BÁO CÁO DÂN SỰ NHÓM 1

20 488 0
BÁO CÁO DÂN SỰ NHÓM 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài tập thuyết trình dân sự. hơi lan man nhưng các khái niệm đều sử dụng được. MỤC LỤC: 1. Khái niệm, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự 2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 2.1. Khái niệm 2.2. Đặc điểm 2.3. Nội dụng 3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân 3.1. Khái niệm 3.2. Đặc điểm 3.3. Nội dung 4. Quyền nhân thân 5. Hộ tịch nơi cư trú của cá nhân 5.1. Hộ tịch 5.2. Nơi cư trú của cá nhân 6. Giám hộ 6.1. Khái niệm 6.2. Điều kiện của cá nhân để trở thành người giám hộ 6.3. Các hình thức giám hộ 6.4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ 6.5. Quản lý tài sản của người được giám hộ 6.6. Thay đổi và chấm dứt giám hộ 6.7. Giám sát việc giám hộ 6.8. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ 7. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tuyên bố mất tích. Tuyên bố chết.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Luật - ĐHQGHN BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH MÔN LUẬT DÂN SỰ Giảng viên: Bùi Thị Thanh Hằng Nhóm : • Hoàng Thị Thu Hà • Đàm Thị Hương Quỳnh • Nguyễn Thu Trang • Lê Sơn Tùng • Lê Huy Bằng • Ngô Phúc Tuấn Anh • Hoàng Anh • Nguyễn Thành Đạt • Nguyễn Duy Khương • Trần Hữu Tuấn Đề tài: Những vấn đề về cá nhân trong bộ luật dân sự Việt Nam. MỤC LỤC: • Khái niệm, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân • Khái niệm • Đặc điểm • Nội dụng • Năng lực hành vi dân sự của cá nhân • Khái niệm • Đặc điểm • Nội dung • Quyền nhân thân • Hộ tịch nơi cư trú của cá nhân • Hộ tịch • Nơi cư trú của cá nhân • Giám hộ • Khái niệm • Điều kiện của cá nhân để trở thành người giám hộ • Các hình thức giám hộ • Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ • Quản lý tài sản của người được giám hộ • Thay đổi và chấm dứt giám hộ • Giám sát việc giám hộ • Hậu quả chấm dứt việc giám hộ • Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tuyên bố mất tích. Tuyên bố chết. • Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú • Tuyên bố mất tích • Tuyên bố chết • Khái niệm, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự. - Theo pháp luật dân sự Việt Nam, thì có sáu loại chủ thể của quan hệ pháp luật Dân sự. Đó là: cá nhân, pháp nhân, các tổ chức, cơ quan công quyền, hộ gia đình và tổ hợp tác. - Khái niệm “cá nhân” trong pháp luật Dân sự Việt Nam được dùng để chỉ “con người”, là cách để phân biệt với chủ thể “pháp nhân”. - Cá nhân bao gồm cả công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch, trong đó công dân là loại chủ thể cá nhân chủ yếu của quan hệ pháp luật dân sự. - Việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật Dân sự dựa - Tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng giữa NLPL và NLHVDS của cá nhân có giới hạn rõ nét: • Thời điểm phát sinh: - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không có ngay khi cá nhân sinh ra mà phải đạt đến độ tuổi nhất định (6 tuổi) mới bắt đầu có năng lực hành vi dân sự. • Tính chất - Pháp luật ghi nhận mọi công dân có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Bộ luật dân sự quy định "mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau nghĩa là có tính bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự giữa các cá nhân". - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là cá nhân tự tạo ra quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm về hậu quả. Năng lực hành vi của cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành vi, vì vậy mà pháp luật không công nhận sự bình đẳng về năng lực hành vi. • Vị trí, vai trò trong năng lực chủ thể - Năng lực pháp luật dân sự là điều kiện "cần" để cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự. Năng lực hành vi dân sự là điều kiện đủ. - Năng lực pháp luật dân sự mới là khả năng hưởng quyền còn năng lực hành vi dân sự là "cầu nối" giữa năng lực pháp luật dân sự và quyền dân sự hiện thực hoá các nội dung của năng lực pháp luật dân sự. Liên quan đến NLPL cá nhân, BLDS đã quy đinh một số trường hợp ngoại lệ trong quan hệ thừa kế: • Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì được xác định là người thừa kế. • Cá nhân chỉ có thể tự mình, tức là bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự khi cá nhân đó là người thành niên, tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên mà không bị mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS. • Đối với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người địa diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày phù hợp với lứa tuổi. Đối với trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tại sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. VD: theo Điều 652 khoản 2, di chúc của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. • Mọi giao dịch của người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất NLHVDS đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân • Khái niệm Theo khoản 1 điều 14 của BLDS 2005 quy định: năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Như vậy, năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có thể tham gia các quan hệ pháp luật Dân sự và trở thành chủ thể của quan hệ đó. • Đặc điểm (4 đặc điểm ) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là sự phản ánh địa vị pháp lý của cá nhân trong xã hội được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Địa vị pháp lý là thứ bậc vị trí của cá nhân trong một xã hội có nhà nước , địa vị đó do nhà nước quy định mà thông qua đó các cá nhân được hưởng những quyền nhất định. Được ghi nhân từ điều 14 đến điều 16 BLDS 2005 • Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự Khoản 2 điều 14 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” , không phân biệt tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội…nói cách khác , mọi cá nhân đều có khả năng như nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự, không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào . Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được. • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính không thể tách rời , nó phát sinh vào thời điểm người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết ( khoản 3 điều 14 BLDS 2005) Mặc dù năng lực dân sự cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết (Khoản 3 điều 14 ) nhưng có một số trường hợp được pháp luật quy định người chưa sinh ra (bào thai) đã được hưởng một số quyền dân sự nhất định. VD: theo điều 635 BLDS 2005: người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống và thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai sau khi người để lại di sản chết. • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức, lý trí… mà nó gắn bó suốt đời mỗi cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. VD: một người cho dù bị mất năng lực hành vi dân sự, thì họ vẫn có các quyền đối với họ tên, xắc định giới tính, quyền sở hữu tài sản, • Điều 16 BLDS 2005 quy định: “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không hề bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định” Mọi giao dịch dân sự nhằm mục đích hạn chế hoặc hủy bỏ năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đều bị xem là vô hiêu, trừ trường hợp pháp luật quy định. Có 2 trường hợp bị hạn chế : • Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được tham gia các quan hệ dân sự cụ thể. VD: người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điều 125, 126 Luật nhà ở về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. • Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền VD: tòa án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó trong khoảng thời gian xác định. Tuy nhiên đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm định chỉ khả năng này. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung. • Nội dung Điều 15 BLDS 2005 quy định nội dung NLPLDS của cá nhân, theo đó cá nhân có các quyền và nghĩa vụ như sau : 1- Quyn nhân thân không gn vi ti sn v quyn nhân thân gn vi ti sn Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật quy định. Quyền nhân thân được quy định từ điều 24 đến 52 BLDS 2005. Theo đó, quyền nhân thân được chia làm 2 nhóm : • Quyền nhân thân không gắn với tài sản như quyền đối với họ tên, hình ảnh, quyền xác định giới tính, quyền giữ bí mật về đời tư, danh dự nhân phẩm… • Quyền nhân thân gắn với tài sản là những quyền có thể mang lại lợi ích vật chất nhất định cho các cá nhân như quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ… Cá nhân không được lạm dụng quyền nhân thân để xâm phạm tới lợi ích nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích của cá nhân khác. 2- Quyn s hu, quyn tha k v cc quyn khc đ!i vi ti sn. Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những trường hợp nhất định.Quyền sở hữu là một trong những quyền đặc biệt quan trọng của cá nhân vì thông qua đó cá nhân có thể thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Các cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của chính mình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Cá nhân có quyền để lại di sản cũng như hưởng di sản thừa kế theo di chúc và theo quy định của pháp luật. • NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN • Khái niệm Theo điều 17 BLDS 2005: “ Năng lực hành vi dân sự cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xắc lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự ”. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng thực tế của chủ thể nhằm thực hiện nội dung năng lực pháp luật của chủ thể. Đây là điều kiện quan trọng để một cá nhân có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. • Đặc điểm • Năng lực hành vi thể hiện qua : - Khả năng thực hiện quyền. - Khả năng thực hiện nghĩa vụ. • Năng lực hành vi có 3 đặc điểm: • Tính điều kiện NLHVDS của cá nhân không mặc nhiên xuất hiện khi cá nhân được sinh ra. NLHVDS của cá nhân chỉ có được khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Theo BLDS2005, dựa trên những điều kiện nhất định mà một cá nhân có thể có NLHVDS đầy đủ , một phần, NLHVDS bị hạn chế hoặc không có NLHVDS. • Tính có thể ủy quyền Khác với NLPLDS, NLHVDS của cá nhân có thể tách rời với cá nhân. Đối với những người có NLHVDS một phần hoặc bị hạn chế NLHVDS , thì NLHVDS của các cá nhân đó được ủy quyền cho người khác – người đại diện theo pháp luật. Mọi giao dịch không phù hợp với khả năng của người có NLHVDS một phần,NLHVDS hạn chế mà không được sự đồng ý của người đại diện thì giao dịch đó có thể bị TA tuyên bố là vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật. • Tính bảo vệ Việc quy định NLHVDS của cá nhân nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cá nhân trong giao dịch dân sự: + Đối với người có NLHVDS một phần, NLHVDS hạn chế, mất NLHVDS: tránh sự lợi dụng cúa cá nhân , tổ chức khác nhằm chiếm đoạt tài sản khi có những căn cứ tuyên bố hạn chế, mất NLHVDS đối với một cá nhân. + Đối với những người có quyền, lợi ích liên quan đến người có NLHVDS một phần, NLHVDS hạn chế: đảm bảo quyền , lợi ích liên quan của họ đến người có NLHVDS một phần, NLHVDS hạn chế, tránh sự phá tán tài sản chung của gia đình. • Nội dung: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố: • Độ tuổi • Khả năng nhận thức • Tình trạng sức khỏe thể chất BLDSVN 2005 đã quy định về các mức năng lực hành vi dân sự như sau: • Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự • Người có năng lực hành vi không đầy đủ • Người không có năng lực hành vi dân sự • Người mất năng lực hành vi dân sự • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Xét theo độ tuổi thì điều 18 BLDS 2005 quy định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.” • Người có đủ NLHVDS Cá nhân có NLHVDS đầy đủ là những người đã phát triển hoàn chỉnh về mặt thể chất lẫn trí tuệ, không mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khiến người đó không còn khả năng nhận thức. Điều 18 BLDS quy định: “người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. VD: một cá nhân sinh ngày 10/10/1992 thì 18 năm sau đến ngày 10/10/2010 cá nhân đó mới được coi là người đủ 18 tuổi, là người thành niên. Người có NLHVDS có đầy đủ tư cách chủ thể, có quyền tham gia vào các quan hệ PLDS với tư cách chủ thể độc lập, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của bản than và trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà người đó tham gia. Người có NLHVDS đầy đủ có quyền tự do giao kết hợp đồng dân sự, có thể là người đại diện theo PL hoặc ủy quyền cho hộ gia đình, tổ chức tham gia giao kết dân sự, có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình… • Người có NLHVDS một phần Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác (theo khoản 1 điều 20 BLDS 2005 của Việt Nam). Đây là nhóm đối tượng thuộc độ tuổi chưa thành niên có thể thực hiện một số giao dịch có sự đồng ý của người đại diện( cha, mẹ hoặc người giám hộ.) VD: một người đủ 16 tuổi và có có đủ số tiền trả cho suất ăn trưa tại trường thì người đó có thể tự thực hiện được giao dịch. • Người không có NLHVDS Theo điều 21 BLDS 2005 của Việt Nam thì ”Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Những người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự vì chưa thật sự nhận thức được hành vi của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích của họ luật quy định người không có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất thiết phải được đại diện trong quá trình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. • Người mất NLHVDS “Mất” NLHV được hiểu là đã có NLHV nhưng sau đó, sau một sự kiện vào đó khiến cho người đó không còn có NLHV nữa. Một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Mọi giao dịch dân sự của người mất NLHVDS đều do người đại diện hợp pháp xác lập và thực hiện. Người bị tòa án quyết định mất NLHVDS phải có người giám hộ (khoản 1, điều 22 BLDS 2005) người giám hộ đương nhiên của người mất NLHVDS được quy định tại điều 62 BLDS2005. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị cử một tổ chức đảm nhiệm việc giám hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất NLHVDS thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án quyết định hủy bỏ tuyên bố mất NLHVDS. Hậu quả pháp lý: mọi giao dịch dân sự của người này đều do người đại diện hợp pháp xác lập và thực hiện. • Người bị hạn ch NLHVDS Theo điều 23 BLDS 2005 thì người bị hạn chế NLHVDS là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện không được thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người được đại diện, trong trường hợp người đại diện thực hiện giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn của người được đại diện thì phải được sự đồng ý của người giám sát người giám hộ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. • Quyền nhân thân Với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân có hàng loạt các dấu hiệu và thuộc tính tự nhiên và xã hội mà trên cơ sở đó, phân biệt các cá nhân với nhau và đồng thời có ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của cá nhân đó. Các thuộc tính đó là: họ tên, quốc tịch, độ tuổi, tình trạng gia đình,… Từ những thuộc tính này, luật quy định mỗi người tham gia vào quan hệ pháp luật với một tên (họ), nhất định (nhân danh mình) với quốc tịch, độ tuổi và giới tính đã xác định. Các thuộc tính này được xác định ngay từ khi sinh ra cùng với việc đăng kí khai sinh. Các thuộc tính này gắn với nhân thân cá nhân và được pháp luật ghi nhận, trở thành các quyền nhân thân của mỗi con người. Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quyền nhân thân là một khái niệm pháp lý chỉ quyền năng dân sự của cá nhân được pháp luật ghi nhận, gắn liền với những giá trị tinh thần của con người và về nguyên tắc không thể chuyển giao cho người khác. Một xã hội càng tiến bộ, phát triển bao nhiêu thì quyền nhân thân của cá nhân càng được pháp luật tôn trọng và mở rộng bấy nhiêu. Cùng với sự phát triển của đất nước, quyền nhân thân của cá nhân cũng ngày càng được công nhận và bảo vệ cao hơn trong pháp luật Việt Nam. Từ Bộ luật Dân sự 1995 đến BLDS 2005, pháp luật đã mở rộng thêm quyền nhân thân của cá nhân từ 20 quyền lên thành 26 quyền nhân thân trong đó bổ sung thêm các quyền như quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, hiến các bộ phận trên cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính… Có thể nói đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của con người. Tuy nhiên các quyền này chỉ được thực hiện trong y học, khám chữa bệnh mà không mang mục đích kinh doanh, thương mại, tránh tình trạng biến các bộ phận cơ thể người thành hàng hóa Tha nhận quyn hin xc; hin v nhận cc bộ phận cơ thê Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, để duy trì sự sống, rất nhiều người bệnh cần phải thay hay ghép một số bộ phận cơ thể (ví dụ như thay thận, ghép gan…) nên Điều 33 và 34 của BLDS đã cho phép cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Hóa gii mâu thuẫn gia luật v tập qun Đối với quyết định cho phép mổ tử thi cần phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ của người quá cố. Hơn nữa, khái niệm “người thân thích” được quy định tại khoản 5 Điều 32 BLDS năm 1995 lại có thể hiểu theo nghĩa rất rộng và chưa có văn bản nào giải thích cụ thể nên vừa gây khó khăn, ách tắc cho ngành y và cả với những gia đình có yêu cầu. Để khắc phục bất cập, khoản 4 Điều 32 BLDS mới đã quy định các trường hợp cụ thể được phép giải phẫu tử thi như sau: “Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết; b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết; c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết”. Gii tính - chỉ được xc định lại, không được chuyên đổi Việc chuyển đổi giới tính là vấn đề mới và rất phức tạp về mặt xã hội, mới chỉ xảy ra rất ít trường hợp, chưa có tính phổ biến và chưa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, từ thực tiễn là trong thời gian gần đây, một số nơi ở nước ta (ví dụ như TP.HCM) có nhiều cuộc phẫu thuật nhằm xác định lại giới tính dẫn đến một yêu cầu bức xúc về việc phải có pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Đáp ứng thực tiễn đó, Điều 36 BLDS đã quy định về việc xác định lại giới tính như sau: “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế và truyền thống đạo đức của xã hội ta hiện nay. BLDS đã bổ sung quyền thay đổi họ, tên [...]... dì là người giám hộ Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự + Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ + Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là... pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân... Điều 91 Bộ luật Dân sự • Thủ tục này không có hình thức thông báo tìm kiếm mà Toà án căn cứ vào các quy định tại Điều 91 nêu trên • Đồng thời với việc chấp nhận yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải xác định ngày chết và hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Bộ luật Dân sự • Thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết cũng được quy định giải quyết như một việc dân. .. giao dịch dân sự; + Quản lý tài sản của người được giám hộ; + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ 3 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây: + Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; + Quản... thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; + Người mất năng lực hành vi dân sự 3 Người chưa đủ mười lăm tuổi, người được quy định tại mục 2 trên đây phải có người giám hộ... pháp thông báo tìm kiếm” • Khác với thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích cũng có việc thông báo (được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 327 và Điều 328 BLTTDS) nhưng là thông báo trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Toà án phải ra quyết định thông báo tìm kiếm và thời hạn thông báo là 4... , thực hiện và đảm bảo sự ổn định các quan hệ dân sự và quản lý của nhà nước với từng cá nhân - nơi cư trú không đồng nghĩa với nơi làm việc • Giám hộ 1 Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là... sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý Trong trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Ðiều này thì Toà án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài... hộ + Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ Cử người giám hộ Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ... quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn ,ly hôn ,giám hộ, nuôi con nuôi , thay đổi họ tên,quốc tịch ,xác định dân tộc, cải chính hộ tịch,và theo những quy định khác của pháp luật về hộ tịch Đây là những sự kiện pháp lý quan trọng đẻ xác lập ,thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân như quyền sở hữu, quyền thừa kế Về khai sinh bộ luật dân sự quy định mọi . đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm”. • Khác với thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích cũng có việc thông báo (được thực hiện theo đúng. BLTTDS) nhưng là thông báo trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Toà án phải ra quyết định thông báo tìm kiếm và thời hạn thông báo là 4 tháng. c) Quản. việc giám hộ • Hậu quả chấm dứt việc giám hộ • Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tuyên bố mất tích. Tuyên bố chết. • Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú • Tuyên bố

Ngày đăng: 02/04/2015, 13:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan