triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu công ty cổ phần sữa vinamilk

24 2.7K 17
triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu công ty cổ phần sữa vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1.2 Trường hợp xâm phạm thương hiệu 5 1.2.1 Khái niệm 5 1.2.2 Các trường hợp xâm phạm chủ yếu 5 1.2.2.1 Sự xuất hiện của hàng giả/nhái 6 1.2.2.2 Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp 7 1.2.2.3 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 8 II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN 8 2.2. Trường hợp xâm phạm thương hiệu 16 2.2.1. Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái 16 2.2.2. Các điểm bán tương tự hoặc giống hệt 21 2.2.3.Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp 22 2.2.4.Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 24 1 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu I.1.1. Khái niệm Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau. Thực chất hệ thống nhận diện là tất cả những gì mà người tiêu dùng và công chúng có thể nhận biết và phân biệt về một thương hiệu (thường chỉ là những yếu tố hữu hình). Hệ thống nhận diện của một thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, công ty ca, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên Media; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác… Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày.Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng. Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung trong bộ nhận diện thương hiệu là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó.  Bất cứ thứ gì thể hiện thành tố thương hiệu đều là hệ thống nhận diện thương hiệu. I.1.2. Vai trò 2 Nhiều người chưa hiểu rõ về nhận diện thương hiệu thì cho rằng Logo chính là bộ phận nhận diện thương hiệu, không phải mỗi Logo là bộ phận nhận diện thương hiệu của bạn, bộ phận nhận diện thương hiệu được xây dựng trên nhiều yếu tố và sản phẩm khác. Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là Bộ nhận diện thương hiệu) và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị mà thương hiệu mang đến cho họ. Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ để quảng bá thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và lâu dài.  Vai trò của hệ thống nhận đối với sự phát triển của thương hiệu: - Các điểm nhận biết và phân biệt thương hiệu: + Điểm tiếp xúc thương hiệu quan trọng. + Tạo dấu án và gia tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao đối với người tiêu dùng; khác biệt và dễ nhận biết đối với người tiêu dùng, là điều tạo nên sự thành công của thương hiệu. - Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm Truyền tải các thông điệp qua từng đối tượng của hệ thống. Nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng, mẫu mã đẹp ) và cảm tính (chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp ), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm. - Tạo cảm nhận, góp phần thiết lập các tính thương hiệu: + Tạo sự nhất quán trong tiếp xúc, cảm nhận + Hình thành các tính riêng qua sự thể hiện, hoạt động Hệ thống nhận dạng thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng, mẫu mã đẹp ) và cảm tính (chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp ), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm. - Một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp: tạo sự gắn kết các thành viên, tạo niềm tin tự hào chung. Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng 3 nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, nó làm cho giá trị thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững. Tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty, họ tự tin khi là nhân viên của công ty và ra sức làm việc vì sự phát triển của công ty. - Luôn song hành cùng sự phát triển của thương hiệu. + Có thể được đổi mới (thay đổi và làm mới) thường xuyên + Không thể thiếu nếu muốn phát triển thương hiệu I.1.3. Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Những yêu cầu đối với thiết kế nhận diện thương hiệu - Có khả năng nhận biết và phân biệt cao: Như ta đã biết thương hiệu là tập hợp của các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm doanh nghiệp, là hình ảnh, là hình tượng về sản phẩm tương lai trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy hệ thống nhận diện thương hiệu phải đảm bảo khả năng nhận biết và phân biệt cao. Ngày nay, khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt, các thương hiệu cần xác định tính khác biệt để tạo ra sự nhận thức rõ ràng của khách hàng. Cần tạo ra thứ dễ nhận biết, có tính ấn tượng và được yêu thích. - Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng và thể hiện Tên thương hiệu, logo, slogan cần ngắn gọn để dễ đọc, dễ nhớ để khách hàng dễ dàng nhớ và gọi tên từ đó tạo ấn tượng, sự quan tâm từ phía khách hàng. Hay dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác để thâm nhập dễ dàng vào các thị trường mới, dễ dàng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Hay thể hiện ý tưởng của doanh nghiệp, mục tiêu, gợi tính ưu việt của hàng hóa. - Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ. Tên gọi, hay logo, slogan khi chuyển đổi sang ngôn ngữ khác phải đảm bảo phù hợp với môi trường văn hóa của thị trường mới thâm nhập, tránh tình trạng động chạm đến 4 nhưng nét văn hóa, hay sự nghịch lý về ngôn ngữ làm cho người tiêu dùng có cảm giác khó chịu và có thái độ tảy chay. - Hấp dẫn, độc đáo và tính thẩm mỹ Đây là sự thiết kế hài hòa giữa phông chữ, cỡ chữ, mầu sắc cho các thành tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu tạo cho khách hàng có thể nhận biết rõ ràng, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên, chỉ cần nhìn thấy 1 trong nhưng đặc trưng nào đó là dễ dàng nhận biết. I.1.4. Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu • Yêu cầu chung - Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ - Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định - Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng - Nâng cao khả năng thấu hiểu và truyền thông thương hiệu - Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai • Công việc cụ thể - Hoàn thiện biểu hiện, trang trí các điểm bán - In ấn các ấn phẩm (cataloge, tờ rơi, poster, card ) - Hoàn thiện bao bì hàng hóa, áp dụng bao bì mới - Triển khai trang phục, các yếu tố nhận diện tĩnh - Thông tin về hệ thống nhận diện mới 1.2 Trường hợp xâm phạm thương hiệu 1.2.1 Khái niệm Xâm phạm thương hiệu: là bất kì hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của thương hiệu. 1.2.2 Các trường hợp xâm phạm chủ yếu. Hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời hội nhập và sự cần thiết khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều thương hiệu lớn, có uy tín đã bị nhái sản phẩm của mình trong thời gian dài, đem lại nhiều tổn thất cho doanh nghiệp cả về uy tín lẫn chất lượng. Các trường hợp xâm phạm chủ yếu hiện nay như: 5 1.2.2.1 Sự xuất hiện của hàng giả/nhái Hàng giả là loại hàng hóa được làm giống như một hàng hóa nguyên bản, khác với hàng thật nguyên bản. Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể về khái niệm “hàng giả” trong các quy định của pháp luật, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 8, Điều 3 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP thì hàng giả bao gồm các loại sau: - Thứ nhất, giả chất lượng và công dụng: hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá. - Thứ hai giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá: hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hoá; hàng hoá giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hoá. - Thứ ba, giả mạo về sở hữu trí tuệ: bao gồm hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hoá là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan. - Thứ tư, các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả); - Thứ năm, các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành, việc xác định hàng giả được tuân thủ các quy định riêng (nếu có). Có thể thấy hàng hóa được làm giả dưới những hình thức, cách thức khác nhau và ngày càng tinh vi. Những hành vi làm giả hàng hóa nêu trên đều bị pháp luật cấm, nhưng việc đấu tranh để chống lại các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn là một thách thức. 6 + Hàng giả về nhãn hiệu (tạo nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn) + Hàng giả về kiểu dáng công nghiệp. + Hàng giả về chất lượng + Hàng giả về nguồn gốc xuất xứ 1.2.2.2 Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Với Internet, ngoài những mặt tích cực như giúp doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mặt trái, với sự cạnh tranh không lành mạnh, đối mặt với việc có thể trở thành nạn nhân của những hành vi đặt điều nói xấu, thậm chí là xúc phạm, bôi nhọ uy tín, thương hiệu, hình ảnh. Thông thường, những hành vi xấu kiểu này do các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhóm đối thủ cạnh tranh thực hiện hoặc “phát động”. Dấu hiệu thường khá tinh vi, nằm ở các diễn đàn trên các mạng xã hội, chứ không hẳn là “chửi bới” trực diện trên trang web - vì họ thừa biết như vậy là phạm luật, là lộ mặt. Chẳng hạn như việc một cá nhân nào đó lên Facebook của mình chê bai một sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này không tiếc lời, nhưng đồng thời lại tâng bốc một sản phẩm cùng loại của một doanh nghiệp khác. Những bài viết hoặc những lời bình luận kiểu như vậy thoạt tiên có vẻ “khách quan”, vô thưởng vô phạt, nhưng đầy hàm ý, sẽ kéo theo nhiều, thậm chí hàng chục ngàn người “like”, dẫn tại đường dẫn, liên kết Thế là chuyện bé xé ra to, tam sao thất bổn. Từ con chuột trở thành con voi, vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Mà hậu quả nhãn tiền là doanh nghiệp có liên quan bị “dính chưởng”, khủng hoảng và bị động, đối phó rất vất vả. Doanh nghiệp cần xác định rõ trên sân chơi Internet, ngoài những mặt tích cực, thì cũng luôn tồn tại và tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực, rủi ro. Đây là một “cuộc chiến” của các doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần biết chủ động tự bảo vệ mình. Cụ thể là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, nhiều phương án: từ khiếu nại hành chính, cho đến khởi kiện dân sự, tố cáo hình sự chứ không thể chỉ hoàn toàn trông chờ vào vai trò kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước. 7 1.2.2.3 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1. Vấn đề triển khai hệ thống nhận diện của công ty cổ phần sữa Vinamilk 2.1.1. Giới thiệu công ty cổ phần sữa Vinamilk. Công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk được thành lập ngày 20/8/1976 dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại: - Nhà máy sữa Thống Nhất - Nhà máy sữa Trường Thọ - Nhà máy sữa bột Dielac 8 Địa chỉ: 36-38 Ngô Đức Kế, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (848) 8244228 Fax: (848) 8294845 Email: vinamilk@vinamilk-vn.com Website: www.vinamilk.com.vn Với tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”. Sứ mệnh: “Vinamilkk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”. Giá trị cốt lõi: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe cuộc sống con người. - Chính trực: liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. - Tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng. - Công bằng: công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. - Đạo đức: tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức. - Tuân thủ: tuân thủ Luật pháp, Bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty. Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở moi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 9 Chính sách chất lượng: luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. 2.1.2. Biểu tượng, trang trí các điểm bán. Vinamilk đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng với trên 200 nhà phân phối hơn 80000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc và phân phối qua các siêu thị. Vinamilk hỗ trợ cho các điểm bán sản phẩm của mình biển hiệu, tủ trưng bày sản phẩm, giá treo có in hình logo của Vinamilk. 10 [...]... sự dễ nhận biết cũng như ngày càng củng cố niềm tin hơn 2.1.7 Hệ thống nhận diện của Vinamilk đảm bảo các yêu cầu trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu Với hàng trăm nhãn hiệu sữa cạnh tranh khốc liệt, hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk vẫn đứng vững và dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam Trong danh sách Top 10 được công bố: Vinamilk, Coca-cola, Honda, Nokia, Big-C, MobiFone, Vietcombank,... riêng về ngành giải khát thì nhận diện thương hiệu Vinamilk đứng vị trí số 1 do chiếm được ưu thế về chất lượng, chiến lược giá, sự yêu thích về thương hiệu, Như vậy có thể thấy rằng Vinamilk đã thành công trong việc triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu của mình đến người tiêu dùng Cụ thể ta có thể thấy: Thứ nhất về tên thương hiệu: công ty đã thành công về đặt tên thương hiệu của mình, ngắn gọn,... là logo thương hiệu để khách hàng có thể bắt gặp mọi nơi và ghi nhớ chúng như vậy tạo được sự quen thuộc thương hiệu của công ty với khách hàng 2.1.6 Thông tin về hệ thống nhận diện mới Hệ thống nhận diện của Vinamilk được chú trọng đầu tư ngay từ thời gian đầu vì vậy công ty không phải tốn kém những khoản chi để thay đổi hệ thống nhận diện cho phù hợp với người tiêu dùng cũng như sự phát triển ngày... diện tĩnh bao gồm các yếu tố như: biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn, biểu mẫu, ô dù, dụng cụ bày sản phẩm,… tất cả đều làm nên hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh cho Vinamilk Công ty có hệ thống biển hiệu ở các đại lý, điểm bán cỡ lớn giúp người tiêu dùng có thể nhận ra ngay gồm: biển hiệu sản phẩm sữa bột và sữa nước Mặc dù là 2 dòng sữa khác nhau nhưng biển hiệu của chúng vẫn được thiết kế dựa... nối giữa công ty với người tiêu dùng, có thể truyền tải thông điệp của 12 doanh nghiệp đến khách hàng, giúp định vị thương hiệu và sản phẩm đến người tiêu dùng và phân biệt Vinamilk với các thương hiệu khác Còn ở các trung tâm nghiên cứu, kiểm tra sản phẩm của Vinamilk cũng có đồng phục riêng có in hình logo của công ty ở tay phải của áo và trước ngực - Hệ thống nhận diện tĩnh Hệ thống nhận diện tĩnh... mất thời gian để người tiêu dùng có thể nhớ về hệ thống nhận diện mới đó là thành công lớn của Vinamilk trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của mình Tuy nhiên khi thực hiện chiến lược theo đuổi chất lượng sản phẩm là số 1 và sản phẩm được phát triển dựa trên sự phù hợp về thể trạng cũng như chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam thì công ty có thay đổi slogan của mình thành “Niềm tin Việt... các yếu tố nhận diện tĩnh - Trang phục Vinamilk là công ty sản xuất sữa và nước giải khát hàng đầu ở Việt Nam, chính vì thế mà việc tạo dựng hình ảnh của công ty qua trang phục là điều cần thiết Màu sắc chủ đạo của trang phục là trắng và xanh, trên nền trước ngực và đằng sau có in logo của công ty để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp Việc xây dựng đồng phục cho nhân viên trong công ty đã tạo nên... chuyển sản phẩm của Vinamilk cũng được sơn hình ảnh logo cỡ lớn trên toàn thân xe, cùng các pano quảng cáo của Vinamilk được đặt trên các ngã 3, ngã 4 với hình ảnh mà công ty xây dựng làm quảng cáo (hình ảnh sản phẩm,…) Toàn bộ hệ thống nhận diện tĩnh của Vinamilk đều được xây dựng trên màu nên chủ đạo của công ty đồng thời với nó là sự quen thuộc về hình ảnh các sản phẩm của công ty đã được quảng cáo... luật của các đối tượng, lực lượng công an đã thu giữ 26 tờ rơi 2.2.4.Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Việc nhãn hiệu nhầm gây nhầm lẫn của Công ty cà phê Trung Nguyên: Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestles... tâm lý của người tiêu dùng, công ty muốn khẳng định sản phẩm của mình, hướng khách hàng hiểu được chiến lược kinh doanh của công ty Như vậy có thể thấy rằng, Vinamilk dù có thay đổi slogan của mình nhưng vẫn dựa trên sự thống nhất với chiến lược phát triển kinh doanh của công ty nó không làm 14 cho khách hàng khó khăn hay bối dối khi thấy sự thay đổi mà nó vẫn tạo ra sự dễ nhận biết cũng như ngày càng . nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1. Vấn đề triển khai hệ thống nhận diện của công ty cổ phần sữa Vinamilk 2.1.1. Giới thiệu công ty cổ phần sữa Vinamilk. Công. nhận diện thương hiệu của bạn, bộ phận nhận diện thương hiệu được xây dựng trên nhiều yếu tố và sản phẩm khác. Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là Bộ nhận diện thương. hiện thành tố thương hiệu đều là hệ thống nhận diện thương hiệu. I.1.2. Vai trò 2 Nhiều người chưa hiểu rõ về nhận diện thương hiệu thì cho rằng Logo chính là bộ phận nhận diện thương hiệu, không

Ngày đăng: 02/04/2015, 10:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2 Trường hợp xâm phạm thương hiệu

    • 1.2.1 Khái niệm

    • 1.2.2 Các trường hợp xâm phạm chủ yếu.

    • 1.2.2.1 Sự xuất hiện của hàng giả/nhái

    • 1.2.2.2 Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp

    • 1.2.2.3 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

    • II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

      • 2.2. Trường hợp xâm phạm thương hiệu

        • 2.2.1. Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái

        • 2.2.2. Các điểm bán tương tự hoặc giống hệt

        • 2.2.3.Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp

        • 2.2.4.Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan