PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ

17 1.2K 5
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ Đề tài : PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ Học viên thực hiện : Lê Thu Hiền Lớp : TCNH 19D STT : 26 Hà Nội _ 11/2014 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và thiết kế Dầu khí được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Dầu khí (PVICCC). Ngày 10/04/1998, PVICCC là thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ngày 26/03/2004, PVICCC được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí với tổng sổ vốn điều lệ là 25 tỷ đồng theo Quyết định số 531/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp. Ngày 14/9/2005, Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003829 tại Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM và chính thức đi vào hoạt động dưới loại hình Công ty cổ phần từ ngày 01/10/2005. Ngày 02/01/2008, cổ phiếu của Công chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà nội với mã cổ phiếu PVE. Trong hơn 15 năm xây dựng và phát triển, với sự tham gia vào nhiều công Lê Thu Hiền – TCNH 19D 2 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư trình trọng điểm của ngành Dầu khí, Công ty đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị thế của mình, đóng góp vào sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. 2. Ngành nghề, mặt hàng và thị trường kinh doanh Hiện nay, Công ty đang hoạt động ở 3 mảng kinh doanh chính: Khảo sát và dịch vụ công trình, tư vấn đầu tư và thiết kế dầu khí, và thi công công trình dầu khí. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty sau khi hoàn thành cơ cấu sẽ tập trung hai mảng chính: – Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế và quản lý dự án các dự án chuyên ngành dầu khí từ thượng nguồn tới hạ nguồn, các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp trong và ngoài ngành dầu khí. – Tư vấn khảo sát các công trình chuyên ngành dầu khí, dân dụng và công nghiệp trong và ngoài ngành dầu khí. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường kinh tế vĩ mô 1.1 Thể chế chính trị- pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Việt Nam được đánh giá là một nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định, so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Rủi ro Kinh tế & Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị tri thứ nhất trong khu Lê Thu Hiền – TCNH 19D 3 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư vực, sau sự kiện 11 - 9 so với các nước Asian như Indonesia, Malaysia, Philipin, Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc. Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn cho các nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa được hoàn chỉnh, việc vận dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp, chồng chéo trong việc quản lý đất đai, xây dựng nói chung và kinh doanh bất động sản nói riêng. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, Chính phủ cũng đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo sự thông thoáng hơn về các thủ tục hành chính. 1.2 Các yếu tố kinh tế Bảng 1: Thống kê kinh tế xã hội năm 2010, 2011, 2012, 2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng kinh tế (%) 6,78 5,89 4,77 5,42 Lạm phát (%) 11,75 18,12 6,81 6.04 Lãi suất cơ bản (%) 8,0 9,0 9,0 8,0 Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2007 luôn duy trì ở mức khá cao nhưng bước sang giai đoạn 2008 đến nay thì mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và chính sách kiềm chế tăng trưởng để giảm lạm phát của Nhà nước. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng cao – thường ở mức 2 con số - trong những năm gần đây gây ra những bất ổn vĩ mô cho nền Lê Thu Hiền – TCNH 19D 4 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư kinh tế vào các tháng đầu năm 2012. . Lãi suất cơ bản của Việt Nam cũng ở mức cao so với khu vực khiến cho lãi suất trần và lãi suất cho vay của các ngân hàng có lúc lên tới trên 20%, gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp nói chung có thể tiếp cận vốn, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra Nghị quyết 11 để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm tốc độ tăng trưởng cung tiền, giảm tăng trưởng tín dụng, và hạn chế tín dụng cho các hoạt động kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Nhờ những chính sách thắt chặt trên, tình hình lạm phát tăng cao đã dần được đẩy lùi và ổn định. Tuy nhiên, các biện pháp này lại làm cho lãi suất tăng cao, tác động tiêu cực lên khu vực doanh nghiệp, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. 1.3 Văn hóa - xã hội Với số dân hơn 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, tốc độ tăng dân số Việt Nam trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm, năm 2011 là 1.04%. Đời sống người dân cũng ngày càng được cải thiện với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1300 USD/năm (2011). Cơ cấu dân số Việt Nam vẫn là dân số trẻ nên nhu cầu nhà ở cũng là vấn đề bức xúc cho Chính phủ hiện nay. Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 Lê Thu Hiền – TCNH 19D 5 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá như: vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước Sự phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp trong cả nước cũng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, nhất là ở những thành phố lớn. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 22 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) vối tổng diện tích khoảng gần 6,000ha. 1.4 Khoa học công nghệ Hiện nay, tại Việt Nam đang sử dụng nhiều công nghệ xây dựng đơn giản nên năng suất lao động thấp, thời gian thi công kéo dài, lãng phí nguyên nhiên liệu, xả nhiều rác, bụi ảnh hưởng môi trường. Trong xu hướng xây dựng hiện đại, nhiều công ty đang hướng tới phương pháp công nghiệp hóa xây dựng nhằm triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong đó nổi bật là công nghệ xây dựng nhà cao tầng tiên tiến đang bắt đầu được nghiên cứu, áp dụng. Một trong các công nghệ mang tính cách mạng là công nghệ sàn rỗng BubbleDeck để công xưởng hóa quá trình thi công sàn, nhưng giữ nguyên ưu điểm của sàn toàn khối, giảm đến 50% trọng lượng bản thân công Lê Thu Hiền – TCNH 19D 6 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư trình, giảm lượng tiêu thụ bê tông, giảm lao động, giảm rác thải… Đây là công nghệ được Bộ Xây dựng xem xét và khuyến khích phát triển tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và quốc gia thứ 15 trên thế giới tiếp nhận công nghệ này của Đan Mạch. Công nghệ thứ hai là kết cấu tường nhẹ sản xuất công xưởng đã hoàn thiện bề mặt để giảm 70% trọng lượng bản thân so với tường xây gạch, tăng năng suất lao động, giảm lao động thủ công trên công trường, giảm bụi, rác thải… Đối với phần móng và phần ngầm, sử dụng phối hợp móng bè dạng hộp trên nền đất yếu đã gia cố bằng công nghệ Top- Base nhằm giảm thời gian thi công 60-70%, đặc biệt tăng khả năng chịu lực của nền đất yếu 30-40%. Công nghệ Top Base mặc dù đã phát triển ở Nhật Bản và Hàn Quốc hơn 20 năm nhưng Việt Nam cũng là một trong số ít các nước áp dụng công nghệ này, và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin, dịch vụ internet cũng có tác động tích cực tới nền kinh tế như giảm thiểu chi phí giao dịch. 1.5 Môi trường Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều và nóng ẩm quanh năm, ¾ diện tích là đồi núi, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt. Đặc biệt, trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách. Theo dự đoán, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vấn đề này. Mực nước biển và nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên kéo theo sự gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan. Những thay đổi này sẽ có tác động phức tạp, nhiều mặt đến công trình xây dựng và các hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Lê Thu Hiền – TCNH 19D 7 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư 2. Môi trường cạnh tranh ngành PVE có bề dày lịch sử hoạt động trên 15 năm chuyên ngành tư vấn thiết kế và thi công các công trình dầu khí. Đã tham gia vào nhiều dự án lớn, dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí (PVN) như: Dự án quy hoạch phát triển công nghiệp khí Bình Thuận, dự án quy hoạch hệ thống cấp khí Nam Bộ, dự án đường ống Phú Mỹ - Tp. Hồ Chí Minh, dự án đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau, tổ hợp Khi – Điện – Đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí ngoài khơi Rạng Đông – Bạch Hổ,… PVN là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế sau khi nhận chuyển nhượng tất cả các đơn vị có hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế từ Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power). Nhờ đó PVE có lợi thế nhất định trong việc tiếp cận các dự án trong ngành cũng như việc được chỉ định thầu trong các dự án thiết kế trong ngành đặc biệt ở các dự án chuyên ngành sâu về dầu khí và dịch vụ dầu khí. Doanh thu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, bất chấp những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn vừa qua đạt trên 30%/năm, lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng mạnh hàng năm. Định giá: Cổ phiếu PVE được định giá dựa trên 2 phương pháp FCFE, FCFF, P/E và P/B. Mức giá xác định vào khoảng 17.595 VNĐ/cổ phần. Mức giá trên tương đương với mức P/E năm 2014 vào khoảng 6.71 lần. Mức giá trên phù hợp với những tiềm năng mà PVE hiện có cũng như triển vọng trong tương lai của PVE. Bảng 2: chỉ tiêu tài chính (nguồn PVE) Chỉ tiêu 2012 2013 2014F 2015F Tổng tài sản (tỷ đồng) 180.79 238.80 376.12 581.43 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 50.95 102.66 100.93 215.09 Lê Thu Hiền – TCNH 19D 8 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư Doanh thu thuần (tỷ đồng) 196.93 301.74 405.05 546.82 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 9.64 14.71 21.27 31.47 EPS (đồng/CP) 2,794 2,581 2,667 2,421 ROA 5.6% 7.0% 6.9% 6.6% ROE 19.8 % 19.2% 20.9 % 19.9% III. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 1. Lý do đầu tư PVE có lợi thế là tổng công ty duy nhất hoạt động trong lĩnh vực thiết kế dầu khí. Ngành dầu khí là ngành trọng điểm của quốc gia, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Chiến lược của PVN tiếp tục vươn ra các thị trường quốc tế mở ra cơ hội để PVE có thể thâm nhập các thị trường nước ngoài thông qua các dự án của PVN. PVE đã tái cơ cấu thành Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí chuyên thiết kế các công trình công nghiệp dầu khí, công trình dân dụng trong ngành dầu khí bằng cách thành lập một số đơn vị thành viên cũng như nhận các công ty thiết kế tại PVX và PV Power về làm công ty thành viên của mình. Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, được sự tin tưởng và hỗ trợ của các đối tác nước ngoài. PVE đã tham gia nhiều dự án lớn của PVN, cơ hội giúp Công ty nâng cao kinh nghiệm và uy tín trong ngành và với đối tác nước ngoài. Sắp tới, hiện PVE đang có kế hoạch tìm kiếm đối tác nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ, vốn và nhân lực giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Hiện nay PVE cũng đang tiến hành đàm phán với Technip (nhà thầu EPC dự án nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất) để làm đối tác chiến lược. Tốc độ tăng trưởng doanh thu khả quan ngay trong khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù ngành dầu khí chịu tác động nặng nề từ suy thoái kinh tế, tuy nhiên PVE vẫn hoàn thành và vượt kế hoạch trong hai năm gần nhất, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trên Lê Thu Hiền – TCNH 19D 9 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư 50% một năm. Điều này cho thấy hoạt động điều hành quản lý của Ban lãnh đạo Công ty rất hiệu quả. Đây là tiền đề để PVE tăng trưởng mạnh khi kinh tế hồi phục. Tình trạng tài chính lành mạnh. Khác với nhiều doanh nghiệp lạm dụng đòn bẩy tài chính để tăng trưởng, PVE có chiến lược khá thận trọng đối với vốn vay. Điều này giúp Công ty giảm thiểu rủi ro với biến động lãi suất bất thường đang diễn ra, đồng thời giảm chi phí trả lãi và vốn vay. 2. Rủi ro đầu tư Rủi ro vĩ mô đối với ngành dầu khí. Là một doanh nghiệp có hoạt động gắn liền với ngành dầu khí, PVE chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ những thay đổi vĩ mô của nền kinh tế nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Sự biến động của các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, giá dầu thế giới, quy hoạch phát triển và các chính sách, quy định liên quan tới hoạt động của ngành dầu khí đều bao hàm những rủi ro tới hoạt động của PVE. Rủi ro về cạnh tranh. Mặc dù hiện nay PVE vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ PVN, tuy nhiên trong tương lai, với lộ trình thực hiện đầy đủ cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, cũng như việc mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài ngành Dầu khí, Công ty sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về năng lực và giá chào thầu từ các công ty trong nước và quốc tế trong đó đặc biệt từ các tổ hợp tư vấn, thiết kế, tổng thầu lớn trên thế giới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ,… IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1. Cơ cấu sở hữu Điểm đáng chú ý trong cơ cấu sở hữu PVE là sự tham gia của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) – một trong những đơn vị xây lắp hàng đầu Việt Nam trong và ngoài ngành dầu khí. Mối quan hệ này đem lại cho Lê Thu Hiền – TCNH 19D 10 Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư [...]... luận phân tích và quản trị đầu tư 16 tăng trưởng trong dài hạn 2.5 So sánh với một số đơn vị trong ngành Kết quả kinh doanh của PVE thuộc nhóm trung bình so với các công ty tư vân thiết kế khác đang niêm yết trên sàn và ở mức bình quân của ngành Bảng 4: So sánh với một số đơn vị trong ngành V PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Định giá: Học viên sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phiếu. .. 11,862 2.4 Triển vọng phát triển ngành dầu khí đem lại nhiều cơ hội cho PVE Chủ trương cơ cấu PVE thành Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cho thấy chiến lược của PVN là phát triển PVE thành một đơn hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế, lấy trọng tâm là ngành dầu khí làm bàn đạp mở rộng hoạt động ra các lĩnh vực tư vấn thiết kế dân dụng và tiến tới thâm nhập sang thị trường nước... trường sang các lĩnh vực ngoài ngành dầu khí Với lợi thế từ lĩnh vực tư vấn và thiết kế, hoạt động xây lắp của PVE có nhiều dư địa để phát triển, nối dài chuỗi giá trị của Công ty Thời gian vừa qua, PVE đã tham gia thi công nhiều dự án lớn của PVN, khẳng định năng lực của Công ty trong lĩnh vực xây lắp dầu khí Một số dự án PVE đã tham gia thi công: Nhà máy lọc dầu số 1 Dung quất; Nhà máy sản xuất Polypropylene... đường ống dẫn khí Sư Tử Đen/ Sư Tử Vàng – Rạng Đông, dự án quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến 2025 Trong thời gian tới PVE tiếp tục đẩy mạnh thiết kế trong lĩnh vực dầu khí như thiết kế kho ngầm chứa xăng dầu, kho chứa LPG, hệ thống điện – điều khiển, phân phối khí, nhà máy chế biến khí, … và mở rộng sang các lĩnh vực chuyên sâu hơn như các dự án offshore, dự án lọc hóa dầu, thiết kế nhà máy... phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phiếu PVE theo FCFE, FCFF, P/E và P/B Mức giá vào khoảng 17.595 VNĐ /cổ phần Bảng 5: Tổng hợp định giá Mô hình định giá FCFE Giá 19,490 Tỷ trọng 25% FCFF 24,163 25% 6,041 P/E 13,641 25% 3,410 P/B 13,084 25% 3,271 Giá bình quân Lê Thu Hiền – TCNH 19D Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư B ình quân gia quyền 4,873 17,595 17 ... trưởng 44.6% so với 2012 2.2 Tư vấn thiết kế là thế mạnh, xây lắp đem lại doanh thu chủ yếu Là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế chuyên ngành dầu khí, PVE đã được PVN giao thực hiện nhiều dự án lớn trong ngành Đặc biệt sau khi hoàn thành chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con, với sự tiếp nhận những đơn vị mới, thế mạnh của PVE càng được củng cố, và mở rộng thị trường sang... doanh thu ổn định cho công ty trong những năm tiếp theo Một số dự án thiết kế lớn Lê Thu Hiền – TCNH 19D Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư 12 PVE đã thực hiện như: Dự án quy hoạch phát triển công nghiệp khí Bình Thuận, dự án quy hoạch hệ thống cấp khí Nam Bộ, dự án đường ống Phú Mỹ - Tp Hồ Chí Minh, dự án đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau, tổ hợp Khi – Điện – Đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí ngoài khơi... Đường ống dẫn khí và các trạm PM3-Cà mau; Dự án Nam Côn Sơn Condensate; Nhà máy đạm Phú Mỹ… Trong những năm vừa qua, hoạt động xây lắp là mảng kinh doanh đem lại doanh thu chính cho PVE và xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo 2.2.1 Hoạt động Tư vấn thiết kế Trong giai đoạn vừa qua PVE đã ký được nhiều hợp đồng tư vấn, khảo sát và xây lắp các công trình dầu khí có giá trị lớn,... PVC Sau khi kết thúc đợt phát hành tăng vốn lên 180 tỷ VND, PVC chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần hiện đang sở hữu tại PVE cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), khi đó tổng số cổ phần sở hữu của PVN là 29% Mối quan hệ truyền thống với các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí và các đối tác nước ngoài như Tập đoàn Technip là lợi thế lớn của PVE trong việc tiếp cận các dự án, vốn và công nghệ 2 Đánh giá hoạt dộng... Thu Hiền – TCNH 19D Tiểu luận phân tích và quản trị đầu tư 13 trong thời gian tới PVE tiếp tục đẩy mạnh hoạt động EPC các công trình trong ngành dầu khí, tạo bước phát triển vươn ra thực hiện các công trình EPC lớn khác bên ngoài 2.2.2 Hoạt động khảo sát PVE đã tham gia hoạt động khảo sát và dịch vụ công trình, kiểm tra không phá hủy, kiểm định chất lượng dự án: Dự án đường vành đai 2 – phía nam Tp Hồ . THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ Đề tài : PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ Học viên thực hiện : Lê Thu. thành Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và thiết kế Dầu khí được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Dầu khí (PVICCC). Ngày 10/04/1998, PVICCC là thành viên của Tổng Công. hàng và thị trường kinh doanh Hiện nay, Công ty đang hoạt động ở 3 mảng kinh doanh chính: Khảo sát và dịch vụ công trình, tư vấn đầu tư và thiết kế dầu khí, và thi công công trình dầu khí. Hoạt

Ngày đăng: 02/04/2015, 14:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

  • KHOA SAU ĐẠI HỌC

  • I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

  • 1. Lịch sử hình thành

  • 2. Ngành nghề, mặt hàng và thị trường kinh doanh

  • II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

  • 1. Môi trường kinh tế vĩ mô

  • 1.1 Thể chế chính trị- pháp luật

  • 1.2 Các yếu tố kinh tế

  • 1.3 Văn hóa - xã hội

  • 1.4 Khoa học công nghệ

  • 1.5 Môi trường

  • 2. Môi trường cạnh tranh ngành

  • III. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

  • 1. Lý do đầu tư

  • 2. Rủi ro đầu tư

  • IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

  • 1. Cơ cấu sở hữu

  • 2. Đánh giá hoạt dộng kinh doanh của PVE

  • V. PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan