báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MAI VÀ DỊCH VỤ VIỆT ĐỨC

24 467 3
báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại  CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MAI VÀ DỊCH VỤ VIỆT ĐỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp LỜI CẢM ƠN Thực tập vừa là cơ hội để sinh viên được làm quen với môi trường kinh doanh thực tế, vừa là cơ hội để sinh viên được tiếp xúc với các tài liệu và kiến thức liên quan tới doanh nghiệp. Vì vậy quá trình sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp là thời gian vô cùng ý nghĩa. Báo cáo thực tập là sản phẩm của quãng thời gian ý nghĩa đó. Để hoàn thành được báo cáo thực tập này, ngoài nỗ lực của bản thân, em trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu cùng các giảng viên trường Đại học Thương mại, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Quản trị doanh nghiệp thương mại đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em có những kiến thức và kĩ năng cần thiết về doanh nghiệp. Giảng viên Phùng Mạnh Hùng, thuộc bộ môn Quản trị chiến lược- giảng viên hướng dẫn đã tận tình giảng dạy, trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em về nội dung, phương pháp để em hoàn thành được bài báo cáo tổng hợp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất tới ban lãnh đạo công ty, anh Đào Anh Tuấn – giám đốc công ty CPTM và DV Việt Đức, cùng toàn thể các anh, chị tại phòng kinh doanh. Trong thời gian thực tập, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh, chị, em đã có cơ hội làm quen, tiếp xúc, vận dụng những kiến thức được học vào thực tế doanh nghiệp. Với 3 tuần thực tập, tuy thời gian không dài nhưng cũng là dịp em được trải nghiệm với môi trường bên ngoài, giúp em tích luỹ thêm kinh nghiệm làm việc, các kiến thức bổ ích trước khi ra trường.Đây thực sự là đợt thực tập bổ ích đối với em, là cơ hội để em có thể hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 1 2 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Số lượng, chất lượng lao động của DN qua các năm 2011- 2013 8 Bảng 1.2 Tổng mức, cơ cấu vốn kinh doanh của DN trong giai đoạn 2010-2012 9 Bảng 1.3 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DN trong giai đoạn 2010-2012 10 Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong 3 năm gần đây 10 SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 2 3 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức 7 Hình 1.2 Diễn biến cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 8 Hình 1.3 Diễn biến cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2011 – 2013 9 Hình 2.1 Tình hình công tác hoạch định chiến lược 12 Hình 2.2 Tình hình công tác thực thi chiến lược 13 Hình 2.3 Tình hình đo lường và kiểm soát chiến lược 14 Hình 2.4 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản 15 Hình 2.5 Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp 16 Hình 2.6 Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân sự 17 Hình 2.7 Tình hình thực hiện công tác quản trị dự án 19 Hình 2.8 Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro 20 SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 3 4 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ CPTM Cổ phần thương mại DV Dịch vụ DN Doanh nghiệp MT Môi trường SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 4 5 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MAI VÀ DỊCH VỤ VIỆT ĐỨC 1.1. Giới thiệu khái quát về côngty CPTM và DV Việt Đức 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Tên công ty: Công ty CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỆT ĐỨC - Địa chủ: số 9, ngách 71/46, tổ 74, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội - Giám đốc: Đào Anh Tuấn - Website: http://vamber.com - Điện thoại: 04.62948.555 - Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng. - Mã số thuế: 0101776649 Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 2005. Là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ống nhựa PPR, PERT, HDPE và phụ kiện ngành nước, tập trung chủ yếu vào các giải pháp xử lý việc truyền dẫn nước sạch và một số chất lỏng phục vụ trong nhà dân dụng và các ngành công nghiệp. Công ty Việt Đức tự hào là nhà sản xuất và phân phối uy tín với chất lượng hàng hóa tốt nhất được kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn quốc tế uy tín nhất và đặc biệt là nhu cầu khắt khe nhất của các công trình cũng như của chính người sử dụng.Với hệ thống máy móc tiên tiến nhất, đội ngũ kỹ sư, nhà nghiên cứu lành nghề, tâm huyết với công việc, đội ngũ Marketing hùng hậu Việt Đức cam kết sẽ phục vụ quý khách hàng mọi nhu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất trên toàn thế giới. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty CPTMvà DV Việt Đức  Chức năng Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức là công ty hoạt động có chức năng chủ yếu là sản xuất và phân phối các sản phẩm ống nhựa siêu bền, vòi sen Vamber nhập khẩu từ Đức và các vật tư ngành nước. Sản phẩm của công ty có mặt trên toàn quốc và đã xuất khẩu ra một số thị trường nước ngoài. SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 5 6 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp  Nhiệm vụ - Đối với khách hàng: luôn cung cấp các sản phẩm ngành nước chất lượng tốt nhất, làm hài lòng mọi nhu cầu khắt khe nhất của mọi khách hàng. Không đơn thuần là một nhà sản xuất mà nhiệm vụ của Việt Đức là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất trên cơ sở các nguồn lực của công ty. - Đối với cán bộ, công nhân viên:đảm bảo việc làm, chăm lo đời sống người lao động, thực hiện đầy đủ quyền lợi theo hợp đồng và có những đãi ngộ hợp lý. - Đối với nhà nước: thực hiện và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của nhà nước và pháp luật. 1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPTM và DV Việt Đức SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 6 7 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 7 8 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức (Nguồn: Công ty CPTM và DV Việt Đức) Từ hình 1.1, có thể thấy, sơ đồ cấu trúc công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức nhìn chung là khá đơn giản. Mỗi bộ phận đảm nhiệm từng chức năng và nhiệm vụ riêng, dễ dàng thực hiện và truyền thông tin giữa các phòng ban. Tuy nhiên hạn chế do ít bộ phận nên các phòng ban còn thực hiện nhiều các nhiệm vụ, dẫn đến số lượng công việc là rất lớn. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau: Ban giám đốc:điều hành và quản lý các hoạt động của công ty, đưa ra các nhiệm vụ và phương hướng trong tương lai. Thực hiện quản lý nhân sự. Phòng kinh doanh: Xây dựng các chính sách kinh doanh, quản lý các hoạt động mua và bán. Thực hiện các chức năng marketting, thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng. Phòng kế toán: quản lý các hoạt động tài chính của công ty, thu thập và xử lý các thông tin về tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh. Nhà máy sản xuất:Nghiên cứu các sản phẩm mới, thực hiện sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn. Nhận đơn đặt hàng và giao sản phẩm tới bộ phận giao nhận. Bộ phận giao nhận: Nhận hàng, lưu giữ và bảo quản hàng hóa, kiểm kê và báo cáo tình hỉnh xuất, nhập hàng hóa. 1.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty CPTM và DV Việt Đức Công ty CPTM và DV Việt Đức hiện đang tham gia các ngành nghề kinh doanh sau: - Sản xuất và phân phối các sản phẩm ống nhựa gồm: ống và phụ kiện PPR, ống và phụ kiện PERT, ống và phụ kiện HDPE, phụ kiện đồng, van vòi nước. Sản phẩm của công ty có mặt trên toàn quốc và đã xuất khẩu ra một số thị trường nước ngoài. - Nhập khẩu sản phẩm từ Đức: sen vòi nước Vamber. 1.2. Tình hình sử dụng lao động của của công ty CPTM và DV Việt Đức 1.2.1. Số lượng và chất lượng lao động của công ty CPTM và DV Việt Đức Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động của DN qua các năm 2011-2013 (Đơn vị tính: người) Năm Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Sau đại học 3 6,25% 3 5,88% 3 5,36% SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 8 9 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp Đại học 15 31,25% 18 35,29% 20 35,71% Phổ thông 30 62,5% 30 58,83% 33 58,93% Tổng cộng 48 100% 51 100% 56 100% (Nguồn: Công ty CPTM và DV Việt Đức) Số lượng lao động tăng nhẹ theo các năm. Từ năm 2011 đến năm 2013, số lượng lao động tăng lên 8 người, tương đương là tăng 16,6%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gia tăng về mặt chất lượng lao động. Từ năm 2011 đến năm 2013, trình độ lao động đại học tăng 33%, trình độ phổ thông tăng 10%. Xu hướng biến động như vậy là do công ty tuyển thêm nhân viên vào các phòng kinh doanh và phòng kế toán để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh và mở rộng thị trường. 1.2.2. Cơ cấu lao động của công ty CPTM và DV Việt Đức 1.2.2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính Hình 1.2: Diễn biến cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2011-2013 (Nguồn: Công ty CPTM và DV Việt Đức) Từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ lệ lao động nam tăng từ 62,5% lên 64,3%, Dễ dàng nhận thấy thành phần lao động trong công ty chủ yếu là nam giới, do đặc thù kinh doanh của công ty là sản xuất vật liệu ngành nước. 1.2.2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi (Đơn vị:người) Hình 1.3: Diễn biến cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2011- 2013 (Nguồn: Công ty CPTM và DV Việt Đức) Từ năm 2011 đến năm 2013, diễn biến theo chiều hướng tăng lao động trẻ. Số lượng lao động 18 -30 tuổi tăng 6 người, tương đương 24%. Số lượng lao động 30- 50 tuổi tăng 2 người, tương đương 9,5%. Diễn biến này cho thấy công ty đang sử dụng chủ yếu vào lao động trẻ và những người có kinh nghiệm trong việc sản xuất. 1.3. Quy mô vốn kinh doanh của công ty CPTM và DV Việt Đức 1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh Bảng 1.2: Tổng mức, cơ cấu vốn kinh doanh của DN trong giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị : triệu đồng) Năm Vốn 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Vốn lưu động 12.25 7 32,24 13.60 3 33,23 14.77 8 34,95 Vốn cố định 25.75 67,76 27.328 66,77 27.503 65,05 SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 9 10 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp 8 Tổng 38.01 5 100 40.93 1 100 42.281 100 (Nguồn: Phòng kế toán- Công ty CPTM và DV Việt Đức) Qua bảng 1.2, có thể thấy rằng vốn của công ty chiếm đa phần là vốn cố định, chiếm trên 65% về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty do đặc thù kinh doanh là chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật tư ngành nước. Tổng mức vốn tăng dần theo các năm, từ năm 2010 đến năm 2012 tăng 11,22%, tương ứng là 4.266 tỷ đồng. 1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Bảng 1.3: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DN trong giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: triệu đồng) Năm Nguồn vốn 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Nguồn vốn chủ sở hữu 27.88 7 73,36 29.38 2 72,74 30.09 1 71,17 Nguồn vốn vay 10.12 8 26,64 11.549 27,26 12.19 0 28,83 Tổng 38.01 5 100 40.93 1 100 42.281 100 (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CPTM và DV Việt Đức) Qua bảng 1.3 có thể thấy nguồn vốn của công ty chiếm đa phần là vốn chủ sở hữu, chiếm trên 71% về cơ cấu nguồn vốn của công ty. Việc công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn có thuận lợi chủ động trong việc đầu tư và kinh doanh, tuy nhiên hạn chế của việc sử dụng chủ yếu vốn chủ sở hữu là đòn bẩy tài chính thấp. 1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTM và DV Việt Đức Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong 3 năm gần đây (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Doanh thu 49,45 2 100 48.34 6 100 50.16 4 100 Chi phí 39.77 9 80,44 37.31 7 77,19 39.43 6 78,62 Lợi nhuận 9.673 19,56 11.029 22,81 10.72 8 21,38 SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 10 [...]... 20%) Căn cứ vào 3 vấn đề này, tác giả xin đề xuất 3 định hướng khóa luận, bao gồm: Định hướng 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TMCP và DV Việt Đức Định hướng 2: Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TMCP và DV Việt Đức Định hướng 3: Hoàn thiện công tác quản trị mua hàng của công ty TMCP và DV Việt Đức KẾT LUẬN Sau ba tuần thực tập, được khảo sát thực tế và được cung... chóng, bộ phận hệ thống thông tin quản lý làm việc hiệu quả, kết hợp với phòng kinh doanh nói riêng và các phòng ban khác nói chung giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp 2.2.3 Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp Hình 2.5: Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp (Nguồn: tác giả) Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp của công ty nhìn chung ở mức trung bình... lâu năm - Nội dung:Điều tra tình hình thực hiện các hoạt động tại các lĩnh vực quản trị chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm: quản trị chiến lược, các chức năng quản trị cơ bản, quản trị tác nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị dự án, quản trị rủi ro Thông qua các mức độ đánh giá mà ta có thể biết được những hoạt động nào mà công ty thực hiện tốt hoặc chưa tốt, ưu điểm và nhược điểm của các hoạt động đó... nghiệp, quyết định sự phát triển và thành công cũng như đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và tạo những lợi thế lớn trong kinh doanh Công tác quản trị nhân sự của công ty nhìn SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 17 Đại học Thương mại 17 Khoa Quản trị doanh nghiệp chung ở mức khá Công ty đã từng bước thành công trong công tác quản trị nhân sự Cụ thể như sau: - - - - - Đãi ngộ nhân sự: hoạt động... giản mà hệ thống công việc còn nhiều nên viêc bố trí nhân sự trong công ty còn nhiều vướng mắc Việc bố trí nhân sự được công ty thực hiện chủ yếu dựa trên năng lực và thế mạnh của từng nhân viên 2.2.5 Tình hình thực hiện công tác quản trị dự án Hình 2.7: Tình hình thực hiện công tác quản trị dự án (Nguồn: tác giả) SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 18 Đại học Thương mại 18 Khoa Quản trị doanh nghiệp Nhìn chung,... Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản Hình 2.4: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản (Nguồn: tác giả) SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 15 Đại học Thương mại - - - 15 Khoa Quản trị doanh nghiệp Các quyết định quản trị tại Việt Đức chủ yếu do giám đốc, phó giám đốc và trưởng các bộ phận cùng bàn bạc và quyết định Tổ chức ban lãnh đạo và cơ cấu công ty không phức tạp Đồng thời, với... triển khai, công ty tổng kết dự án trên cơ sở đánh giá những thành công và thất bại để rút ra kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo” 2.2.6 Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro Hình 2.8: Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro (Nguồn: tác giả) Nhận thấy tầm quan trọng của quản trị rủi ro nên trong những năm qua, công ty Việt Đức đã quan tâm hơn, nhìn chung tình hình thực hiện công tác rủi... do công ty đầu tư vào máy móc, dây chuyền và ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy giảm và lạm phát diễn ra Chính vì thế để tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo, công ty Việt Đức cần sử dụng chính sách giá làm đòn bẩy, mở rộng thị trường nước ngoài và tìm kiếm các khách hàng mới II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG... dễ dàng Phát huy văn hóa doanh nghiệp: có 40% ý kiến cho rằng là khá, 40% trung bình, 10% tốt và 10% yếu Với hơn 8 năm thành lập, công ty từng bước dần hình thành được văn hóa doanh nghiệp Các nhân viên trong công ty luôn vui vẻ, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và hoạt động thường ngày SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 14 Đại học Thương mại - - 14 Khoa Quản trị doanh nghiệp Phân bổ các nguồn... Marketing trong công tác thực thi chiến lược chưa hiệu quả SV: Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 20 Đại học Thương mại - - 20 Khoa Quản trị doanh nghiệp Công tác quản trị mua hàng hoạt động chưa thực sự tốt, vẫn còn tình trạng thiếu hàng Trong đó, 3 vấn đề yếu kém nhất tại DN là: phân tích TOWS (mức độ đáp ứng Yếu:70%, Kém:30%), năng lực cạnh tranh (mức độ đáp ứng TB:40%, Yếu:50%) và công tác quản trị mua hàng . cấu trúc công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức (Nguồn: Công ty CPTM và DV Việt Đức) Từ hình 1.1, có thể thấy, sơ đồ cấu trúc công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Việt Đức nhìn chung. Phạm Đức Thịnh Lớp: K45A4 4 5 Đại học Thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MAI VÀ DỊCH VỤ VIỆT ĐỨC 1.1. Giới thiệu khái quát về côngty. Giới thiệu khái quát về côngty CPTM và DV Việt Đức 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Tên công ty: Công ty CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỆT ĐỨC - Địa chủ: số 9, ngách

Ngày đăng: 01/04/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan