ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MARKETING NÔNG SẢN

5 502 2
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MARKETING NÔNG SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Marketing nông sản là một bộ phận của hợp phần kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh nông sản của sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu, phân tích và lập kế hoạch marketing trong kinh doanh nông sản. Môn học còn trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về pháp luật, xã hội trong kinh doanh nông sản trong thời đại toàn cầu hó

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: MARKETING NÔNG SẢN 2. Giảng viên : Nguyễn Tấn Khuyên 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy 4. Thời lượng: 2 tín chỉ. 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): - Kinh tế học vi mô - Kinh tế học vĩ mô - Kinh tế nông nghiệp đại cương - Phần mềm: Excel, SPSS 6. Mô tả môn học: Marketing nông sản là một bộ phận của hợp phần kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh nông sản của sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu, phân tích và lập kế hoạch marketing trong kinh doanh nông sản. Môn học còn trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về pháp luật, xã hội trong kinh doanh nông sản trong thời đại toàn cầu hóa. 7. Mục tiêu: Sinh viên đạt được các kỹ năng:  Nắm kiến thức cơ bản về thị trường nông sản  Có kỹ năng xây dựng các chiến lược marketing trong kinh doanh nông sản.  Sử dụng được các công cụ trong nghiên cứu và phân tích thị trường nông sản. 8. Phương pháp giảng dạy : Giáo viên tập trung giới thiệu các nguyên tắc tổng quan, các chiến lược và tổ chức hoạt động marketing nông sản. Trong quá trình giảng sẽ tổ chức cho sinh viên thảo luận và thuyết trình, khuyến kích sinh viên đặt câu hỏi, bày tỏ ý kiến. Sinh viên đọc tài liệu tham khảo, tham gia thảo luận theo các chủ đề có gắn với thực tiễn marketing nông sản. Phân bổ số tiết giảng:  Lý thuyết trên lớp: 25 tiết  Thảo luận nhóm: 10 tiết  Bài tập thực hành: 10 tiết 9. Phương pháp đánh giá: - Phương pháp đánh giá quá trình: + Kiểm tra: 30% + Bài tập: 20% - Thi hết môn: thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm 50% Tổng cộng : 100% 10. Tài liệu đọc bắt buộc (giáo trình, tài liệu tham khảo chính, tài liệu dịch, phương tiện học tập khác,…): (1) Cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, Bảo Trung, NXBNN, Hà nội 2009 (2) Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả, Nguyễn Văn Nam, NXBTK, Hà nội 2005 (3) Thị trường và giá cả nông nghiệp các nước đang phát triển (của sách Nguyên lý kinh tế nông nghiệp), David Colman & Travor Young, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 1994. (4) Giáo trình Marketing nông nghiệp, TS Nguyễn Đình Thắng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001 (5) Các sách về marketing căn bản (6) Các đề tài nghiên cứu về thị trường nông sản Việt nam của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM và các cơ quan nghiên cứu khác đã công bố. (7) Các cam kết của Việt Nam (về nông nghiệp) khi gia nhập WTO. (8) Tạp chí thông tin về Thị trường giá cả; Báo Sài gòn tiếp thị; Thời báo Kinh tế Sài gòn. (9) Các trang Web: - agroviet.gov.vn - ipsard.gov.vn - mot.gov.vn -Vietfood.org.vn 11. Nội dung môn học (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi chương, phần): Ngày (số tiết) Nội dung giảng dạy Tài liệu đọc Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…) Ngày 1 (4 tiết) Chương 1: Đối tượng, nội dung và phương pháp của môn học Marketing nông sản 1. Đối tượng 2. Đặc điểm thị trường nông sản và nội dung nghiên cứu (1), (2), (3) Sinh viên phân theo tổ, nhóm (3-5) lựa chọn một loại nông sản để theo dõi và báo cáo suốt môn học 3. Phương pháp của môn học Ngày (4 tiết) Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm 1. Các khái niệm cơ bản về marketing nông sản 2. Các lý thuyết về thị trường nông sản (cung, cầu) 3. Kinh nghiệm trong marketing nông sản (1), (2), (4) Sinh viên chuẩn bị tổng quan các tài liệu liên quan đến sản phẩm mà nhóm đã chọn Ngày (4 tiết) Chương 3: Nông sản và chiến lược sản phẩm trong kinh doanh nông sản. 1. Hiểu rõ về nông sản theo quan điểm marketing 2. Nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm 3. Xây dựng các chiến lược sản phẩm trong kinh doanh nông sản 4. Kiểm tra thực hiện chiến lược sản phẩm (2), (4), (7) - Thuyết trình về lợi ích của nông sản đã chọn - Chuẩn bị bài tập hóm về khảo sát nhu cầu, lợi ích của khách hàng Ngày (4 tiết) Chương 4: Giá và chiến lược giá trong kinh doanh nông sản 1. Hiểu đúng về giá nông sản. 2. Nội dung cơ bản của chiến lược giá nông sản. 3. Xây dựng các chiến lược giá nông sản. 4. Kiểm tra thực hiện chiến lược giá nông sản. (2), (4), (6) - Nhóm sinh viên chuẩn bị các tài liệu nghiên cứu trước đây về cơ cấu giá thành của sản phẩm đã chọn - Bài tập theo dõi biến động giá nông sản đã chọn rút ra xu hướng nhận định Ngày (4 tiết) Chương 5: Kênh phân phối và chiến lược phân phối trong kinh doanh. 1. Tổng quan về kênh phân phối nông sản 2. Nội dung cơ bản của chiến lược phân phối (2), (4), (7) - Sinh viên chuẩn bị các dạng kênh phân phối đối với sản phẩm đã chọn - Bài tập vẽ sơ đồ kênh phân phối nông sản. 3. Xây dựng các chiến lược phân phối nông sản. 4. Kiểm tra thực hiện chiến lược phân phối nông sản. Ngày (4 tiết) Chương 6: Các hình thức hỗ trợ và chiến lược chiêu thị trong kinh doanh nông sản. 1. Khái lược về chiêu thị nông sản. 2. Nội dung cơ bản của chiến lược chiêu thị nông sản. 3. Xây dựng các chiến lược chiêu thị nông sản. 4. Kiểm tra thực hiện chiến lược chiêu thị. (2), (4), (7) - Tổng quan các hình thức quảng bá sản phẩm. - Chuẩn bị tập hình ảnh và bình luận các hình thức chiêu thị nông sản. Ngày (4 tiết) Chương 7: Xây dựng thương hiệu nông sản 1. Hiểu đúng về thương hiệu và chỉ dẫn địa lý 2. Các bước xây dựng thương hiệu nông sản. 3. Đánh giá định vị thương hiệu nông sản. (2), (4), (7) - Tìm hiểu các thương hiệu hiện có trong lĩnh vực có liên quan đến sản phẩm nhóm đã chọn - Bài tập định vị thương hiệu Ngày (4 tiết) Chương 8: Xây dựng kế hoạch marketing nông sản. 1. Nội dung của kế hoạch marketing nông sản. 2. Các bước xây dựng kế hoạch marketing nông sản. 3. Đánh giá và kiểm tra kế hoạch marketing nông sản. (2), (4), (6), (7) - Bài tập kế hoạch marketing nông sản (đề cương báo cáo chính của kế hoạch marketing nông sản đã chọn) Tổng cộng : 32 tiết

Ngày đăng: 03/04/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan