báo cáo thực tập tổng hợp khoa marketing tại Công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư

20 863 4
báo cáo thực tập tổng hợp khoa marketing tại Công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOA LƯ 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Tên đơn vị: Công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Dương Chí Kiên. Điện thoại:(+84-4) 37337319 Fax:(+84-4) 37337364 Địa chỉ: 17-19 Đặng Dung -Ba Đình -Hà Nội Mã số thuế : 0100.968.958 Email:Info@hoalucraft.com & Export@hoalucraft.com Khởi đầu là công ty TNHH sau này là công ty cổ phần, công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam - chuyên thiết kế, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng lưu niệm, tặng phẩm từ các chất liệu tự nhiên. Hiện tại công ty có 3 showroom Năm 2000, Trụ sở chính của Hoa Lư chính thức xây dựng và đặt tại số 17 - 19 Đặng Dung, Ba Đình, Hà Nội. Tại đây phòng trưng bày “Thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam” của công ty được đánh giá là bảo tàng lớn nhất về văn hoá của các làng nghề Việt Nam, trên diện tích gần 1000 m2 trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, các tác phẩm nghệ thuật bằng tất cả các chất liệu tự nhiên do các nghệ nhân nổi tiếng nhất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thực hiện. Năm 2002 Hoa Lư tiếp tục mở rộng kinh doanh bằng việc mở thêm phòng trưng bày thứ 2 và thứ 3 gồm “Thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam” và “Những sản phẩm đặc trưng từ thiên nhiên Việt Nam” của công ty đặt tại Tầng 2 và 3 khu cách ly Quốc tế đi, sân bay Nội Bài. Tháng 9 năm 2006 công ty mở thêm 1 chi nhánh Hoa Lư V với cái tên là “ Hà Nội phố xưa- nghề cũ” – “Maison de Hoalu” địa lạc ngay trung tâm thành phố tại số 2 đại hội đồng cổ đông đại hội đồng cổ đông hội đồng quản trị hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán Phòng Marketing Phòng Marketing Phòng hành chính nhân sự Phòng hành chính nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật. nhà 13 Hàng Gai, trên diện tích trưng bày gần 500 m2 với kiến trúc truyền thống độc đáo. Tuy nhiên do nhiều yếu tố chi nhánh này đã tạm dừng hoạt động vào cuối năm đó. Năm 2011 công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hoa Lư chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư có tổng số gần 100 nhân viên phân chia vào các bộ phân khác nhau bao gồm bộ phận quản trị, bộ phận tài chính - kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận kỹ thuật. Cơ cấu tổ chức của công ty Hoa Lư được bố trí theo chức năng. Với thị trường là Hà Nôi thì cơ cấu tổ chức của công ty có thể nói là hoàn toàn hợp lý. Theo hình thức này các bộ phận sẽ có sự chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của họ. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Nguồn: Phòng hành chính nhân sự 3 Ban kiểm soát Bộ phận Marketing của công ty bao gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên là bộ phận đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Những hoạt động marketing của công ty chưa nhiều song khi có hoạt động thì số lượng nhân viên như trên có thể nói là chưa đủ để đảm đương hết tất cả công việc cũng như đạt được hiệu quả cao. 1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Hoa Lư là công ty chuyên thiết kế, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các mặt hàng lưu niệm, tặng phẩm từ các chất liệu tự nhiên bao gồm các sản phẩm sản xuất từ mây tre đan, chạm bạc đúc đồng, đồ gỗ, sơn mài, gốm sứ, đá quý, ngọc trai, lụa và dệt thổ cẩm. 1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm qua Bảng 1: Doanh thu của công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng) So sánh (Đơn vị %) CHỈ TIÊU năm 2011 năm 2012 năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tổng doanh thu 24,003.40 25,747.15 30,649.82 107.3 119 Tổng chi phí 21,032.06 21,887.60 25,536.22 104.1 116.7 Lợi nhuận trước thuế 2,971.34 3,859.55 5,113.60 129.9 132.4 Lợi nhuận sau thuế 2,228.51 2,894.66 3,835.20 130 132.5 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Có thể thấy doanh thu của công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Lợi nhuận năm 2012 tăng 30% so với năm 2011. Lợi nhuận năm 2013 tăng 72% so với năm 2011 và tăng 32.5% so với năm 2012. Để đạt được sự tăng trưởng cao như vậy trong thời kì kinh tế khó khăn phải kể đến việc công ty đã rất nỗ lực đầu tư tài chính cho các bộ phận bán hàng, marketing và bộ phận xuất nhập khẩu. Trong đó việc thành lập và hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đem đến cho công ty 4 những lợi ích không hề nhỏ. Công ty thu được lợi nhuận lớn từ việc xuất khẩu các mặt hàng được làm từ gỗ, tre, nứa, gốm sang 1 số ước như Nhật, Mỹ, Nga. 5 PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOA LƯ 2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty 2.1.1 Ngành hàng thủ công mỹ nghệ Sự xuất hiện của các làng thủ công Mỹ nghệ bắt đầu vào những năm 20 trước công nguyên. Sự phát triển của các làng thủ công lâu đời nhất ở Việt Nam là cùng thời với sự phát triển văn hóa, xã hội và nông nghiệp Việt Nam nói chung, làng thủ công là một phần lịch sử của Việt Nam. Hầu như các làng thủ công đều tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Ninh, Nam Định… Cũng có một số làng ở cao nguyên, đồng bằng miền Trung và miền Nam. Những làng như lụa Hà Đông, làng mây tre đan Phú Vinh, và gốm Bát Tràng đã có mặt từ khoảng 1,700, 700 và 500 năm trước. Hiện tại, mức độ phổ biến cũng như sự hiện diện của các làng thủ công cũng như hoạt động thương mại của các sản phẩm thủ công phụ thuộc nhiều vào chính quyền Việt Nam. Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế và văn hóa của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vì thế các làng nghề cũng như các doanh nghiệp luôn được khuyến khích giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với du khách nước ngoài. Hiện nay thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh ở mảng xuất khẩu nước ngoài với các sản phẩm chủ yếu là hàng mây tre đan, gốm sứ và sơn mài. Song ở mảng nội địa hay xuất khẩu tại chỗ thì vẫn chưa có phát triển vượt bậc. Tuy nhiên , ngành hàng thủ công mỹ nghệ còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngành du lịch. Trong những năm gần đây ngành du lịch của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, cũng vì thế mà các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nhiều cơ hội để tiếp cận với khách du lịch và thúc đẩy bán nhiều hơn. Như vậy có thể nói đây là 1 ngành hàng hấp dẫn. 2.1.2 Thị trường của công ty Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư có 3 showroom chính và hoàn toàn hoạt động tại thị trường Hà Nội. Đây là thị trường sôi động và hấp dẫn có thể nói là với mọi ngành hàng không chỉ riêng gì với thủ công mỹ nghệ. Thủ đô là trung tâm 6 của đất nước, có số lượng dân cư cao nhất, có nhiều khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các trung tâm thương mại là điểm đến mà hàng năm thu hút 1 lượng lớn khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới cũng như mọi miền tổ quốc. Nhu cầu về các đồ lưu niệm của khách du lịch là rất cao. Thêm vào đó là các cá nhân có sở thích dung đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay tại Hà Nội cũng có thể đánh giá là đang dần sôi động hơn với ngày càng nhiều những doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh về hàng thủ công mỹ nghệ bên cạnh làng nghề Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng. Có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Hoa Lư, Hồng Ngọc, hay thủ công mỹ nghệ Hương Anh, Thịnh Tài, Việt Hưng… 2.1.3 Khách hàng trọng điểm Tập khách hàng của Hoa Lư bao gồm cả khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên khách hàng cá nhân mới chính là khách hàng trọng điểm mà Hoa Lư hướng đến, cụ thể hơn nữa đó là khách du lịch. Những khách hàng này tuy mua với số lượng ít nhưng lại dễ tiếp cận với số lượng lớn và thường xuyên hơn. Xét về tỷ trọng thì khách hàng cá nhân mang lại 80% doanh thu mỗi năm, 20% còn lại là từ các tổ chức. 2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty 2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Kinh tế - Dân cư Kinh tế Việt Nam những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và lạm phát khiến cho hoạt động mua sắm của người dân có phần chững lại, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên năm 2013 kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc rõ rệt: “Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tăng thấp; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường trong nước. So với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2013 tăng 5,5%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 3 năm trước. CPI tháng 12/2013 ước tăng khoảng dưới 6,5% so với tháng 12/2012, đạt mục tiêu đề ra (kế hoạch đề ra là khoảng 8%), thấp hơn 7 mức tăng giá cuối năm 2012 (6,81%). Nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng qua từng quý, tốc độ tăng GDP cả năm thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao hơn năm trước. GDP cả năm ước tăng khoảng 5,4%. Những con số này đem đến hy vọng về 1 viễn cảnh nền kinh tế ổn định và tăng trưởng tốt hơn cho các doanh nghiệp. Dân số Hà Nội mỗi năm một tăng. Trong vòng 4 năm (2008 - 2011) dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn người, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm, chủ yếu thuộc các đối tượng trong độ tuổi lao động. Tính đến thời điểm hiện tại sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số Thủ đô đạt trên 7,1 triệu người. Bên cạnh về việc tăng dân số, lượng khách du lịch đến Hà Nội cũng tăng. Thông tin từ Sở VH-TT&DL Hà Nội cho biết, lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2013 ước đạt 2,58 triệu lượt, tăng 12,2% so với năm 2012. Một số thị trường có lượng khách đến Hà Nội tăng trong năm nay gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Pháp…Việc tăng cả về mặt dân số lẫn lượng khách du lịch tuy gây bất lợi về nhiều mặt như y tế, giáo dục, an ninh cho nhà nước song đối với các doanh nghiệp nói chung hay Hoa Lư nói riêng lại mang đến nhiều thuận lợi, quy mô tăng dẫn đến sức mua cũng tăng giúp cơ hội kinh doanh ngày càng rộng mở. 2.2.1.2 Tự nhiên - công nghệ Đối với nhiều mặt hàng sản xuất công nghiệp thì chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chủ yếu do bàn tay con người trực tiếp tạo ra nên kỹ thuật công nghệ không mang lại nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm. Nếu như các nguyên liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, ngọc trai, có thể tạo ra bằng việc trồng trọt, nuối cấy thì đất, đá, đồng, bạc, đá quý lại không thể tự tạo ra được. Các nguyên liệu tự nhiên nói chung của nước ta tuy có thể nói là giàu có thật song với sự khai thác không giới hạn của con người thì sự hữu hạn của nó ngày một thấy rõ và là điều bất lợi cho người dân nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng. 2.2.1.3 Văn hóa - xã hội Việt Nam là đất nước vẫn còn lưu dữ nhiều nét văn hóa dân tộc, vùng miền , cùng với đó là có nhiều làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm đậm chất nghệ 8 thuật và sáng tạo của riêng mỗi vùng. Ngoài ra Việt Nam còn có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ lại càng thuận lợi cho việc sản xuất. Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa nhanh đang làm cho người dân quen với những sản phẩm công nghiệp mà dần quên đi giá trị và nét đẹp riêng trong những sản phẩm thủ công truyền thống. Xã hội Việt Nam với những đổi mới quá nhanh chóng khiến cho con người bỏ quên những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Sức hút của thủ công mỹ nghệ chỉ còn giá trị đối với những người thực sự quan tâm đến nó. Trong số đó bao gồm những người Việt hoài cổ và đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Họ là đối tượng rất quan tâm và bị thu hút bởi những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Bởi vậy thủ công mỹ nghệ Hoa Lư đặc biệt hướng tới những khách hàng này. 2.2.1.4 Chính trị pháp luật Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ ở châu Á, với tốc độ xuất khẩu trung bình hằng năm là 13% những năm gần đây. Đồ thủ công Việt Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu, ASEAN, châu Mỹ, Úc, TQ, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế song song với việc lưu giữ và phát triển các làng nghề truyền thống, ngành hàng thủ công mỹ nghệ luôn là ngành hàng được chính phủ, nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển. Ngành thủ công đã nhận được sự khuyến khích và hổ trợ từ chính phủ Việt Nam do nhận ra tiềm năng của ngành thủ công tại thị trường quốc tế. Sự khuyến khích ở đây là dưới hình thức ưu đãi về thuế, cơ hội lấy thêm đất cùng với cơ hội học hỏi và phát triển cho các đồng bào dân tộc thiểu số. 2.2.2 Môi trường vi mô 2.2.2.1 Môi trường ngành a. Đối thủ cạnh tranh. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay tại Hà Nội cũng có thể đánh giá là đang dần sôi động hơn với ngày càng nhiều những doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh về hàng thủ công mỹ nghệ bên cạnh làng nghề Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng. 9 Có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Hoa Lư, Hồng Ngọc, hay thủ công mỹ nghệ Hương Anh, Thịnh Tài, Việt Hưng… Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có tiềm lực mạnh mé. Đồ thủ công mỹ nghệ nói chung có thể chia theo rất nhiều công dụng như lưu niệm, trang trí nội thất, trang sức,… Vì thế những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có chức năng tương tự thì đều được coi là đối thủ cạnh tranh tiềm năng của công ty TCMN Hoa Lư. b. Nhà cung cấp. Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư có cơ cấu sản phẩm đa dạng với hơn 13000 đầu sản phẩm được nhập từ 5000 nhà cung cấp khác nhau trên toàn quốc. Tập nhà cung cấp này đa phần là những làng nghề nổi tiếng trên khắp cả nước có thể kể đến như gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, hàng dệt thổ cẩm từ các dân tộc vùng cao như Nùng, Dao,Tày , Thái, làng nghệ đúc đồng chạm bạc ở Đồng Xâm. Đại Bái hay Hội An, làng nghề chế tác đá Hải Nựu, Ninh Vân,… và nhiều làng nghề khác. c. Trung gian marketing. Các trung gian mà Hoa Lư sử dụng có trung gian tài chính và trung gian vận chuyển. Các trung gian tài chính bao gồm ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Việt- Nga là những tổ chức doanh nghiệp có quan hệ lâu năm và bền vững với Hoa Lư. Doanh nghiệp vận tải quen thuộc của Hoa là công ty cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco chuyên vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. d. Khách hàng Tập khách hàng của Hoa Lư bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Trong đó khách hàng trọng điểm mà Hoa Lư hướng đến là nhóm khách hàng cá nhân, cụ thể là khách du lịch. Những khách hàng này tuy mua với số lượng ít nhưng lại dễ tiếp cận với số lượng lớn và thường xuyên hơn. Khách hàng tổ chức là những cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là những cơ quan chính phủ thường xuyên mua sản phẩm để trang trí nội thất hoặc tặng thưởng. 10 [...]... hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm thời trang và trang sức của công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư trên địa bàn Hà Nội” Định hướng 2: “Các biện pháp phát triển kênh phân phối cho công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Định hướng 3: “Một số giải pháp marketing- mix để phát triển thị trường cho cô ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư 20 ... thương mại điện tử, thực hiện việc bán hàng qua các kênh online cho cả cá nhân và tổchức vận chuyển đến tận nơi cho từng khách hàng Ta có thể vẽ sơ đồ phân phối của Hoa Lư như sau: 15 Sơ đồ 2: Sơ đồ phân phối của công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư công ty cổ phần TCMN người tiêu dùng cuối Hoa Lư cùng Showroo m, website Nguồn: Phòng kinh doanh Nguồn doanh thu chính của công ty đến từ các showroom... hàng tổ chức chính phủ 2.3 Thực trạng hoạt động Marketing mix của công ty 2.3.1 Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Đồ dùng gia đình Đồ phong thủy Quà tặng lưu niệm cao cấp Quà tặng lưu niệm souvenir Thời trang và đồ trang sức Đồ trang trí nội thất Sản phẩm xuất khẩu Sản phẩm gốm sứ Đồ giả cổ Tranh sơn mài Lư c sừng Quần sao thời trang... gốm nghệ thuật CL 1.397.000 7 Ví nữ da đuối 9009 4.709.500 8 Cá sấu nhồi bông (100-109cm) cá sấu kiểu 6 9.408.000( 448$) 9 Di lặc thế gỗ trắc 4.278.000 10 Phật nằm gỗ pơ mu 589.000 Nguồn: Phòng kinh doanh 2.3.2 Thực trạng về biến số phân phối của công ty Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư chủ yếu bán hàng thông qua 3 showroom của công ty Showroom số 1 của công ty nằm tại trụ sở chính có địa chỉ tại. .. sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị từ trung bình đến cao cấp b Nguồn lực vô hình 11 Công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư được đánh giá là nằm trong top đầu các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành trong thị trường Hà Nội Thương hiệu Hoa Lư cũng đã có tiếng nói nhất định trong ngành Hoa Lư sở hữu các nhân viên đều có kỹ năng nghiệp vụ cao có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc Thêm vào đó, Hoa Lư có mối... hàng nhân dịp đặc biệt Năm 2013 Hoa Lư đã đem sản phẩm của mình đi tham gia 2 hội chợ về thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản và Mỹ Những hoạt động này thực sự tỏ ra hiệu quả khi đã đem đến cho công ty nhiều cơ hội béo bở về xuất khẩu Một hoạt động xúc tiến nữa mà công ty thực sự quan tâm là hoạt động quan hệ công chúng Vào những ngày đặc biệt Hoa Lư vẫn thường tặng đồ quà, đồ lưu niệm hoặc trang trí nội thất...2.2.2.2 Môi trường nội bộ a Nguồn lực hữu hình Tổng thể công ty có khoảng gần 100 nhân viên Bảng 2: Số lư ng lao động trong Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Đơn vị: Người Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lư ng Tỉ lệ(%) Số lư ng Tỉ lệ(%) Số lư ng Tỉ lệ(%) Ban giám đốc 3 5.8 3 4.8 3 4 Phòng Kinh Doanh Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Tài chính... dạng với hơn 13000 đầu sản phẩm được nhập từ 5000 nhà cung cấp khác nhau trên toàn quốc Đa phần là sản phẩm của những làng nghề nổi tiếng Bảng 4: cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư trong 3 năm Đơn vị % sản Đồ dùng phẩm gia đình Đồ phong thủy Quà tặng lưu niệm cao cấp Quà tặng lưu niệm souvenir Thời trang và đồ trang sức Đồ trang trí nội thất Sản phẩm xuất khẩu năm... nhận thức được tầm quan trọng của công tác này mà ngân sách cũng đã có sự biến chuyển đáng mừng Cụ thể nhìn vào bảng ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến như sau: Bảng 6: Ngân sách xúc tiến của công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Đơn vị: VNĐ Năm 2011 2012 2013 Ngân sách cho xúc tiến thương mại 30.000.000 37.000.000 70.000.000 Nguồn: phòng marketing Ngân sách của công ty được xác định căn cứ vào mục... tử Công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường và tăng cường cho hoạt động sản xuất Công ty có nguồn tài chính khá tốt và ổn định Tổng vốn ban đầu của công ty là 26 tỷ Bên cạnh đó là các nguồn vốn tài trợ thường xuyên từ các ngân hàng Hoa Lư có 1 trụ sở rộng lớn tại phố Đặng Dung cùng 2 showroom hiện đại tại khu cách ly quốc tế của sân bay Nội Bài Công ty hiện nay đang trưng bày và lưu . 2011 công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hoa Lư chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư có tổng số. LỤC 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOA LƯ 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư Tên đơn vị: Công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư. CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOA LƯ 2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty 2.1.1 Ngành hàng thủ công mỹ nghệ Sự xuất hiện của các làng thủ công Mỹ nghệ

Ngày đăng: 01/04/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOA LƯ

  • 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty thủ công mỹ nghệ Hoa Lư

  • 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

  • 1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

  • 1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm qua

  • PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HOA LƯ

  • 2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty

  • 2.1.1 Ngành hàng thủ công mỹ nghệ

  • 2.1.2 Thị trường của công ty

  • 2.1.3 Khách hàng trọng điểm

  • 2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty

  • 2.2.1 Môi trường vĩ mô

  • 2.2.2 Môi trường vi mô

  • 2.3 Thực trạng hoạt động Marketing mix của công ty

  • 2.3.1 Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty

  • 2.3.2 Thực trạng về biến số giá của công ty

  • 2.3.2 Thực trạng về biến số phân phối của công ty

  • 2.3.4 Thực trạng về biến số xúc tiến thương mại của công ty

  • PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

  • 3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan