toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tê

16 308 0
toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế “ toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tê” đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Hơn nữa, kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề như con người, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, luật pháp Chính vì vậy, am hiểu về môi trường kinh doanh của các quốc gia sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp Trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới kinh tế của nhà nước, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, GDP tăng từ 31 tỷ USD lên 101 tỷ USD từ năm 2000 đến năm 2010. Đặc biệt, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1 năm 2007, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho kinh tế Việt Nam: khối lượng xuất nhập khẩu tăng liên tục, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh Trong bài tiểu luận nhỏ này, người viết xin được trình bày những nghiên cứu của mình về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. I. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng hợp các yếu tố xung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp . Trong kinh doanh quốc tế, để doanh nghiệp có được những bước đi và chiến lược đúng đắn, việc hiểu rõ về môi trường kinh doanh của quốc gia đối tác đóng vai trò quan trọng 2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế Môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm 4 yếu tố như sau: pháp luật, chính trị, kinh tế và văn hóa 2.1. Môi trường luật pháp Hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi các nhà quản lý, kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp, bao gồm luật quốc tế, luật của từng quốc gia mà ở đó doanh nghiệp sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung Những yếu tố thuộc mội trường pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Một là: các luật lệ và quy định của các quốc gia mà tại đó doanh nghiệp tiến hàng hoạt động kinh doanh Hai là: luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại Ba là: các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, linh kết kinh tế 2.2 Môi trường chính trị Môi trường chính trị đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sé là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài. Hơn nữa, không có sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế. Bởi vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động 2.3 Môi trường văn hóa Văn hóa là sự hiểu biết, đức tin, phép tắc, đạo đức, phong tục của một nhóm người phân biệt với nhóm người khác Văn hóa của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau.Văn hóa ảnh hưởng tới nhiều chức năng kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính Mỗi một nền văn hóa lại có 1 mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động con người. Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được chấp nhận. Vì vậy, nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng khối lượng cầu nhanh chóng. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng trong văn hóa của một quốc gia, nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: ví dụ thời gian mở cửa hoặc đóng của, ngày lế II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM 1. Môi trường văn hóa Văn hóa của một quốc gia, một dân tộc hay một cộng đồng là điều hết sức trừu tượng. Tuy nhiên, đó lại chính là thứ quyết định mọi suy nghĩ và hành động của các cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đó. Do vậy, trên thế giới người ta vẫn chú trọng tìm hiểu về văn hóa, làm sao có một thước đo chung để phân tích và đánh giá một nền văn hóa, so sánh nó với những nền văn hóa khác. Một trong những thước đo về văn hóa hay được sử dụng là năm chiều văn hóa do giáo sư Gerard Hendrik Hofstede, người Hà Lan Chiều thứ nhất: Khoảng Cách Quyền Lực (Power Distance) Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ bình đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó. Một quốc gia có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một tháp quyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế. Trong xã hội mà Khoảng Cách Quyền Lực là lớn, thì nhân dân sẽ ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theo lời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng. Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn (có thể hiểu như "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa"). Hình 1: Kim tự tháp Khoảng Cách Quyền Lực Một quốc gia đạt điểm thấp trong chiều Khoảng Cách Quyền Lực sẽ không nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa người và người về vị trí xã hội, về quyền lực, hay về của cải. Bình đẳng được coi như một mục đích chung của cả xã hội và việc một cá nhân từ đáy tháp quyền lực leo lên đỉnh là chuyện bình thường. Một người dân có thể nói chuyện bình thường với tổng thống, nhân viên có thể thẳng thắn nói suy nghĩ của mình với sếp, con cái có thể tranh luận thoải mái và được nhìn nhận như người lớn có suy nghĩ độc lập trong mắt của cha mẹ. Chiều thứ hai: Chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism) Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể. Một quốc gia có điểm cao về Chủ nghĩa Cá Nhân có nghĩa là mỗi cá nhân và các quyền cá nhân được tôn trọng. Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, mối liên hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo Ngược lại, tại các quốc gia có điểm thấp về Chủ Nghĩa Cá Nhân, con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v ). Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng (thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng, v.v ) Chiều thứ ba: Tránh Rủi ro (Uncertainty Avoidance) Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ của một cộng đồng. Một quốc gia có điểm số cao về Tránh Rủi ro sẽ không sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm. Kết quả là những xã hội như thế thường sống bằng truyền thống, bằng các luật định và suy nghĩ do người xưa để lại. Các tư tưởng mới thường khó khăn khi xâm nhập vào quốc gia có điểm số Tránh Rủi ro cao. Một quốc gia có điểm số thấp về Tránh Rủi ro sẽ không quan tâm lắm đến rủi ro và những điều không lường trước được. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm. Trong xã hội như thế, các giá trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi thường xuyên, và ít gò bó bởi các luật định trước. Chiều thứ tư: Nam Tính (Masculinity) Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội. Điểm Nam Tính cao chỉ ra quốc gia đó phân biệt giới tính. Trong các xã hội như thế, đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội. Điểm Nam Tính thấp chỉ ra xã hội chấp nhận nam nữ bình quyền. Trong xã hội như thế, phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh. Chiều thứ năm: Hướng tương lai (Long-term orientation) Chiều Hướng tương lai mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại. Trong xã hội hướng tương lai (long-term orientation), người ta sẽ quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, có khái niệm về "xấu hổ". Nói cách khác, các cá nhân trong xã hội hướng tương lai luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho về già, họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai. Xã hội Hướng tương lai cũng coi trọng "kết quả cuối cùng" (virtue) hơn là "sự thật" (truth), Ngược lại, xã hội hướng hiện tại và quá khứ thường thích hưởng thụ. Người trong xã hội hướng hiện tại nhấn mạnh vào kết quả tức thời, thay vì trông đợi vào sự kiên nhẫn. Quan hệ xã hội mang tính xòng phẳng, ngang hàng, không phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp. Họ coi trọng "sự thật" (truth) hơn là "kết quả cuối cùng" (virtue), do đó thường làm điều mà họ cho là đúng tại thời điểm hiện tại, thay vì băn khoăn về kết quả trong tương lai. Theo như đánh giá của giáo sư Hofsted (vào năm 1980), văn hóa Việt Nam thuộc loại khoảng cách quyền lực cao,có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể, chỉ số tránh rủi ro ở mức trung bình, tính hướng tới tương lai cao Quốc gia Khoảng cách Quyền Lực Chủ Nghĩa Cá Nhân Nam Tính Tránh Rủi Ro Hướng Tương lai Việt Nam 70 20 40 30 80 Trung Quốc 80 20 66 30 118 Nhật Bản 54 46 95 92 80 Thái Lan 64 20 34 64 56 Hoa Kỳ 40 91 62 46 29 Bảng 1: Điểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia tiêu biểu, trong đó có Việt Nam (nguồn:http://www.geert-hofstede.com/) Đặc tính Khoảng cách quyền lực lớn thể hiện trong đời sống thường ngày của người Việt, cũng như trong công việc. Trong gia đình, con trai và con gái phải nghe lời của cha mẹ. Trong tổ chức, giữa sếp và nhân viên, hay giữa những nhà lãnh đạo và quần chúng cũng có một khoảng cách biệt rất xa. Việt Nam, trải qua 1000 năm Bắc thuộc, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa Trung Quốc, trong đó có Nho giáo với quan hệ vua-tôi, chồng- vợ, bố mẹ-con cái chỉ là quan hệ một chiều ( vua bảo bề tối chết, bề tôi phải chết, vợ phải nghe lời chồng, con cái phải nghe lời cha mẹ) Chủ nghĩa tập thể cũng đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Nó được đặc trưng bởi hệ thống lề lối xã hội chặt chẽ và các cộng đồng tự vận hành. Những người trong nhóm trông cậy vào việc cả nhóm bảo vệ và che chở cho mình, và đảm bảo cuộc sống không rủi ro cho họ, và trả lại là họ sẽ trung thành tuyệt đối. Người Việt đặt nặng vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất mặt người khác. Trong xung đột, họ muốn giải pháp hai bên cùng có đạt kết quả. Một đặc tính quan trọng của xã hội Việt là không dám nói thẳng, bởi họ coi đó là việc làm mất mặt người khác. Bù lại, người Việt có khiếu hài hước, và thường sử dụng những chuyện tếu táo để nói ra lòng mình. Điểm nam tính của Việt Nam ở mức trung bình, trong xã hội Việt Nam, phụ nữ được đối xử khá bình đẳng với nam giới Văn hóa Việt Nam thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình. Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hay không biết trước kết quả), và cố gắn tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến. Người Việt, đặc biệt là miền Bắc, tương đối ngại thay đổi môi trường sống. Đây cũng là một trở ngại cho việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị. Tính hướng tới tương lai của Văn hóa Việt Nam khá cao. Ở Việt nam, ngoài Đạo giáo và Nho giáo thì Phật giáo cũng thâm nhập vào đời sống tinh thần của Việt Nam từ rất lâu. Phật giáo dạy con người sống lương thiên, gieo gió ắt gặt bão, người sống lương thiện kiếp sau sẽ được hưởng hạnh phúc. Người Việt thường có tư tưởng dành dụm để lo cho tuổi già hay lúc ốm đau, để cho con cái, hoặc chỉ cấn sống tốt ở kiếp này kiếp sau sẽ được đền đáp Ngoài ra, Việt Nam còn có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. 2. Môi trường chính trị và pháp luật Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế cho đến nay (2010) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở lên, những người đứng đầu Chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan tư pháp đều là đảng viên kỳ cựu và được Ban Chấp hành Trung ương hoặc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp 1992. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư. Tổng bí thư hiện nay tại đại hội XI (2011) là ông Nguyễn Phú Trọng. Quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch Quốc hội hiện nay (2011) là ông Nguyễn Sinh Hùng. Chủ tịch nước, theo hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay (2011) là ông Trương Tấn Sang. Chính phủ, theo hiến pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5 năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng các Phó thủ tướng các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu từ đề cử của Ban chấp hành Trung Ương để Quốc hội bầu. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ hiện nay (2010) là ông Nguyễn Tấn Dũng Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao. Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính trị và các viên chức này đều do Bộ Chính trị quản lý. Các Thứ trưởng và chức vụ tương đương do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng Ban Bí Thư thông qua và quản lý. Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Ngoài ra chính phủ còn quản lý 5 cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc là Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hơn nữa hệ thông [...]... Việt Nam Kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế giúp xác định và nắm bắt các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp Qua đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với các yêu cầu và cơ hội ở môi... tính vào năm 2011 ( nguồn: https://www.cia.gov/library/publications/the-worldfactbook/geos/vm.html) Trước năm 1986 Việt nam là nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tương tự như nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Chính sách đổi mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Các thành phần kinh tế được mở rộng, nhưng các ngành kinh tế. .. Nam - Ban hành ngày 28-06-2000 Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 1207-2006 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-12-2005 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-12-2005 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 1212-2005 Luật... của Quốc hội - Ban hành ngày 1212-2005 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 09-12-2005 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 09-12-2005 Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 09-12-2005 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội. .. với các yêu cầu và cơ hội ở môi trường nước ngoài, đề ra các phương án kinh doanh có hiệu quả, gia tăng kết quả kinh doanh và hạn chế rủi ro Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động có hiệu quả ở nước ngoài, điều đầu tiên và quan trọng là phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng môi trường kinh doanh ở quốc gia đó ... bày những nghiên cứu về môi trường kinh doanh của Việt Nam, bao gồm 4 yếu tố là: văn hóa, chính trị, pháp luật và kinh tế Theo mô hình của Hofsted, văn hóa Việt Nam có khoảng cách quyền lực lớn, con người Việt sống theo chủ nghĩa tập thể, tính hướng tới tương lai cao, không thích rủi ro, và bình đẳng giữa nam và nữ Về chính trị, Việt Nam hiện đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, với sự lãnh đạo duy... bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 26-06-2003 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 26-06-2003 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11của Quốc hội - Ban hành ngày 17-06-2003 3 Môi trường kinh tế Với diện tích 331.698 km2 ( nguồn: https://www.cia.gov/library/publications/the-worldfactbook/geos/vm.html)... Quốc hội - Ban hành ngày 2706-2005 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 của Quốc hội Ban hành ngày 27-06-2005 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, số 42/2005/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 24-06-2005 Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 1412-2004 Luật Phá sản số 21/2004/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 24-062004 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều... ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước Kinh tế nhà nước vẫn chiếm tới 40% GDP của Việt Nam ( nguồn: https://www.cia.gov/library/publications/the-worldfactbook/geos/vm.html) Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sau một thời gian dài đàm phán Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể Thành phần kinh tế nông nghiệp giảm từ 25% năm 2000 xuống 20% năm 2010, công... một số chỉ số kinh tế khác của Việt Nam + Ngang giá sức mua ( Purchasing Power Parity): $276.6 tỷ năm 2010, đứng thứ 42 trên thế giới ( nguồn: https://www.cia.gov/library/publications/the-worldfactbook/geos/vm.html) + Hệ số Gini ( Gini index): 37.6 (năm 2008), đứng thứ 80 trên thế giới ( nguồn: https://www.cia.gov/library/publications/the-world- actbook/geos/vm.html) + Ngân sách: Thu nhập: $29.23 tỷ, . ĐẦU Cùng với xu thế “ toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tê đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có ý nghĩa hết sức. với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Hơn. trị, kinh tế và văn hóa 2.1. Môi trường luật pháp Hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi các nhà quản lý, kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp, bao gồm luật quốc tế, luật của từng quốc

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan