợi mục đích, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Về cơ bản việc tổ chức các hoạt động để tập hợp và thu hút thiếu

Ngày đăng: 03/04/2015, 22:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A - ĐẶT VẤN ĐỀ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan