BÀI tập PHÂN TÍCH NGÀNH xuất khẩu gỗ

20 1.3K 11
BÀI tập PHÂN TÍCH NGÀNH xuất khẩu gỗ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP PHÂN TÍCH NGÀNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ. I. Phân tích môi trường vĩ mô 1. Môi trường kinh tế: Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội, thúc đẩy sự gia tăng sản lượng công nghiệp và giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 52 trên thế giới trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong những năm gần đây, quốc gia đã được tăng lên là một nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới và là một điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài. Năm 2008, 2009 Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sụt giảm,nhưng kinh tế nước ta dần phục hồi vào thời gian sau đó. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2008 – 2010 biến động trong khoảng 5,32%- 6,88%/năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã có nhiều tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế các nước. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm. Trong tổng sản phẩm trong nước năm 2012, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 37,61%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm rtrong nước theo giá so sánh năm 2004 ĐVT: % (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Mức lãi suất: Từ năm 2011 tới nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, giảm khoảng 7- 10%/năm so với thời điểm giữa năm 2011. Hiện nay, lãi suất huy động của các Tổ chức tín dụng ( TCTD) phổ biến: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 1- 1.2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 6.5-7.5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7.5-9%/năm, phù hợp với kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2013 và cả năm 2014. Bên cạnh việc quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế và kêu gọi các TCTD giảm lãi suất các khoản vay cũ về dưới 13%/năm thì việc lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện cho các TCTD tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay qua đó chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp. Đến nay mặt bằng cho vay giảm khoảng 9-12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006, thấp hơn năm 2007, lãi suất đã không còn là cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện ở mức 7-9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9-11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5-7%/năm. Lạm phát: Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là từ việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước và nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới. Lạm phát ở Việt Nam xảy ra thường xuyên và biến động với biên độ khá lớn qua các năm. Giai đoạn 2004-2010: là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn: năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 chỉ tăng 6,6%; năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, năm 2009 chỉ tăng 6,9%; đến năm 2010 tăng 11,75%; năm 2011, tỷ lệ lạm phát 18,13%. Như vậy, từ năm 2007 đến nay, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu kì. Chu kì này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%). Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Trong năm 2007, biên độ tỷ giá giữa đồng USD và VND khá nhỏ (mức 0,5% và cuối năm tăng lên mức 0,75%), chính vì vậy tỷ giá USD/VND không có nhiều biến động, dao động trong khoảng 15.975 VND/USD và 16.300 VND/USD. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái lại có biến động rất lớn trong năm 2008 khi biên độ tỷ giá từ 0,75% tăng lên 1% , tiếp đó là 3% vào ngày 25 tháng 12 năm 2008. Đầu năm 2008, tỷ giá USD/VND chỉ ở mức 16.015 VND/USD, trong năm 2008, có những thời điểm mức tỷ giá này đã tăng lên hơn 19.500 VND/USD. Sự biến động thất thưởng của tỷ giá khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu rất nhiều khó khăn tại thời điểm đó. Ngày 24 tháng 3 năm 2009, biên độ tỷ giá tiếp tục lại được tăng lên mức 5% và kèm theo đó là sự tăng lên của tỷ giá. Trong năm 2010, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện nâng tỷ giá liên ngân hàng lên 3% từ 17.941 VND/USD lên mức 18.554 VND/USD. Quyết định này đã khiến tỷ giá tại trị trường tự do nhanh chóng tăng lên mức hơn 20.000 VND/USD nhưng sau đó lại giảm xuống dưới mức 19.000 VND/USD. Tỷ giá cũng khá ổn định trong nửa đầu của năm 2010 khi quyết định của NHNN có tác động khá tích cực. Tuy nhiên, đầu năm 2011 , Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng tỷ giá USD với mức 9,3% so với trước đó để hạn chế nhập siêu. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu và phần nào ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đứng trên góc độ dài hạn, quyết định này được cho là sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực hơn. Từ những thông tin trên ta nhận Hiện tại thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam khá rộng, có khoảng 120 nước. Đáng chú ý, từ cuối năm 2010 đến nay xuất khẩu gỗ của Việt Nam có bốn thị trường chính đang bị giảm sút là Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc. Riêng EU năm 2011 và 2012 sức mua giảm khá mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến họ tiết kiệm. Còn thị trường Trung Quốc nổi lên từ năm 2010, 2011 nhưng sang năm 2012 thì doanh số nhập khẩu giảm rất mạnh. Khả năng tới đây ngành gỗ cũng gặp nhiều khó khăn do các nước sẽ dựng không ít rào cản thuế quan Ngoài ra, do tình hình chung khó khăn nên không ít DN còn chèn ép nhau trong việc tìm kiếm đối tác, đơn hàng nên càng khiến cho bức tranh ngành gỗ ảm đạm. Chưa hết, trong khi chi phí đầu vào tăng (do phải chứng minh nguồn gốc) đã đẩy giá đầu ra lên, trong bối cảnh kinh tế suy thoái càng khiến cho thị trường đồ gỗ không ít chông gai. Tuy nhiên,hiện nay ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu, đứng thứ 2 ở châu Á (sau Trung Quốc) và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á. Mặc dù tình trạng suy thoái kinh tế đang còn làm ảnh hưởng khá lớn, nhưng đây lại là “cơ hội hiếm có” nếu DN ngành gỗ biết nắm bắt tình hình. Cụ thể, hiện nay Trung Quốc không còn khuyến khích chế biến gỗ ở vùng ven biển mà đẩy vào sâu nội địa làm tăng giá thành sản phẩm, nên các nước nhập khẩu đã chuyển sang Việt Nam với giá cạnh tranh hơn. Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang khan hiếm lao động ngành gỗ và nhân công cao nên VN vẫn là đối tác lớn, tin cậy của bạn hàng và đây là lý do để DN giành thị phần. Nhật Bản đang xây dựng sau thảm họa sóng thần nên nhu cầu sử dụng đồ gỗ là rất lớn. Từ đầu năm tới đây kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này đã tăng tới hơn 30% và dự báo còn tăng hơn nữa. Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu qua thị trường Úc, New Zealand và nhiều thị trường tiềm năng khác đều tăng. 2. Môi trường chính trị, pháp luật: Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đây là một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam được bầu làm thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Đây là một trong những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản và sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những năm tới. Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ra thị trường nước ngoài luôn được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ. Điều này được thể hiện thông qua các chính sách của Chính phủ sau đây: - Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ bằng việc bãi bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập khẩu gỗ xuống 0%, giảm thuế VAT xuống 5% cho mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. - Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu. - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 đã đặt ra một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, và các văn bản của Bộ, ngành trong việc phát triển ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam. - Chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu. 3. Môi trường khoa học, công nghệ: Tốc độ thay đổi công nghệ của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ biến đổi không nhiều, chủ yếu thay đổi về phần cứng, máy móc thiết bị để sản xuất. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành vì vòng đời của công nghệ sản xuất dài – khả năng tụt hậu do công nghệ biến đổi thấp. Yếu tố kiểu dáng, mẫu mã thiết kế đối với các sản phẩm của ngành là rất quan trọng nên chi phí cho R & D của ngành ngày càng cao. Chi phí R&D trong ngành có xu hướng dịch chuyển về phía nhà sản xuất vì nó trở thành một tiêu chí quan trọng để các nhà sản xuất bán được hàng. Sau gần bảy năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam càng có nhiều cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ mới, máy móc chế biến gỗ tương đối được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Nhìn chung trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ…và các doanh nghiệp trong nước đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải Vy, Công ty Savimex…còn lại đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độ đổi mới máy móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất, chế biến diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt mà chỉ đầu tư theo đơn hàng. Sự hạn chế và yếu kém về công nghệ sản xuất do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc ít nhiều cũng làm khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có độ bền cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan… 4. Môi trường tự nhiên: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng rừng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “ 5 triệu hecta rừng trồng” và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ khai thác vẫn chưa đủ đáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu. Diện tích rừng sản xuất có khả năng cung cấp cho chế biến gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu ha, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm khoảng 1 triệu mét khối. Nguồn nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất chế biến của toàn ngành gỗ Việt Nam. 5. Môi trường nhân khẩu học Việt Nam có dân số trên 80 triệu dân, và có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Hiện tại Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc( với 66% dân số trong độ tuổi 15-59). Ngoài ra do đặc điểm lao động của Việt Nam rẻ nên tạo điều kiện cho các công ty trong ngành tận dụng được nguồn lao động dồi dào và có năng lực để phát triển. 6. Môi trường toàn cầu Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Bất cứ quốc gia nào cũng đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để tìm kiếm cơ hội phát triển nền kinh tế quốc gia và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Và chủ trương của nhà nước Việt Nam cũng vậy, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với hàng loạt cam kết đã bắt đầu được thực hiện. Chính điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước. Họ không chỉ cạnh tranh với các công ty trong nước mà phải đối mặt với sự tranh đua của các doanh nghiệp quốc tế đang tiến dần vào Việt Nam. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức đã tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của tất cả các quốc gia; Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế. Những vấn đề toàn cầu như dân số; môi trường; an ninh tài chính, lương thực; bệnh tật… trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, chi phối ngay từ đầu sự lựa chọn chiến lược phát triển của tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật trong nước, trong đó bao gồm công nghiệp chế biến gỗ. Việc xây dựng tuyến giao thông xuyên Á và hành lang kinh tế nối vùng Bắc Việt Nam với Tây Nam Trung Quốc sẽ tạo nhiều cơ hội cho phát triển sản xuất, chế biến và thương mại nông lâm thủy sản. Sự suy thoái sinh thái ngày càng gia tăng cộng với thiệt hại về những xung đột chính trị đã khiến môi trường toàn cầu đang gặp nhiều thách thức. Nếu như tình hình này không được cải thiện thì thiệt hại khủng khiếp về môi trường sống cũng như nền kinh tế toàn cầu trong năm nay là không thể tránh khỏi. Những xu thế phát triển này của thế giới và khu vực sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Đây là những cơ hội để tạo ra bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Chính vì vậy mà các công ty hoạt động trong ngành này đang có xu hướng đầu tư, mở rộng hơn nữa các cơ sở sản xuất của nó để có thể đạt được lợi nhuận đáng kể. Và tại Việt Nam thì điều này đang diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. II. Giới thiệu và mô tả đặc điểm ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam: Định nghĩa ngành: Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ là ngành bao gồm các công ty, doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm từ gỗ và xuất khẩu ra nước ngoài. Mô tả ngành: Việt Nam vốn là đất nước có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm có rất nhiều làng nghề đã ra đời, tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời của lịch sử dân tộc như: làng nghề dệt vải, gốm sứ…Trong đó chúng ta không thể không kể đến làng nghề làm đồ gỗ truyền thống đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam. Những sản phẩm của nghề này không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà [...]... với ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam: - Trung Quốc: xuất khẩu rất nhiều mặt hàng được chế biến từ gỗ sang thị trường các nước, đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gỗ Mỹ là thị trường lớn nhất cho ngành xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc ( chiếm hơn 50% tổng sản lượng xuất khẩu) - Đài Loan: đứng hàng thứ 19 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gỗ Mặt hàng chủ yếu là sản phẩm bằng gỗ và... mại Vietrade  Kết luận: qua những phân tích trên cho thấy lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành chế biến và xuất khẩu gỗ bao gồm cải tiến công nghệ và những qui định của chính phủ 5 Kết luận về sức hấp dẫn của ngành Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ là một ngành lợi nhuận cao với tốc độ tăng... giới về xuất khẩu gỗ Mặt hàng gỗ tập trung vào hàng gia dụng bằng mây tre đan và xuất khẩu gỗ nguyên liệu Hiện nay Indonesia có khoảng 115 doanh nghiệp chế biến gỗ qui mô lớn với khoảng 4 triệu nhân công nhưng chỉ có khoảng 30% trong số các doanh nghiệp có thể hoạt động tốt - Malaysia: đứng hàng thứ 10 trên thế giới về xuất khẩu gỗ Mỹ là thị trường lớn nhất cho ngành xuất khẩu đồ gỗ ngành gỗ Malaysia... 2 Chu kì ngành Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ phát triển mạnh từ những năm 90 và từ đây tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành luôn ở mức hai con số là 26% và nhu cầu tiêu dùng luôn tăng theo cấp số nhân trong vòng 10-15 năm trở lại đây Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng Ngành chế biên và xuất khẩu gỗ Việt Nam... và xuất khẩu gỗ Việt Nam hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng 3 Các nhân tố dẫn đến sự thành công của ngành Nguồn nhân lực Mặc dù là một ngành sản xuất quan trọng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng công nghiệp chế biến gỗ hiện tại cơ bản vẫn là ngành thu hút lao động giản đơn do cơ cấu sản phẩm chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời Vì vậy để phát triển ngành chế biến và xuất khẩu. .. hàng thứ 25 trên thế giới về xuất khẩu gỗ Mặt hàng gỗ xuất khẩu chủ yếu là đồ nội thất từ gỗ cao su Hiện nay khu vực Châu Á có Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam là những đối thủ lớn trong xuất khẩu gỗ vào thị trường thế giới, các mặt hàng xuất khẩu cũng gần giống nhau về chủng loại  Kết luận: mức độ cạnh tranh trong ngành là cao 1.3 Năng lực thương lượng của người mua Đồ gỗ Việt Nam hiện có mặt trên... phẩm đồ gỗ xuất khẩu, chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 6070% giá thành của sản phẩm Vì vậy, sức ép từ phía nhà cung ứng nguyên vật đầu vào là rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Hơn 80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ các nước như: Malaysia, Myanma,Campuchia, Philippines, Châu Phi, Newzeland…với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2012 Việt Nam đã nhập khẩu 132,3 triệu USD gỗ và... Với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ thì chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất cũng như các máy móc, nhà xưởng ở mức trung bình là tương đối thấp Tuy nhiên các chi phí khác như: lãi suất vay ngân hàng cao, thuế cao, chi phí đầu vào như nguyên liệu và lương công nhân tăng cao Mặc dù vậy, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn được xem là một ngành đầy lợi nhuận và đã thu hút thêm nhiều đối thủ gia nhập ngành. .. không cạnh tranh trong ngành nhưng nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng, bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành Để gia nhập ngành thì bất cứ công ty nào cũng đều đối mặt với rào cản nhập cuộc đặc trưng của ngành Và đối với ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ thì có một số rào cản... nhập khẩu hơn 30% tổng giá trị đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam, khối EU là nhà nhập khẩu lớn thư hai với giá trị nhập khẩu gần 30%, Nhật Bản đứng thứ ba (27%) Theo một số đánh giá Việt Nam sẽ hoàn toàn có khả năng nâng cao giá trị xuất khẩu lâm sản với 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản lên 4,5 tỷ USD/năm trong khoảng từ 3- 5 năm tới (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Xuất khẩu gỗ của . trên thế giới về xuất khẩu gỗ. Mỹ là thị trường lớn nhất cho ngành xuất khẩu đồ gỗ ngành gỗ Malaysia. - Thái Lan: đứng hàng thứ 25 trên thế giới về xuất khẩu gỗ. Mặt hàng gỗ xuất khẩu chủ yếu là. đặc điểm ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam: Định nghĩa ngành: Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ là ngành bao gồm các công ty, doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm từ gỗ và xuất khẩu ra. BÀI TẬP PHÂN TÍCH NGÀNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ. I. Phân tích môi trường vĩ mô 1. Môi trường kinh tế: Tăng trưởng

Ngày đăng: 01/04/2015, 14:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan