Hoàn thiện quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina

84 1.8K 16
Hoàn thiện quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực TÓM LƯỢC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: “Hoàn thiện quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina” 2. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Minh Xuân 3. Sinh Viên: Đào Trọng Nghĩa Lớp: K46U2 Điện Thoại: 01 669 339 568 Email: nghia.qtnl@gmail.com 4. Thời gian thực hiện: Từ 20/02/2014 đến 14/04/2014 5. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện QHLĐ tại công ty TNHH Haivina. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài thực hiện các nghiệm vụ: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về QHLĐ trong doanh nghiệp. Hai là, đánh giá tổng quan tình hình và thực trạng QHLĐ tại Công ty TNHH Haivina. Ba là, từ những kết quả nghiên cứu được, nghiên cứu phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QHLĐ tại Công ty TNHH Haivina. 6. Nội dung chính Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Chương 3 : Phân tích thực trạng quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina. Chương 4 : Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina. 7. Kết quả đạt được STT Tên sản phẩm Số sản phẩm Yêu cầu khoa học 1 Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp 1 Đảm bảo tính khoa học, logic 2 Bộ số liệu tổng hợp kết quả điều tra 1 Trung thực, khách quan 3 Tổng hợp ghi chép phỏng vấn 1 Trung thực, khách quan GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa i Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực LỜI CẢM ƠN Quan hệ lao động lành mạnh và bền vững làm mục tiêu của các doanh nghiệp cần hướng tới, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi người lao động và người sử dụng lao động muốn duy trì và tăng lợi ích đòi hỏi phải có sự liên kết lại với nhau. Đây là mục tiêu quan trọng vì quan hệ lao động lành mạnh giúp ngăn ngừa các cuộc đình công, lãn công hay những khiếu kiện, tranh chấp xảy ra do mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina” em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Ths. Vũ Thị Minh Xuân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Minh Xuân và các Thầy-Cô trong khoa Quản trị Nhân lực trong thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương mại. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Anh - Chị trong công ty Haivina đã giúp đỡ Em hoàn thiện đề tài trong thời gian em thực tập và nghiên cứu tại Quý công ty. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên Em tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về vấn đề nghiên cứu tại Công ty TNHH Haivina, nên Em rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy - Cô giáo để em có thể bổ sung và hoàn thiện những kiến thức của mình về các nghiệp vụ nhân sự trong thực tiễn! Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đào Trọng Nghĩa GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa ii Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực MỤC LỤC GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa iii Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Haivina giai đoạn 2011-2013 Error: Reference source not found Bảng 3.2. Tình hình lao động của Công ty TNHH Haivina giai đoạn 2011-2013 Error: Reference source not found Bảng 3.3. Trình độ nhân lực tại công ty TNHH Haivina năm 2013Error: Reference source not found Bảng 3.4. Phân bổ quỹ lương tại công ty TNHH Haivina giai đoạn 2011-2013 Error: Reference source not found Bảng 3.5. Trình độ người lao động công ty TNHH HaivinaError: Reference source not found Bảng 3.6. Thông tin về ban chấp hành công đoàn công ty Haivina Error: Reference source not found Bảng 3.7. Thông tin cán bộ quản lý người nước ngoài trong công ty Error: Reference source not found Bảng 3.8. Phân loại cán bộ quản lý cấp trung và cấp cơ sở tại công ty Haivina Error: Reference source not found Bảng 3.9. Tình hình ký kết HĐLĐ tại công ty TNHH Haivina Error: Reference source not found tính đến tháng 3 năm 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.1.Đề xuất triển khai phổ biến pháp luật tại công ty Error: Reference source not found DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Error: Reference source not found Hình 3.1. Mức độ hài lòng của NLĐ về các hình thức đãi ngộ của công ty Error: Reference source not found Hình 3.2. Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty TNHH Haivina Error: Reference source not found GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa iv Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực Hình 3.3. Mức độ hiểu biết của NLĐ về hệ thống pháp luật về QHLĐ Error: Reference source not found Hình 3.4. Nguồn phổ biến pháp luật về QHLĐ cho NLĐ Error: Reference source not found Hình 3.5. Ý kiến về sự chăm lo của Công đoàn cho người lao động Error: Reference source not found Hình 3.6. Các hình thức đối thoại được công ty áp dụng Error: Reference source not found Hình 3.7. Biểu hiện của mâu thuẫn phát sinh trong công ty Error: Reference source not found Hình 3.8. Nguyên nhân của những mâu thuẫn trong công ty Error: Reference source not found GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa v Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QHLĐ Quan hệ lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động DN Doanh nghiệp HĐLĐ Hợp đồng lao động TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể VHDN Văn hóa doanh nghiệp TNHH Trách nhiêm hữu hạn KTTT Kinh tế thị trường QHLĐDN Quan hệ lao động doanh nghiệp CĐ Công đoàn BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BGĐ Ban giám đốc BLLĐ Bộ Luật Lao động LĐLĐVN Liên đoàn lao động Việt Nam GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa vi Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Con người ở bất cứ xã hội nào đều có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau bởi các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là một tổng thể, một hệ thống các mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp, bao gồm: quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ lao động, quan hệ hành chính, quan hệ tôn giáo… Xã hội càng văn minh, phân công lao động càng phát triển thì các mối quan hệ đó càng đa dạng, phong phú. Đồng thời nhờ các mối quan hệ đó mà con người mới tồn tại, phát triển như một thực thể, một thành viên của cộng đồng xã hội, bởi vì theo C. Mác “Bản chất của con người không phải là một cái gì trừu tượng cấp cho từng cá nhân. Thực ra, nó là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ xã hội” và trong tất cả các mối quan hệ đó có thể nói rằng, quan hệ lao động là một trong những quan hệ chủ yếu nhất của con người. Nhận thức rõ bản chất của quan hệ lao động sẽ tạo ra một xã hội mà ở đó mối quan hệ giữa con người với con người trở lên hài hòa, ít tranh chấp, tạo ra sự ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, kích thich đầu tư phát triển cho đất nước. Thị trường lao động Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển nhanh chóng về cơ cấu lao động, thu nhập và đời sống của người lao động từng bước được cải thiện, đây là cơ sở để bước đầu hình thành và xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong các doanh nghiệp. Quan hệ lao động lành mạnh và bền vững làm mục tiêu của các doanh nghiệp cần hướng tới, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi người lao động và người sử dụng lao động muốn duy trì và tăng lợi ích đòi hỏi phải có sự liên kết lại với nhau. Đây là mục tiêu quan trọng vì quan hệ lao động lành mạnh giúp ngăn ngừa các cuộc đình công, lãn công hay những khiếu kiện, tranh chấp xảy ra do mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, tình trạng người lao động bỏ việc, tranh chấp, lãn công, đình công không đúng pháp luật ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới người lao động, người sử dụng lao động và có tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Từ năm 1995 đến nay đã có hơn 5000 cuộc đình công và ngừng việc GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa 1 Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực tập thể ở Việt Nam, tính riêng năm 2011 có 978 cuộc đình công, năm 2012 có khoảng 490 cuộc đình công xảy ra. Trong đó hơn 70% các cuộc đình công xảy ra tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nhiều nhất là các DN có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Đài Loan…) Công ty TNHH Haivina là một công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công may mặc với 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003, công ty đã khá chú trọng đến việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại công ty. Nhưng với đặc thù ngành may mặc, số lượng công nhân rất lớn, hầu hết là lao động trẻ, lao động phổ thông ít hiểu biết pháp luật, hoạt động của Công đoàn còn hạn chế vì vậy quan hệ lao động càng phải được quan tâm hơn nữa. Do vậy đề tài nghiên cứu về thực trạng QHLĐ, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện QHLĐ tại công ty TNHH Haivina là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Thông qua quá trình nghiên cứu tại công ty TNHH Haivina, xuất phát từ những vấn đề khó khăn mà công ty đang gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ lao động lành mạnh, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina”. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina – Công ty gia công sản xuất may mặc. 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước QHLĐ là một vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm. Tại Việt Nam việc nghiên cứu và thảo luận những vấn đề xoay quanh QHLĐ những năm trước cũng đã được thực hiện. Nhưng do tính chất mới mẻ trong nghiên cứu QHLĐ, nhiều vấn đề lý luận khó nên các nghiên cứu trước hầu hết là những công trình nghiên cứu lớn sau Đại học, có thể đề cập đến các nghiên cứu sau: - Đề tài: “Thực trạng vi phạm pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục”. Đề tài nghiên cứu cấp bộ - Bộ lao động thương binh và xã hội – 03/2005. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc thực hiện pháp luật lao động tại Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng vi phạm pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, khắc GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa 2 Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực phục và giúp thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp tốt hơn. Tuy vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài quá rộng và mang tính vĩ mô chưa mang tính tập trung vào từng ngành. - ThS. Trần Thu Thủy, “Tình hình thực hiện quan hệ lao động trong một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu các vấn đề cơ bản về mối quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Phân tích được về tình hình thực hiện quan hệ lao động trong một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Qua đó đưa ra các nhận định đánh giá và những giái pháp thực hiện quan hệ lao động tại các DN trên địa bàn Hà Nội. - Báo cáo điều tra đánh giá tình hình thực hiện luật pháp lao động của Việt Nam 2009 – Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội. Báo cáo đã tổng hợp được việc thực hiện pháp luật lao động của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các số liệu, bảng biểu, đánh giá về tính hình thực hiện luật pháp lao động tại Việt Nam. - TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2010), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quan hệ lao động trong doanh nghiệp Việt Nam”. Trên cơ sở đánh giá bức tranh toàn cảnh của QHLĐDN, nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý nhà nước về QHLĐDN ở nước ta, luận án đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về QHLĐDN Việt Nam xết từ khía cạnh xác định QHLĐDN là một yếu tố của nền KTTT, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc đáp ứng quyền lợi, lợi ích của NLĐ, NSDLĐ trong các DN không phân biệt hình thức sở hữu và phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế. - PGS.TS Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Quan hệ lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. Giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về QHLĐ, nghiên cứu các chủ thể, cơ chế hoạt động, các hình thức đối thoại, đồng thời cũng đề cập đến thực trạng cũng như đặc điểm QHLĐ tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác như: Đỗ Ngân Bình (2006), Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội; Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu về QHLĐ tại các DN Việt Nam trong thời gian qua là một vấn đề giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên có phạm vi nghiên cứu rộng, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến tính vĩ mô của QHLĐ và theo hiểu biết của em thì chưa có công trình nào GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa 3 Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực được công bố nghiên cứu về hoàn thiện QHLĐ tại Công ty TNHH Haivina. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu mang tính hẹp hơn, chỉ nghiên cứu QHLĐ tại một công ty và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện QHLĐ tại công ty TNHH Haivina. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài thực hiện các nghiệm vụ: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về QHLĐ trong doanh nghiệp. Hai là, đánh giá tổng quan tình hình và thực trạng QHLĐ tại Công ty TNHH Haivina. Ba là, từ những kết quả nghiên cứu được, nghiên cứu phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QHLĐ tại Công ty TNHH Haivina. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina – là Công ty sản xuất và gia công may mặc. - Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ thể của QHLĐ tại DN, hình thức tương tác của QHLĐ tại DN. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu có sẵn và được thu thập từ trước, đã qua xử lý. Nguồn dữ liệu này thu thập được từ: - Thu thập dữ liệu, số liệu từ các hồ sơ, tài liệu trong Công ty. - Thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin bên ngoài, luận văn, khóa luận… - Sưu tầm thông tin từ website Công ty. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua điều tra thống kê. - Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm + Mục đích: Thông qua thực tế, tìm hiểu thực trạng QHLĐ tại Công ty. + Đối tượng điều tra: Người lao động. + Mẫu phiếu: Điều tra trắc nghiệm. + Nội dung: Bao gồm lời giới thiệu đề tài và hai phần chính. GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân SVTH: Đào Trọng Nghĩa 4 [...]... THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAIVINA 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Haivina 3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Haivina Công ty TNHH Haivina là một công ty 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 03/CP-KCN-HD ngày 22 tháng 09 năm 2003 Tên Công ty: Công ty TNHH Haivina Tên giao dịch quốc tế: Haivina Co.,... tai nạn lao động (35%) 3.3 Phân tích thực trạng quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina 3.3.1 Các chủ thể tham gia QHLĐ tại công ty TNHH Haivina 3.3.1.1 Người lao động và tổ chức đại diện NLĐ • Người lao động Người lao động trong công ty Haivina chủ yếu là lao động có trình độ đương đối thấp và họ thường không có tư tưởng gắn bó lâu dài với công ty, một phần do đặc thù sản xuất may mặc lượng công việc... HC-NS Công ty TNHH Haivina Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động của công ty Haivina có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể Nguyên nhân là do số lượng các đơn hàng gia công hằng năm từ Công ty mẹ HyunJin Hàn Quốc Lao động trong công ty Haivina phần lớn là lao động phổ thông và trung cấp, lao động độ tuổi từ 18-25 chiếm phần lớn, lao động nữ chiếm đến 90% tổng số lao động Cơ cấu lao động như... mục bảng biểu, hình vẽ, khóa luận kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ lao động trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thực trạng quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân 5 SVTH: Đào Trọng Nghĩa Trường Đại... Đề xuất của NLĐ để lành mạnh hóa quan hệ lao động tại công ty + Số phiếu phát ra: 450 + Số phiếu thu về: 400 - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp + Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ Công đoàn công ty TNHH Haivina + Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi phỏng vấn liên quan đến thực hiện QHLĐ tại công ty (vấn đề thực hiện Luật lao động; Hợp đồng lao động; các mâu thuẫn, tranh chấp lao động ) 1.6.2 Phương pháp xử lý dữ... với lao động của NLĐ, là thước đo giá trị sức lao động bao gồm: GVHD: ThS Vũ Thị Minh Xuân 8 SVTH: Đào Trọng Nghĩa Trường Đại học Thương mại Khoa Quản Trị nhân lực - Sự chuẩn bị năng lực lao động, cam kết thực thi cam kết lao động (bao gồm tiếp nhận yêu cầu lao động, phương pháp và phương tiện lao động, giá thành lao động, đãi ngộ lao động, thái độ lao độn, động lực lao động) - Kết quả và chất lượng lao. .. chỉ huy của hệ thống trực tuyến Tuy nhiên có thể gây ra phân tán trách nhiệm, thiếu sự phối hợp 3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Haivina • Lĩnh vực kinh doanh của công ty Công ty TNHH Haivina hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công găng tay, quần áo lao động và thể thao các loại Công ty ký hợp đồng gia công và nhận ủy thác xuất khẩu với Công ty mẹ HyunJin... mạnh 3.2.3 Năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong công ty TNHH Haivina Năng lực của các chủ thể trong quan hệ lao động là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới QHLĐ trong công ty, năng lực các chủ thể sẽ xác định vị trí của họ trong quá trình đàm phán, thương lượng với các chủ thể khác trong QHLĐ Đối với NLĐ, khi người lao động trong công ty có năng lực tốt được thể hiện thông qua trình... 4 Lao động phổ thông 2999 3052 3077 Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Haivina Bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn NLĐ của công ty là lao động phổ thông, chiếm tới 76,7% (năm 2013) tổng số lao động Lực lượng lao động này chủ yếu là công nhân xưởng sản xuất, năng lực không cao, họ mới chỉ được đào tạo hết bậc phổ thông, thiếu nhiều kiến thức về Luật lao động, quyền và nghĩa vụ của bản thân trong quan. .. Quản Trị nhân lực Thị trường lao động Việt Nam hiện tại còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn: quan hệ cung cầu lao động mất cân đối, cung lao động cao hơn cầu; thị trường lao động chưa phát triển thống nhất; quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho thị trường lao động (hệ thống đào tạo, dạy nghề, hệ thống tư vấn giới thiệu việc làm, hệ thống thông tin về thị trường lao động) còn mang tính tự phát… . Hoàn thiện quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina . Đề tài tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lao động tại Công ty TNHH Haivina – Công ty gia công. một hệ thống các mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp, bao gồm: quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ lao động, quan hệ hành chính, quan hệ tôn giáo… Xã hội càng văn minh, phân công. quan nghiên cứu đề tài. Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Chương 3 : Phân tích thực trạng quan hệ lao động tại công ty TNHH Haivina. Chương

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty

    • Cơ cấu tổ chức của công ty

    • Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc quản lý và phục vụ sản xuất một cách hợp lý, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền hạn chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Tuy nhiên có thể gây ra phân tán trách nhiệm, thiếu sự phối hợp.

    • 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Haivina

      • Lĩnh vực kinh doanh của công ty

      • Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty trong 3 năm gần đây

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan