XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

34 341 1
XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang 1. Tiềm năng trong phát triển ngành du lịch Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Nguồn tài nguyên du lịch của Bắc Giang tuy không lớn nhưng rất phong phú, được chia làm hai loại là: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây được coi là thế mạnh của Ngành Du lịch Bắc Giang trong những năm tới. 1.1 Thế mạnh về du lịch tự nhiên: Là một tỉnh miền núi, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trong tiểu vùng du lịch Trung tâm, thuộc vùng du lịch Bắc Bộ và vùng du lịch phụ cận của Trung tâm du lịch Hà Nội, Hạ Long, Côn Sơn – Kiếp Bạc. Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, gần các cảng biển và sân bay quốc tế. Đó là điều kiện thuận lợi để du lịch Bắc Giang có khả năng kết nối, mở các tuor, tuyến du lịch sang các tỉnh bạn và một số vùng lân cận. Địa hình Bắc Giang đa dạng, vừa có núi cao, trung du xen kẽ đồng bằng. Khí hậu tương đối ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của bão lụt cũng như hạn hán. Chính vì vậy đã tạo cho Bắc Giang có hệ động, thực vật phong phú. Điển hình như khu rừng cấm nguyên sinh Khe Rỗ huyện Sơn Động có hàng trăm loài thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: đinh, lim, sến, táu, ba kích, nhân sâm… và nhiều loài động vật hoang dã phong phú, như: gấu, khỉ, báo, hươu và các loài chim…. Ngoài ra, Bắc Giang còn được nhiều du khách biết đến bởi những danh thắng thiên nhiên nổi tiếng và có giá trị, như: khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Suối Nước Vàng, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn…., cùng hàng trăm ha cây ăn quả đặc sản, như: vải thiều, na, hồng… Với khí hậu ôn hoà, quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp và nguyên sơ, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngành Du lịch Bắc Giang phát triển các loại hình du lịch, như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi… 1.2. Thế mạnh về du lịch nhân văn: Bắc Giang là tỉnh có bề dày văn hoá lịch sử, với 2.337 di tích văn hoá lịch sử (số liệu kiểm kê đến hết năm 2007), trong đó có 385 di tích được xếp hạng (108 di 1 tích được xếp hạng cấp quốc gia, 277 di tích được xếp hạng cấp tỉnh) và hàng ngàn lễ hội truyền thống. Bắc Giang tự hào là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử văn hoá vô cùng quý giá của dân tộc, là nơi ghi lại tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, như: di tích thành cổ Xương Giang, nơi gắn liền với trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt 10 vạn quân Minh (thế kỷ 15), di tích thành cổ nhà Mạc (thế kỷ 16 - 17), di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20); di tích Cách mạng Hoàng Vân, Y Sơn (Hiệp Hoà). Bên cạnh đó, Bắc Giang còn là một trong những địa phương lưu giữ được nhiều các di tích quý giá về nghệ thuật, như đình, chùa, lăng tẩm… gắn liền với sự tiếp nhận và truyền bá đạo Phật, như: chùa Đức La một trung tâm phật giáo do Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ 13; chùa Bổ Đà gồm hệ thống di tích cảnh quan, nghệ thuật cũng là một trung tâm phật giáo (thế kỷ 17 - 18); đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà) được mệnh danh là "Đệ nhất kinh Bắc" có từ thế kỷ 16; di tích đình chùa Thổ Hà (Việt Yên) thế kỷ 17; đình chùa Tiên Lục (Lạng Giang) thế kỷ 17 – và cây Dã Hư- ơng ngàn năm tuổi … Nằm trong vùng Kinh Bắc xưa, vùng đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, hàng năm có nhiều lễ hội cổ truyền được tổ chức ở hầu hết các làng quê trong tỉnh như: lễ hội chùa Đức La (Yên Dũng), lễ hội chùa Bổ Đà (Việt Yên), lễ hội Tiên Lục (Lạng Giang), lễ hội Phồn Xương (Yên Thế), lễ hội Xương Giang (TP Bắc Giang), lễ hội Suối Mỡ (Lục Nam) … Ngoài các lễ hội, Bắc Giang còn là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn các trò chơi dân gian và những làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc khác nhau, như: quan họ chèo, then, sli, lượn, soong hao… Những lễ hội văn hoá của các dân tộc tỉnh Bắc Giang rất hấp dẫn các nhà nghiên cứu và du khách thập phương. Bắc Giang còn có những làng nghề truyền thống lâu đời, như: gốm Thổ Hà, rượu Làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế,… Tất cả đang trên đà khôi phục và phát triển. Với tiềm năng du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn, chính là lợi thế để đầu tư phát triển. Hệ thống tài nguyên đa dạng và phong phú, có sức hấp dẫn không những bởi vị trí thuận lợi mà còn bởi tính nguyên khai của môi trường tự 2 nhiên và nhân dân có truyền thống mến khách, mang tính văn hoá dân tộc cao. Trong bối cảnh mới, nguồn tài nguyên này sẽ trở thành thế mạnh cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đặc biệt là ngành Du lịch. 2. Các khu du lịch tại Bắc Giang 2.1 Về du lịch sinh thái: Với địa hình chia cắt mạnh, tạo ra cho Bắc Giang một số thắng cảnh khá hấp dẫn như: Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ: Thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, cách thành phố Bắc Giang 30km, cách thủ đô Hà Nội 80km. Quần thể di tích, thắng cảnh Suối Mỡ có các ngôi đền : Đền Hạ, ĐềnTrung, Đền Thượng đều thờ Thường Ngàn Thánh Mẫu, tương truyền là công chúa Quế Mỵ Nương, con gái vua Hùng Định Vương, đã có công mở suối khơi ngồn nước, dạy dân làm ruộng, được nhân dân tôn kính thờ phụng; có thác Thùm Thùm, Đấu Đong Quân, chùa Hòn Trứng, chùa Hồ Bấc, khu Ba Dinh Bẩy Nền, đền Trần, bãi Quần Ngựa, đìnhXoan, đền Cổng Xanh và đền Trò.v.v… Với phong cảnh hữu tình, lại có những nhiều di tích có giá trị hàng ngàn năm lịch sử, là thế mạnh để Suối Mỡ trở thành khu du lịch sinh thái - văn hóa đặc sắc. Khu du lịch hồ Khuôn Thần: Từ thành phố Bắc Giang đi ngược lên vùng Đông Bắc khoảng 40 km, rẽ trái 9km là tới khu du lịch Khuôn Thần, (Lục Ngạn). Hồ Khuôn Thần có diện tích 140 ha, có 5 đảo được trồng thông từ năm 1997. Xung quanh hồ là vùng núi có diện tích 2.283 ha,có khoảng 800 ha rừng( trong đó rừng tự nhiên 300 ha, rừng trồng, rừng tái sinhvà đồng Cỏ 500ha). Khuôn Thần nổi tiếng bởi vẻ đẹp của hồ và những trang trại vườn đồi ngút ngàn tầm mắt; là vùng đất lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá của dân tộc thiểu số như Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng, Tày với những điệu hát soong hao, si, lượn nơi đây còn có đền Từ Mã, thờ danh tướng đời Trần đã được nhà nước xếphạng di tích văn hoá. Cùng với khu du lịch Khuôn Thần thì du lịch sinh thái vườn đồi Lục Ngạn sẽ tạo thêm sự thích thú cho du khách bởi những trái ngọt và mầu xanh của vườn đồi. Nhất là vải thiều Lục Ngạn đã trở thành đặc sản mà du 3 khách cả nước biết đến và đã được xuất khẩu sang một số nước bạn trên thế giới. Khuôn Thần rất thích hợp với nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt là du lịch thể thao như chèo thuyền, lướt ván… Rừng nguyên sinh Khe Rỗ: Nằm trên địa phận xã An Lạc huyện Sơn Động có diện tích 7.153ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.092ha và rừng trồng là 111ha. Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu nhất không chỉ của Bắc Giang mà còn điển hình cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ nằm gọn trong lưu vực 2 con suối Khe Rỗ và Khe Đin. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú, đã phát hiện giám định và lập danh mục 786 loài thực vật thuộc 176 họ, 501 chi, 5 ngành trong đó có 43 loài quý hiếm ghi trong Sách đỏ, chiếm 13% số loài quý hiếm của cả nước. Có 236 loài gỗ, phân bố từ 500 đến 800 cây/ha và 225 loài dược liệu như sa nhân, ba kích, hoàng tinh, mực hoa trắng Ngoài ra ở đây còn có một lượng tài nguyên động vật khá đa dạng với 51 loài thú thuộc 20 họ, 8 bộ; 102 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ. Sống rải rác quanh khu vực bảo tồn có 2 bản người Dao. Khu vực hồi sinh thái có 10 bản người dân tộc Tày, Kinh , Cao Lan, Sán Chỉ, Dao. Việc đi lại trong khu bảo tồn này không dễ dàng, phải đi theo đường mòn vắt qua các sườn núi, hoặc đi bộ qua các khe suối. Vì vậy nó thực sự là một điểm du lịch hấp dẫn với những du khách thích mạo hiểm và muốn khám phá sự kỳ thú của thiên nhiên hoang dã. Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử: Có diện tích16.466 ha, chủ yếu rừng nguyên sinh của vùng Đông Bắc Việt Nam có hệ động thực vật rừng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng. Nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loại thực vật quý hiếm như: thông, tre, pơmu, trầm hương, ba kích, sa nhân, đinh, lim, lát hoa… Về động vật: cu li voọc đen, gà tiền, chó sói, rùa vàng, khỉ vàng, cá cóc sần Mẫu Sơn và rắn hổ mangchúa. Với độ cao trung bình 300-1000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 22 0 C độ ẩm không khí là 85%, khu du lịch được ưu đãi thừa hưởng vùng khí hậu bốn mùa mát mẻ cùng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hoang dã do thiên nhiên ban tặng. Nằm ẩn mình bên sườn Tây của dãy núi vòng cung Yên Tử 4 quanh năm với mây- ngàn- non- nước- sương giăng. Đến với du lịch sinh thái Tây Yên Tử vào mỗi kỳ nghỉ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngắm cảnh đẹp và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã giữa rừng đại ngàn như: Thác Giót, Suối nước Vàng, bãi đá Rạn, cây Trò nâu vợ chồng ( Lục Sơn- Lục Nam)… dẫu chỉ một lần thôi nhưng chắc hẳn bạn sẽ khó quên được một miền đất còn hoang sơ, huyền bí đầy mộng mơ này. 2.2 Về du lịch văn hóa lịch sử: Bắc Giang có tới trên 2.000 di tích và hàng ngàn lễ hội truyền thống trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tiêu biểu là một số di tích như: Di tích thành cổ Xương Giang: Trong cuộc đấu tranh chống giặc phương bắc ở thể kỷ 15, trận đánh Cần Trạm- Xương Giang đã tiêu diệt 10 vạn quân Minh, chôn vùi mộng xâm lăng của các đạo quân xâm lược đã mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm, mở ra kỷ nguyên thái bình cho dân tộc. Di tích nằm ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang, nhưng do thời gian và chiến tranh phá hủy nên dấu tích của Thành cổ Xương Giang trên bề nổi không còn nữa, chỉ còn lại bốn tấm bia được dựng tại bốn khu vực cổng thành năm xưa. Tương lai đây sẽ là điểm du lịch thu hút nhiều khách thăm quan bởi giá trị văn hóa lịch sử và vị trí thuận lợi của di tích. Khu Di tích lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Cách thành phố Bắc Giang khoảng 30km về phía Đông Bắc, khu di tích nằm tại địa phận của Thị trấn Cầu Gồ. Đây là nơi dấy binh khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược trong suốt 30 năm. Đến nay di tích lịch sử này còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý hiếm tại nhà Trưng bàyHoàng Hoa Thám. Hàng năm cứ đến ngày 16.3 dương lịch là nhân dân ở khắp các vùng miền trong và ngoài tỉnh nô nức đến với lễ hội Yên Thế. Có thể nói lễ hội Yên Thế là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang đang tích cực cùng với Cục Di sản văn hóa lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng khu di tích lịch sử khởi nghĩa Yên Thế thành di tích cấp quốc gia đặc biệt. Chùa Đức La: 5 Chùa Đức La (hay còn được gọi là Vĩnh Nghiêm Tự) nằm cách Thành phố Bắc Giang 23 km về phía Đông Nam, chùa toạ lạc trên một đối thấp nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn là nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam, phía trước và sau chùa là dãy núi Nham Biền và Huyền Đinh án ngữ. Chùa Đức La là trung tâm phật giáo lớn từ thời Trần, lịch sử của chùa Đức La gắn liền với vị vua Trần Nhân Tông, là nơi đào tạo các tăng ni phật tử trong cả nước. Đến nay chùa Đức La vẫn mãi là chốn tổ, là điểm cho du khách đến tham quan vãng cảnh, thắp hương lễ phật. Chùa Đức La còn thờ 3 vị Trúc Lâm Tam Tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Lễ hội chùa La được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu ở huyện Yên Dũng nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung. Lễ hội chùa La thu hút đông đảo khách thập phương về dự. Với những giá trị nổi bật đó, năm 1964 chùa Đức La được Nhà nước xếp hạng là di tích Lịch sử -Văn hoá cấp quốc gia. Đình Lỗ Hạnh: Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hoà, đây là một trong những ngôi đình có niên đại cổ xưa nhất Bắc Giang và cả nước (thế kỷ XVI). Du khách đến với đình Lỗ Hạnh có thể tận mắt ngắm nhìn những bức chạm khắc vô cùng tinh xảo và chiêm ngưỡng bức tranh Bát Tiên, đây là một trong những bức tranh quý hiếm còn lưu giữ lại đến ngày nay và là hiện vật rất có giá trị trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Đình Lỗ Hạnh thờ Phương Dung công chúa và đức thánh Cao Sơn. Đây là 2 vị thần có công giúp vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, Nhân dân ghi nhớ công ơn và lập hai vị làm thành hoàng. Đình Lỗ Hạnh được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1990 (thuộc loại hình di tích Kiến trúc-Nghệ thuật). Cụm di tích Tiên Lục: Cụm di tích Tiên Lục thuộc xã Tiên Lục huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Từ thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 1A khoảng 10km đến Thị trấn Vôi, rẽ theo tay trái khoảng 10 km theo đoạn đường Vôi - Tiên Lục là du khách đến với cụm di tích. Nổi bật trong cụm di tích Tiên Lục là cây Dã hương ngàn năm tuổi rủ bóng xuống ngôi đình Viễn Sơn. Ngoài ra còn có chùa Quang Phúc, đình Thuận Hoà. 6 Toàn bộ các di tích này đều có niên đại xây dựngvào khoảng thời Nhà Lê (thế kỷ XVIII), đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trong nội thất các di tích. Chùa Quang Phúc thờ phật còn lại đình Viễn Sơn, đình Cây Bàng, đền Thánh Cả đều thờ đức thánh Cao Sơn và Quý Minh. Năm 1989 quần thể di tích Tiên Lục cùng cây Dã hương đã được tỉnh Bắc Giang xếp hạng là Cụm di tích Kiến trúc - Nghệ thuật. Bắc Giang còn được du khách biết đến qua những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm như hát quan họ, hát then, hát soong hao, hát sli, hát lượn …đã làm nên những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Nhưng làn điệu dân ca được nhiều du khách đặc biệt yêu thích vẫn là hát quan họ. Quan họ Kinh Bắc có 49 làng cổ, trong đó huyện Việt Yên thuộc Bắc Giang có 5 làng gồm Hữu Nghi, Giá Sơn, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ. Đây là vốn văn hóa quý của vùng Kinh Bắc nói riêng, của cả nước nói chung. Đến Bắc Giang, du khách không chỉ được thăm quan thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, được tận hưởng những không gian văn hóa phong phú, du khách còn không thể bỏ qua những sản phẩm làng nghề riêng có của vùng đất này, đó là rượu làng Vân (Việt Yên), thứ rượu trong vắt được nấu bằng gạo ngon với nguồn nước Sông Cầu, cùng với Bánh đa Kế (TP Bắc Giang) đã tạo nên nét đẹp ẩm thực cho quê hương Bắc Giang. II. Thực trạng phát triển du lịch Bắc Giang trong những năm qua 1 Công tác đầu tư phát triển du lịch - Về hạ tầng các khu, điểm du lịch: Công tác phát triển du lịch tiếp tục được quan tâm. Tổng số vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 26 tỷ đồng trong đó đầu tư hạ tầng du lịch là 12,5 tỷ đồng cho 03 dự án: + Hạ tầng khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám là 2,5 tỷ đồng. + Hạ tầng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ là 4 tỷ đồng. + Hạ tầng khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử là 6 tỷ đồng. Đầu tư một số công trình văn hóa kết hợp du lịch là 13,5 tỷ đồng cho 03 dự án: 7 + Cải tạo nâng cấp nội thất Bảo tàng tỉnh là 2,5 tỷ đồng. + Xây dựng Trung tâm văn hóa dịch vụ thành phố là 8 tỷ đồng. + Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đình Cao Thượng, huyện Tân Yên là 3 tỷ đồng. - Về tôn tạo tài nguyên du lịch: Năm 2011 vốn chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa cho các công trình văn hóa kết hợp du lịch là 10,4 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp cho 06 hạng mục công trình di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng gồm: Cải tạo đình Lỗ Hạnh - Hiệp Hòa: 1 tỷ đồng; đình Phù Lão - Lạng Giang: 4 tỷ đồng; đình Sàn – Lục Nam: 4 tỷ đồng; đền Châu Lỗ – Hiệp Hòa: 300 triệu đồng; chùa Đức La: Yên Dũng: 800 triệu đồng; chùa Hương Vĩ - Yên Thế: 300 triệu đồng. - Về kết cấu hạ tầng giao thông: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 292 đoạn Cầu Gồ - Mỏ Trạng, huyện Yên Thế tạo điều kiện thuận lợi vào khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám; đường tỉnh 295 đoạn Cao Thượng - Ngọc Châu, huyện Tân Yên tạo điều kiện thuận lợi vào khu di tích cây Dã Hương 1000 năm tuổi huyện Lạng Giang. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình như cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 293 (đến khu di tích chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, khu du lịch Tây Yên Tử ), đường nối từ đường tỉnh 398 Yên Dũng đi QL 18 (đến khu di tích chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng), tuyến đường Đình Nẻo – Phúc Lâm đi chùa Bổ Đà, tuyến Thắng – Vát và Lữ Vân – Dĩnh (đi ATK Hiệp Hòa), nâng cấp đường tỉnh 398 đoạn từ Đồng Việt đến QL 1 (đến khu di tích chùa Vĩnh Nghiêm)… 2 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch hiện còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn đặc biệt là ngoại ngữ. Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương chủ yếu được đào tạo các chuyên ngành khác. Cán bộ ở cấp huyện còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên việc triển khai các nhiệm vụ. Công tác quản lý về du lịch trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu. 8 Chất lượng lao động lao động ở các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp như: Một số cán bộ quản lý chậm đổi mới, đội ngũ lao động trực tiếp đang hoạt động trong các doanh nghiệp hiện có khoảng trên 1.000 người nhưng hầu hết những lao động này làm theo mùa vụ, chưa qua đào tạo về du lịch, thiếu trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất kượng dịch vụ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. 3 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương để giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống của tỉnh. Viết bài, cung cấp tin trên tạp chí của Ngành để tuyên truyền quảng bá về tiềm năng du lịch của tỉnh. Phối hợp với đoàn làm phim của Đài truyền hình Việt Nam làm phim tài liệu “Ngược dòng sông Lục”, với truyền hình cáp và VTC 16 làm phim tài liệu về chùa Vĩnh Nghiêm và truyền hình kỹ thuật số VTC 10 làm phim phóng sự “Lục Nam vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí”. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tập trung tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả về chương trình phát triển du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phối hợp với Bảo tàng tỉnh làm phim ký sự “Khám phá Tây Yên Tử” gồm 12 tập, giới thiệu những thắng cảnh và điểm du lịch tâm linh phía Tây Yên Tử. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Việt Yên đã phối hợp với Fafim Việt Nam tổ chức quay phim nhựa “Bức huyết thư” tại chùa Bổ Đà; phối hợp với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài truyền hình tỉnh làm phóng sự giới thiệu các kiến trúc đình, chùa, nhà cổ ở làng Thổ Hà và chùa Bổ Đà; phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh cùng đoàn Bảo tàng Hoàng Gia nghệ thuật và lịch sử Bỉ về làng gốm Thổ Hà xã Vân Hà tổ chức hội thảo, quảng bá hành trình di sản làng nghề truyền thống. Trung tâm Thông tin và xúc tiến Du lịch tích cực xây dựng nội dung, hình ảnh để làm tờ rơi, tờ gấp, bản đồ, panô để quảng bá du lịch Bắc Giang, viết đề cương thuyết minh cho các khu điểm du lịch trên địa bàn. Tham gia các hội chợ, triển lãm 9 [...]... VHTTDL 2011- 2015 UBND huyện Lục Ngạn 2011- 2015 UBND huyện Lục Nam 2011- 2015 Sở VHTTDL 2011- 2015 Sở VHTTDL 2011- 2015 UBND huyện Yên Dũng 2011- 2015 Trường TC VHTTDL 2011- 2015 Trung tâm TT&XTDL 23 PHẦN IV XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 I Căn cứ xây dụng kế hoạch Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22... trong du lịch ít và chưa có chuyên môn cao Nhận thức và sự quan tâm của mọi người về tiềm năng phát triển du lịch Bắc Giang chưa cao 2 Cây mục tiêu Du lịch Bắc Giang phát triển mạnh và bền vững Khách du lịch đến nhiều và có lưu trú lại Hình thành các tour, các tuyến du lịch liên kết giữa các địa điểm du lịch Phát triển các sản phẩm, dịch vụ của vùng Đầu tư phát triển các tour, các tuyến du lịch Kết cấu,... du khách đến với Bắc Giang 1.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch, lập và thẩm định dự án - Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2624/KH-BCĐ ngày 04/11 /2011 triển khai chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015 - Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch của tỉnh đến... Tử Quy hoạch và xây hạ tầng khu du lịch hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần Quy hoạch và xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ Quy hoạch và phát triển khu di tích khởi nghĩa Yên Thế Dự án Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch Bảo tồn di tích danh thắng chùa Vĩnh Nghiêm Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Dự án Phát triển du lịch cộng đồng Thời gian Đơn vị chủ trì 2011- 2015 Sở VHTTDL 2011- 2015 UBND... cường nguồn nhân lực cho du lịch phát triển du lịch Bắc Giang - Tỷ lệ hoàn thành các dự án hoạch định hàng năm - Số vốn đầu tư cho phát triển du lịch - Tỷ lệ tăng vốn đầu tư cho phát triển du lịch - Hiệu quả sử dụng vốn - 14500 tỷ đồng - 20% - 90% - 3600 người - 25% - Số lượng nguồn nhân lực cho du lịch Bắc Giang - Mức độ tăng số lượng nguồn nhân lực Hoạt động - Đầu tư phát triển các khu - Số tiền đầu... hấp dẫn du khách 11 PHẦN II ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ VỀ DU LỊCH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA 1 Thành tựu 1.1 Công tác quản lý nhà nước về du lịch Giai đoạn 2006 - 2010, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã có sự quan tâm đối với công tác phát triển du lịch Tỉnh đã có Ban chỉ đạo phát triển du lịch Năm 2010 UBND tỉnh ban hành Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến... xuất, vận chuyển phục vụ khách du lịch 2 Nhiệm vụ trọng tâm 2.1 Tổ chức thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư cho phát triển du lịch Các huyện, thành phố rà soát quy hoạch tổng thể, xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương để làm căn cứ phân định quỹ đất dành cho phát triển du lịch, từ đó xây dựng các đề án, dự án, các công trình phục vụ cho phát triển du lịch Triển khai có hiệu quả các đề... huyện, thành phố triển khai công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn nhằm phân định danh giới và quỹ đất dành cho phát triển du lịch Từ đó, một số huyện đã tích cực triển khai xây dựng các đề án, dự án, công trình phát triển du lịch như: huyện Yên Dũng xây dựng và triển khai kế hoạch thu hút đầu tư xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; kế hoạch trùng tu tôn tạo mở rộng khuôn viên... phố Bắc Giang - Về dự án do nước ngoài tài trợ dành cho du lịch: ngày 10/3 /2011 UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án Du lịch sinh thái tại khu rừng Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, sử dụng viện trợ của Tổ chức GTV (Ý) với tổng giá trị cam kết viện trợ hơn 182 ngàn Euro 13 1.3 Kết quả phát triển du lịch giai đoạn 2006- 2010 Hiện nay một số khu, điểm du lịch đã thu hút được du. .. 184 21 Bảng 2: Phát triển nguồn nhân lực du lịch Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015 TT Nguồn nhân lực Hiện tại 1 2 3 Cơ quan QLNN Đơn vị HCSN Khối doanh nghiệp Cộng 30 27 955 1012 Dự kiến lao động trong ngành du lịch trong các năm 2011 2012 2013 2014 2015 30 32 34 35 40 30 33 35 36 37 1100 1350 1 800 2 800 3 550 1 160 1 415 1 869 2 872 3 627 Bảng 3: Cơ sở lưu trú Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015 TT 1 2 3 4 . LỤC I. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang 1. Tiềm năng trong phát triển ngành du lịch Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá cùng thuận lợi cho ngành Du lịch Bắc Giang phát triển các loại hình du lịch, như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi… 1.2. Thế mạnh về du lịch nhân văn: Bắc Giang là tỉnh có. định dự án - Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2624/KH-BCĐ ngày 04/11 /2011 triển khai chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan